Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

chăm sóc trẻ em - 10 cách đưa Calci vào bữa ăn trẻ em potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.07 KB, 5 trang )

10 cách đưa Calci vào bữa ăn trẻ em
Một số trẻ chỉ có thể uống nước ngọt hoặc nước trái cây ép, dứt khoát từ chối sữa
dù đây là nguồn Calci rất tốt cho sức khoẻ; đặc biệt là chiều cao của các cháu. Để
sữa và các sản phẩm của sữa được trẻ chấp nhận thường xuyên hơn, có nhiều bí
quyết để hấp dẫn các cháu.
- Bữa sáng: Cho trẻ ăn loại ngũ cốc điểm tâm giòn luôn có sữa tươi kèm theo. Nếu
trẻ không ''chịu'' món sữa ''ngọt'' này, có thể thay thế bằng bún riêu cua mềm dễ
nuốt có tàu hũ hoặc bánh đúc đậu phụ chiên chấm tương vốn rất giàu Calci.
- Đăng ký cho con vào danh sách uống sữa ở trường lớp.
- Trời nóng, khuyến khích trẻ ăn kem hay uống loại đồ uống từ sữa ướp lạnh, có
thêm cacao hay trái cây như dâu, cam mà trẻ thích hơn sữa đơn thuần rất nhiều.
- Trời mưa lạnh, cho trẻ uống sữa cacao nóng với vài chiếc bánh quy giòn lạt hay
mặn có tăng cường Calci.
- Tận dụng máy xay sinh tố sáng chế ra những đồ uống hấp dẫn có sữa, kem (làm
từ sữa) hay sữa chua đông thành kem với hương vị vani, chuối, dứa, sầu riêng,
mãng cầu, cacao
- Cho trẻ ăn bánh có nhân trộn thêm sữa.
- Thêm sữa bột gầy vào xốt những món ăn mặn như ra-gu, cà ri thịt, đậu, khoai
- Cho trẻ ăn pho-mát và sữa chua vào những bữa phụ.
- Giải khát: Cho uống nước cam, quýt.
- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh như rau muống, bó xôi, bông cải xanh giàu calci hơn
các rau khác.
Quan trọng hơn cả là giải thích cho con bạn rằng nếu cháu muốn cao, khoẻ, đẹp thì
cần uống sữa mỗi ngày hoặc ăn sữa chua, phomát, kem làm từ sữa
Mỗi bữa ăn, thay vì uống nước, các cháu nên uống 1/4 lít sữa (1 ly lớn), người lớn
cũng uống theo 1 ly. Nếu sợ các cháu béo vì sữa, có thể dùng sữa ''gầy''; trẻ đang
tuổi học sinh nên uống sữa có 2% chất béo, các cháu lẫm chẫm biết đi thì uống sữa
nguyên kem.
BS.Nguyễn Lân Đính, Bác sĩ gia đình
16 bí quyết bảo vệ thị lực cho trẻ
Nếu trẻ luôn dụi mắt hoặc phàn nàn là không nhìn rõ, hay thấy rõ gấp đôi bình


thường, bạn nên đưa con đi khám ngay lập tức có thể mắt bé đang bị tổn thương.
Trong khi chờ được khám, nên dùng khăn lạnh đắp lên mắt trẻ khoảng 15 phút
mỗi giờ.
6 cách chăm sóc và bảo vệ thị lực cho trẻ
1. Cung cấp đầy đủ vitamin A, nhất là từ chuối chín vàng. Cụ thể: 400 mcg/ngày
đối với trẻ dưới 3 tuổi, 500 mcg/ngày đối với trẻ từ 4 đến 6 tuổi và 700-800
mcg/ngày đối với trẻ từ 7 đến 10 tuổi.
2. Cho trẻ tham gia các trò chơi hoặc hoạt động có tác dụng kích thích thị lực phát
triển và kích thích khả năng phối hợp mắt với các bộ phận khác.
3. Tập cho trẻ thói quen học tập hay chơi ở những nơi có ánh sáng đầy đủ và trong
"giới hạn nhìn" an toàn: từ 20 cm đến 30 cm.
4. Cho trẻ mang kính có chất lượng tốt khi ra ngoài nhằm tránh những tác hại của
tia hồng ngoại và tử ngoại (nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều).
5. Trang bị cho trẻ đầy đủ vật dụng bảo vệ cần thiết khi tham gia các hoạt động thể
dục thể thao.
6. Thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra mắt định kỳ.
6 cách phát triển thị lực cho trẻ
Trong giai đoạn từ 5 tháng đến 3 tuổi:
1. Khuyến khích trẻ bò quanh giường hoặc sàn nhà để phát triển kỹ năng phối hợp
giữa tay và mắt.
2. Nên kết hợp việc nói chuyện hoặc "chọc ghẹo” trẻ trong lúc bạn đi qua đi lại
trong phòng nhằm khuyến khích mắt trẻ di chuyển theo hướng đi của bạn.
3. Đưa những đồ chơi lên trước mặt trẻ để chúng tự cầm lấy và tự "khám phá”.
Trong giai đoạn từ 4 tuổi trở lên, tiếp tục phát triển thị lực của trẻ bằng những hoạt
động có tác dụng rèn luyện dây thần kinh vận động và kỹ năng phối hợp giữa tay
và mắt:
1. Chơi các trò chơi như: xếp hoặc nối các hình khối, lắp hình, xâu hạt thành chuỗi,
gắn đồ vật vào bảng
5. Thường xuyên khuyến khích trẻ vẽ những đồ vật đơn giản xung quanh.
6. Phát triển khả năng quan sát của trẻ bằng cách hướng dẫn chúng chơi trò nặn

hình (bằng đất sét) theo một mẫu cho sẵn.
3 điều nên làm khi mắt trẻ bị tổn thương
1. Nếu mắt trẻ bị một loại hóa chất bắn vào mà bạn không biết nó là chất gì, có
chứa kiềm hay không, hãy liên tục "rửa" mắt trẻ trong vòng ít nhất 20 phút và lập
tức đưa đến trung tâm y tế để chữa trị.
2. Trong khi vui đùa, nếu không may trẻ "thọc” tay hoặc một vật cùn nào đó vào
mắt, bạn phải kiểm tra một cách cẩn thận. Nếu thấy có máu hoặc trẻ không thể mở
mắt ra, phải lập tức nhờ bác sĩ can thiệp.
3. Nếu mắt trẻ bị đâm bởi một vật sắc bén và vẫn còn "dính" trong mắt, bạn không
được dùng tay ấn vào mí mắt để rút vật đó ra. Hãy bình tĩnh giữ yên và đưa trẻ đến
trung tâm y tế ngay lập tức.

×