Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Qui chế quản lí tài chính doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.18 MB, 113 trang )

- 1 -
QUY CHế QUảN Lý TàI CHíNH NộI Bộ Dự áN TĂNG
CƯờNG
NĂNG LựC TổNG THể NGàNH THANH TRA ĐếN NĂM
2014
1. Quy ch qun lý ti chớnh k toỏn
1.1. Cỏc quy nh chung
- Quy ch qun lý ti chớnh k toỏn d ỏn Tng cng nng lc tng th
ngnh Thanh tra n nm 2014 nhm:
(1) Phc v cụng tỏc qun lý ti chớnh k toỏn, gúp phn hon thin v
nõng cao hiu qu qun lý ca Chng trỡnh;
(2) Phõn nh quyn, trỏch nhim trong quỏ trỡnh qun lý v trin khai cỏc
hot ng ca d ỏn theo tng cp bc gia Ban qun lý cỏc d ỏn v D ỏn hp
phn ti cỏc tnh, b, ngnh.
- Quy ch ny c xõy dng da trờn cỏc cn c sau:
(1) Cỏc quy nh hin hnh ca C quan hp tỏc v phỏt trin quc t
Thy in (Sida) v Chớnh ph Vit Nam i vi cỏc d ỏn s dng ngun h
tr phỏt trin chớnh thc (ODA).
(2) H thng vn bn phỏp lý v qun lý ngõn sỏch ca Chớnh ph Vit
Nam i vi cỏc d ỏn s dng ngun h tr phỏt trin chớnh thc.
(3) H thng vn bn phỏp lý hin hnh v cụng tỏc ti chớnh k toỏn ca
Chớnh ph Vit Nam
Cỏc nh ti tr, Ban qun lý cỏc d ỏn, d ỏn hp phn ti cỏc tnh, b,
ngnh v cỏc n v thc hin d ỏn trc thuc d ỏn hp phn ti Thanh Tra
Chớnh ph cú trỏch nhim tuõn th quy ch ti chớnh k toỏn trong khuụn kh
ca Chng trỡnh.
Chng trỡnh s ỏp dng c ch qun lý ti chớnh k toỏn theo mụ hỡnh
phõn cp qun lý v thc hin ca Chng trỡnh. Theo ú, d ỏn hp phn ti
cỏc tnh, b, ngnh l cp trc tip trin khai thc hin cỏc hot ng ng thi
chu trỏch nhim i vi cỏc quyt nh v qun lý cỏc hot ng ca cp mỡnh
cũn Ban qun lý cỏc d ỏn s chu trỏch nhim kim tra, giỏm sỏt hot ng ca


cỏc d ỏn hp phn.
1.2. Quyn v trỏch nhim i vi cụng tỏc ti chớnh k toỏn ca
Chng trỡnh
a) T chc b phn k toỏn
D THO
- 2 -
- Tại Ban quản lý các dự án, bộ phận kế toán bao gồm 01 kế toán trưởng,
các nhân viên kế toán và thủ quỹ.
- Tại các dự án hợp phần tại các tỉnh, bộ, ngành thì bộ phận kế toán bao
gồm 01 nhân viên phụ trách kế toán và cán bộ hành chính kiêm thủ quỹ.
- Tại các đơn vị trực dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ không bố trí
nhân viên phụ trách kế toán mà chỉ có 01 cán bộ đầu mối làm các công việc
hành chính, các công việc liên quan đến tài chính kế toán do bộ phận kế toán của
Ban quản lý các dự án thực hiện.
b) Kế toán trưởng Ban quản lý các dự án
Chịu trách nhiệm trước Ban quản lý các dự án về công tác quản lý tài
chính và tài sản của dự án theo quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam và
các nhà tài trợ.
- Hỗ trợ Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng, hướng dẫn các chính sách
kế toán, các quy trình và thủ tục quản lý nguồn tài trợ và giải ngân cho Chương
trình, định mức chi tiêu, các quy định về kiểm tra tài chính nội bộ, kiểm toán của
toàn bộ Chương trình;
- Xây dựng và duy trì các quy trình, thủ tục trong công tác quản lý tài
chính thoả mãn yêu cầu của các nhà tài trợ và Chính phủ;
- Xây dựng kế hoạch, điều phối việc hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám
sát định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý tài chính kế toán tại các dự án hợp
phần và đưa ra khuyến nghị với các cấp có liên quan;
- Tham gia vào quá trình đấu thầu và quản lý hợp đồng mua sắm hàng
hóa/dịch vụ, thanh toán và quản lý tài sản của Ban quản lý các dự án để đảm bảo
rằng các hoạt động này đã tuân thủ các yêu cầu của nhà tài trợ về mặt tài chính;

- Chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo chương trình và Ban quản lý các dự
án về công tác tài chính kế toán và quản lý tài sản tại Ban quản lý các dự án và
dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ;.
- Tổ chức và giám sát công tác tài chính kế toán tại Ban quản lý các dự án
và dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ;
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động theo đúng
quy trình, thủ tục và các định mức tiêu chuẩn áp dụng thống nhất cho toàn bộ
chương trình tại các đơn vị thụ hưởng.
- Kiểm tra, trình giám đốc dự án phê duyệt các chứng từ liên quan đến các
giao dịch kinh tế phát sinh tại Ban quản lý các dự án và dự án hợp phần tại
Thanh tra Chính phủ trước khi trình lên cấp trên phê duyệt cuối cùng;
- Kiểm tra, phê duyệt các báo cáo định kỳ của Ban quản lý các dự án và
dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ trước khi trình lên cấp trên phê duyệt
cuối cùng;
- 3 -
- Lập báo cáo tổng hợp tiến độ hoạt động, báo cáo giải ngân, các báo cáo
định kỳ và kết thúc đối với toàn bộ dự án để trình Ban Chỉ đạo chương trình và
gửi các nhà tài trợ, cơ quan quản lý nhà nước liên quan theo quy định hiện hành.
- Xây dựng và tổng hợp kế hoạch ngân sách, kế hoạch hoạt động, kế
hoạch đấu thầu tổng thể và chi tiết hàng năm cho Ban quản lý các dự án và dự
án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ;
- Hướng dẫn việc lập, lưu trữ, bảo mật tài lịêu kế toán (gồm các chứng từ,
sổ sách, báo cáo kế toán) và phần mềm kế toán trong Ban quản lý các dự án và
dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ;
- Tổ chức công tác quyết toán báo cáo tài chính, quyết toán thuế hàng năm
với các cơ quan quản lý của Ban quản lý các dự án và dự án Thanh tra Chính
phủ; và
- Hướng dẫn các đơn vị thụ hưởng xây dựng kế hoạch/đề xuất và tổ chức
thực hiện hoạt động theo kế hoạch đã phê duyệt;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban quản lý các dự án giao nhằm đáp

ứng yêu cầu quản lý tài chính của Chương trình/Dự án;
c) Bộ phận kế toán tại Ban quản lý các dự án
Nhân viên kế toán tại Ban quản lý các dự án có trách nhiệm thực hiện
công tác tài chính kế toán hàng ngày cho Ban quản lý các dự án và dự án hợp
phần tại Thanh tra Chính phủ, bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch nguồn vốn viện trợ và vốn đối ứng hàng năm dựa
trên kế hoạch hoạt động hàng năm đã được duyệt.
- Thiết lập, duy trì hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo và lưu trữ các tài
liệu trên theo quy định của chế độ tài chính kế toán hiện hành.
- Tổng hợp các chứng từ, tài liệu liên quan đến mua sắm, chi tiêu, thanh
toán theo phân cấp quản lý tài chính trình Ban quản lý các dự án duyệt trước khi
thanh toán.
- Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện các hoạt động thanh toán với các
đơn vị thụ hưởng của dự án, đào tạo, cung cấp tài liệu hỗ trợ công tác quản lý tài
chính kế toán cho các đơn vị thụ hưởng và rà soát báo cáo tài chính
- Soạn, lập báo cáo định kỳ về giải ngân nguồn vốn viện trợ và chi tiêu
vốn đối ứng gửi các nhà tài trợ và các cơ quan quản lý liên quan theo quy định
của quy chế.
- Thực hiện các nghĩa vụ về thuế và hoàn thuế theo quy định hiện hành.
- Tham gia kiểm tra, kiểm soát tài chính nội bộ hoạt động hiệu quả.
- Phối hợp với tổ chức kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán toàn bộ
Chương trình hàng năm.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Kế toán trưởng.
- 4 -
d) Dự án hợp phần tại các tỉnh, bộ, ngành
Các dự án hợp phần phải trách nhiệm bổ nhiệm cán bộ phụ trách kế toán
để thực hiện các công việc sau:
- Cập nhật, duy trì và bảo quản chứng từ, sổ kế toán của dự án hợp phần
theo quy định;
- Lập, trình ký, chuyển nộp và lưu trữ các chứng từ kế toán, hệ thống các

báo cáo định kỳ hoặc đột xuất và các hồ sơ tài liệu khác theo quy định;
- Chuẩn bị các báo cáo định kỳ, giữa kỳ, thường niên hoặc theo yêu cầu
của Ban quản lý các dự án hoặc dự án hợp phần trình Giám đốc dự án hợp phần
phê duyệt. Các báo cáo này sẽ được Ban quản lý các dự án sử dụng cho các công
tác theo dõi, kiểm tra và tổng hợp;
- Xây dựng ngân sách hàng năm của dự án hợp phần để Giám đốc dự án
hợp phần phê duyệt;
- Quản lý tài sản của dự án hợp phần; và
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban quản lý các dự án và
Giám đốc dự án hợp phần.
đ) Các đơn vị thực hiện dự án thuộc dự án hợp phần tại Thanh tra
Chính phủ
Các đơn vị thực hiện dự án trực thuộc dự án hợp phần tại Thanh tra Chính
phủ phải bổ nhiệm cán bộ thực hiện các công việc sau:
- Theo dõi, ghi chép ban đầu các giao dịch kế toán hàng ngày của phát
sinh tại đơn vị mình;
- Theo dõi, ghi chép, quản lý các khoản tạm ứng cho các hoạt động tại các
đơn vị (bao gồm cả các khoản tạm ứng nhận từ Ban quản lý các dự án và các
khoản tạm ứng cho cán bộ dự án);
- Phối hợp với cán bộ dự án để xác định các hoạt động đã có tạm ứng
nhưng chưa được hoàn thành hoặc các hoạt động đã hoàn thành nhưng lại chưa
có thanh toán vào cuối mỗi kỳ kế toán để báo cáo lên Ban quản lý các dự án;
- Tập hợp, kiểm tra các chứng từ kế toán liên quan đến các khoản giải
ngân để hoàn ứng với Ban quản lý các dự án;
- Định kỳ, tổng hợp chi tiêu của đơn vị theo quy định của quy chế, trình
lãnh đạo đơn vị phê duyệt và nộp Ban quản lý các dự án;
- Lập các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban quản lý các dự án (ví dụ như
báo cáo phục vụ cho họp giữa kỳ và họp thường niên);
- Quản lý tài sản của dự án tại đơn vị; và
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban quản lý các dự án và

Giám đốc dự án Thanh tra Chính phủ.
1.3. Triển khai thực hiện các hoạt động giải ngân
- 5 -
1.3.1. Hoạt động thuê chuyên gia tư vấn
a) Dự án hợp phần tại các tỉnh, bộ, ngành
Căn cứ vào kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt, Ban quản lý dự án hợp
phần có nhiệm vụ:
- Chủ động triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết cho từng hoạt
động theo trình tự thời gian.
- Chịu trách nhiệm lựa chọn chuyên gia tư vấn phù hợp với nhu cầu của
đơn vị mình và tổ chức thuê chuyên gia tư vấn theo các hình thức mua sắm quy
định tại quy chế mua sắm.
- Xây dựng nội dung điều khoản giao việc (TOR) cho chuyên gia tư vấn.
- Chịu trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện hậu cần để phục vụ cho hoạt
động của chuyên gia tư vấn.
- Chịu trách nhiệm ký hợp đồng thuê chuyên gia tư vấn và kết thúc hoạt
động phải đánh giá kết quả thực hiện để làm cơ sở xem xét, phê duyệt và thanh
toán hợp đồng thuê chuyên gia theo quy định về thủ tục giải ngân của chương
trình/dự án.
b) Các đơn vị thuộc dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ
- Lựa chọn chuyên gia tư vấn triển khai các hoạt động tại đơn vị mình và
đề xuất với Ban quản lý các dự án ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng thuê
chuyên gia.
- Chịu trách nhiệm về việc lựa chọn chuyên gia như chất lượng chuyên
gia, phối hợp công việc với chuyên gia, thời gian tư vấn của chuyên gia
- Chịu trách nhiệm lập báo cáo kết quả thực hiện kèm theo các chứng từ
kế toán hợp lệ có liên quan gửi Ban quản lý các dự án phê duyệt và quyết toán
chi tiêu khi kết thúc hoạt động thuê chuyên gia.
c) Ban quản lý các dự án
- Trực tiếp ký, thanh lý hợp đồng và các thủ tục pháp lý cần thiết liên

quan đến thuê chuyên gia tư vấn cho các hoạt động theo đề nghị của các đơn vị
trực dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ.
- Kiểm soát, phê duyệt và quyết toán chi tiêu liên quan đến hoạt động thuê
chuyên gia tư vấn của các đơn vị trực dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ.
- Kiểm tra, giám sát quy trình lựa chọn chuyên gia, ký hợp đồng và thanh
lý hợp đồng, thanh toán và quyết toán kinh phí thuê chuyên gia tư vấn tại dự án
hợp phần tại các tỉnh, bộ, ngành.
1.3.2. Hoạt động đào tạo, hội thảo, khảo sát
1.3.2.1. Đào tạo, hội thảo, khảo sát trong nước
a) Dự án hợp phần tại các tỉnh, bộ, ngành
- 6 -
Căn cứ vào kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt, Ban quản lý dự án hợp
phần có nhiệm vụ:
- Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch
đào tạo, hội thảo, khảo sát bao gồm dự kiến nội dung, thời gian, địa điểm thực
hiện chi tiết.
- Chịu trách nhiệm xây dựng, xem xét và phê duyệt dự toán chi cho hoạt
động đào tạo, hội thảo, khảo sát theo đúng nội dung chi, định mức chi quy định
tại quy chế mua sắm trước khi thực hiện.
- Chịu trách nhiệm tìm kiếm, thu xếp địa điểm và các điều kiện hậu cần
để tổ chức đào tạo, hội thảo, khảo sát.
- Chịu trách nhiệm lập báo cáo kết quả thực hiện và tiến hành quyết toán
chi tiêu cho từng hoạt động khi kết thúc đào tạo, hội thảo, khảo sát.
b) Các đơn vị thuộc dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ
- Xây dựng chi tiết kế hoạch hoạt động đào tạo, hội thảo, khảo sát bao
gồm nội dung, thời gian, địa điểm thực hiện.
- Xây dựng dự toán chi tiêu cho từng hoạt động, đề xuất tạm ứng kinh phí
để Ban quản lý các dự án phê duyệt trước khi thực hiện các hoạt động đào tạo,
hội thảo, khảo sát.
- Chịu trách nhiệm tìm kiếm, thu xếp địa điểm và các điều kiện hậu cần

liên quan để tổ chức đào tạo, hội thảo, khảo sát.
- Chịu trách nhiệm lập báo cáo kết quả thực hiện kèm theo các hoá đơn
hợp lệ liên quan để gửi Ban quản lý các dự án phê duyệt và quyết toán chi tiêu
khi kết thúc hoạt động đào tạo, hội thảo, khảo sát.
c) Ban quản lý các dự án
- Kiểm soát, phê duyệt và quyết toán chi tiêu từng hoạt động đào tạo, hội
thảo, khảo sát tại các đơn vị trực dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ.
- Tạm ứng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho các đơn vị thuộc dự án
hợp phần tại Thanh tra Chính phủ theo nội dung chi, định mức chi cho từng hoạt
động của các đơn vị thuộc dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ.
- Rà soát báo cáo kết quả thực hiện và chứng từ, hoá đơn chi tiêu liên
quan đến từng hoạt động đào tạo, hội thảo, khảo sát do các đơn vị thuộc dự án
hợp phần tại Thanh tra Chính phủ gửi lên để phê duyệt quyết toán và thanh toán
kinh phí.
- Kiểm tra, giám sát quy trình thực hiện các hoạt động đào tạo, hội thảo,
khảo sát của dự án hợp phần tại các tỉnh, bộ, ngành từ khâu xây dựng kế hoạch,
tổ chức thực hiện và quyết toán kinh phí của hoạt động đào tạo, hội thảo, khảo
sát.
1.3.2.2. Hoạt động đào tạo, hội thảo, khảo sát nước ngoài
a) Dự án hợp phần tại các tỉnh, bộ, ngành
- 7 -
Căn cứ vào kế hoạch năm đã được phê duyệt, Ban quản lý dự án hợp phần
có nhiệm vụ:
- Triển khai xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch chi tiết bao
gồm dự kiến nội dung, thời gian, địa điểm thực hiện từng hoạt động.
- Đề xuất địa điểm tổ chức hoạt động và chủ động liên hệ để thu xếp các
điều kiện hậu cần liên quan (nếu có).
- Chịu trách nhiệm xây dựng dự toán chi, xem xét và phê duyệt dự toán
chi cho từng hoạt động đào tạo, hội thảo hoặc khảo sát trước khi thực hiện.
- Chịu trách nhiệm lập báo cáo kết quả thực hiện và tiến hành quyết toán

chi tiêu cho từng hoạt động khi kết thúc đào tạo, hội thảo, khảo sát nước ngoài.
b) Các đơn vị thuộc dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết bao gồm nội dung, thời gian, địa
điểm thực hiện từng hoạt động.
- Xây dựng dự toán chi tiêu cho từng hoạt động, đề xuất tạm ứng kinh phí
để Ban quản lý các dự án phê duyệt trước khi thực hiện các hoạt động trên.
- Đề xuất địa điểm tổ chức và chủ động liên hệ để thu xếp các điều kiện
hậu cần liên quan (nếu có).
- Xây dựng dự toán chi tiêu cho từng hoạt động gửi Ban quản lý các dự án
phê duyệt trước khi thực hiện.
- Chịu trách nhiệm lập báo cáo kết quả thực hiện kèm theo các chứng từ
hoá đơn hợp lệ có liên quan để gửi Ban quản lý các dự án xem xét, phê duyệt và
quyết toán chi tiêu khi kết thúc hoạt động đào tạo, hội thảo, khảo sát nước ngoài.
c) Ban quản lý các dự án
- Xem xét và phê duyệt và quyết toán chi tiêu theo đúng thẩm quyền được
giao và theo quy trình quản lý tài chính cho các hoạt động đào tạo, hội thảo,
khảo sát tại dự án hợp phần Thanh tra Chính phủ.
- Hỗ trợ các đơn vị thụ hưởng liên lạc với đối tác nước ngoài để triển khai
công tác chuẩn bị cho từng hoạt động đào tạo, hội thảo, khảo sát (nếu có).
- Tạm ứng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho các đơn vị thuộc dự án
hợp phần tại Thanh tra Chính phủ theo đúng nội dung chi, định mức chi cho
từng hoạt động của các đơn vị thuộc dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ
- Xem xét báo cáo kết quả thực hiện và các chứng từ, hoá đơn chi tiêu liên
quan đến từng hoạt động đào tạo, hội thảo, khảo sát của các đơn vị thuộc dự án
hợp phần tại Thanh tra Chính phủ để phê duyệt quyết toán và thanh toán kinh
phí.
- Kiểm tra, giám sát quy trình thực hiện các hoạt động đào tạo, hội thảo,
khảo sát nước ngoài của dự án hợp phần tại các tỉnh, bộ, ngành từ khâu xây
dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quyết toán kinh phí các hoạt động đào tạo,
hội thảo, khảo sát nước ngoài.

- 8 -
1.3.3. Hoạt động mua sắm tài sản
a) Dự án hợp phần tại các tỉnh, bộ, ngành
Căn cứ vào kế hoạch mua sắm năm đã được phê duyệt, Ban quản lý dự án
hợp phần có nhiệm vụ:
- Triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết cho từng hoạt động mua
sắm theo trình tự thời gian dự kiến trong kế hoạch.
- Chịu trách nhiệm lựa chọn nhà cung cấp và tài sản mua sắm phù hợp với
nhu cầu của đơn vị mình và tổ chức mua sắm tài sản theo các hình thức mua sắm
quy định tại quy chế mua sắm.
- Chịu trách nhiệm ký hợp đồng mua sắm tài sản và kết thúc hoạt động
mua sắm phải đánh giá kết quả thực hiện để làm cơ sở xem xét, phê duyệt và
thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản theo quy định về thủ tục giải ngân của
chương trình/dự án.
b) Các đơn vị thuộc dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ
- Lựa chọn tài sản cần mua sắm phục vụ cho hoạt động tại đơn vị mình và
đề xuất với Ban quản lý các dự án ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua sắm
tài sản.
- Chịu trách nhiệm về việc lựa chọn nhà cung cấp và về tài sản mua sắm
như chất lượng tài sản, giá cả của tài sản, việc vận hành và sử dụng tài sản
- Chịu trách nhiệm lập báo cáo kết quả hoạt động mua sắm kèm theo các
chứng từ hoá đơn hợp lệ có liên quan gửi Ban quản lý các dự án xem xét, phê
duyệt và quyết toán chi tiêu khi kết thúc hoạt động mua sắm tài sản.
c) Ban quản lý các dự án
- Trực tiếp lựa chọn nhà cung cấp và ký hợp đồng, thanh lý hợp đồng và
thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết liên quan đến mua sắm tài sản phục vụ
các hoạt động theo đề nghị của các đơn vị thuộc dự án hợp phần tại Thanh tra
Chính phủ.
- Xem xét, phê duyệt và quyết toán chi tiêu theo quy định về hoạt động
mua sắm tài sản tại các đơn vị thuộc dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ.

- Kiểm tra, giám sát quy trình lựa chọn tài sản mua sắm, nhà cung cấp, ký
hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản tại dự án hợp phần tại các tỉnh,
bộ, ngành.
2. Các quy định và thủ tục nhận vốn
2.1. Các quy định và thủ tục nhận vốn từ các nhà tài trợ
a) Hình thức góp vốn tài trợ
Vốn đóng góp của các nhà tài trợ được thực hiện thông qua các khoản vốn
tài trợ bằng tiền/chuyển khoản trừ phí kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán hàng
năm được các nhà tài trợ trực tiếp chi trả.
b) Các điều kiện để nhận vốn
- 9 -
- Vốn nhận từ các nhà tài trợ chỉ được dùng đúng nội dung, mục đích hoạt
động đã được đề cập trong ngân sách được Ban Chỉ đạo chương trình phê duyệt
hàng năm hoặc được các cấp có thẩm quyền phê duyệt trước lúc thực hiện đối
với các hoạt động bổ sung.
- Căn cứ vào ngân sách, kế hoạch hoạt động và Yêu cầu rút vốn đã được
phê duyệt hàng năm do Ban quản lý các dự án gửi lên, các nhà tài trợ thực hiện
chuyển tiền một hoặc hai lần một năm vào một tài khoản chung của toàn
Chương trình. Tài khoản chung này sẽ được quản lý bởi Ban quản lý các dự án
bao gồm cả việc theo dõi các khoản tiền tài trợ nhận được từ các nhà tài trợ và
phân bổ các khoản tài trợ này tới các dự án hợp phần.
- Để nhận vốn từ các nhà tài trợ, các dự án hợp phần phải chuyển Yêu cầu
rút vốn và các chứng từ cần thiết cho Ban quản lý các dự án tổng hợp. Ban quản
lý các dự án sau đó sẽ kiểm tra và nộp Yêu cầu rút vốn chung cho toàn bộ
Chương trình.
Ban Chỉ đạo chương trình chỉ phê duyệt những vấn đề liên quan đến:
+ Vượt quá ngân sách ban đầu đã duyệt hàng năm của toàn chương trình;
+ Thay đổi mục tiêu, đầu ra của chương trình.
Nguyên tắc phê duyệt sẽ dựa trên kế hoạch hoạt động và ngân sách năm
đã được duyệt trước đó.

2.2. Điều kiện đối với Ban quản lý các dự án
Để các nhà tài trợ chuyển vốn cho toàn bộ chương trình, Ban quản lý các
dự án cần tuân thủ các điều kiện sau:
- Nộp Yêu cầu rút vốn cho toàn chương trình trong đó chi tiết riêng cho
từng dự án hợp phần.
- Yêu cầu rút vốn phải ghi rõ số tiền xin rút vốn bằng VND (kèm theo số
USD tương đương), mục đích rút vốn và được Giám đốc Ban quản lý các dự án
phê duyệt.
- Ban quản lý các dự án sẽ nộp yêu cầu rút vốn của toàn chương trình cho
các nhà tài trợ trong vòng 5 ngày sau khi nhận được yêu cầu rút vốn của các dự
án hợp phần.
- Nộp Báo cáo hoạt động kỳ trước của Chương trình đã được phê duyệt
bởi Giám đốc Ban quản lý các dự án;
- Nộp chứng từ cần thiết khác, nếu muốn làm rõ nội dung của từng lần xin
rút vốn.
Trong lần xin rút vốn đầu tiên, yêu cầu rút vốn sẽ được lập cho 9 tháng
đầu hoạt động bao gồm 6 tháng hoạt động trong quý và 3 tháng tạm ứng cho các
hoạt động tiếp theo để đảm bảo dự án không bị thiếu vốn trong thời gian đợi
duyệt ngân sách 6 tháng/lần từ các nhà tài trợ. 3 tháng tạm ứng hoạt động này sẽ
được duy trì thường xuyên và sẽ được quyết toán sau khi chương trình kết thúc.
- 10 -
Đối với các lần rút vốn sau, dự án tuân thủ đúng với yêu cầu lập ngân
sách 6 tháng/lần và theo đúng hướng dẫn của phần này. Ngoài ra, Ban quản lý
các dự án còn cần nộp thêm một bản copy về thỏa thuận hợp tác cụ thể được ký
giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ tài trợ cho ngành Thanh tra.
2.3. Điều kiện đối với các dự án hợp phần
Các dự án hợp phần khi nộp Yêu cần xin rút vốn tài trợ cho Ban quản lý
các dự án cần tuân thủ các điều kiện sau:
- Lập Yêu cầu rút vốn ghi rõ số tiền xin rút vốn bằng VND , mục đích của
việc rút vốn và được phê duyệt bởi Giám đốc dự án hơp phần.

- Việc rút vốn được thực hiện 6 tháng/lần. Để tránh bị chậm trễ trong việc
giải ngân, các dự án hợp phần phải nộp Yêu cầu rút vốn lên Ban quản lý các dự
án trong vòng 5 ngày làm việc ngay sau khi kết thúc 6 tháng hoạt động trước.
- Kế hoạch rút vốn lần 2 phải trình bày các hoạt động đã xin của lần 1
nhưng chưa thực hiện. Vốn đã cấp cho các hoạt động này sẽ được giảm trừ khi
tạm ứng vốn lần 2 cho dự án.
- Nộp ngân sách và kế hoạch hoạt động chi tiết hàng năm hoặc sửa đổi/bổ
sung ngân sách đã được phê duyệt bởi Ban quản lý các dự án /các nhà tài trợ để
làm cơ sở xin rút vốn;
- Thông báo số dư nguồn mà các dự án hợp phần đang nắm giữ vào thời
điểm xin rút vốn trong trường hợp rút vốn lần thứ hai;
Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận đủ được hồ sơ hợp lệ, các nhà tài trợ
sẽ tiến hành chuyển vốn theo yêu cầu. Quyết định cấp vốn cuối cùng do các nhà
tài trợ quyết định.
2.4. Phương thức nhận vốn từ các nhà tài trợ
Do tính đa dạng về cơ cấu hành chính của các đơn vị tham gia chương
trình nên tất cả mọi khoản vốn tài trợ cho chương trình đều được các nhà tài trợ
chuyển thẳng về tài khoản chung của toàn chương trình một hoặc hai lần trong
một năm. Tài khoản chung này sẽ được quản lý bởi Ban quản lý các dự án bao
gồm cả việc theo dõi các khoản tiền tài trợ nhận được từ các nhà tài trợ và phân
bổ các khoản tài trợ này tới các dự án hợp phần.
Vốn được chuyển từ Ban quản lý các dự án đến các dự án hợp phần bằng
hình thức tạm ứng cho từng hoạt động theo yêu cầu rút vốn của các dự án hợp
phần và quyết toán trực tiếp/hoàn ứng khi hoạt động kết thúc tại Văn phòng Ban
quản lý các dự án. Tuy nhiên, dự án phải hạn chế đến mức tối đa việc tạm ứng
bằng tiền mặt.
Lưu ý: Vốn được chuyển sẽ không bao gồm khoản dự phòng. Dự phòng
chỉ được chuyển khi có phê duyệt của các cấp thẩm quyền cho việc sử dụng
khoản dự phòng đó.
2.5. Tài khoản nhận vốn tài trợ

- 11 -
Ban quản lý các dự án và các dự án hợp phần có trách nhiệm mở tài
khoản riêng cho dự án tại ngân hàng bằng tiền VND hoặc USD để nhận tiền tài
trợ từ các nhà tài trợ.
Các đơn vị có thể lựa chọn bất cứ ngân hàng nào trên địa bàn hoạt động
của mình để mở tài khoản nhưng toàn chương trình nên dùng chung một hệ
thống ngân hàng để đảm bảo các giao dịch giữa các đơn vị được thực hiện
nhanh chóng, thuận lợi và hạn chế tối đa phí chuyển và nhận tiền cho toàn bộ
chương trình.
2.6. Thủ tục đối chiếu tiền vốn tài trợ
Việc đối chiếu vốn tài trợ là một khâu quan trọng trong quản lý tài chính
của chương trình/dự án. Việc đối chiếu này cần phải được thực hiện hai chiều
giữa các nhà tài trợ và Ban quản lý các dự án, giữa Ban quản lý các dự án và các
dự án hợp phần.
Ngay sau khi nhận được giấy báo Có của ngân hàng cho từng lần nhận
được vốn tài trợ, các dự án hợp phần phải gửi thông báo cho Ban quản lý các dự
án về số tiền vốn đã nhận được để Ban quản lý các dự án:
(i) theo dõi;
(ii) làm căn cứ để đối chiếu và quyết toán với các dự án hợp phần;
(iii) tổng hợp tổng số vốn rút cho toàn chương trình để xác nhận với các
nhà tài trợ.
Thư xác nhận phải nêu rõ số tiền nhận được bằng VND và số USD tương
đương. Tỷ giá áp dụng để chuyển đổi là tỷ giá của ngân hàng nơi chương
trình/dự án mở tài khoản vào ngày nhận vốn.
Định kỳ 6 tháng, Ban quản lý các dự án chủ động làm đối chiếu vốn tài
trợ với các nhà tài trợ. Biên bản đối chiếu sẽ được lưu giữ tại Ban quản lý các dự
án để hạch toán, một bản sao khác sẽ được lưu tại các dự án hợp phần.
Bất kỳ sự chênh lệch nào phát sinh cũng phải được các bên liên quan xem
xét, giải trình và điều chỉnh thích hợp.
Lưu ý: Mẫu Đối chiếu vốn góp được trình bày tại Phụ lục 02.

2.7. Xác nhận viện trợ và thủ tục xác nhận viện trợ
Hàng năm, Ban quản lý các dự án sẽ thực hiện việc xác nhận số tiền được
viện trợ cho toàn bộ chương trình tại Bộ Tài chính từ các nhà tài trợ. Sau khi xác
nhận viện trợ, Ban quản lý các dự án sẽ thông báo số tiền này cho từng dự án
hợp phần đồng thời gửi cho Bộ Tài chính xác nhận viện trợ của toàn chương
trình và chi tiết vốn viện trợ cho từng dự án hợp phần để Bộ chuyển lại cho các
Sở Tài chính hoặc các bộ, ngành nơi các dự án hợp phần thực hiện để phối hợp
quản lý. Các dự án hợp phần không phải xác nhận viện trợ cho các khoản tiền
nhận được từ các nhà tài trợ.
- 12 -
Thủ tục xác nhận viện trợ được thực hiện theo quy định hiện hành của
Chính phủ Việt Nam. Các biểu mẫu xác nhận viện trợ được thực hiện theo
Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính
quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của
nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.
3. Các quy định và thủ tục nhận vốn từ nguồn vốn đối ứng
3.1. Hình thức góp vốn đối ứng
Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam được thực hiện thông qua:
- Các khoản vốn đối ứng đóng góp bằng tiền;
- Các khoản vốn đối ứng đóng góp bằng hiện vật.
- Ban quản lý các dự án và các dự án hợp phần có thể nhận được vốn đối
ứng bằng hiện vật thông qua:
+ Trụ sở làm việc của dự án tại các đơn vị tham gia vào chương trình/dự
án hợp phần;
+ Lương cơ bản của các cán bộ tham gia làm công tác kiêm nhiệm của
chương trình/dự án hợp phần;
+ Các trang thiết bị khác dùng cho công việc hàng ngày của chương
trình/dự án hợp phần mà không phải mua bằng tiền tài trợ;
+ Các đóng góp không bằng tiền khác theo thỏa thuận với các nhà tài trợ.
3.2. Điều kiện nhận vốn đối ứng

Vốn đối ứng được cấp theo quy trình lập, phê duyệt và giao kế hoạch tài
chính cho chương trình/dự án được quy định tại các văn bản hướng dẫn lập dự
toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Tài chính và Thông tư liên tịch số
02/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 17/3/2003 của Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ Tài
chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng
nguồn ODA và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thông tư này.
Hồ sơ và thủ tục rút vốn đối ứng phải được lập theo quy định chung của
Chính phủ trong quản lý vốn ngân sách cấp. Ngân sách nhà nước cấp cho dự án
tại cấp nào thì sẽ được bố trí trong ngân sách nhà nước của cấp đó và do Kho
bạc nhà nước ở chính cấp đó kiểm soát. Kho bạc nhà nước chỉ chi trả thanh toán
cho những trường hợp sau đây:
- Có trong ngân sách năm đã được phê duyệt cũng như trong dự toán chi
ngân sách nhà nước được giao hàng năm (kể cả vốn góp bằng tiền và vốn góp
bằng hiện vật ngoại trừ viện trợ phi vật chất);
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định;
- Đã được cơ quan tài chính hoặc lãnh đạo đơn vị sử dụng ngân sách nhà
nước hoặc người được ủy quyền quyết định chi; và
- Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán.
- 13 -
3.3. Phương thức chuyển vốn
- Các khoản vốn đối ứng đóng góp bằng tiền VND sẽ được cấp cho Ban
quản lý các dự án và các dự án hợp phần theo định mức chi tiêu áp dụng cho các
chương trình/dự án sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ban
hành theo Quyết định 219/2009/QĐ-BTC ngày 19 tháng 11 năm 2009 của Bộ
Tài chính.
Việc cấp vốn đối ứng bằng tiền sẽ được thực hiện thông qua hệ thống Kho
bạc Nhà nước. Căn cứ vào ngân sách được phê duyệt hàng năm, nguồn tiền này
sẽ được Kho bạc Nhà nước cấp cho dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ, tại
bộ, ngành và địa phương tham gia vào dự án.

- Các khoản vốn đối ứng đóng góp bằng hiện vật sẽ được ghi nhận là vốn
đối ứng khi được cụ thể hóa bằng tiền và được báo cáo hàng quý với sự phê
duyệt của lãnh đạo đơn vị tham gia dự án và xác nhận bởi Giám đốc dự án hợp
phần.
Nếu đơn vị tham gia dự án không tập hợp được riêng biệt các khoản đóng
góp bằng hiện vật cho dự án để quy đổi thành tiền đóng góp thì có thể phân bổ
từ chi phí chung của đơn vị tham gia dự án dựa trên mức độ sử dụng của dự án.
Phương pháp phân bổ áp dụng cũng phải được lãnh đạo cơ quan chủ quản và
Giám đốc dự án phê duyệt/chấp thuận.
3.4. Thủ tục đối chiếu tiền vốn đối ứng
Định kỳ hàng quý, các dự án hợp phần có trách nhiệm đối chiếu với Kho
bạc Nhà nước về khoản vốn đối ứng nhận được bằng tiền trong kỳ. Thư xác
nhận phải nêu rõ số tiền nhận được bằng VND và ngày nhận. Bất kỳ sự chênh
lệch nào phát sinh cũng phải được các bên liên quan xem xét, giải trình và điều
chỉnh thích hợp.
Mẫu Đối chiếu vốn góp được trình bày tại Phụ lục 02.
3.5. Quản lý vốn đối ứng
Việc quản lý vốn đối ứng được Kho bạc Nhà nước thực hiện như sau:
- Kho bạc tạm cấp vốn đối ứng theo yêu cầu của chương trình/dự án, ngân
sách được duyệt và dự toán chi ngân sách nhà nước được giao hàng năm.
- Chương trình/dự án tiến hành hoạt động theo kế hoạch đã định và thu
thập các chứng từ cần thiết. Sau đó, Kho bạc Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra
chứng từ và quyết toán chi tiêu. Chương trình/dự án phải đảm bảo lưu trữ tất cả
các chứng từ thanh toán để phục vụ cho mục đích kiểm tra của Kho bạc sau này.
Số vốn đối ứng chính thức cấp cho chương trình/dự án có thể bị thay đổi theo
kết quả quyết toán.
4. Các nguyên tắc quản lý tiền
Chương trình/dự án cần tuân thủ các nguyên tắc quản lý tiền mặt và tiền
gửi ngân hàng như sau:
- 14 -

- Duy trì quỹ tiền mặt ở mức tối thiểu. Mức tồn quỹ quy định cho các dự
án hợp phần và Ban quản lý các dự án là không quá 30 triệu VND;
- Tiến hành kiểm kê tiền mặt tại quỹ vào cuối tháng hoặc/và đột xuất (khi
có nhu cầu). Kết quả kiểm kê phải được ghi chép trong Biên bản kiểm kê quỹ
tiền mặt và được Giám đốc dự án hợp phần phê duyệt. Tất cả các chênh lệch,
nếu có, phải được tìm hiểu và giải quyết kịp thời;
- Đối chiếu số dư với ngân hàng vào cuối tháng. Kết quả kiểm kê phải
được ghi chép trong Biên bản đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng và được Giám
đốc dự án hợp phần phê duyệt. Tất cả các chênh lệch, nếu có, phải được tìm hiểu
và giải quyết kịp thời. Các khoản chi/thu do ngân hàng thực hiện mà dự án hợp
phần chưa được thông báo phải được điều chỉnh ngay trong tháng có liên quan.
Những điều chỉnh này sẽ được kế toán chuẩn bị bằng văn bản và được Giám đốc
dự án hợp phần phê duyệt;
- Bảo quản séc ngân hàng gồm cả cuống séc và séc trắng như tiền mặt;
- Phân tách trách nhiệm giữa thủ quỹ và kế toán; không được bố trí một
người vừa làm kế toán đồng thời kiêm nhiệm công việc của thủ quỹ.
- Tách biệt tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng của dự án với nguồn
tiền khác của đơn vị tham gia vào chương trình/dự án hay tiền của cá nhân;
- Tách biệt sổ tiền mặt và sổ tiền gửi ngân hàng để ghi chép các giao dịch;
- Lập phiếu chi hoặc phiếu thu (được đánh trước số thứ tự) cho tất cả các
giao dịch tiền. Các khoản chi tiêu bằng tiền phải có đủ chứng từ gốc và được
giám đốc xem xét, phê duyệt;
- Việc sử dụng tiền lãi ngân hàng trong giai đoạn khởi động phải được sự
đồng ý các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam trước lúc thực hiện;
- Khi giai đoạn khởi động kết thúc, số tiền còn thừa của chương trình/dự
án sẽ được gửi trả lại cho các các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam theo tỷ lệ
đóng góp tương ứng trừ khi có các quyết định khác; và
- Các biện pháp quản lý khác mà chương trình/dự án thấy cần thiết.
5. Các quy định và thủ tục giải ngân
5.1. Nguyên tắc chung đối với các khoản chi tiêu

- Tất cả các khoản chi tiêu cho từng hoạt động của dự án phải dựa trên
ngân sách/ngân sách sửa đổi cụ thể và căn cứ vào các hoạt động đã được phê
duyệt đồng thời phải có đầy đủ dự toán và các chứng từ hợp lệ kèm theo.
- Có trách nhiệm chi tiêu đúng đối tượng, đúng mục đích, đúng nội dung
chi và không được chi vượt định mức chi đã quy định trong định mức chi tiêu
trừ trường hợp có phê duyệt bằng văn bản của các nhà tài trợ và Ban Chỉ đạo
chương trình. Dự án hợp phần không được tự ý dùng nguồn vốn tài trợ chi cho
bất cứ một mục đích gì khác, trừ trường hợp các nhà tài trợ và Ban quản lý các
dự án cho phép bằng văn bản.
- 15 -
- Trong quá trình thực hiện dự án, Giám đốc dự án hợp phần có thể kiến
nghị thanh lý các trang thiết bị, hàng hóa đã quá thời hạn sử dụng theo quy định,
hoặc hư hỏng không thể phục vụ dự án. Việc thanh lý tài sản phải được sự đồng
ý bằng văn bản của Ban Chỉ đạo chương trình.
5.2. Phương thức thanh toán
- Các khoản thanh toán khuyến khích thực hiện thông qua hệ thống ngân
hàng. Việc thanh toán bằng tiền mặt chỉ được áp dụng khi không thể thông qua
hình thức chuyển khoản hoặc các khoản thanh toán có giá trị nhỏ hoặc trường
hợp tạm ứng cho các đơn vị thực hiện dự án thuộc dự án hợp phần tại Thanh tra
Chính phủ;
- Các khoản thanh toán phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam (ngoại
trừ thanh toán chi phí công tác nước ngoài hoặc tư vấn nước ngoài).
5.3. Các nguyên tắc quản lý chi phí
Các đơn vị thực hiện dự án cần tuân thủ các nguyên tắc quản lý chi phí
như sau:
- Các khoản chi phải có trong dự toán chi, đúng nội dung chi, định mức
chi của chương trình. Các đơn vị thụ hưởng phải đàm phán với các nhà cung cấp
để có được chất lượng hàng hóa/dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý nhất. Tránh
dùng mức giá trần như một ngân sách đã được xác định trong đàm phán;
- Phải đóng dấu “đã thanh toán” và tên chương trình/dự án trên tất cả các

chứng từ đã thanh toán nhằm tránh trường hợp một chứng từ được thanh toán
nhiều lần và để làm thủ tục hoàn thuế;
- Tuân thủ nguyên tắc độc lập ở mức tối đa khi phân công công việc liên
quan đến công tác tài chính kế toán (việc lập yêu cầu thanh toán, phê duyệt, thực
hiện thanh toán, ghi chép và lưu giữ sổ sách kế toán phải được thực hiện bởi các
cán bộ khác nhau);
- Hệ thống phiếu chi phải được đánh số trước khi sử dụng nhằm theo dõi
và kiểm soát hoạt động chi tiêu của các đơn vị liên quan;
- Lưu, cập nhật định kỳ danh sách các nhà cung cấp đã được phê duyệt; và
- Các biện pháp quản lý khác mà chương trình thấy cần thiết.
5.4. Các nguyên tắc quản lý tạm ứng
Các khoản tạm ứng cho cán bộ dự án và/hoặc các đơn vị thực hiện dự án
thuộc dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ phải tuân thủ các nguyên tắc quản
lý như sau:
- Người nhận tạm ứng phải là cán bộ trong đơn vị. Đối với những cán bộ
chuyên trách làm công tác cung ứng vật tư, cán bộ hành chính quản trị thường
xuyên nhận tạm ứng phải được Giám đốc dự án chỉ định tên cụ thể.
- Tất cả các khoản tạm ứng phải được giám đốc dự án hoặc người có thẩm
quyền phê duyệt trước khi cấp tạm ứng;
- 16 -
- Tiền xin tạm ứng cho mục đích gì phải sử dụng cho mục đích đó, tiền
tạm ứng không được chuyển giao cho người khác. Sau khi hoàn thành công
việc, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng đính kèm các chứng
từ gốc để thanh toán ngay. Số tiền tạm ứng chi không hết phải nộp trả lại quỹ.
Trường hợp không thanh toán kịp thời, kế toán có quyền trừ vào lương hàng
tháng. Các khoản tạm ứng phải được quyết toán chậm nhất là 15 ngày làm việc
sau khi hoạt động kết thúc;
- Bảng thanh toán tạm ứng phải được Giám đốc dự án phê duyệt. Cán bộ
dự án cần xác nhận để đảm bảo khoản chi tiêu đó phù hợp với các hoạt động của
dự án trong trường hợp hoạt động đó được thực hiện bởi các cán bộ kiêm nhiệm

khác của đơn vị thực hiện chương trình/dự án. Kế toán kiểm tra tính hợp lệ và
đầy đủ của chứng từ và giám đốc xem xét tính hợp lý của chi phí;
- Phải thanh toán dứt điểm tạm ứng kỳ trước mới cho tạm ứng kỳ sau. trừ
trường hợp khoản tạm ứng mới được đề nghị cho một hoạt động khác được tiến
hành đồng thời với hoạt động đã được tạm ứng.
- Kế toán phải mở sổ chi tiết tài khoản theo dõi từng người nhận tạm ứng,
theo từng lần tạm ứng và từng lần thanh toán.
- Các biện pháp quản lý khác mà chương trình/dự án thấy cần thiết.
6. Cơ chế báo cáo
6.1. Hệ thống chứng từ kế toán
- Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng cho chương trình theo quy định tại
Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 và Thông tư số
185/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ
sung Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số
19/2006/QĐ-BTC.
- Công tác lưu trữ chứng từ, sổ kế toán của chương trình/dự án phải tuân
theo các quy định sau đây:
+ Đối với Ban quản lý các dự án và các đơn vị thực hiện dự án thuộc dự
án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ thì chứng từ, sổ kế toán được lưu giữ tập
trung tại Văn phòng Ban quản lý các dự án;
+ Đối với các dự án hợp phần tại các tỉnh, bộ, ngành thì chứng từ, sổ kế
toán được lưu giữ tại từng dự án hợp phần.
- Theo quy định của Luật kế toán, các tài liệu sau bắt buộc phải lưu trữ:
+ Chứng từ kế toán (hoá đơn, giấy biên nhận, chứng từ thanh toán )
+ Sổ cái, sổ chi tiết kế toán;
+ Báo cáo tài chính và các báo cáo quản lý khác;
+ Chứng từ khác liên quan đến kế toán như hợp đồng, danh mục tài sản cố
định, biên bản đánh giá tài sản và các chứng từ khác liên quan đến kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán; biên bản huỷ các chứng từ kế toán và tài liệu khác.
- 17 -

- Chứng từ kế toán phải được sắp xếp một cách hệ thống tạo điều kiện
thuận lợi cho công tác kiểm tra, kiểm toán sau này.
- Tất cả các chứng từ kế toán của dự án phải được lưu trữ riêng biệt từ khi
bắt đầu khởi động hoặc tiền khởi động dự án. Thời gian lưu trữ các chứng từ kế
toán từ 5 năm trở lên cho đến vĩnh viễn phụ thuộc vào loại chứng từ, theo quy
định của Luật Kế toán.
Một số mẫu biểu chứng từ kế toán áp dụng cho chương trình được trình
bày tại Phụ lục 01.
6.2. Hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản áp dụng cho chương trình/dự án được xây dựng theo
quy định tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 và Thông
tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính về việc
sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định
số 19/2006/QĐ-BTC.
Danh mục hệ thống chứng từ kế toán áp dụng cho chươnh trình được trình
bày tại Phụ lục 03.
6.3. Hệ thống sổ kế toán
Hệ thống mẫu sổ kế toán được lập áp dụng cho chương trình phải tuân
theo quy định tại Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 và
Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính về
việc sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết
định số 19/2006/QĐ-BTC.
Nếu chương trình sử dụng phần mềm máy tính trong công tác kế toán, sổ
kế toán phải in ra hàng năm và được giám đốc dự án và phụ trách kế toán/kế
toán trưởng ký.
6.4. Hệ thống báo cáo
Hệ thống báo cáo của chương trình bao gồm:
(1) Hệ thống báo cáo nộp cho nhà tài trợ;
(2) Hệ thống báo cáo theo quy định của chế độ tài chính hiện hành;
(3) Hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.

Quy định cụ thể về từng loại báo cáo trên như sau:
6.4.1. Báo cáo nộp cho nhà tài trợ
a) Các đơn vị thực hiện dự án thuộc dự án hợp phần tại Thanh tra Chính phủ
Các đơn vị này có trách nhiệm nộp các báo cáo sau cho Ban quản lý các
dự án phục vụ mục đích ghi sổ các khoản hoàn ứng và chi phí liên quan:
- Tổng hợp chi tiêu trong kỳ;
- Các chứng từ liên quan đến các khoản thanh toán trong kỳ;
- 18 -
- Các sản phẩm của hoạt động của dự án, nếu có như báo cáo, biên bản
làm việc, sách, tạp chí…
b) Các dự án hợp phần tại các tỉnh, bộ, ngành
Các dự án hợp phần phải nộp cho Ban quản lý các dự án các báo cáo sau
cho mục đích theo dõi và tổng hợp:
- Báo cáo thu nhập, chi phí và số dư nguồn;
- Thuyết minh Báo cáo thu nhập, chi phí và số dư nguồn; và
- Các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban quản lý các dự án như báo cáo
giữa kỳ, cuối kỳ.
c) Ban quản lý các dự án
Ban quản lý các dự án có trách nhiệm:
- Lập báo cáo cho các đơn vị thực hiện dự án thuộc dự án hợp phần tại
Thanh tra Chính phủ tương tự như các dự án hợp phần khác, bao gồm:
+ Báo cáo thu nhập, chi phí và số dư nguồn;
+ Thuyết minh báo cáo thu nhập, chi phí và số dư nguồn.
- Lập báo cáo tổng hợp định kỳ cho toàn Chương trình dựa trên báo cáo
của các dự án hợp phần nộp lên cho Ban Chỉ đạo phê duyệt, bao gồm:
+ Tổng hợp Báo cáo thu nhập, chi phí và số dư nguồn;
+ Thuyết minh cho Tổng hợp báo cáo thu nhập, chi phí và số dư nguồn.
- Báo cáo giữa kỳ và cuối năm trong trường hợp các nhà tài trợ yêu cầu
Ban Quản lý lập.
Mẫu các báo cáo nộp cho nhà tài trợ được trình bày tại Phụ lục 04 phần A.

6.4.2. Báo cáo nộp theo quy định của chế độ quản lý tài chính nhà
nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân
sách nhà nước (Ban hành theo Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31 tháng
12 năm 2010 của Bộ Tài chính)
Các báo cáo theo quy định của chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với
viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước
ban hành theo Thông tư số 225/2010/TT-BTC, bao gồm:
- Báo cáo tiếp nhận và sử dụng viện trợ
- Báo cáo quyết toán vốn dự án hành chính sự nghiệp.
Nơi nhận báo cáo theo quy định của chế độ tài chính là cơ quan chủ quản
dự án và cơ quan tài chính cùng cấp cụ thể như sau:
- Báo cáo của Ban quản lý các dự án và dự án hợp phần Thanh tra Chính
phủ và dự án hợp phần tại các bộ, ngành được gửi cho Bộ Tài chính (Vụ Tài
chính đối ngoại) bằng văn bản đồng thời qua thư điện tử theo địa chỉ email:

- 19 -
- Báo cáo của dự án hợp phần tại các tỉnh được gửi cho Sở Tài chính.
Mẫu các báo cáo ban hành theo Thông tư số 225/2010/TT-BTC được
trình bày tại Phụ lục 04 phần B.
6.4.3. Báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán hành chính
sự nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 và
Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính)
Các báo cáo theo quy định của chế độ kế toán hiện hành ban hành theo
Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2006 và Thông tư số
185/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính về việc sửa
đổi, bổ sung Chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết
định số 19/2006/QĐ-BTC, bao gồm:
- Bảng cân đối tài khoản
- Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng
- Báo cáo chi tiết kinh phí dự án

- Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại KBNN
- Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân
sách tại KBNN
- Bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi
- Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Đối với đơn vị cấp trên là Ban quản lý các dự án còn phải lập thêm các
báo cáo sau đây:
- Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng
- Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và nguồn khác của đơn vị
Các mẫu báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán hiện hành
được trình bày tại Phụ lục 04 phần C.
6.4.4. Kỳ báo cáo và thời hạn nộp báo cáo
a) Các đơn vị thực hiện dự án thuộc dự án hợp phần tại Thanh tra Chính
phủ và các dự án hợp phần tại các tỉnh, bộ, ngành
Các đơn vị này phải lập báo cáo tài chính theo quý và theo năm. Thời gian
nộp các báo cáo tài chính như sau:
- Báo cáo/tổng hợp chi tiêu quý chậm nhất là 10 ngày sau khi hết quý;
- Báo cáo/tổng hợp chi tiêu năm chậm nhất là 15 ngày sau khi hết năm;
- Báo cáo giữa kỳ và hàng năm là 10 ngày trước cuộc họp; và
- Báo cáo kết thúc dự án là 3 tháng sau khi dự án kết thúc.
b) Ban quản lý các dự án
- 20 -
Ban quản lý các dự án phải lập báo cáo tổng hợp cho toàn bộ chương trình
định kỳ 6 tháng và hàng năm.
Kỳ báo cáo cho các báo cáo theo yêu cầu của các nhà tài trợ và Chính phủ
Việt Nam do các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam quy định.
Thời gian nộp các báo cáo như sau:
- Báo cáo/tổng hợp chi tiêu quý chậm nhất là 15 ngày sau khi hết quý;
- Báo cáo/tổng hợp chi tiêu năm chậm nhất là 30 ngày sau khi hết năm;

- Báo cáo giữa kỳ và hàng năm là 15 ngày trước cuộc họp; và
- Báo cáo kết thúc chương trình là 6 tháng sau khi chương trình kết thúc.
7. Quản lý ngân sách
7.1. Quy định chung về lập ngân sách
Ngân sách của toàn chương trình/dự án bao gồm ngân sách của các dự án.
Ngân sách mỗi dự án được chia nhỏ theo từng mục tiêu và mỗi mục tiêu sẽ bao
gồm ngân sách của các đầu ra. Ngân sách các hoạt động sẽ được theo dõi trong
khoản mục ngân sách của một đầu ra cụ thể. Một số hoạt động có dòng ngân
sách chi tiết riêng, một số khác thì được nhóm lại và theo dõi chung. Quy định
chung về lập ngân sách như sau:
- Ngân sách của chương trình/dự án sẽ được lập theo năm kèm theo chi
tiết cho 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm;
- Ngân sách phải được lập chi tiết cho từng hoạt động, từng đầu ra, từng
mục tiêu và từng dự án theo đúng kế hoạch hoạt động đã được phê duyệt trong
đó nêu rõ cơ sở để lập ngân sách và các ước tính nếu có;
- Ngân sách lập phải dựa trên định mức chi tiêu đã được duyệt của chương
trình;
- Ngân sách phải được đơn vị trực tiếp thực hiện dự án/thụ hưởng lập để
đảm bảo rằng mọi khoản chi tiêu đều được dự tính theo nhu cầu thực tế;
- Ngân sách phải được cán bộ có kinh nghiệm về các hoạt động của
dhương trình/dự án lập. Giám đốc Ban quản lý các dự án hoặc Ban quản lý dự
án hợp phần có trách nhiệm đánh giá việc thực hiện các hoạt động được lập ra
trong ngân sách. Ngân sách được lập phải dựa vào hoạt động tương tự đã thực
hiện chứ không phải dựa vào kế hoạch đã lập trước, để đảm bảo sát với thực tế
và thực hiện được. Trường hợp phát sinh thêm nhu cầu và ngân sách vẫn cho
phép (dôi dư) thì yêu cầu này có thể được xem xét;
- Ngân sách của dự án được lập bằng VND và gửi lên cho Ban quản lý các
dự án kiểm tra và Ban Chỉ đạo chương trình phê duyệt. Ngân sách của toàn
chương trình sẽ do Ban quản lý các dự án tập hợp dựa trên ngân sách cụ thể của
từng dự án hợp phần và được lập bằng VND và USD tương ứng. Ngân sách của

toàn chương trình phải được Ban Chỉ đạo chương trình kiểm tra phê duyệt;
- 21 -
- Ngân sách, sau khi đã được phê duyệt, phải được thường xuyên đối
chiếu lại với tiến độ thực hiện thực tế và sửa đổi cho phù hợp khi cần thiết;
- Ngân sách khi lập/sửa đổi phải tính đến nguồn vốn còn dư lại của các kỳ
trước có hoặc các hoạt động khác chưa thực hiện xong từ kỳ trước;
- Dự án cũng có thể cần phải lập một khoản dự phòng ước tính khi lập
ngân sách để đảm bảo trong những trường hợp cần thiết vẫn có nguồn dự phòng
để hoạt động. Khoản ước tính này có thể là 5%-10% của tổng các hoạt động và
tùy thuộc vào quy định cụ thể của Ban quản lý các dự án. Khoản dự phòng này
chỉ được sử dụng và giải ngân khi được phê duyệt của các cấp có thẩm quyền.
7.2. Phê duyệt ngân sách
Trình tự và các cấp duyệt ngân sách ban đầu như sau:
- Ngân sách hoạt động hàng năm kèm theo chi tiết cho 6 tháng đầu năm
và 6 tháng cuối năm do từng dự án hợp phần lập và gửi lên Ban quản lý các dự
án;
- Ban quản lý các dự án sẽ có trách nhiệm kiểm tra sơ bộ ngân sách của
từng dự án hợp phần theo từng mục tiêu, từng đầu ra và từng hoạt động. Một số
dòng ngân sách sẽ được duyệt cụ thể cho từng hoạt động hoặc một nhóm hoạt
động không thể tách rời nhau khi thực hiện. Dựa trên ngân sách của từng dự án
hợp phần, Ban quản lý các dự án sẽ tổng hợp ngân sách tổng thể cho toàn bộ
chương trình nộp cho Ban Chỉ đạo chương trình;
- Khi Ban quản lý các dự án đánh giá ngân sách trình lên từ các dự án hợp
phần thì sẽ phải xem xét cả việc thực hiện dự án của các dự án hợp phần này
trong các kỳ trước. Dựa vào cơ cấu giám sát của chương trình và các thông tin
khác. Ban quản lý các dự án có thể hoặc là tăng thêm các hoạt động hoặc giảm
bớt khối lượng công việc của dự án hợp phần tùy thuộc vào khả năng thực hiện
và điều kiện của từng dự án hợp phần. Theo cơ chế này, dự án hợp phần thực
hiện tốt thì được khen thưởng còn néu yếu kếm thì phải phấn đấu và phải thể
hiện được hiệu quả hoạt động trước khi được phê duyệt ngân sách của kỳ tới.

Ban quản lý các dự án sẽ phải chịu trách nhiệm quản lý về tuân thủ ngân sách
chung của toàn chương trình.
Ban quản lý các dự án sẽ tư vấn cho Ban Chỉ đạo chương trình trong việc
phê duyệt ngân sách.
Ban Chỉ đạo chương trình có trách nhiệm xem xét, phê duyệt ngân sách
đã được Ban quản lý các dự án tổng hợp từ các dự án hợp phần.
Thẩm quyền phê duyệt đối với ngân sách sửa đổi, bổ sung sẽ được thực
hiện theo từng cấp, theo từng loại sửa đổi, bổ sung khác nhau và được quy định
chi tiết ở phần các quy định về sửa đổi, bổ sung ngân sách.
7.3. Các quy định về sửa đổi, bổ sung ngân sách
Sau khi đã được phê duyệt ban đầu, ngân sách có thể được sửa đổi định
kỳ tùy theo yêu cầu hoạt động của chương trình/dự án. Riêng đối với mua sắm
tài sản, máy móc, thiết bị, chương trình không chấp nhận bất cứ sửa đổi bổ sung
- 22 -
nào liên quan đến mua sắm tài sản, máy móc, thiết bị cho dự án, ngoại trừ những
trường hợp đặc biệt và phải có phê duyệt của Ban Chỉ đạo chương trình.
Việc phê duyệt sửa đổi, bổ sung ngân sách được quy định cho từng cấp
độ. Chương trình/dự án ở các cấp thấp hơn có trách nhiệm phải xin phê duyệt
của cấp cao hơn theo đúng quy định. Khi đệ trình các sửa đổi bổ sung ngân sách
cho cấp cao hơn, chương trình/dự án yêu cầu sửa đổi, bổ sung ngân sách phải
bằng văn bản gửi cho đơn vị quản lý cấp trên của chương trình trong đó giải
trình rõ nguyên nhân của việc sửa đổi bổ sung, các ảnh hưởng của nó đến hoạt
động và ngân sách chung của dự án và kèm theo các tài liệu cần thiết để xác
minh (nếu có).
Tất cả bộ tài liệu xin sửa đổi, bổ sung ngân sách phải được gửi bằng thư
điện tử và qua bưu điện. Thời gian quy định gửi yêu cầu phê duyệt và tài liệu đi
kèm như sau:
- Nếu dự án gửi yêu cầu phê duyệt cho Ban Chỉ đạo chương trình: yêu cầu
gửi trước 20 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức hoạt động.
- Nếu Ban Chỉ đạo chương trình xin ý kiến các nhà tài trợ: yêu cầu gửi

trước 15 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức hoạt động.
7.4. Quản lý ngân sách
Các biện pháp quản lý ngân sách của chương trình cần thực hiện như sau:
- Ngân sách chỉ được thực hiện sau khi đã được duyệt bởi cấp có thẩm
quyền;
- Các chi phí phát sinh phải được theo dõi và trình bày Báo cáo tài chính
phải thể hiện được từng dòng/nhóm ngân sách đã được phê duyệt;
- Mọi chênh lệch từ 10% trở lên giữa chi tiêu thực tế so với ngân sách
được duyệt đều phải được các đơn vị giải trình cụ thể và phải được cấp có thẩm
quyền cao hơn phê duyệt trước khi thực hiện.
Cụ thể:
+ Nếu chênh lệch từ 10% trở lên đến 20% giữa chi tiêu thực tế so với
ngân sách được duyệt phát sinh tại các dự án hợp phần thì phải có phê duyệt của
Ban quản lý các dự án trước lúc thực hiện;
+ Nếu chênh lệch lớn hơn 30% sẽ do các nhà tài trợ phê duyệt trước lúc
thực hiện.
- Tất cả các vấn đề liên quan đến thực hiện ngân sách trong thực tế cần
phải được nêu ra trong báo cáo hoạt động;
- Bất cứ thay đổi nào trong về nội dung hoạt động đã được duyệt trong
từng dòng ngân sách phải được dẫn chiếu đến Cẩm nang hoạt động để xử lý.
Trong quá trình thực hiện chương trình/dự án có thể phát sinh một số loại
thuế, như thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT), thuế thu nhập cá nhân (thuế
TNCN), thuế nhà thầu nước ngoài, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
- 23 -
Chương trình/dự án sẽ thực hiện tính, kê khai, nộp, hoàn thuế và quyết
toán thuế đối với từng loại thuế khi phát sinh theo quy định hiện hành của Chính
phủ Việt Nam.
8. Công tác kiểm tra nội bộ và kiểm toán độc lập
8.1. Công tác kiểm tra nội bộ
8.1.1. Giám đốc dự án ở các cấp phải tổ chức công tác tự kiểm tra tài

chính, kế toán tại Ban quản lý dự án của mình theo các nhiệm vụ sau
- Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh;
tính hiệu lực, hiệu quả của các hoạt động tài chính, kế toán tại đơn vị mình, của
công tác tổ chức và điều hành hoạt động dự án.
- Kiểm tra, kiểm soát chất lượng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài
chính của đơn vị mình được cung cấp thông qua báo cáo tài chính và các báo
cáo khác.
- Kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của các
nhà tài trợ và của Chính phủ Việt Nam liên quan đến tình hình chi tiêu cho hoạt
động quản lý và thực hiện dự án theo từng nguồn kinh phí. Kiểm tra và đánh giá
hiệu quả của việc chi dự án trong thực hiện các nhiệm vụ được giao tại đơn vị.
- Xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình xử lý các vi phạm đã
được phát hiện trong năm hoặc các lần kiểm tra trước đó.
8.1.2. Xử lý kết quả tự kiểm tra và công khai kết quả tự kiểm tra
- Căn cứ vào kết quả tự kiểm tra, các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản
lý tài chính, kế toán tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Giám đốc dự án phải
thông báo cho các bộ phận, cá nhân và có quyết định xử lý trách nhiệm về hành
chính, công vụ theo quy định.
- Định kỳ hoặc cuối năm vào thời điểm công khai tài chính đơn vị phải
thông báo công khai kết quả tự kiểm tra tài chính, kế toán và kết quả xử lý kết
luận tự kiểm tra.
8.1.3. Chế độ báo cáo
- Hàng năm, Ban quản lý dự án các cấp phải lập báo cáo tự kiểm tra tài
chính, kế toán về tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra, nội dung kiểm tra và kết
quả kiểm tra của đơn vị mình.
- Đối với các cuộc kiểm tra đột xuất, Ban quản lý dự án các cấp phải lập
báo cáo tự kiểm tra về nguyên nhân phải kiểm tra đột xuất, nội dung kiểm tra và
kết quả kiểm tra đột xuất.
- Báo cáo tổng hợp kết quả tự kiểm tra hàng năm được sử dụng để đánh
giá, chấn chỉnh tình hình hoạt động của các Ban quản lý dự án hợp phần và gửi

cho Ban quản lý các dự án cấp trên.
- 24 -
- Thời hạn gửi báo cáo tự kiểm tra của các Ban quản lý dự án hợp phần
cùng với báo cáo tài chính năm.
8.1.4. Trách nhiệm của Giám đốc dự án các cấp
- Xây dựng quy định, nguyên tắc, phương pháp tự kiểm tra tại Ban quản
lý dự án căn cứ theo quy định trong Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại
các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ban hành theo
Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tổ chức việc tự kiểm tra tài
chính, kế toán trong đơn vị mình theo các nội dung được quy định trong Quy
chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí
ngân sách nhà nước ban hành theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày
13/8/2004 của Bộ Tài chính và quy định cụ thể của đơn vị. Chịu trách nhiệm
hướng dẫn và chỉ đạo các bộ phận liên quan về những nội dung cần kiểm tra, về
tiến trình và thời hạn kiểm tra.
- Thành lập tổ kiểm tra với thành phần đủ năng lực, trình độ và phẩm chất
để thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc trong những trường hợp đột
xuất tại đơn vị mình.
- Xem xét và phê chuẩn các kết luận kiểm tra của bộ phận thực hiện kiểm
tra, phê duyệt và đôn đốc thực hiện các biện pháp khắc phục những tồn tại được
phát hiện trong quá trình kiểm tra. Xử lý các hành vi vi phạm của các bộ phận,
cá nhân thuộc thẩm quyền của mình. Trường hợp phát hiện có những biểu hiện
vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tài
chính, kế toán cần báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra,
thanh tra để làm rõ sự việc.
- Hàng năm, Giám đốc dự án các cấp phải tổng kết, đánh giá công tác tự
kiểm tra tài chính, kế toán nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác tự
kiểm tra.
8.1.5. Trách nhiệm thực hiện kiểm tra nội bộ

Chương trình thực hiện theo mô hình phân cấp quản lý nên Ban quản lý
dự án ở tất cả các cấp trong Chương trình đều có trách nhiệm với công tác kiểm
tra nội bộ đơn vị mình. Trách nhiệm thực hiện kiểm tra nội bộ của Ban quản lý
dự án các cấp cụ thể như sau:
a) Ban quản lý các dự án
- Tổ chức và thực hiện công tác kiểm tra nội bộ tại chính Ban quản lý các
dự án và dự án hợp phần tại Thanh Tra Chính phủ và cho toàn chương trình theo
các quy định của Quy chế;
- Lập kế hoạch và nội dung của công tác kiểm tra nội bộ cho từng lần tiến
hành kiểm tra cho toàn chương trình hoặc từng dự án;
- 25 -
- Hướng dẫn các Ban quản lý dự án hợp phần tại các tỉnh, bộ, ngành trong
công tác thực hiện kiểm tra nội bộ hoặc các vấn đề liên quan đến công tác kiểm
tra nội bộ;
- Thực hiện kiểm tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất tình hình quản lý tài
chính kế toán của các Ban quản lý dự án hợp phần.
- Công việc kiểm tra này có thể thực hiện đối với một hoạt động cụ thể
hoặc cho một kỳ báo báo hoặc một giai đoạn nào đó của dự án do Ban quản lý
các dự án quyết định.
- Đưa ra các kiến nghị và giải pháp đối với các Ban quản lý dự án hợp
phần sau khi thực hiện công tác kiểm tra. Các kiến nghị này cũng được báo cáo
lên các cấp có thẩm quyền để biết, định hướng và trợ giúp Ban quản lý dự án
hợp phần trong trường hợp cần thiết;
- Theo dõi các kế hoạch thực hiện của Ban quản lý dự án hợp phần để
đảm bảo là các dự án hợp phần đã thực hiện đúng theo yêu cầu của kiến nghị về
thời gian và người chịu trách nhiệm và kết quả;
- Trong trường hợp cần thiết, Ban quản lý các dự án có thể bổ nhiệm cho
bên thứ ba thực hiện công tác kiểm tra nội bộ này. Bên thứ ba có thể là một công
ty kiểm toán độc lập hoặc có thể là cá nhân tư vấn, kiểm toán để thực hiện kiểm
tra nội bộ đối với chương trình.;

- Ban quản lý các dự án có trách nhiệm tổ chức một nhóm thực hiện công
tác kiểm tra nội bộ này. Thành viên của nhóm có thể chỉ toàn là thành viên của
Ban quản lý các dự án hoặc có thể bao gồm cán bộ đại diện của các dự án hợp
phần cùng thực hiện.
b) Ban quản lý dự án hợp phần
- Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ tại chính đơn vị mình dựa vào các
quy định của Quy chế;
- Phối kết hợp với Ban quản lý các dự án để cung cấp đầy đủ các thông tin
và tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra;
- Chủ động lên kế hoạch để thực hiện các khuyến nghị mà hai bên nhất trí
về các vấn đề của kiểm soát nội bộ;
8.1.6. Nội dung kiểm tra nội bộ
Nội dung kiểm tra nội bộ phụ thuộc vào yêu cầu của từng cấp trên tinh
thần kiểm tra tình hình tuân thủ các yêu cầu về quản lý tài chính, kế toán của
chương trình/dự án theo các hướng dẫn và quy định của quy chế về tự kiểm tra
tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà
nước ban hành theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ
Tài chính. Do đó, ngoài các nội dung kiểm tra nội bộ quy định trong Quyết định
67/2004/QĐ-BTC có thể bao gồm nhưng không hạn chế các nội dung sau:
- Tình hình thưc hiện các quy định về quản lý tài chính, kế toán liên quan
đến áp dụng các chính sách kế toán, cập nhật sổ sách, báo cáo cho mục đích theo

×