Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Ai cũng có thể rối loạn tâm thần pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.5 KB, 13 trang )

Ai cũng có thể rối loạn tâm thần
Cuộc sống hiện đại với những áp lực đa dạng đã
khiến nhiều gia đình không ngờ người thân của mình
bị tâm thần dễ dàng đến thế!

Nghi
ện
trò
chơi
trực
tuyến
có th

dẫn
đến
biến
đ
ổi về
tính
tình,
nhân
cách

Các loại rối loạn tâm thần ở người trẻ biểu hiện
rất đa dạng, từ rối loạn về cảm xúc vị thành niên
mang tính chất do gia đình và xã hội tác động, rối
loạn do nghiện chất, học tập căng thẳng, rối loạn
do stress đến các bệnh tâm thần nặng.
Nguyên nhân: muôn hình vạn trạng
Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, trưởng phòng T4 chuyên điều
trị loạn thần nam và nghiện chất - Viện Sức khỏe tâm thần


quốc gia, cho biết số bệnh nhân trẻ tuổi bị rối loạn tâm
b
ạn trẻ
-
Ảnh:
Thanh
Đạm
thần phải điều trị nội trú tại các khoa phòng ngày càng
tăng cao, tập trung chủ yếu ở nhóm 16-25 tuổi.
Còn theo ThS.BS chuyên khoa II La Đức Cương - giám
đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư I (Thường Tín, Hà Nội),
bệnh nhân tâm thần ở người trẻ phải điều trị nội trú tại
bệnh viện đang gia tăng mạnh nhất ở nhóm nghiện chất
(đặc biệt thuốc lắc), nghiện trò chơi điện tử (gồm cả trò
chơi trực tuyến, các trò chơi lưu động, trò chơi đánh bạc
trên máy) và nghiện Internet.
Trước đây phổ biến quan niệm nghiện là xấu, là tệ nạn,
thì nay hội chứng nghiện tăng mạnh lại cho thấy những
đối tượng này chính là bệnh nhân cần điều trị. Tất cả
trường hợp nghiện chất, nghiện Internet và trò chơi điện
tử không dẫn đến chết người ngay, nhưng về lâu dài thì
giống nhau, tác động như loại thuốc độc, gây biến đổi
nhân cách mạnh mẽ.
Gần đây, Bệnh viện Tâm thần T.Ư I liên tục điều trị “con
nghiện trò chơi điện tử” với số lượng tăng dần đều. Ông
Cương phân tích: gia đình quan tâm đến con trẻ sẽ nhận
ra con em mình nghiện trò chơi điện tử đến mức cần điều
trị hay chưa vì nghiện trò chơi điện tử sẽ dẫn đến thay đổi
về tính tình thấy rõ. Ban đầu trẻ cục cằn, ăn nói xẵng
giọng, sống khép kín, chơi game lén lút vì bản thân nhận

thức việc làm của mình không đúng.
Tuy nhiên, sau đó sức hút của trò chơi lại khiến trẻ ngộ
nhận như thế là đúng, các em phải được thỏa mãn thú
chơi của mình. Gia đình ngăn cản thì bị cho là đối xử khắt
khe, không quan tâm Không phát hiện sớm, ngăn chặn
và điều trị kịp thời, người trẻ nghiện trò chơi điện tử,
nghiện Internet sẽ rơi vào trạng thái rối nhiễu phức tạp, có
xu hướng bỏ nhà đi lang thang, thậm chí còn đặt ra và
thực hiện “mục tiêu” tự sát.
Học hành căng thẳng dẫn đến tự ý dùng thuốc cũng là
một trong những nguyên nhân đưa đến bệnh tâm thần
như trường hợp của em L.T.T. (19 tuổi, Hà Nội).
Năm 2009, chuẩn bị cho kỳ thi đại học T. học ngày học
đêm, những mong sẽ đỗ cao như kỳ vọng của cả gia đình.
Oái oăm, chính sự miệt mài không ngơi nghỉ khiến T. rơi
vào trạng thái mệt mỏi, khó ngủ, ngủ rất ít. Gia đình mua
thuốc Hoạt huyết dưỡng não về cho T. uống để an thần,
nhanh chóng lấy lại sức. Không ngờ càng uống, càng tăng
liều thì trạng thái mất ổn định tinh thần, mất ngủ của T.
càng trầm trọng hơn. Chưa đầy một tháng trước kỳ thi đại
học, T. có dấu hiệu nặng dần của bệnh lý tâm thần. Theo
bác sĩ Dũng, chính loại thuốc mà gia đình tưởng giúp bổ
não cho T. uống trong thời gian dài ở liều cao đã gây tình
trạng rối loạn cảm xúc không kiểm soát, tiên lượng hết
sức nặng nề.
Chưa được điều trị đúng mức
Ông La Đức Cương nêu lên nghịch lý trong khi bệnh nhân
tâm thần có xu hướng gia tăng, thì tại VN số lượng bác sĩ
theo chuyên khoa này ngày càng hiếm. Mười năm trước,
Bệnh viện Tâm thần T.Ư I tiến hành khảo sát toàn quốc

cho kết quả cả nước chỉ có 850 bác sĩ chuyên khoa tâm
thần, tỉ lệ 1 bác sĩ/100.000 dân là con số quá thấp so với
khu vực. Mười năm sau, năm 2010, số lượng bác sĩ
chuyên khoa này vẫn không có gì thay đổi.
PGS.TS Trần Hữu Bình- viện trưởng Viện Sức khỏe tâm
thần quốc gia, cho biết: “Bệnh nhân tâm thần gia tăng
nhưng bác sĩ chuyên khoa tâm thần ngày càng vắng
bóng. Số bác sĩ mới chủ yếu là bác sĩ đăng ký nội trú ở
các chuyên ngành khác, nhưng hết chỉ tiêu đành phải rẽ
qua chuyên ngành này”.
Hiện tại cả nước có hơn 10.000 giường bệnh phân bổ ở
32 bệnh viện tâm thần của 30 tỉnh, thành (33 tỉnh, thành
không có bệnh viện, trung tâm điều trị bệnh nhân tâm
thần). Số người được điều trị thực tế chỉ chiếm 20-30% số
bệnh nhân cần điều trị. Ngoài điều kiện về dịch vụ y tế hạn
chế, tỉ lệ được chăm, chữa vẫn quá thấp như hiện nay
còn do tư tưởng ở một số người coi bệnh tâm thần là
“hết”, không thể chữa được. Trong khi đó, ThS La Đức
Cương cho hay không kể những loại bệnh tâm thần tiên
lượng khả thi, ngay ở bệnh tâm thần nặng như tâm thần
phân liệt nếu được điều trị sớm tại các cơ sở chuyên
khoa, có đến 25-30% bệnh nhân sẽ trở lại cuộc sống bình
thường.
10 lo
ại rối loạn tâm thần hay gặp

Đó là tâm th
ần phân liệt; động kinh; trầm cảm; lo âu; mất
trí tuổi già; loạn thần do chấn thương sọ não; ch
ậm phát

triển trí tuệ; rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên; nghi
ện
rượu; nghiện ma túy.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, tỉ lệ ư
ớc tính mắc các
ch
ứng rối loạn tâm thần trong cộng đồng khá lớn (14,9%
dân s
ố mắc 10 loại rối loạn tâm thần phổ biến) cho thấy
tất cả công dân hiện đại đều có nguy cơ m
ắc rối loạn tâm
thần nếu không biết cách dự phòng. Cách phòng b
ệnh tốt
nhất là phải hạn chế sang chấn, đón trước nguy c
ơ và
đưa ra ho
ạch định để xử lý sang chấn. Rối loạn giấc ngủ,
ngủ ít, ngủ không sâu, buồn chán, lo lắng (mơ hồ hoặc r
õ
rệt), mất tập trung báo hiệu bạn cần sự tư v
ấn của bác
sĩ chuyên khoa tâm thần.
Khi có những biến đổi bất thường về tư duy, ngôn ng
ữ,
hành vi thì nhất định phải có sự can thiệp điều trị y tế c
àng
sớm càng t
ốt, tránh sử dụng thuốc an thần, thuốc giảm
đau liên tục thời gian dài d
ễ dẫn đến lạm dụng thuốc, gây

hậu quả khôn lường.

×