Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BỔ SUNG KẼM Ở TRẺ EM SUY DINH DƯỠNG CHÁN ĂN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.45 KB, 6 trang )

BỔ SUNG KẼM Ở TRẺ EM SUY DINH DƯỠNG CHÁN ĂN

TÓM TẮT
Nhận xét về tác động của kẽm đối với nôn ở trẻ em và hiệu quả của bổ sung
kẽm đối với nó. Khảo sát 45 trẻ nôn, suy dinh dưỡng và chán ăn kéo dài có
tuổi từ 6 - 36 tháng được rút ra từ 132 trẻ em chán ăn kéo dài và được chia
thành 2 nhóm tương đồng về tuổi, giới, triệu chứng lâm sàng. Cả 2 nhóm
được theo dõi và hướng dẫn như nhau về chế độ ăn và đều được bổ sung sắt
và vitamin. Ngoài ra có một nhóm cho bổ sung 10 mg kẽm nguyên tố mỗi
ngày. Nhóm còn lại, làm nhóm chứng, không cho kẽm. Kết quả cho thấy bổ
sung kẽm có hiệu quả điều trị nôn rõ rệt ở trẻ em. Kết quả cũng cho thấy trẻ
nôn có nguy cơ thiếu kẽm gấp 3,2 lần trẻ nôn không thiếu kẽm (p<0,01) và
triệu chứng nôn có liên quan rõ rệt đến hàm lượng kẽm huyết thanh thấp
(p<0,01). Có thể đây là một đặc tính hữu ích của kẽm lần đầu tiên được phát
hiện nên cần được chúng ta tiếp tục nghiên cứu.
SUMMARY
REMARKS ON DETECTS ZINC SUPPLEMENTATION TO 45
VOMITING CASES IN ANOREXIC MALNOURISHED CHILDREN
Nguyen Thanh Danh * Y hoc TP. Ho Chi Minh * 1999. vol. 3. N
0
3: 174-
178
Remarks on influence of zinc deficiency to vomiting in children and effects
of zinc supplementation to vomiting in children. Exploration 45 vomiting
chronic anorexic and malnourished children aged 3-36 mo. were drawn from
132 chronic anorexic children, and were divided two small groups. Both
groups have been similar age, sex, clinical symptoms, and monitored, guided
with the same regime. Iron and vitamin supplements were provided to all
children in both groups. In addition, the test group received a
supplementation of 10mg of elemental zinc daily orally. The control group
did not received zinc. The results have shown that: zincs supplementation


has effected to treat clearly to vomiting in children. The results also showed
that 71% of them were zinc deficient and were at 3.2 times higher risk of
getting vomiting compared with children without lacking zinc (p<0.01).
Vomiting symptom in subjects connected clearly with low serum zinc
concentrations (p<0.01). It may be an useful characteristic of elemental zinc,
which have been identified at the first time, so it is necessary to keep on
study more.
ÐẶT VẤN ÐỀ
Nôn là biểu hiện thường gặp của nhiều nguyên nhân khác nhau ở trẻ em, nôn
kéo dài làm giới hạn quá trình tiêu thụ năng lượng và các chất dinh dưỡng,
nên dễ dàng dẫn đến suy dinh dưỡng protein năng lượng. Chưa kể đến các
tai biến nguy hiểm khác do nôn gây ra. Về điều trị, cần điều trị nguyên nhân
là chủ yếu nhưng có rất nhiều trường hợp nôn đơn thuần, chỉ điều trị triệu
chứng nên rất dễ tái phát vì không rõ nguyên nhân. Do đó việc đi tìm nguyên
nhân để điều trị cho đối tượng này là một yêu cầu cần thiết. Trong quá trình
theo dõi các rối loạn tiêu hóa khi bổ sung chất kẽm để điều trị cho các trẻ
chán ăn kéo dài, chúng tôi bất ngờ nhận thấy rằng: các trẻ bị nôn trong đối
tượng nghiên cứu cũng được nhanh chóng chữa khỏi cùng với chán ăn.
Nhân đó chúng tôi tiến hành khảo sát bước đầu này nhằm mục đích tìm hiểu
xem tình trạng thiếu kẽm có liên quan gì đến triệu chứng nôn và tác động
của bổ sung kẽm đối với trẻ nôn ra sao với hy vọng góp phần tìm kiếm một
khả năng ứng dụng mới của chất kẽm trong phòng chống suy dinh dưỡng
(SDD) thông qua việc điều trị chứng nôn ở trẻ em.
ÐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Ðối tượng nghiên cứu
45 trẻ có độ tuổi từ 3 - 36 tháng có tình trạng nôn ít nhất là một tuần trong số
132 trẻ chán ăn kéo dài đến khám tại Trung Tâm Phục Hồi Trẻ Mồ Côi Suy
Dinh Dưỡng và Trung Tâm Dinh Dưỡng từ tháng 10/1997 đến 12/1998.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các trẻ nôn có nguyên nhân đã rõ ràng như nhiễm trùng cấp, bệnh ngoại

khoa, nội khoa, dị tật bẩm sinh đã được loại trừ trước vì phụ thuộc vào cách
chọn đối tượng nghiên cứu của trẻ chán ăn.
Cách chia nhóm
Hai tiểu nhóm nôn được rút ra từ hai nhóm trẻ trong đối tượng nghiên cứu
chán ăn đã được chia tương đương về tuổi, giới và triệu chứng lâm sàng.
Phác đồ can thiệp
Ðối tượng chủ yếu thuộc trẻ SDD vừa và nhẹ nên cả 2 tiểu nhóm đều được
hướng dẫn chế độ ăn uống, song song với bổ sung sắt và vitamin. Chỉ riêng
một tiểu nhóm được bổ sung thêm 10mg kẽm dưới dạng gluconate/trẻ/ngày
do công ty Mason Vitamins INC Maiami sản xuất.
Mức năng lượng tiêu thu theo Kcal/kg thể trọng/ngày được tính từ kết quả
điều tra khẩu phần bằng phương pháp hỏi ghi trực tiếp lượng thực phẩm trẻ
đã ăn được trong 24 giờ trong 3 ngày liền
(3)

Xét nghiệm: Hàm lượng kẽm huyết thanh được xác định bằng phương pháp
cực phổ tích góp xung vi phân (differential pulse polarography with
stripping) với máy 746 VA Trac Analyger của công ty Metrohm L.t.d. CH-
9101 Herisan, Switzerland.
Các chỉ số huyết học được xác định bằng máy Datacell 16 plus.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán, theo dõi và đánh giá
- SDD được phân loại theo tiêu chuẩn của WHO
(10)

- Thiếu kẽm ở trẻ em được chẩn đoán khi hàm lượng kẽm huyết thanh dưới
70 g/dl
(4)

- Theo dõi: các trẻ đều được theo dõi về dinh dưỡng, nhân trắc và các rối
loạn tiêu hóa trong 3 tháng liền

- Trẻ hết nôn khi triệu chứng này hoàn toàn biến mất trên lâm sàng
Phân tích số liệu
Ðánh giá mối liên giữa hai yếu tố bằng X
2
test, so sánh 2 tỷ lệ bằng T test, so
sánh cho 2 trung bình của 2 mẫu bằng T test và tỉ số chênh (OR) để đánh giá
nguy cơ thiếu kẽ của trẻ nôn trong đối tượng nghiên cứu và phép kiểm phi
tham số để đánh giá tác dụng điều trị nôn của bổ sung kẽm. Các test thống
kê được coi là có giá trị khi P<0,05

×