Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

thực trạng giá cả mía đường nước ta trước ngưỡng cửa hội nhập trong thời gian gần đây và đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định giá đường trên thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.64 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Mía đường là mặt hàng thiết yếu trong đời sống và sản xuất công nghiệp. Với điều
kiện khí hậu nhiệt đới phù hợp với việc trồng mía, có thể thấy ngành công nghiệp Mía
đường là một trong những ngành đầy tiềm năng của nước ta.
Trong bối cảnh tự do hóa thương mại toàn cầu, ngành Mía đường của Việt Nam
đang đứng trước nhiều thách thức. Hiện nay, thực trạng biến động giá cả của ngành
còn nhiều bất cập, bên cạnh những tồn tại trong việc tổ chức sản xuất, ngành mía
đường còn phải đối mặt với những khó khăn khi hội nhập WTO. Vấn đề nguyên liệu
mía cho ngành Mía đường là một vấn đề được báo chí, các nhà chức trách và người
dân quan tâm. Giá mía đường trên thị trường của nước ta đang cao hơn so với các
nước trên thế giới và chưa có sự bình ổn giá trên thị trường nội địa.
Bài viết này xin đề cập một số vấn đề về thực trạng giá cả mía đường nước ta trước
ngưỡng cửa hội nhập trong thời gian gần đây và đề xuất một số giải pháp nhằm ổn
định giá đường trên thị trường.
Trong quá trình tìm tòi và nghiên cứu đề tài, không thể tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để bài tiểu luận của nhóm
có thể hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
I. Đánh giá chung về tình hình thị trường mía đường 3
1. Thế giới 3
2. Việt Nam 3
II. Nguyên nhân 4
1. Nguyên nhân làm cho giá đường tại nhà máy giảm 4
2. Nguyên nhân giá đường tại nhà máy giảm trong khi giá đường trên
thị trường bán lẻ vẫn giữ ở mức ổn định 8
III. Dự báo và giải pháp 8
KẾT LUẬN


DANH MỤC NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO.
2
I. Đánh giá chung về tình hình thị trường mía đường:
1. Thế giới:
Trong những năm vừa qua, giá đường trên thế giới luôn ở mức cao. Điều đó,
khiến cho diện tích mía thế giới tăng cao, dẫn đến nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên, cầu
về đường không biến động nhiều và có xu hướng giảm nhẹ do tác động của suy thoái
kinh tế. Từ mức cao kỷ lục trong 30 năm qua là 740 USD/tấn, giá đường thế giới hiện
nay đã sụt giảm còn 530 USD/tấn.
Như vậy tổng quan, sản lượng đường Thế giới năm nay tăng, cung vượt cầu nên
giá đường giảm.
2. Việt Nam:
2.1. Tình hình sản xuất:
Với khoảng 40 nhà máy và doanh nghiệp sản xuất mía đường, sản lượng đường
của Việt Nam trong niên vụ 2011-2012 ước đạt 1,4 triệu tấn đường (niên vụ 2010-
2011 đạt 1,1 triệu tấn). Trong đó lượng đường tồn kho còn khoảng 300.000 tấn (niên
vụ 2010 - 2011 tồn 400.000 tấn).
Theo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng tháng của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn ( tổng kết vào ngày 15 hàng tháng)
Tháng 11/2011 Tháng 1/2012 Tháng 2/2012
Tồn kho (tấn) 32.100 151.000 209.700
Số nhà máy đi vào sản xuất 15 38 38
Lượng mía đã ép (tấn) 974.300 5.331.000 7.582.000
Lượng đường đã sản xuất (tấn) 75.100 461.100 636.200
Lượng đường nhà máy bán ra (tấn) 78.300 158.100 116.400
2.2. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu đường của Việt Nam trong tháng
11 và 12 năm 2011 (đơn vị: 1000 USD)
2.3. Giá cả:
• Giá mía tại ruộng đối với mía 10 CCS
Tại tháng 11/2011: 1.000.000 đồng/tấn.

Tại tháng 01/2012: 900.000 - 1.200.000 đồng/tấn.
Tại tháng 02/2012: 900.000 - 1.100.000 đồng/tấn.
Đến ngày 9/3/2012: khoảng 1.050.000 đồng/tấn do nhiều nhà máy đã áp
Tháng 11/2011 Tháng 12/2011
Nhập khẩu 1.133 2.306
Xuất khẩu 19.779 25.638
3
dụng liên tiếp 3 lần giảm giá, giảm 150 đồng/1 kg.
• Giá đường tại kho nhà máy (đối với đường trắng loại I, đã có VAT):
Tháng 11/2011: 18.500 – 18.800 đồng/kg
Tháng 01/2012: 16.300 – 17.700 đồng/kg
Tháng 02/2012: 16.000 – 17.400 đồng/kg
Đến ngày 11/3/2012: từ 16.000 – 17.000 đồng/kg xuống còn 15.500
đồng/kg.
• Giá ngoài thị trường (đối với đường trắng loại I)
Giá bán buôn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long tại thời điểm trước Tết là
18.000 đồng/kg, sau Tết (16/2/2012) giảm xuống còn 16.500 đồng/kg.
• Giá bán tại các siêu thị (tại ngày 11/3/2012).
- Đường Biên Hòa tại siêu thị Vinatex là 24.300 đồng/kg, tại hệ thống siêu thị
ở Hà Nội có nơi lên đến 25.000 đồng/kg.
- Tại các điểm bán hàng bình ổn, giá đường trong khoảng 20.500 đồng/kg.
- Tại các cửa hàng bán lẻ, các cửa hàng tạp hóa,… giá đường nằm trong
khoảng từ 24.000 – 26.000 đồng/kg.
Trên đây tồn tại nhiều bất cập lớn mà ngành mía đường Việt Nam phải nhanh
chóng giải quyết. Đó là tình trạng giá đường tại kho của các nhà máy dao động từ
15.500-18.800 đồng/kg nhưng giá mà người tiêu dùng phải mua trên thị trường từ
20.500-26.000 đồng/kg. Người trồng mía và các nhà sản xuất phải lao động vất vả
trong một thời gian dài nhưng lợi nhuận trên mỗi kg đường chỉ ở khoảng 1.000
đồng/kg, trong khi đó các nhà phân phối được lợi từ 2.000 đến 3.000 đồng trên mỗi kg
đường thành phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng cũng bị thiệt hại

không nhỏ và phần chênh lệch này được đưa vào tay các nhà phân phối.
Nhìn chung, trên thị trường Việt Nam, giá mía đường tại nhà máy giảm, nhưng
giá mía đường bán lẻ vẫn giữ mức ổn định, không biến động nhiều.
II. Nguyên nhân:
1. Nguyên nhân làm cho giá đường tại nhà máy giảm:
Để giải thích cho hiện tượng giá giảm, theo quy luật cung cầu, ta đưa ra hai khả
năng như sau:
Cung tăng: Giả sử thị trường đang cân bằng tại điểm (Q
0,
P
0
), lượng cung bằng
lượng cầu. Khi cung tăng từ Q
0
đến Q
1
, đường cung dịch chuyển sang phải, nếu xem
như đường cầu không đổi, đường cung mới (S’) cắt đường cầu (D) ở điểm mới (Q
1,
P
1
),
mức giá sẽ giảm từ P
0
xuống P
1
.
P
4
D

S
S’
P
0
P
1
O Q
0
Q
1
Q
Trên thực tế, lượng cung trên thị trường tăng do một số các yếu tố sau:
Nguồn nguyên liệu của ngành mía đường là lượng mía thu mua từ các vùng
nguyên liệu trong nước. Theo số liệu tháng 6/2011, diện tích trồng mía lên đến 152.8
ngàn ha, tăng 135.2% so với niên vụ trước, sản lượng mía tăng mạnh , dẫn đến nguồn
nguyên liệu dồi dào. Vì thế, các nhà máy sản xuất đường thu mua nguyên liệu với giá
thấp hơn so với niên vụ trước. Sự thuận lợi về nguồn nguyên liệu khiến các nhà máy
đẩy mạnh thu mua và sản xuất dẫn đến lượng đường thành phẩm tăng cao. Đây là một
trong những yếu tố tác động làm đường cung dịch chuyển sang phải.
Tiếp đến, lượng đường trữ năm trước ước đạt 150.000 tấn, chiếm hơn 10% tổng
lượng cung của các doanh nghiệp mía đường trong nước.
Tình trạng đường nhập lậu từ Thái Lan vào Việt Nam ngày càng khó kiểm soát,
ước tính lượng đường lậu trung bình khoảng 500 tấn/ngày. Lượng đường nhập lậu này
được các tiểu thương đưa đến tiêu thụ ở các sạp chợ nhỏ lẻ, tràn lan trên thị trường với
mức giá thấp.
Hiện nay lãi suất tín dụng ngân hàng áp dụng đối với doanh nghiệp ngành Mía
đường vẫn rất cao, trung bình lên đến 20%, do đó, dù mía đường được mùa, nguồn
cung dồi dào nhưng nỗi lo rớt giá vẫn rình rập khi doanh nghiệp chỉ sản xuất được có
sáu tháng mà lợi nhuận thu về không cao do nguồn cầu ổn định mà nguồn cung dư
thừa nên doanh nghiệp phải bán tháo, bán vớt để thu hồi vốn, trả lãi suất ngân hàng và

chi phí sản xuất khác.
Nước ta vẫn chưa có quỹ bình ổn giá, quỹ dự phòng mía đường để dự trữ nguồn
cung đường dư thừa, bình ổn giá cả thị trường.
Nhìn chung trên thị trường mía đường Việt Nam trong niên vụ 2011-2012, cung
tăng, đường cung mía đường dịch chuyển về bên phải, biểu hiện lượng hàng hóa mà
các doanh nghiệp mong muốn và có khả năng bán tăng so với niên vụ trước tại mọi
mức giá. Dựa vào đồ thị, ta có thể thấy khi cung tăng từ Q
0
đến Q
1
, đường cung (S)
dịch chuyển sang bên phải thành đường cung (S'), trong khi cầu (D) không đổi, (S') cắt
( D) ở điểm cân bằng mới (Q
1,
P
1
). Giá cả trên thị trường lúc này giảm từ P
0
xuống P
1,
điều này khiến xảy ra sự trượt dọc trên đường cầu từ (Q
0
,P
0
) đến (Q
1
,P
1
).
Cầu giảm: Giả sử thị trường đang cân bằng tại điểm (Q

0,
P
0
), lượng cung bằng
5
lượng cầu. Khi cầu giảm từ Q
0
đến Q
1
, đường cầu dịch chuyển sang trái, nếu xem như
đường cung không đổi, đường cầu mới (D’) cắt đường cung (S) ở điểm mới (Q
1,
P
1
),
mức giá sẽ giảm từ P
0
xuống P
1
. Trước sự biến động về giá này, trên đường cung xảy
ra sự trượt dọc từ (Q
0,
P
0
) đến (Q
1,
P
1
).
P

D
D’ S
P
0
P
1

O Q
1
Q
0
Q
Hiện nay, cầu về đường được phân thành hai nhóm chính sau: người tiêu dùng
sử dụng đường trực tiếp (chiếm 27%) và các nhà máy chế biến, sản xuất bánh kẹo,
nước giải khát, sữa, dược phẩm (chiếm 73%).
Đối với người tiêu dùng:
Ở khu vực miền Nam vào thời gian này, đường Thái Lan liên tục được
nhập lậu với số lượng lớn mỗi ngày, từ đó được đưa đi tiêu thụ ở các sạp chợ, tạp
hóa ở các tỉnh miền Tây và TP.HCM, mặc dù với quy mô ảnh hưởng không lớn
nhưng vẫn tạo sức ép đối với đường nội bởi vì khu vực miền Nam so với miền Bắc
vẫn có sức mua cao hơn. Hơn nữa đường lậu được bán với mức giá cạnh tranh
sát xao với đường nội, luôn thấp hơn từ 500 đến 1.000 đồng/kg nên sự lựa chọn
của người dân đối với đường nội bị sụt giảm đáng kể nhất là trong thời buổi kinh
tế khó khăn, giá cả leo thang trong khi thu nhập vẫn không thay đổi.
Hơn nữa, do trình độ nhận thức của người dân ngày càng nâng cao, họ ý thức
cao hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những thành viên khác trong
gia đình. Người dân chuyển sang dùng đường vàng hoặc đường thốt nốt thay cho
đường trắng tinh luyện vì sợ đường đó bị xử lý qua hóa chất làm trắng.
Đối với nhà máy chế biến, sản xuất bánh kẹo, nước giải khát:
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lạm phát cao, giá cả các mặt hàng leo

thang, người dân có xu hướng thắt chặt và cân nhắc nhiều trước khi quyết định chi tiêu
một loại hàng hóa không thật sự cần thiết ví dụ như: bánh kẹo, nước ngọt,… bởi chúng
không phải là sản phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống mà chỉ là sản phẩm bổ sung
cho đời sống. Do vậy, các ngành sản xuất nước ngọt, bánh kẹo chỉ sản xuất với quy
mô vừa phải để không bị lỗ.
Hơn nữa, hiện tại mức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp còn cao 13%
cộng với khả năng tiêu thụ hàng hóa của thị trường giảm do ảnh hưởng của suy thoái
kinh tế nên các nhà máy rất lo ngại trong việc mua đường nguyên liệu để dự trữ cho
6
việc sản xuất. Và còn một vấn đề đáng quan tâm là các nhà máy này có xu hướng sử
dụng đường nhập khẩu làm nguyên liệu thay cho đường trong nước với lý do là giá
đường nhập khẩu luôn thấp hơn đường nội địa ( giá đường thế giới là 25,68 cent/lb).
Như vậy, lượng cầu về đường trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
giảm, cộng với sự canh tranh giá của đường nhập lậu ảnh hưởng đến sức tiêu thụ
đường Việt Nam của hộ gia đình là nguyên nhân dẫn đến lượng cầu về đường nước ta
trong thời gian này giảm.
Kết hợp hai khả năng trên, ta có thể lí giải cho tình hình thực tế qua đồ thị sau:
P
D’ D S S’
P
0
P
1
O Q
0
Q
1
Q
Trên đồ thị, trước kia với đường cung (S), đường cầu (D) thì ta có mức giá
cân bằng P

0
ứng với lượng cân bằng Q
0
nhưng hiện tại với sự dịch chuyển của (S),
(D) thành (S’), (D’) ta có điểm cân bằng mới với mức giá cân bằng P
1
<P
0
sẽ ứng với
lượng cân bằng Q
1
> Q
0
.
Xét mối quan hệ tác động qua lại giữa sự dịch chuyển đường cung và đường
cầu, ta thấy, rõ ràng sự vận động của thị trường chính là sự vận động của cung cầu
quyết định đến mức giá chung của thị trường và lượng hàng hóa được tiêu thụ hay
phải tồn kho. Trong mối liên hệ giữa cung đường và cầu đường, khi cung và cầu đồng
thời dịch chuyển cũng sẽ đưa thị trường đến một điểm cân bằng mới ứng với sự thay
đổi trong cung và cầu.
Như đã phân tích ở trên, đường cung sản phẩm dịch chuyển một khoảng lớn
sang bên phải trong khi đường cầu sản phẩm lại dịch chuyển nhẹ sang trái. Sự dịch
chuyển đồng thời của cả hai đường cung, cầu tạo nên một trạng thái cân bằng mới trên
thị trường. Tại trạng thái cân bằng đó, lượng sản phẩm cân bằng giảm so với lượng
cân bằng cũ và mức giá cân bằng cũng thấp hơn mức giá cân bằng ban đầu. Trong điều
kiện lượng cung vẫn dồi dào trong khi lượng tiêu thụ vẫn ở mức thấp, hứa hẹn các nhà
sản xuất sẽ tiếp tục hạ giá để có thể xoay vòng vốn và đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản
phẩm.
7
2. Nguyên nhân giá đường tại nhà máy giảm trong khi giá đường trên thị

trường bán lẻ vẫn giữ ở mức ổn định:
Hệ thống đại lý tiêu thụ trung gian nắm quyền lớn trong thu mua và phân phối
đường là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự chênh lệch lớn giữa giá đường bán ra tại nhà
máy và giá đường trên thị trường . Các nhà máy không tự xây dựng cho mình được đại
lý tiêu thụ riêng mà phải thông qua hệ thống phân phối trung gian, nhà máy phải tuân
thủ theo quy định của nhà phân phối nên giá bán còn phụ thuộc vào các nhà phân phối.
Bên cạnh đó, do doanh nghiệp và nhà phân phối không có những cam kết để
phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Khác với giá bán tại kho của nhà máy, giá
bán đường trên thị trường còn bao gồm thuế VAT, chi phí quảng cáo,… đặc biệt là mức
chiết khấu cao của nhà phân phối lên đến 10%. Do đó, nhà phân phối chỉ chú trọng
đến lợi nhuận trước mắt hơn là lợi nhuận lâu dài và bền vững nên giá đường trên thị
trường vẫn đang leo thang ở mức cao. Trước tình hình đó, Bộ Công Thương và Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng chưa có chính sách triệt để để khắc phục.
Do đó, sự chênh lệch quá lớn giữa giá bán buôn và bán lẻ vẫn tiếp tục diễn ra và là bài
toán nan giải cho những nhà hoạch định chính sách.
III. Dự báo và giải pháp:
1. Dự báo:
1.1. Dự báo về giá đường trong thời gian tới của hiệp hội mía đường Việt
Nam:
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSA), tính đến đầu năm nay, lượng
đường tồn kho trong các nhà máy của nước ta ước chừng 300 nghìn tấn. Cũng theo
VSA, nguồn cung đường trong năm 2012 dự báo khoảng 1,6 triệu tấn, trong đó lượng
đường sản xuất trong nước khoảng 1,4 triệu tấn, tồn kho từ niên vụ trước 100 nghìn
tấn, 70 nghìn tấn nhập khẩu bắt buộc theo cam kết WTO, bên cạnh đó còn có lượng
đường dư thừa của Thái Lan nhập lậu vào Việt Nam ngày càng tăng (ước khoảng
200.000 - 300.000 tấn/năm). Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ đường của thị trường nội
địa chỉ khoảng 1,4 triệu tấn/năm. Cân đối cung cầu, lượng đường dư thừa nằm trong
khoảng 70 nghìn tấn.
Do suy thoái kinh tế, sức mua của xã hội giảm mạnh nên các ngành sản xuất
liên quan đến đường (mà chủ yếu là thực phẩm) cũng bị ảnh hưởng.

Cầu giảm trong khi sản lượng đường và lượng đường tồn kho tiếp tục tăng so
với các niên vụ trước. Như vậy, khả năng cho đến tháng 10-2012, trước khi bắt đầu niên
vụ 2012-2013, lượng đường dư thừa trong nước sẽ vượt quá 70 nghìn tấn, kéo theo giá
đường có thể sẽ giảm mạnh.
1.2. Dự báo của nhóm về giá đường trong thời gian tới:
Hiện nay mặc dù mới vào giữa niên vụ song lượng đường tồn kho đã lên
tới 300.000 tấn, theo dự tính lượng đường tồn kho có thể tăng khi kết thúc niên vụ
2011-2012.
Thứ nhất, đặc trưng của ngành mía đường Việt Nam là có tính thời vụ,
8
việc thu hoạch, vận chuyển và sản xuất thường vào khoảng thời gian là 5 tháng từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, sau đó tồn kho thành phẩm để bán cho các tháng còn lại
trong năm. Nên trên thực tế, hiện nay, các nhà máy đã trữ một lượng đường đủ lớn để
bán trong những tháng cuối năm.
Thứ hai, vào năm 2010 trong tiến trình hội nhập AFTA, nước ta sẽ áp
dụng thuế nhập khẩu đường là 5% cùng với việc tham gia vào WTO nước ta mở cửa
nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% đối với đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối
lượng nhập trong hạn ngạch mỗi năm tăng 5%, được biết khi gia nhập WTO thì nước
ta cam kết nhập khẩu 70.000 tấn đường và hiện tại chưa có thông tin nước ta đã nhập
lượng đường trên, vì vậy lượng cung sẽ tăng trong những tháng tới.
Thứ ba, việc đề ra những biện pháp để tránh tình trạng nhập lậu đường
Thái Lan không phải dễ thực hiện vì năm nào cũng xảy ra tình trạng này nhưng những
giải pháp để hạn chế đạt hiệu quả không cao nên việc nhập lậu đường rất khó kiểm
soát.
Thứ tư, trong tình trạng suy thoái kinh tế, tỷ lệ lạm phát ở nước ta mặc dù
đã kiểm soát được nhưng khả năng phục hồi kinh tế là không cao, các ngành hàng có
đường là nguyên liệu đầu vào cũng không có gì khởi sắc hơn nên lượng cầu cũng
không tăng, theo dự báo cầu đường không tăng mà đang có xu hướng giảm trong khi
cung đường hiện đang tăng nên giá đường có thể tiếp tục giảm.
Theo quy luật cung cầu, khi cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến thặng dư hàng

hóa, các doanh nghiệp không thể bán hết lượng hàng mà họ muốn bán tại mức giá hiện
hành. Khi có sự thặng dư hàng hóa, lượng đường tồn kho ở các nhà máy sẽ ở trong
tình trạng quá tải và họ muốn bán hết lượng đường đó nhưng không thể bán được với
mức giá trên thị trường lúc này. Vì thế, các doanh nghiệp phản ứng lại bằng cách cắt
giảm giá bán để có thể tiêu thụ được hàng. Giá sẽ tiếp tục giảm cho đến khi nào thị
trường đạt tới trạng thái cân bằng.Và chỉ tại trạng thái cân bằng, tình trạng thặng dư sẽ
không còn nữa, các doanh nghiệp không còn động cơ để tiếp tục thay đổi giá bán.
Từ những phân tích ở trên có thể đưa ra dự báo rằng: từ thời điểm này cho
đến cuối năm 2012, giá đường sẽ tiếp tục giảm nhẹ đến khi đạt được mức giá cân bằng
và có xu hướng ổn định trong thời gian tiếp đó.
2. Giải pháp:
2.1. Các giải pháp đã được áp dụng:
Ngày 3/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố quyết định
số 88/2012/QĐ – BNN – TCCB về việc thành lập Viện nghiên cứu mía đường ( SRI),
có chức năng cải tiến giống mía và xây dựng chiến lược, định hướng cho sự phát triển
của ngành mía đường Việt Nam.
Tháng 2/2012, Ngân hàng nhà nước công bố hạ lãi suất cho vay từ 1% -
2%. Lãi suất cho vay giảm xuống còn 14,5% – 17%/năm, tạo thuận lợi hơn cho các
doanh nghiệp trong vay vốn để cải thiện sản xuất và công nghệ. Tuy nhiên, lãi suất hiện
tại vẫn còn là khá cao trong tình hình kinh tế khó khăn lúc này.
Ngày 9/03/2012, Bộ Công thương và Bộ NN và PTNT đã chính thức đồng
9
ý cho doanh nghiệp xuất khẩu 150.000 tấn đường, để giảm áp lực trong khâu lưu thông
và tạo điều kiện cho các nhà máy đường thu hồi vốn phục vụ sản xuất.
2.2. Các giải pháp đề xuất:
2.2.1. Với nhà nước:
a. Thành lập bộ phận dự báo tình hình:
Tình hình giá đường trên thị trường trong nước và trên thế giới vẫn luôn
biến động, gây ảnh hưởng đến cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng. Việc xây dựng một
bộ phận dự báo tình hình thị trường là vô cùng thiết yếu, nhằm giữ thế chủ động trong

việc đề ra các chính sách và điều tiết thị trường.
Ví dụ vào năm 2011, sản lượng đường trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu
tiêu thụ, nhưng Bộ Công Thương lại cho phép nhập khẩu thêm 250 nghìn tấn đường,
gây ra tình trạng tồn kho hơn 100 ngàn tấn vào năm 2012.
b. Chính sách khác:
Trong khi đường trong nước chưa tìm được lối đi thích hợp, cần kiểm soát
chặt chẽ lượng đường từ bên ngoài vào thị trường. Đường buôn lậu vì không chịu thuế
nên thường có giá thành rẻ hơn đường trong nước, dễ dàng được bày bán trong các khu
chợ, sạp hàng nhỏ lẻ. Điều này, không chỉ làm thất thoát tiền thuế mà còn gây ảnh
hưởng đến giá đường trong nước. Cục quản lý thị trường cần tăng cường rà soát tại các
chợ nhỏ, chợ đầu mối, phạt hành chính đối với các tiểu thương có hành vi trữ đường
nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, khuyến khích người dân tin dùng đường
nội địa, tạo thói quen tiêu dùng.
Hạn chế hiệu lực thông quan của các quota nhập khẩu đường được cấp ra
hằng năm, chỉ nên cho phép thông quan từ tháng 7 đến tháng 11, không phải thời vụ
sản xuất mía đường.
Trong bối cảnh nền kinh tế lạm phát, các nhà máy đường vừa sản xuất vừa
tự dự trữ hàng gây quá tải kho chứa. Nhà máy thiếu tiền vốn để lưu thông, không có
tiền thanh toán cho nông dân, áp lực về lãi vay ngân hàng, nhiều nhà máy phải bán
đường với giá thấp trong khi giá đường trên thị trường vẫn cao. Do vậy, việc hỗ trợ lãi
vay Ngân hàng đối với các doanh nghiệp mía đường là cần thiết.
2.2.2. Nhà sản xuất:
Giữa người nông dân trồng mía và nhà máy sản xuất đường cần có sự liên
kết chặt chẽ hơn từ đó xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài, bền vững. Nhà máy cần
đảm bảo thu mua đúng, đủ lượng mía đã thỏa thuận, nông dân cần đảm bảo bán đúng
thời hạn, đủ số lượng cho nhà máy, mà không vì các nguyên nhân chủ quan (như chênh
lệch về giá) gây ảnh hưởng cho cả hai bên.
Nhà sản xuất cần có hệ thống phân phối riêng mà không phải thông qua đại
lý cấp 1, cấp 2 để đến tay người tiêu dùng. Trên thực tế, giá cả giữa sản phẩm xuất ra từ
nhà máy và giá cả trên thị trường tiêu dùng luôn có sự chênh lệch khá cao do phải

thông qua nhiều đại lý trung gian.
Ngoài ra, các nhà máy cần cải tiến máy móc, công nghệ, quy trình kỹ thuật
nhằm nâng cao chất lượng đường. Hiện nay, hầu hết nhà máy sử dụng dây chuyền công
10
nghệ thiết bị cũ gây khó khăn cho việc mở rộng quy mô sản xuất.
2.2.3. Nguyên liệu và vùng nguyên liệu:
Ngoài việc tìm đầu ra cho đường, cần tập trung nâng cao chất lượng mía, cải
thiện chữ đường trong các giống mía hiện nay của nước ta. Nghiên cứu các giống mía
phù hợp với điều kiện thời tiết trong nước, có chất lượng cao, ứng dụng rộng rãi. Xây
dựng bảng tiêu chuẩn về lượng đường trong mía so với thế giới. Đẩy mạnh các biện
pháp thâm canh, tổ chức các buổi tập huấn về kỹ năng trồng mía khoa học cho nông
dân.
Giá mía biến động, nhà máy “ép” giá nông dân không phải là trường hợp
hiếm gặp, nhiều vùng trồng mía ngày càng thu hẹp do nông dân chuyển qua trồng các
loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Việc trồng mía hiện nay là do thỏa thuận giữa nông
dân và nhà máy, mối quan hệ này thiếu chặt chẽ nên nguồn nguyên liệu ít ổn định mà
còn nhiều biến động, việc khoanh vùng nên hướng đến xây dựng vùng trồng mía riêng
cho nhà máy, đảm bảo đầu ra của mía và đầu vào của nguyên liệu. Quy hoạch vùng
trồng mía và xây dựng nhà máy sản xuất đường ở địa phương phù hợp (về thời tiết, đất
đai, vận chuyển,…).
2.2.4. Ngành sản xuất liên quan:
Đường là nguồn nguyên liệu thiết yếu của nhiều ngành công nghiệp thực
phẩm, đặc biệt là ngành bánh kẹo. Nhưng dù lượng đường trong nước đang trong tình
trạng tồn kho với trữ lượng lớn, nhiều công ty sản xuất bánh kẹo vẫn lựa chọn nguồn
đường ngoại nhập.
Ngành sản xuất đường và bánh kẹo có mối liên hệ rất lớn với nhau, nhưng
không hề có xu hướng mở rộng và phát triển mối liên kết này. Đường đến tay công ty
bánh kẹo vẫn phải thông qua đại lý, nếu các công ty bánh kẹo có sự liên kết với các nhà
máy đường trong nước, không chỉ dễ dàng chủ động về nguyên liệu mà còn có thể giảm
giá thành sản phẩm, thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng trong tình trạng kinh tế suy

thoái, khi mà bánh kẹo không phải mặt hàng thiết yếu hay là sự lựa chọn hàng đầu của
người tiêu dùng.
11
KẾT LUẬN
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do
đó, cùng với những ngành công nghiệp đầu ngành, ngành Mía đường cần có những
giải pháp, chính sách hiệu quả nhằm phát triển ngành công nghiệp này.
Dựa trên thực trạng mía đường trong giai đoạn hiện nay, nhóm đã vận dụng
quy luật cung, cầu để giải thích hiện tượng biến động giá đường, đồng thời đưa ra
đánh giá cũng như dự báo và một số giải pháp cơ bản để khắc phục tình trạng trên.
Ổn định kinh tế vi mô là nền tảng để phát triển kinh tế vĩ mô. Bình ổn giá cả
và đưa thị trường trở về trạng thái cân bằng là mục tiêu của các ngành công nghiệp,
trong đó có ngành công nghiệp mía đường Việt Nam. Hi vọng trong thời gian tới, bài
toán về mía đường sẽ được giải quyết đúng đắn. Qua đó, tìm được lối đi phù hợp để
phát triển bền vững.
12
Danh mục nguồn tài liệu tham khảo:
1. Kinh tế học vi mô (David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch- NXB
Thông kê)
2. Kinh tế học vi mô (Trường đại học kinh tế TP.HCM- NXB Thống kê 2009)
3. Báo cáo tóm lược ngành Mía-Đường phát hành ngày 4/10/2011 của Nguyễn
Anh Thương (Email: thươ).
4. Báo cáo ngành mía đường (thứ 3, ngày 23/8/2011)của Phòng phân tích và tư
vấn đầu tư - chứng khoán Hà Thành (Website: www.hasc.com.vn).
5. />6. />gap-han htm
7. (Báo cáo
thống kê hàng tháng của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn).
8.
(Bản tin xuất nhập khẩu).
9. />10. />cam-cho htm

11. />12. />nien-vu-moi.htm
13. />%20%C4%91%C6%B0%C6%A1%CC%80ng
14. cau-nam-
2012/50/7920295.epi
15. />16. muoi-Bai-2-Nganh-duong-Loay-
hoay-xu-ly-tinh-huong/50/8052063.epi
17. />duong/50/7973218.epi
18. />19. />18-hang-hoa-trong-2012.htm
20. />21. www.sggp.org.vn/kinhte/2012/3/283333/
22. />23. />%BF-%E1%BA%A9m-gi%C3%A1-b%C3%A1n-l%E1%BA%BB-v%E1%BA%ABn-
cao-001027353.html
24. />13
chiu-thiet-c52a400815.html
25. />26. />sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=7&ved=0CFEQFjAG&url=http%3A%2F
%2Fwww.hasc.com.vn%2FAttachFile%2FPhanTichNhanDinh
%2F2011%2F20110829085727109.pdf&ei=RZNoT_XSHcn4mAXGp_XsCA&usg=A
FQjCNEzLnQpChFBxcCEn3oDJK2qJDHWOg&sig2=Q2ObZK0xlY4_CJOjFIlcsQ
27. />nuoc-khoang-90000-tan.htm
28. />29.
%8Bnh-702011nd-cp-ngay-2282011-quy-d%E1%BB%8Bnh-m%E1%BB%A9c-l
%C6%B0%C6%A1ng-t%E1%BB%91i-thi%E1%BB%83u-vung-d%E1%BB%91i-v
%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-lao-d%E1%BB%99ng-lam-vi/
30. />nam.gplist.290.gpopen.198675.gpside.1.gpnewtitle.the-gioi-se-du-thua-duong-trong-
vu-2011-2012.asmx
31. />nuoc-van-sot.html
32. TRUNG-
QUOC-SE-THIEU-HUT-DUONG-TRAM-TRONG
33.
7109.pdf
34. />nghiep-mia-duong.html

35.
36. />2012-noi-lo-du-thua.htm
37. -

38. />39. />nuoc-van-sot.html
40. />nam.gplist.288.gpopen.197781.gpside.1.gpnewtitle.san-luong-duong-brazil-giam-7-
nien-vu-2011-2012.asmx
41. /> />noi-lo-du-thua.htm
42. />cx=004246096995076761760%3Aku0puatl9ba&cof=FORID%3A11&q=mi%CC%81a
14
%20%C4%91%C6%B0%C6%A1%CC%80ng&sa=Ti%CC%80m+ki%C3%AA%CC
%81m#204
43. />doi-mat-nhieu-kho-khan.htm
44. />gia-ban-le-van-khong-giam.htm
45.Nan giải bài toán cung cầu mía đường - Thời sự - Báo điện tử Công Lý
46.www.cpv.org.vn - Ngành mía đường và bài toán cung - cầu năm 2012
47.Nghịch lý giá mía đường - Thi truong - Tieu dung 24h
48. />gia-ban-le-van-khong-giam.htm
49. />50. />2012-noi-lo-du-thua.htm
15

×