PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có tính đa dạng
sinh học (ĐDSH) khá cao, với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật và
nguồn gen phong phú và đặc hữu. Những năm gần đây, tốc độ phát triển
kinh tế của nước ta rất nhanh. Kem theo sự phát triển nhanh tróng đó là quá
trình đô thị hóa mọc lên, nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp đã và đang
được xây dựng. Những vấn đề này đang tác động rất lớn tới môi trường, tới
sự đa sinh học của nước ta. Điều đó đồi hỏi phải có phương hướng nghiên
cứu mới nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của phát triển kinh tế - xã hội
tới môi trường sống, tới đa dạng sinh học và tới chính loài người. Đã có rất
nhiều phương pháp được đưa ra như xây dựng khu bảo tồn, bảo tồn nguồn
gen, ….và đánh giá hiện trạng sinh cảnh cũng là phương pháp khá hữu hiệu
cho chúng ta trong việc bảo tồn đa dạng sinh học này.
Điều tra đánh giá sinh cảnh là một hoạt động nghiên cứu các kiểu
nơi cư trú đối, sự tồn tại ở quy mô vùng và ảnh hưởng của chúng đến sự
phân bố của loài và các quá trình sinh thái.
Điều tra cảnh quan là hoạt động quan trọng trong việc bảo vệ môi
trường trước sự hủy hoại của thiên tai và ô nhiễm môi trường, hoạt động đó
còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ tính đa dạng sinh học.
Qua kết quả đó làm tiền đề cho việc thiết kế cảnh quan cho khu vực,
vừa cân bằng sinh thái vừa mang lại mỹ quan cho khu vực. Tạo
dựng không gian sống cho cộng đồng hấp dẫn về vi khí hậu và
thẫm mỹ, tạo sự gần gửi cho con người và thiên nhiên.
1.2. Mục đích
1.2.1. Mục tiêu
Mục tiêu của việc nghiên cứu là đánh giá vùng, tính toán độ phong
phú và đa dạng loài. nghiên cứu có Điều tra sinh cảnh mục đích nhằm đánh
giá sự đa dạng của sinh vật ( thực vật + động vật) xem loài nào chiếm ưu
thế, loài nào kém phát triển từ đó đưa ra cac giải pháp khác nhau để bảo tồn
và bảo vệ các sinh vật một cách hợp lý. tìm ra công dụng của từng loài.
1.2.2. Yêu cầu
Trong lúc điều tra:
- Phải điều tra cụ thể, chính xác các thông tin.
- Phải nghiêm túc thực hiện các quá trình điều tra.
Sau khi điều tra:
- Phải nắm được tình hình chung của khu vực nghiên cứu.
- Phải biết được loài nào chiếm ưu thế, loài nào không tại đị bàn
nghiên cứu.
- Nêu những ảnh hưởng của tình hình đó tới Đa dạng sinh học, đến
việc nghiên cứu.
- Tạo lập được danh mục thực vật, tìm hiểu tính đa dạng của thực vật.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển tính đa dạng
sinh
1.3 Ý nghĩa
1.3.1 Trong học tập và nghiên cứu
Việc nghiên cứu giúp nhóm sinh viên củng cố lại và bổ sung thêm các
kiến thức đã học. Qua đó, giúp nhóm sinh viên tích luỹ được kinh nghiệm
thực tế, tiếp cận dần với môi trường để phực vụ cho các lần thực tế tiếp theo
và cho công việc sau này.
1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất.
- Đánh giá được hiện trạng về ĐDSH của khu vực điều tra
- Nắm bắt được điều kiện, yếu tốt tác động tới hệ sinh cảnh tại khu vực để
đưa ra phương án bảo vệ phù họp.
- Biết được loài nào là loài ưu thế, loài nào không từ đó đề ra các phương án
nên tập trung phát triển loài nào, loài nào cần phải loại bỏ.
Phần II: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phạm vi nghiên cứu
Khu vực Giảng đường C, ký túc xá A, B trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên
+ Khu vực giảng đường C là khu đào tạo sau đại học của trường.
+ Khu vực ký thúc xá A và B là khu vực trọ của sinh viên và các hộ dân
kinh doanh tại khu vực.
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng sinh cảnh
+ Đặc điểm chung khu vực nghiên cứu
+ Số loài cây tại khu vực nghiên cứu ( chia theo tầng cây: cây cao
tán,cây bụi, thảm tươi).
+ Tên loài.
+ Sự phân bố.
+ Xem xét loài nào chiếm ưu thế.
- Đánh giá các yếu tố sinh thái: Xem xét yếu tố sinh thái nào là phù hợp
với từng loại cây.
- Đánh giá công tác bảo tồn ở Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp vùng
núi phía Bắc
+ Giới thiệu chung về trung tâm( Mục tiêu, lĩnh vực hoạt động, các loài
cây hiện có)
+ Hiện trạng công tác bảo tồn tại trung tâm( hình thức, phương pháo bảo
tồn).
2.3 Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1 Phương pháp lập ô tiêu chuẩn
Mục tiêu: thành lập các ô tiêu chuẩn, ô dạng bản từ đó điều tra nhằm xem
xét đánh giá xem loài nào chiếm ưu thế, loài nào chịu ảnh hưởng, dựa trên
các số liệu điều tra giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đa dạng loài , da dạng sinh
học
- Tại mỗi sinh cảnh đặc trưng lập các ô tiêu chuẩn tại: đỉnh đồi, chân
đồi, sườn đồi
- cách lập ô tiêu chuẩn: đánh dấu ô đã được chọn tại vị trí thích hợp
bằng cách đóng một cái cọc vào vị trí đó. Dùng hai thước dây kéo
thành hai đường vuông góc với nhau với kích thước 25m và 40m,lập ô
tiêu chuẩn bằng cách kéo bốn đoạn thẳng liền nhau theo kích thước
trên
- Trong ô tiêu chuẩn lập 5 ô thứ cấp( 4 ô ở 4 góc và một ô ở giữa) có
diện tích 25m
2
(5mx5m).
- Trong mỗi ô thứ cấp lập một ô dạng bản có diện tích 1m
2
để điều tra
cây bụi thảm tươi
2.3.2 Điều tra trong ô tiêu chuẩn
- Đo chu vi thân cây bằng thước dây tại vị trí cao 1,3m, sau đó tính ra
được D1.3 bằng công thức: D1.3 = Chu vi/π
- Điều tra cây bụi, thảm tươi, vật rơi rụng.
- Trong mỗi ô thứ cấp tiến hành tiến hành cắt lấy toàn bộ cây bụi thảm
tươi, sau đó phân chia ra thành các bộ phận: lá của cây bui thảm tươi,
thân; cành của cây bụi thảm tươi. Cân tươi các bộ phận này ngay rừng
thu được sinh khối tươi cây bụi thảm tươi
- Đối với vật rơi rụng trong ô dạng bản tiến hành thu nhặt toàn bộ vật
rơi rụng sau đó phân loại: lá mới rụng, lá đang phân hủy. Cân ngay tại
rừng.
2.3.3 Phương pháp thu thập thông tin
- Điều tra, thu thập tài liệu, thông tin về các vấn đề sinh thái tại khu vực
giảng đường C, ký túc xá A và B.
- Điều tra, thu thập các tài liệu, thông tin thứ cấp có liên quan về công tác
bảo tồn tại Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc.
2.3.4 Điều tra thực địa
- Thông qua những thông tin lấy được ở thực địa nơi chọn quan sát,
điều tra: địa hình khu vực điều tra, các loài cây chiếm ưu thế, số lượng
loài …
2.3.5 Phương pháp thu thập, phân tích mẫu đất.
a, Lấy mẫu đất
- Trong mỗi ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn tiến hành lấy mẫu đất ở dộ
sâu 0-30cm
- Mẫu đất xác định dung trọng được lấy bằng ống dung trọng 5 cm
3
- Ở độ sâu cần xác định dung trọng- cắt cho đất thật phẳng rồi đóng ống
dung trọng theo hướng thẳng vuông góc với mặt đất, sau đó dùng
xẻng lấy ống và đất ra, dùng dao cắt ở hai đầu ống dung trọng sao cho
thật phẳng rồi cho đất đã đóng được vào túi nilon buộc kín
- Mẫu đất được lấy cho vào túi nilon đã ghi rõ nhãn các thông tin về địa
điểm và độ sâu lấy mẫu. được buộc kín
b, Phân tích các thông số có trong đất
2.3.6 Một số phương pháp khác.
- Ngoài các phương pháp đã nêu trên còn sử dụng một số phương pháp
khác như: cân sinh khối, đo kích thước,đếm,phân loại…
Phần 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.1. Hiện trạng sinh cảnh điều tra.
Hệ sinh thái khu vực KTX A,KTX B, và khu vưc giảng đường C tương đối
đa dạng, xung quanh khu vực được trồng nhiều loai cây cảnh , cây cao tán,
ngoài ra còn một số loại cây tự mọc như các lọai cây bụi và thảm tươi …
nhằm tạo nên một hệ sinh thái tương đối hài hòa.
3.1.1 Số lượng cây ở khu vực điều tra
Bảng 1: Tổng hợp các tầng cây
STT Tầng cây Số loài cây (loài)
1 Cây cao tán 9
2 Cây bụi 6
3 Cây thảm tươi 4
Cây thân gỗ
Bảng 2: Tổng hợp cá loài cây thân gỗ
STT Tên Việt Nam Tên Khoa học Họ Số lượng
1 Xà cừ Khaya senegalensls Xoan Nhiều
2 Sấu Dracontomelom Đào Ít
3 Phượng Jacararda acurifolia Đinh Ít
4 Bạch đàn Eucalyptusspp Sim Nhiều
5 Bằng lăng Lagerstromia speciosa Bằng lăng Ít
6 Cau vua Roystonea regia Cau Trung bình
7
Xoan
Melia Xoan Ít
8 Ngọc Lan Michelia alba Ngọc Lan -
Mangloniaceae
ít
9 Mít artocarpus integrifolia linn dâu tằm
(moraceae).
ít
Cây bụi
Bảng 3: Tổng hợp các loài cây bụi
STT
Tên Việt Nam Tên Khoa học Họ Số lượng
1
Lau Saecharu Lúa Ít
2
Sậy Phragmites Lúa Ít
3
Dương sỉ
Mcrosorum
pteroput
Dương sỉ Nhiều
4
Guột
Cleichenia
linears clorce
Guột Ít
5 Cây Xuyến Chi bidenspilosa cúc Trung bình
6 Các loại cây
cảnh khác
Trung bình
Thảm tươi
Bảng 4: Tổng hợp các loài cây thảm tươi
STT Tên tiếng việt Tên khoa học Họ Số lượng cá thể
1 Cỏ Mần Trầu Eleusine indica Lúa (Poaceae) Nhiều
2 Cỏ Gà Cynodon dactylon Hòa thảo Nhiều
3 Cỏ ba lá Trifolium Đậu Ít
4 Cỏ lá gừng Axonopus compressu Hòa thảo Nhiều
5 Mơ lông Paederia foetida Thiến thảo Nhiều
3.1.2. Số loài cây trong ô tiêu chuẩn
Tiến hành lập 2 ô tiêu chuẩn
Ô tiêu chuẩn 1: Được tiến hành ở trước giảng đường C
Ô tiêu chuẩn 2: Được tiến hành ở sân bóng khu KTX B
Mỗi ô tiêu chuẩn có 5 ô dạng bản.
Ô tiêu chuẩn Ô dạng bản
(O
Số loài cây (loài)
Cây tán cao Cây bụi Cây thảm
tươi
1 1 1 0 1
2 0 1 1
3 0 0 1
4 0 0 3
5 0 0 2
2 1 0 1 1
2 0 4 1
3 0 2 2
4 0 3 1
5 0 4 2
OTC ODB Tên khoa học Tên thường gọi Số lượng Công dụng
1
1
Eleusine indica Cỏ mần trầu Nhiều Làm cảnh
Khaya senegalensls Cây xà cừ ít Lấy gỗ, làm
cảnh, lấy bóng
mát
2
Eleusine indica Cỏ mần trầu Nhiều Làm cảnh
Mimosa pudica L Cây xấu hổ Ít Làm thuốc
Bidens pilosa Cây cảnh khác ít Làm cảnh
3
Eleusine indica Cỏ mần trầu Nhiều Làm cảnh
4
Cynodon dactylon Cỏ gà ít Làm cnahr
Eleusine indica Cỏ mần trầu Nhiều
Làm cảnh
Cỏ 3 lá Trifolium Cỏ 3 lá ít
5
Eleusine indica Cỏ mần trầu Nhiều Làm cảnh
Cynodon dactylon Cỏ gà Nhiều Làm cảnh
2
1
Pteridophyta Cây dương xỉ ít
Cynodon dactylon Cỏ mần trầu Nhiều
2
Cynodon dactylon Cỏ gà Nhiều
Axonopus compressu Cỏ lá gừng Nhiều
Eucalyptusspp Bạch đàn ít Lấy gỗ
3
Axonopus compressu Cỏ lá gừng Nhiều Làm thuốc
Cynodon dactylon Cỏ gà Nhiều
Thực vật ngoại
tầng
Nhiều
4
Cleichenia linears clorce Cây guột ít Làm thuốc
Bidens pilosa Cây xuyến chi Nhiều
Thực vật ngoại
tầng
Nhiều
Paederia foetida Cây mơ lông Nhiều Làm rau
5
Axonopus compressu Cỏ lágừng Nhiều Làm thuốc
Thực vật phụ
sinh
Nhiều Dại
Cleichenia linears clorce Cây guột ít
3.1.3 Các loài cây ưu thế
a, Tại ô tiêu chuẩn số 1
- Cấy ưu thế tạ ô tiêu chuẩn số 1 chủ yếu là các loại cỏ
- Một số loại cây khác như xà cừ, cây hoa Mộc Lan và một số loại cây cảnh
khác.
- Tại khu vực giảng đường C chủ yếu là các loài cây do con người trồng, có
sự chăm sóc của con người. Các loại thực vật ở đây sinh trưởng và phát triển
khá tốt.
b, Tại ô tiêu chuẩn số 2
- Loại cây ưu thế tại ô tiêu chuẩn số 2 chủ yếu là các loài bụi và cây thảm
tươi.
- Tại khư vực ô tiêu chuẩn số 2 là bãi đất hoang thuộc sân bóng của ký túc
xá B. Vì vậy tại khu vức này chủ yếu là các loài cây dại. Tại đây không có
sự chăm sóc của con người.
3.2 Đánh giá yếu tố sinh thái
3.2.1 Yếu tố tự nhiên
- Độ ẩm của đất: tại cả 2 khu vực ô tiêu chuẩn đất đều có độ ẩm khá cao.
- Ánh sáng
+ Tại ô tiêu chuẩn số 1: có cây cao tán nên lượng ánh nắng mặt trời rất khó
chiếu xuống các thảm thực vật ở dưới. Vì vậy tại khu vực này chỉ thuận lợi
cho việc chồng các loại cây ưu bóng dâm
+ Tại ô tiêu chuẩn số 2: tại đây có rất ít cá loại cây cao tán nên lượng ánh
sáng chiếu mặt đất là rất lơn. Vì vậy ở khu vực này các loài cây bụi, cây
thảm tươi phát triển rất tốt
-Địa hình : tại hai khu vực ô tiêu chuẩn đều có địa hình khá ổn định
3.2.2 Yếu tố nhân tạo
- Các tác động của con người tới khu vực điều tra chủ yêu là từ cá hoạt động
sinh hoạt và dịch vụ. Đó là rác thải, nước thải, khói bụi do nhóm lò đốt rác
thải.
- Tại khu ô tiêu chuẩn số 1 thì tại đây cá loài thực vật còn có sự chăm sóc
của con người nên các loài thực vật ở đây phát triền rất tốt.
3.3 Đánh giá công tác bảo tồn tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm Nghiệp
miền núi phía Bắc
3.3.1 thiệu chung về trung tâm:
a, Lịch sử hình thành và phát triển:
Trung tâm Nghiên cứu Lâm Nghiệp vùng núi phía Bắc ( viết tắt là
NORFOR) được thành lập theo quyết định số 678/QĐ-TCCB ngày
15/08/2013 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên, Trung tâm là đơn vị trực
thuộc Đại học Nông Lâm Thái Nguyên quản lý.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, hoạt
động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tuân thủ theo Nghị
định 115/NĐ-CP của chính phủ
Là một trong những đơn vị trực thuộc của Trường Đại học Nông
Lâm, Trung tâm có các văn phòng làm việc tiện nghi, các trạm nghiên cứu
thực nghiệm và phòng nghiên cứu hiện đại được trang bị đầy đủ trang thiết
bị máy móc, bao gồm phòng thí nghiệm có trang thiết bị đo đạc, vẽ bản đồ,
điều tra trữ lượng rừng. Đội ngũ cán bộ hơn 60 nhân sự có trình độ cao, từ
cao đẳng, cử nhân, kỹ sư cho đến trình độ sau đại học và đội ngũ chuyên gia
TS, PGS, GS với nhiều chuyên môn đa dạng, phù hợp với các loại hình
nghiên cứu và ứng dụng. Ngoài ra Trung tâm còn có đội ngũ cộng tác viên là
những chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước, thuộc các lĩnh vực hoạt
động của trung tâm đến từ các Viện nghiên cứu, các Trung tâm tư vấn
chuyển giao kỹ thuật, các tổ chức quốc tế và các trường đại học. Là đơn vị
trực thuộc trường Đại học Nông Lâm quản lý, song đơn vị có chức năng lực,
tài chính độc lập, chủ động được vốn 100% cho các hoạt động nghiên cứu
tư vấn chuyển giao kỹ thuật và sản xuất, và luôn đảm bảo tiến độ và chất
lượng. Trung tâm luôn được các đối tác đánh giá cao trong những năm qua.
b, Mục tiêu:
- Tuyển chọn và lưu giữ các nguồn gen của các tập đoàn giống cây
trồng lấy gỗ, cây đa tác dụng và cây dược liệu có giá trị kinh tế cao.
- Tạo được những vườn giống và rừng giống có chất lượng cao để
phục vụ cho công tác phát triển trồng rừng và cây đặc sản ở khu vực miền
núi phía Bắc.
- Xây dựng các mô hình trình diễn về tiễn bộ khoa học kỹ thuật nông
lâm nghiệp phục vụ cho công tác đào tạo và chuyển giao khoa học kỹ thuật
nông lâm nghiệp cho các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Nghiên cứu và chuyển giao các mô hình quản lý tài nguyên thiên
nhiên theo hướng bền vững đối với khu vực miền núi phía Bắc.
- Liên kết với các Viện, trường, Bộ, ngành và tổ chức chính phủ và
phi chính phủ trong và ngoài nước thong qua các dự án đầu tư nghiên cứu để
tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ sản xuất lâm
nghiệp, bảo tồn và phát triển ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
- Tăng cường năng lực nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ giảng dạy,
nghiên cứu sinh sau đại học và sinh viên của trường Đại Học Nông Lâm
thuộc Đại Học Thái Nguyên nhằm đáp ứng được tiêu chí đánh giá nâng cao
chất lượng đào tạo và khả năng nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật vào
thực tiễn sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
c, Lĩnh vực hoạt động:
Trung tâm nghiên cứu Lâm Nghiệp Vùng núi phía Bắc có chức năng
nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, chuyển giao khoa học công nghệ với nhiều lĩnh
vực chuyên môn khác nhau, song tập trung chủ yếu 10 lĩnh vực chuyên
ngành dưới đây:
- Giống cây lâm nghiệp, cây đặc sản, cây dược liệu và cây ăn quả
+ Cải thiện giống cây ( chọn tạo giống, nhân giống và khảo nghiệm giống, )
+ Sản xuất cây con theo kỹ thuật chiết ghép và giâm hom.
+ Nuôi cấy mô tế bào theo quy trình kỹ thuật cao.
- Quy hoạch và viễn thám rừng
+ Đo đạc
+ Quy hoạch, giao đất Nông – Lâm nghiệp
+ Công nghệ thông tin và viễn thám.
- Lâm sinh và trồng rừng:
+ Trồng rừng
+ Phục hồi rừng tự nhiên
- Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen:
+ Lưu trữ và bảo tồn nguôn gen động – thực vật
+ Phân loại động thực vật rừng
+ Ứng dụng tin sinh học trong bảo tồn và lưu giữ các nguồn gen
+ Cứu hộ loài và chăn nuôi động vật hoang dã
+ Du lịch sinh thái.
- Nông lâm kết hợp:
+ Đo đạc, thiết kế mô hình
+ Tư vấn kỹ thuật
- Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng:
+ Phát triển, bảo vệ rừng và quản lý rừng bền vững
+ Lâm nghiệp xã hội
+ Bảo vệ và phục hồi đất
+ Quản lý nguồn nước
- Phát triển bền vững và vấn đề biến đổi khí hậu
+ Cải tạo cảnh quan
+ Giám sát và đánh giá tác động môi trường
+ Xây dựng và kiểm định tiêu chuẩn môi trường lien quan đến rừng
+ Công nghệ môi trường
+ Quản lý môi trường
+ Giáo dục môi trường
+ Phòng tránh thiên tai
- Thiết kế cảnh quan:
+ Đo đạc, quy hoạch và thiết kế cảnh quan
+Tư vấn kỹ thuật
- Đánh giá chương trình dự án thuộc các lĩnh vực
+ Nông nghiệp
+ Lâm nghiệp
+ Môi trường
+ Phát triển nông thôn
+ Kinh tế môi trường
d, Trung tâm hiện có các loài cây:
Trung tâm hiện có gần 100 loài cây. Được chia làm 4 nhóm chính đó là:
- Cây ăn quả: các loại chuối nuôi cấy mô, Táo, Chanh, Xoài Thái Lan, Vú
Sữa, Bưởi Diễn, Bưởi Da Xanh, Nhãn, Na,…
- Cây Lâm nghiệp: Các loại Keo, Bạch đàn mô, hom; Lát hoa, Sao Đen, Sưa
Đỏ, Lim Xanh, Xà Cừ, Thông, Giổi Xanh, Chò Nâu, Bách Xanh, Trầm Gió,
…
- Cây dược liệu: Ba Kích, Đinh Lăng, Sa Nhân, Sâm Cau, Tam Thất,…
- Cỏ và thảm cảnh
3.3.2 Hiện trạng công tác bảo tồn tại trung tâm:
a, Hình thức bảo tồn: nghiên cứu và tìm ra các loại phương pháp bảo tồn
thích hợp nhất đối với mỗi loài cây. Nhờ đó có thể bảo tồn được các loài cây
quý hiếm (nguồn gen quý), đang có nguy cơ tuyệt chủng.
b, Phương pháp bảo tồn:
Sử dụng hai phương pháp bảo tồn ngoại vi và nội vi
- Ngoại vi có nghĩa là: lấy mẫu vật cần được bảo tồn đưa về Trung tâm
để nghiên cứu và nhân rộng nó.Ví dụ: Lấy mẫu vật ở rừng tự nhiên
đem giâm hom để hình thành cây con mới, đối với những cây quý và
đang nguy cấp có nguy cở tuyệt chủng
- Phương pháp nội vi: trực tiếp bảo tồn các loài sinh vật tại chính địa
bàn phân bố của loài đó.
Do điều kiện về nhân lực, vật lực chưa đủ nên chủ yếu trung tâm sử dụng
phương pháp ngoai vi là chính.
Phần IV: KẾT LUẬN
4.1. Kết luận
Đợt thực tế này chúng tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc
nâng cao được hiệu quả kinh tế, cũng như công tác bảo vệ môi trường sống,
sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên.
- Qua quá trình điều tra tại khu vực giảng đường C, ký túc xá A và B
trường Đại học Thái Nguyên nhóm sinh viên đã rút ra một số kết luận sau:
+ Tại các ô tiêu chuẩn có tính đồng nhất khá cao.
+ Các yếu nhân tố môi trường cũng tác động rất lớn tới sự sinh trưởng và
phát triển của thực vật tại khu vực
+ Loài cây ưu thế của khu vực điều tra chủ yếu là các loài cây bụi và
thảm tươi.
Tuy nhiên, đa dạng về thực vật vẫn bị suy giảm qua các năm do điều
kiện tự nhiên, bệnh tật và tác động của con người.
Nhóm sinh viên còn nắm được kỹ thuật lấy mẫu đất và phân tích đánh
giá chất lượng đất tại khu vực.
- Qua buổi đi thực tế tại trung tâm nghiển cứu lâm nghiệp nhóm sinh viên đã
biết các vấn đề sau:
+ Biết được quá trình hình thành và phát triển của trung tâm
+ Hiểu được chức năng, nhiệm vụ của trung tâm
+ Biết được các phương pháp bảo tồn và phát triển các loài có nghi cơ tuyêt
trủng hoặc các loài có giá trị kinh tế cao.
+ Biết được thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của trung tâm.
4.2. Kiến nghị.
Một số kiến nghị:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, xây dựng các kế hoạch,
chính sách phù hợp để phát triển kinh tế khu vực kết hợp với bảo vệ môi
trường sống.
- Cần xây dựng các hệ thống điều tra, giám sát để đưa ra các phương
án phát triển kinh tế phù hợp.
- Tuyên truyền và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tăng cường nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ địa phương.
- Cần có sự đầu tư trang thiết bị khoa học kỹ thuật cho sản xuất.
- Nghiên cứ đưa ra các giống cây trồng mới có chât lượng và năng
suất cao hơn.
PHẦN V: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
5.1 Hình ảnh tại khu vức điều tra sinh cảnh
Hình ảnh 1: Lập cơ bản và ô thứ cấp
- Ô cơ bản có kính thức 25x40 m
- Ô thức cấp có kính thước 5x5 m
Hình ảnh 2: Ô dạng bản có kích thức 1x1 m
Hình ảnh 3: nhặt lá khô và cỏ tại ô dạng bản
Hình ảnh 4: Lấy mẫu đất tại ô dạng bản
Hình ảnh 5: Nước thải và rác thải
Hình ảnh 6: đốt rác thải cuẩ hộ dân
5.2 Hình ảnh tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm Nghiệp vùng núi phía Bắc
Hình ảnh 8: Rừng keo đầu dòng
Hình ảnh 9: Cây Mác Ca
Hình 10: Rừng bạch đàn đầu dòng
Hình 11: Khu vực trồng cây Ba Kích đầu dòng