Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bản tin tuần 23/05-27/05/2011 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.47 KB, 9 trang )



1
BẢN TIN TUẦN
2 3 / 0 5 - 2 7 / 0 5 / 2 0 1 1
TIÊU ĐIỂM
• Nhận định thị trường
• Tin vĩ mô
• Câu chuyện kinh tế
trong tuần (1) Tiền
đồng quay lưng với
ngân hàng?
• Thống kê thị trường




NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
Những quan ngại về bất ổn vĩ mô kéo dài và bắt đầu có dấu hiệu trầm trọng hơn đã gây
áp lực mạnh mẽ lên thị trường chứng khoán tuần qua.
Trên sàn HOSE, các bluechip như MSN, BVH đã có mạch điều chỉnh rất mạnh sau
những nỗ lực chống đỡ thị trường giai đoạn trước. Điều này đã cộng hưởng với sự đi
xuống chung của phần lớn các mã trên sàn tạo thành 5 phiên mất điểm liên tiếp với biên
độ mạnh. Trên sàn chứng khoán Hà Nội, HNX-Index phản ánh đúng diện mạo của toàn
TTCK Việt Nam khi đã chính thức rớt xuống mức thấp nhất trong lịch sử của chỉ số này.
Hai nhóm cổ phiếu BĐS và Chứng khoán lao dốc mạnh trên cả 2 sàn, đang xuống những
mức đáy thấp hơn. Dự kiến hai nhóm này sẽ tiếp tục kéo thị trường đi xuống do áp lực
giảm tỷ lệ dư nợ cho vay phi sản xuất đang rất gấp rút. Thực tế, trong tuần, dấu hiệu giải
chấp ở một số mã cổ phiếu đã rất rõ, hoàn toàn phù hợp với tình trạng nợ phải thu rất
lớn tại các Công ty chứng khoán
CPI tháng 05 của Hà Nội, mới được công bố ở mức 1,76%, giảm ½ so với tháng đỉnh


điểm, CPI trung bình của cả nước có thể vào khoảng dưới 2%, vẫn ở mức rất cao. Đến
nay, sau nhiều tháng thắt chặt tiền tệ, lạm phát vẫn chưa có dấu hiệu được khống chế
thực sự. Điều đó cho liều lượng chưa đủ và cần đi đúng vào bản chất vấn đề là thắt chặt
tài khóa, giảm mạnh đầu tư công. Tuy nhiên, vế sau luôn là bài toán khó từ nhiều năm
nay do đặc thù lợi ích nhóm của nền kinh tế Việt Nam. Có rất nhiều điều để nói về tình
hình của các lĩnh vực đang có vấn đề hiện nay như Ngân hàng, Bất động sản, Chứng
khoán. Tuy nhiên, điều mà tất cả quan tâm là đáy của thị trường sẽ ở mức nào. Theo
chúng tôi, khó có thể nhận định chính xác điều gì. Do Việt Nam vẫn đang trong vòng
xoáy Lạm phát – Kích cầu – Lạm phát, chỉ khi lạm phát có dấu hiệu giảm thực sự, nền
kinh tế có đủ điều kiện để thực hiện kích cầu, dù dưới mọi hình thức hoặc quy mô như
thế nào, thì TTCK mới có cơ sở để hình thành mức đáy trung và dài hạn.


2

TIN VĨ MÔ
Kinh tế thế giới
EU thay thế Nhật, thành nhà nhập khẩu số 1 của Trung Quốc
Liên minh châu Âu (EU) đã thay thế Nhật Bản trở thành thị trường nhập khẩu số 1 của Trung Quốc, dựa trên số
liệu thương mại 4 tháng đầu năm mà Bộ Thương mại Trung Quốc mới công bố đầu tuần.
Thương mại giữa Trung Quốc và EU đã tăng 23,5% trong 4 tháng đầu năm so với cùng kì, lên đến 170,01 tỷ
USD.
Phát ngôn viên Bộ Xây dựng Trung Quốc cho biết, Trung Quốc và EU đều là đối tác thương mại hàng đầu của
nhau, và việc có những rắc rối pháp lý trong thương mại 2 bên là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, tỷ lệ các
sản phẩm liên quan đến vấn đề pháp lý là rất nhỏ, khoảng 1-3%.
Nhận xét này được đưa ra sau khi EU lần đầu tiên sử dụng các biện pháp chống trợ cấp và áp thuế chống bán
pháp giá giấy in nhập từ Trung Quốc.
Năm ngoái, Nhật Bản là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc, nhưng hoạt động xuất khẩu sang Trung
Quốc đầu năm nay sụt giảm do ảnh hưởng của trận động đất và sóng thần.


PBOC bơm 67 tỷ Nhân dân tệ vào hệ thống ngân hàng tuần qua
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã bơm 67 tỷ Nhân dân tệ (10,3 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng
trong tuần này sau khi tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và giảm quỹ ngoại hối.
PBOC đã bán 20 tỷ Nhân dân tệ tín phiếu kì hạn 3 tháng cho các ngân hàng thương mại vào hôm nay. PBOC
cũng thực hiện thanh toán các tín phiếu và các hợp đồng mua lại, thực hiện bơm thị trường vào 67 tỷ Nhân dân
tệ.
Tuần trước, PBOC đã bơm ra thị trường 30 tỷ Nhân dân tệ thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Các nhà phân
tích cho biết, việc PBOC nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0,5% đã làm giảm thanh khoản thị trường khoảng 370
tỷ Nhân dân tệ.
Quỹ ngoại hối của Trung Quốc giảm xuống, cũng giúp giảm bớt áp lực phải thắt chặt tiền tệ cho ngân hàng
trung ương. Quỹ ngoại hối trong tháng 4 giảm tới 23,8% so với tháng 3 do PBOC đã mua một lượng ngoại tệ trị
giá 310,72 tỷ Nhân dân tệ từ các ngân hàng thương mại trong tháng trước.

Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng nhà nước (NHNN) nâng lãi suất trên OMO lên 15%
Sáng 17/5, Ngân hàng Nhà nước đã nâng lãi suất trên thị trường mở thêm 100 điểm phầm trăm (1%) lên 15%/
năm, từ mức 14% có hiệu lực từ ngày 4/5 đến 16/5.
Như vậy, lãi suất trên thị trường mở đã tăng 200 điểm phầm trăm (2%) sau hai lần điều chỉnh trong tháng
5/2011 và tăng 800 điểm phầm trăm (8%) kể từ tháng 11/2010.
Trong phiên đấu thầu thứ 176, 177 hôm nay (17/5), Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra 4.000 tỷ đồng trên OMO,
kỳ hạn 7 ngày.


3

Được biết, từ ngày 4-13/5, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra 205.047 tỷ đồng trên OMO và hút về 164.252 tỷ
đồng. Như vậy, trong khoảng thời gian này, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng số tiền 40.795 tỷ đồng.
Còn nếu tính từ đầu năm 2011 đến ngày 13/5, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra 2.012.130 tỷ đồng và hút về
2.007.098 tỷ đồng, đưa mức bơm ròng đạt hơn 5.000 tỷ đồng.


CPI Hà Nội tháng 5 tăng 1,76%, TP.HCM tăng 2,38% so với tháng trước
Cục Thống kê Hà Nội vừa cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2011 của Thủ đô tăng 1,76% so với tháng
trước. So với cùng kỳ và tháng 12/2010, CPI tháng này tăng lần lượt là 19,08% và 11,59%. Như vậy, sau khi
tăng trên 3% trong tháng 4, CPI của Hà Nội đã giảm tốc. Đây cũng là mức tăng thấp nhất của chỉ số này trong 4
tháng gần đây.
10/11 nhóm hàng chính tăng giá chỉ duy nhất nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,73%. Giá nhóm nhà ở và vật
liệu xây dựng tăng 2,99%, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,25%, nhóm hàng thực phẩm tăng 2,2%,
nhóm giao thông là nhóm có mức tăng cao thứ 2, đạt mức 2,23%, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,01%.
Trong tháng, giá vàng trên thị trường Hà Nội tăng 1,62 % so tháng trước, trong khi giá USD đã giảm 0,75%.
Theo tin từ Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tăng 2,38% so với tháng 4/2011.
Khu vực thành thị tăng 2,38%, khu vực nông thôn tăng 2,42%.
Loại trừ nhóm Bưu chính viễn thông có mức giá giảm (-1,72%). 10 nhóm hàng còn lại đều có mức giá tăng.
Nhóm hàng thực phẩm tăng tới 4,36%, Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt tăng 2,9%, Nhóm thuốc và dịch vụ y tế
tăng 4,25%, Nhóm giao thông tăng 2,77%
So với tháng 12/2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng 10,78% (cùng kỳ năm trước tăng 4,51%)
Giá vàng tháng 5 tăng 1,57% so với tháng trước, tăng 39,49% so với tháng 5/2010 và tăng 4,59% so với tháng
12/2010. Chỉ số tỷ giá USD so với tháng trước giảm 2,66%, và giảm 2,5% so với tháng 12/2010 nhưng tăng
9,03% so với tháng 5/2010

Nhập khẩu tháng 4 lập kỷ lục, cao nhất kể từ sau tháng 12/2009
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất khẩu tháng 4 đạt gần 7,44 tỷ USD, giảm nhẹ
so với tháng trước nhưng vẫn thuộc tháng có kim ngạch cao từ trước đến nay. Kim ngạch nhập khẩu tiếp tục
tăng gần 1% so với tháng trước và đạt xấp xỉ 8,93 tỷ USD. Với kết quả này, nhập siêu tháng 4 đã mở rộng hơn
so với cách đây một tháng, đạt khoảng 1,493 tỷ USD ( tháng trước là 1,409 tỷ USD). Như vậy, nhập siêu tháng
4/2011 đã đạt mức cao nhất kể từ sau tháng 12/2009.
Lũy kế đến tháng 4/2011, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã đạt gần 27,25 tỷ USD, tăng 37,2% so với cùng
kỳ năm trước và bằng 34,3% kế hoạch năm. Với nhập khẩu, kim ngạch 4 tháng năm 2011 đã đạt trên 32,13 tỷ
USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ và bằng 34,4% kế hoạch năm. Như vậy, nhập siêu tính đến hết tháng 4/2011
đã vào khoảng 4,9 tỷ USD, tăng xấp xỉ 6,5% so với con số nhập siêu của cùng kỳ năm trước.
Mức tăng trưởng ấn tượng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu được ghi nhận ở nhiều nhóm hàng có kim ngạch

lớn.
Với xuất khẩu, chỉ có 5/35 nhóm mặt hàng có kim ngạch 4 tháng giảm so với cùng kỳ, bao gồm chè; than đá;
hóa chất; sản phẩm mây, tre, cói, thảm; và sản phẩm thủy tinh. Nhiều nhóm mặt hàng có kim ngạch tăng rất cao
như cà phê, sắn, cao su đều tăng hơn 2 lần; hạt tiêu, chất dẻo nguyên liệu, quặng và khoáng sản, sắt thép cac
loại đều tăng hơn gấp rưỡi


4

Tính về lượng, có 4 nhóm hàng xuất khẩu giảm so với cùng kỳ. Riêng giá bình quân xuất khẩu thì chỉ gạo là
giảm nhẹ khoảng 7%, còn lại đều tăng. Chỉ yếu tố tăng giá đã làm kim ngạch xuất khẩu 4 tháng 2011 tăng thêm
hơn 2,1 tỷ USD, trong tổng số khoảng 7,51 tỷ USD tăng thêm 4 tháng đầu năm nay.
Với nhập khẩu, trong 43 nhóm mặt hàng được liệt kê, chỉ có 6 nhóm giảm về kim ngạch so với cùng kỳ, gồm rau
quả; thức ăn gia súc; nguyên phụ liệu thuốc lá; clinke; nguyên phụ liệu dược phẩm; và phương tiện vận tải phụ
tùng.
Các nhóm hàng tăng mạnh về kim ngạch so với cùng kỳ gồm bông tăng hơn gấp 2; xăng dầu, khí đốt hóa lỏng,
xơ sợi dệt, ô tô nguyên chiếc đều tăng hơn gấp rưỡi; khoảng 17 nhóm hàng có mức tăng kim ngạch từ xấp xỉ
30-40%
Cũng như xuất khẩu, yếu tố giá giúp kim ngạch nhập khẩu tăng khá cao trong 4 tháng đầu năm nay. Giá bình
quân toàn bộ 12 nhóm hàng tính được về lượng (không kể ô tô, xe máy nguyên chiếc) đều tăng so với cùng kỳ
năm trước.
Yếu tố tăng giá đóng góp thêm gần 2,44 tỷ USD vào mức tăng kim ngạch chung gần 7,8 tỷ USD của 4 tháng đầu
năm 2011.

CÂU CHUYỆN KINH TẾ TRONG TUẦN
Tiền đồng quay lưng với ngân hàng?
Tốc độ huy động vốn tại các tổ chức tín dụng trong nước đang trong đà suy giảm, trong đó, huy động tiền đồng
bị suy giảm mạnh hơn cả. Nguyên nhân do giảm tốc độ tăng tín dụng và giảm lượng tiền uỷ thác không đáng
ngại. Tổng phương tiện thanh toán bị suy giảm sẽ khiến cho tốc độ tăng của lạm phát giảm dần. Tuy nhiên, nếu
tỷ lệ tiền mặt ngoài hệ thống tăng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng sẽ không được đảm bảo.









Nguồn: IMF, NHNN
Mặt khác, tín dụng đen sẽ có khả năng gây ra những rủi ro ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng Nhà nước. Một
chính sách đảm bảo lãi suất thực dương cho nền kinh tế là cần thiết để giải quyết nguy cơ này.
Tốc độ huy động vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nước đang trong đà suy giảm. Nếu tính so với cuối
năm 2010 thì tăng trưởng tổng huy động vốn từ tháng 1 đến tháng 4.2011 lần lượt là -2,46%; 1,9%; 1,56% và
0,46%. Huy động tiền đồng bị suy giảm mạnh hơn cả. Tính đến ngày 21.4.2011, tiền gửi VND tại các TCTD giảm
1,09% so với tháng trước, trong đó, tiền gửi VND giảm 1,84%, còn tiền gửi ngoại tệ tăng 1,46%. Diễn biến này


5

có thể coi là bất thường, bởi trong những năm gần đây, kể cả năm 2008 khi tiền tệ thắt chặt, huy động vốn
thường có xu hướng tăng dần trong các tháng đầu năm. Đối với VND, thị trường kỳ vọng rằng với việc các tổ
chức và cá nhân bán mạnh ngoại tệ ra thị trường trong thời gian vừa qua, thì lượng tiền gửi VND phải tăng lên
thay vì giảm đi.
Vốn huy động và dư nợ cho vay luôn có tác động tương hỗ với nhau. Khi một khách hàng gửi tiền vào ngân
hàng, ngân hàng sẽ sử dụng một phần để dự trữ, một phần để cho vay ra nền kinh tế. Lượng tiền cho vay ra
sớm muộn sẽ quay trở lại vào hệ thống ngân hàng dưới hình thức tiền gửi của một khách hàng khác.
Nếu nền kinh tế hoạt động hiệu quả, tốc độ quay vòng của dòng tiền nhanh. Hệ số nhân tiền tăng sẽ làm gia tăng
lượng tiền gửi của hệ thống ngân hàng. Khi tín dụng bị thắt chặt, ngân hàng thương mại (NHTM) hạn chế cho
vay. Dòng tiền sẽ ra khỏi ngân hàng chậm hơn khiến cho hệ số nhân tiền giảm và làm giảm dòng tiền trở lại
ngân hàng.

Thực tế của Việt Nam trong những năm qua đã minh hoạ cho mối quan hệ này. Khi tín dụng tăng thì huy động
cũng tăng và ngược lại. Trong giai đoạn từ tháng 3.2008, khi ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện chính sách
tiền tệ thắt chặt bằng việc phát hành trái phiếu chính phủ bắt buộc và từ cuối năm 2009 khi gói hỗ trợ lãi suất
chuẩn bị kết thúc thì tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động đều giảm dần.
Hiện tại, nhằm thực hiện chỉ thị 01/2011 được NHNN ban hành ngày 1.3.2011 với mục tiêu kiềm chế lạm phát và
ổn định vĩ mô thì tốc độ tăng trưởng tín dụng đang được yêu cầu phải giảm dần sao cho tăng trưởng tín dụng
của toàn hệ thống ngân hàng trong năm 2011 xuống dưới 20%. Vì thế, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong bốn
tháng đầu năm 2011 đạt 5,01% so với cuối năm 2010, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của cùng kỳ năm
ngoái là 5,58%. Với việc NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt như hiện nay thì tốc độ tăng trưởng
huy động vốn của hệ thống ngân hàng sẽ còn chậm lại.
Trần lãi suất tiền gửi ngăn cản dòng tiền vào
Với mức lạm phát tính so với cùng kỳ lên đến 17,51% vào tháng 4.2011 thì trần lãi suất tiền gửi 14% đã khiến
cho lãi suất thực của nền kinh tế bị âm. Người dân sẽ có thiên hướng giữ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng để
tìm các kênh bảo tồn vốn khác tốt hơn. Điều này có nghĩa rằng, sau khi được cho vay ra dòng tiền sẽ lòng vòng
ở bên ngoài lâu hơn, trước khi quay trở lại hệ thống ngân hàng.
Báo cáo của NHNN cho thấy tỷ lệ tiền ngoài hệ thống trong tháng 4 đã tăng 1,45% so với tháng trước và so với
cuối năm trước tăng 4,12%. Mặc dù so với các năm trước, các mức tăng này không phải là bất thường. Tuy
nhiên, nếu xét về xu hướng khi so với tổng cung tiền thì đây lại là điều đáng ngại. Số liệu của IMF và NHNN cho
thấy xu hướng giảm của tỷ lệ tiền ngoài hệ thống so với tổng cung tiền (M2) đã có dấu hiệu bị chững lại kể từ
giữa năm 2010. Lượng tiền mặt bơm ra để giải quyết thanh khoản vào cuối năm đã không quay trở lại hệ thống
ngân hàng sau đó.
Tiền mặt ngoài hệ thống tăng là dấu hiệu cho thấy tín dụng đen có xu hướng nở rộ. Theo báo Đời sống & Pháp
luật ngày 24.3.2011, mức lãi suất huy động trên thị trường tín dụng đen cao hơn rất nhiều so với lãi suất ngân
hàng, và hiển nhiên, mức lãi suất cho vay ra cũng phải rất cao. Tuy nhiên, nhu cầu vay vẫn rất lớn bởi các doanh
nghiệp, đặc biệt là bất động sản, khi đã triển khai dự án thì khó có thể dừng lại được. Trong khi những doanh
nghiệp này không thể vay được ngân hàng thì họ phải tìm đến một kênh tín dụng khác là tín dụng đen. Có cầu ắt
sẽ có cung. Với mức lãi suất huy động cao, nhiều người gửi tiền bất chấp rủi ro đã rút tiền khỏi ngân hàng để
tham gia vào hoạt động tín dụng đen.
Lượng tiền gửi ủy thác từ các ngân hàng thương mại khác giảm
Một nguyên nhân nữa khiến tốc độ tăng trưởng huy động giảm có thể xuất phát từ hoạt động rút vốn uỷ thác gửi

qua các công ty con của các NHTM.


6

Trong tính toán tiền gửi huy động của hệ thống ngân hàng thì lượng tiền huy động trên thị trường liên ngân hàng
sẽ không được bao gồm. Nhưng nếu NHTM thông qua các công ty con của mình gửi tiền vào NHTM khác thì
lượng tiền này lại được tính vào tiền gửi huy động, vì các NHTM không thể phân biệt được tiền gửi từ công ty
con này là tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế hay từ NHTM khác.
Theo VnEconomy ngày 1.4.2011, trong bài Rùa tai đỏ trong lòng ngân hàng, trước đây khi lãi suất trên thị trường
2 (thị trường liên ngân hàng) thấp hơn lãi suất huy động tiền gửi trên thị trường 1 (thị trường huy động dân cư và
các tổ chức kinh tế), nhiều ngân hàng thay vì cho vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất thấp, đã thông
qua các công ty con của mình, gửi tiền vào ngân hàng khác lấy chênh lệch.
Như vậy, có thể tại một số thời điểm lãi suất trên thị trường 2 thấp hơn lãi suất trên thị trường 1 như vào cuối
tháng 12.2010 và cuối tháng 1.2011, nhiều ngân hàng đã thực hiện hoạt động uỷ thác. Sang tháng 3 và tháng
4.2011, khi NHNN bắt đầu nâng dần lãi suất cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất cho vay trên thị trường
mở thì lãi suất trên thị trường 2 tăng lên cao hơn nhiều so với lãi suất trên thị trường 1. Các NHTM sẽ rút các
khoản tiền gửi uỷ thác trước đây thông qua các công ty con khiến tiền gửi huy động của hệ thống ngân hàng sụt
giảm.
Nguồn: SGTT


7

THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG

Tương quan chỉ số và KLGD




Chênh lệch KL Mua và KL bán



Giao dịch của NĐTNN





8

GIAO DỊCH CỔ PHIẾU CỦA THÀNH VIÊN NỘI BỘ - CỔ ĐÔNG LỚN

CK

Ngày
thông báo

Tổ chức/Người GD

Chức vụ
người liên
quan

Kiểu giao
dịch

CP sở
hữu

trước GD

CP đăng
ký GD

FDC

20/05/2011

Mai Ngọc Yến

Phó TGĐ

Bán

48,876

30,000

TMT

20/05/2011

Công ty TNHH Qlý Quỹ SSI



Mua-Bán

2,262,920


678,270

PV2

20/05/2011

Tổng CTCP BH Dầu khí Việt Nam



Mua

14,539,700

2,370,700

SDN

20/05/2011

Liu Chien Hung

TV HĐQT

Mua

67,864

50,000


LIX

20/05/2011

Templeton Frontier Markets Fund



Bán

450,000

270,000

HHG

20/05/2011

Phạm Xuân Nhượng



Mua

1,013,700

200,000

DZM


20/05/2011

Phamova Hoàng Anh

TV HĐQT

Bán

165,000

33,000

SCD

20/05/2011

Templeton Frontier Markets Fund



Mua-Bán

438,570

254,340

PXL

20/05/2011


Trần Mạnh Dũng

PCT HĐQT

Mua

40,000

50,000

DC2

20/05/2011

Trần Thanh Hải

TV HĐQT

Mua

45,100

10,000

BCE

19/05/2011

Lê Thị Diệu Thanh


TV HĐQT

Mua

0

30,000

VGP

19/05/2011

Bùi Công Giang

PCT HĐQT

Mua

15,300

500,000

VMC

19/05/2011

Công ty Chứng khoán Rồng Việt




Mua-Bán

492,900

300,000

VGP

19/05/2011

Công ty Cổ phần A.N.P.H.A



Mua

934,933

200,000

HAD

19/05/2011

CTCP Chứng khoán BSC



Mua-Bán


408,630

400,000

DZM

19/05/2011

Đặng Đình Hưng

CT HĐQT/TGĐ

Bán

527,231

15,000

SPP

19/05/2011

CTCP Chứng khoán BSC



Bán

940,700


500,000

SGC

19/05/2011

CTCP Chứng khoán BSC



Mua-Bán

479,533

400,000

HDO

19/05/2011

CTCP Quản lý quỹ Bông Sen



Mua

830,000

150,000


BHS

18/05/2011

Huỳnh Bích Ngọc

TV HĐQT

Mua

0

4,200,000

PGD

18/05/2011

TCT Khí Việt Nam



Mua

20,752,000

700,000

TLH


18/05/2011

Phạm Thị Hồng



Mua-Bán

52,500

52,500

PVX

18/05/2011

Market Vectors ETF Trust



Mua-Bán

12,756,218

13,750,00
0

AVF


18/05/2011

CTCP Chứng khoán BSC



Mua-Bán

1,916,550

1,000,000

RDP

18/05/2011

CTCP Ckhoán Sài Gòn - Hà Nội



Bán

764,720

500,000

RDP

18/05/2011


CTCP Ckhoán Sài Gòn - Hà Nội



Mua

764,720

500,000

HQC

18/05/2011

Lê Đình Viên

TV HĐQT

Mua

1,990,000

500,000

HQC

18/05/2011

Nguyễn Thị Diệu Phương


PCT HĐQT

Mua

2,000,000

500,000

HBC

18/05/2011

CTCP Chứng khoán BSC



Mua-Bán

303,828

300,000

LGL

18/05/2011

CTCP Chứng khoán BSC




Mua-Bán

1,867,444

1,000,000

SPM

18/05/2011

Hồ Mộng Tiên



Bán

883,670

200,000



9
Khuyến cáo
Bản tin thị trường của Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex (ART) chỉ để dùng cho mục đích
tham khảo. Quý khách không nên dựa vào những thông tin này cho bất kỳ mục đích gì, bao
gồm, nhưng không giới hạn, việc ra quyết định đầu tư. ART/đối tác/nhà cung cấp dịch vụ
của ART không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, do bị xử
phạt, do ngẫu nhiên, do một tình huống đặc biệt hay mang tính hệ quả nào phát sinh từ,
hoặc do liên hệ theo một cách nào đó với việc sử dụng Bản tin thị trường của ART hay dựa

vào những thông tin được cung cấp trên đó.
Phòng Phân tích và Đầu tư
Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex

Tầng 2, tòa nhà CEO, Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội

Tel: 84.4.39 368 368
Fax: 84.4.39 368 367

Website: www.artex.com.vn
Email:

×