Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích nhân vật Tnú - nhân vật tiêu biểu cho văn học ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.89 KB, 7 trang )

Phân tích nhân vật Tnú - nhân vật tiêu biểu
cho văn học

Mở bài:
Đọc truyện ngắn rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành sáng tác năm 1965 rút từ
tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”, ấn tượng để lại khó quên trong
tâm hồn độc giả không chỉ là hình tượng cây xà nu giàu sức sống, ham ánh sáng,
thân cây thẳng tắp “vươn lên bầu trời đón lấy nắng vàng toả chất nhựa thơm mỡ
màng” mà còn là hình ảnh những con người Tây Nguyên bất khuất kiên trung,
thuỷ chung trong sáng, giàu tình nghĩa, trọn đời gắn bó với Cách Mạng và quyết
không đội trời chung với kẻ thù Mỹ - Nguỵ như cụ Mết, Tnú, Dít, anh Xút, bà
Nhan, nổi bật nhất trong đó là Tnú. Một hình tượng vừa kết tinh được phẩm chất
cao đẹp của người Tây Nguyên vừa được tác giả viết với bút pháp mang đậm màu
sắc sử thi.
Thân bài:
A. Chặng đường đời thứ nhất
I. Lai lịch của nhân vật Tnú
Vào một đêm ngoài rừng mưa rì rào như gió nhẹ, dưới ánh lửa xà nu bập bùng, tất
cả dân làng Xô Man, già trẻ gái trai đã nghe cụ Mết, một già làng có thân hình
vạm vỡ, quắc thước, mắt sáng xếch ngược, râu dài ngang ngực, giọng rền vang
như cồng chiêng kể về cuộc đời đầy bi hùng của Tnú.
II. Tnú có lòng yêu thương nhân dân, trung thành với Cách Mạng, gan góc, táo
bạo.
Tnú là người con của dân làng Xô Man, cha mẹ mất sớm và được dân làng cưu
mang, nuôi dưỡng. Cũng như người dân làng “Có cái bụng thương núi, thương
nước”. Tnú đã sớm có một lòng yêu thương nhân dân làng xóm, gắn bó mật thiết
với từng mảnh đất quê hương. Sau này trưởng thành, Tnú vẫn giữ nguyên vẹn tấm
lòng ấy. Suốt ba năm xa nhà đi chiến đấu, lòng Tnú luôn day dứt một nỗi nhớ về
tiếng chày chuyên cần rộn rã của người dân làng Xô Man mà âm thanh của nó đã
thấm sâu vào máu thịt tâm hồn anh từ thuở mới lọt lòng. Dù đã rửa ở suối rồi, Tnú
vẫn xúc động để vòi nước của làng mình dội lên khắp người những cảm giác mơn


man mát lạnh. Từ tấm lòng này, Tnú đã mở rộng thành tình yêu gắn bó, trung
thành, thuỷ chung sâu nặng với Cách Mạng, cán bộ của Cách Mạng. Bởi ngay từ
khi là một cậu bé, Tnú được cụ Mết, người giữ gìn và truyền ngọn lửa Cách Mạng
từ thế hệ này sang thế hệ khác cho hay “Cán bộ là Đảng. Đảng còn núi nước này
còn”. Vì vậy ngay từ chặng đầu của cuộc đời, Tnú đã xuất hiện với tư cách người
anh hùng Tây Nguyên thời chống Mĩ. Dù còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra gan góc táo
bạo đầy quả cảm, gương mẫu đi đầu và luôn luôn quyết tâm vượt qua mọi thử
thách để hoàn thành nhiệm vụ như: Lê Văn Tám, Vừ A Dính, Kim Đồng, Lượm,
Lũy. Bất chấp sự vây lùng khủng bố dã man của kẻ thù: chặt đầu những người đi
nuôi cán bộ - đầu anh Sút, bà Nhan đang bị chúng treo lủng lẳng đầu xóm, Tnú
cùng với Mai vẫn xung phong gương mẫu vào rừng bảo vệ nuôi dưỡng anh Quyết,
một cán bộ trung kiên của Đảng. Đây là một công việc vô cùng khó khăn đầy hiểm
nguy. Vốn là con người nhanh trí táo bạo thích mạo hiểm, luôn luôn chủ động
bình tĩnh sáng suốt xử lý trước những tình huống khẩn cấp hiểm nghèo, Tnú
không được qua những suối nước cạn dễ đi mà thường băng qua những con thác
hiểm “như một con cá Kình”. Có lần vừa vượt qua thác, chuẩn bị bước lên bờ thì
hai họng súng đen ngòm lạnh ngắt đã chĩa vào tai Tnú. Địch tra tấn hỏi Cộng sản ở
đâu? Tnú đã không ngần ngại đặt tay lên bụng “ở đây này”. Và lưng Tnú lại hằn
lên những vết chém ngang dọc của kẻ thù. Đúng Tnú là con người rất giàu phẩm
chất thuỷ chung, trung thành với Cách Mạng mà bất khuất hiên ngang trước kẻ thù.
Chính nhờ những người con như Tnú mà làng Xô Man có thể tự hào “năm năm
chưa hề có một cán bộ bị giặc bắt hay giết trong rừng làng này”.
III. Tnú còn là con người chính trực, trong sáng, trung thực, thẳng thắn như cây xà
nu.
Tnú quyết tâm học cho được cái chữ để trở thành cán bộ giỏi thay anh Quyết nếu
không may anh Quyết bị hi sinh. Tnú có cái đầu sáng suốt lạ lùng trong việc tìm
đường rừng để đưa thư cho anh Quyết từ huyện về xã, đảm bảo an toàn, vượt qua
tất cả mọi vòng vây của giặc. Nhưng Tnú học chữ hay quên. Bởi vậy khi học chữ
thua Mai, Tnú đã tự trừng phạt cái tội hay quên của mình bằng cách cầm hòn đá tự
đập vào đầu mình máu chảy ròng ròng. Hành động này có cái gì đó hơi nóng nảy

nhưng nó biểu lộ ý chí quyết tâm sắt đá của người anh hùng mới “Trung với Đảng,
hiếu với dân, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” - Lời dạy
của Bác.

IV. Tnú có một tình yêu đẹp, trong sáng, thuỷ chung.
Với những phẩm chất đáng yêu nói trên, Tnú lớn lên đã trở thành một chàng trai
kết tinh được những phẩm chất cao đẹp của người dân Xô Man. Anh là thần tượng,
là niềm ngưỡng mộ của nhiều cô gái làng. Trong số đó có Mai, người bạn từ thuở
thiếu thời, một cô gái dịu dàng, xinh đẹp, có đôi mắt đen long lanh chất chứa biết
bao tình yêu thương mà đầy kiên nghị cứng rắn, mối tình của họ rất thơ mộng và
trưởng thành qua năm tháng đầy thử thách khốc liệt của chiến tranh rồi họ trở
thành vợ chồng. Đứa con trai kháu khỉnh vừa đầy tháng là hoa trái đầu mùa của
mối tình thơ mộng trong sáng, thuỷ chung ấy. Hạnh phúc gia đình lứa đôi của Tnú
đang đẹp như trăng rằm, lung linh toả sáng cả núi rừng Tây Nguyên.

V. Tnú có lòng căm thù giặc sâu sắc.
Song kẻ thù tàn bạo dã man đã đập vỡ tổ ấm hạnh phúc của Tnú một cách không
hề tiếc thương. Chúng đã giết vợ con anh bằng cây gậy sắt, hòng uy hiếp tinh thần
CM của Tnú - người cầm đầu, linh hồn của cuộc nổi dậy và nhân dân làng Xô
Man. Đoạn văn diễn tả sự bất lực của Tnú trước cái chết của vợ con thật bi thương
tràn đầy xúc cảm và ấn tượng. “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay.
Anh chồm dậy, bụng anh có lửa đốt. Chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa
lớn”. Bọn giặc đã bắt trói Tnú quấn giẻ lên mười đầu ngón tay tẩm nhựa xà nu và
đốt cháy thành mười ngọn đuốc. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Nhưng Tnú
không thèm kêu van. Căm thù đau nhói trong tim và bùng cháy trong hai con mắt,
một chi tiết thật dữ dội, đã đột nhiên biến thành tiếng thét của Tnú. Tiếng thét ấy
trở thành ngòi nổ làm bùng cháy cả khối thuốc nổ căm hờn của dân Xô Man.
Trong phút chốc họ đã “Giết! Chém! Chém hết!”, xác mười tên giặc nằm ngổn
ngang quanh đống lửa. Tnú xứng đáng là người chỉ huy đội du kích mưu trí dũng
cảm của dân làng. Còn đối với kẻ thù, Tnú đã trở thành “con cọp” nguy hiểm của

núi rừng Tây Nguyên.
=> Cuộc đời bi tráng của Tnú đã làm sáng tỏ một chân lý giản dị, sâu xa của cuộc
sống được cụ Mết truyền dạy cho con cháu: “Tnú không cứu được vợ, được con
nhớ không? Tao cũng chỉ có hai bàn tay không… nhớ lấy, ghi lấy. Sau này, tao
chết rồi… chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Đó là chân lý của Cách
Mạng được nảy sinh từ mảnh đất Tây Nguyên thấm máu và nước mắt. Đó là một
chân lý thật nghiệt ngã nhưng tất yếu, phải dùng bạo lực Cách Mạng để chống lại
bạo lực phản Cách Mạng. Vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải
phóng của nhân dân.
B. Chặng đường thứ hai của Tnú: Cầm vũ khí tham gia giải phóng quân.
I. Vượt qua bi kịch cá nhân, trở thành người chiến sĩ, cán bộ có tinh thần kỉ luật
cao.
Từ đây cả dân làng Xô Man vùng dậy cầm lấy giáo mác làm vũ khí chống lại súng
đạn tối tân tàn bạo của Mĩ - Ngụy. Và chặng đường cầm vũ khí của Tnú được nối
tiếp bằng việc đi lực lượng. Tnú đã vượt qua mọi đau thương và bi kịch cá nhân,
tham gia lực lượng giải phóng quân để quét sạch tất cả những thằng Dục, kẻ thù
không đội trời chung của vợ con anh, của nhân dân Tây Nguyên, còn tồn tại trên
đất nước Việt Nam này. Khi đã trở thành giải phóng quân, Tnú là một cán bộ có
tinh thần kỉ luật cao. Tuy nhớ quê hương, gia đình, nhưng phải cấp trên cho phép
mới về và cũng chỉ về đúng một đêm như quy định trong giấy phép.
II. Nhân vật Tnú gắn liền với một hình tượng độc đáo, bàn tay
Nhân vật Tnú không chỉ hấp dẫn độc giả chúng ta bởi những phẩm chất, tính cách
anh hùng; bởi bút pháp mang đậm màu sắc sử thi, bi tráng và tính triết lý của nó,
mà còn hấp dẫn bởi tính hình tượng của tác phẩm. Một trong những hình tượng
giàu nghệ thuật, ý nghĩa thẩm mĩ và tạo nên một sức ám ảnh đặc biệt cho độc giả
là hình ảnh bàn tay của Tnú. Đây là một hình tượng như có một số phận riêng, gắn
bó mật thiết với cuộc đời Tnú, góp phần tô đậm thêm những nét phẩm chất, tính
cách cao đẹp của anh. Đó là bàn tay của sự trung thực, tình nghĩa, từng cầm phấn
viết chữ anh Quyết dạy cho, từng đặt lên bụng mình mà nói: “Cộng sản ở đây này”.
Bàn tay ấy cũng đã từng được Mai nắm chặt mà khóc bằng những giọt nước mắt

nóng bỏng yêu thương, đồng cảm, lúc Tnú vượt ngục trở về. Khi giặc đốt mười
đầu ngón tay Tnú, bàn tay trở thành chứng tích của tội ác và lòng hận thù mà Tnú
mang theo suốt cả cuộc đời. Lòng hận thù ấy đã biến bàn tay Tnú thành bàn tay
quả báo – mười ngọn đuốc từ ngón tay Tnú đã châm bùng lên ngọn lửa nổi dậy
của dân làng Xô Man. Bàn tay chỉ còn hai đốt, mỗi ngón vẫn cầm giáo, cầm súng
để Tnú lên đường rửa hận. Và cuối cùng với chính bàn tay ấy, Tnú đã xiết vào cổ
họng tất cả những thằng Dục tàn ác hơn cả dã thú.

Kết Luận:
Như vậy câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú vừa có ý nghĩa cụ thể, cá thể, vừa có
ý nghĩa điển hình tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường
đi của các dân tộc Tây Nguyên trong thời đại đấu tranh giải phóng. Nhân vật Tnú
có cái gì đó phảng phất như những anh hùng trong các trường ca Đam San, Xinh
Nhã.



×