BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK
QUA BA NĂM 2009 – 2011
GVHD: BÙI HUY KHÔI
NHÓM 3
LỚP : CDQT 13K
BIÊN HOÀ, ngày 14 tháng 06 năm 2012
1
DANH SÁCH THÀNH VIÊM NHÓM 3
1. Nguyễn Thị Thuý Huyền 11017322
2. Nguyễn Thị Diễm Hương 11020042
3. Trần Thị Thu Hường 11010292
4. Nguyễn Đức Khâm 11002012
5. Võ Nguyễn Đăng Khoa 11014682
6. Phan Tuấn Kiệt 11015112
7. Lộc Thị Như Lan 11015722
8. Phạm Thị Lan 11017962
9. Trần Vũ Minh Lâm 11012672
10. Trịnh Thị Lên 11017372
11. Huỳnh Thị Hồng Loan 11017232
12. Trần Quang Lộc 11012772
2
MỤC LỤC
3
CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, nền kinh tế nước
ta đã đạt được những thành tựu đáng kể thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, từ đó
tạo điều kiện để nước ta bước vào thời kỳ mới công nghiệp hóa - hiện đại hóa, từng bước hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đặt ra cho các doanh nghiệp nước ta
nhiều cơ hội và thách thức. Đó là cơ hội thu hút vốn đầu tư , kỹ thuật, công nghệ tiên tiến,
tiếp thu cách làm việc, kinh doanh, quản lý khoa học của nước ngoài, có cơ hội đưa sản phẩm
của mình đến nhiều nước trên thế giới…Mặt khác, các doanh nghiệp phải chấp nhận sự cạnh
tranh gay gắt diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Trong nền kinh tế thị trường, một khi không còn
sự bảo hộ của Nhà nước, các doanh nghiệp nước ta phải tự điều hành, quản lý các hoạt động
sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả để đứng vững trên thị trường và ngày càng phát
triển.
Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tạo được doanh thu và có lợi nhuận, đồng thời phải
thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
Bởi vì thách thức lớn nhất hiện nay không chỉ là tăng đầu tư hay tăng sản lượng mà là tăng
cường hiệu quả kinh doanh. Như vậy, thường xuyên quan tâm phân tích hiệu quả kinh doanh
nói chung, doanh thu, lợi nhuận nói riêng trở thành một nhu cầu thực tế cần thiết đối với bất
kỳ doanh nghiệp nào. Nhận thấy việc phân tích doanh thu, lợi nhuận là một việc làm hết sức
quan trọng cần thiết. Thông qua việc phân tích này, các nhà quản lý sẽ nắm được thực trạng
của doanh nghiệp, phát hiện những nguyên nhân và sự ảnh hưởng của các nhân tố lên doanh
thu, lợi nhuận. Từ đó, chủ động đề ra những giải pháp thích hợp khắc phục những mặt tiêu
cực, phát huy mặt tích cực của các nhân tố ảnh hưởng và huy động tối đa các nguồn lực
nhằm làm tăng doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ
những vấn đề trên đây, nhóm em xin chọn đề tài: “ Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận
Của Công Ty Cổ Phần sữa Việt Nam - Vinamilk”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận đạt được của nhà máy qua 3 năm 2009,
2010, 2011.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của doanh thu và lợi nhuận.
Đề ra một số giải pháp nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận để nâng cao hiệu quả kinh
doanh của nhà máy.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để phân tích doanh thu và lợi nhuận, chúng em sử dụng một số phương pháp sau:
4
- Phương pháp thu thập - thống kê - tổng hợp số liệu : Trong đề tài này đòi hỏi cần phải có
những số liệu trong những năm gần đây, các số liệu được tập hợp, thu thập từ các báo cáo tài
chính, tài liệu của cơ quan công khai trên các phương tiện truyền thông, các thông tin trên
báo, đài, internet…Sau đó tiến hành thống kê, tổng hợp lại cho có hệ thống để phân tích.
- Phương pháp so sánh : Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc so sánh với một
chỉ tiêu cơ sở , qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích.
1.4. SỐ LIỆU SỬ DỤNG:
Sử dụng số liệu thứ cấp, thống kê dựa trên các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên
của công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk.
Sử dụng số liệu sơ cấp để giải quyết các tỷ lệ, tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu và lợi
nhuận, giúp thuận tiện cho việc phân tích
1.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Đánh giá sơ bộ kết quả kinh doanh của công ty cổ phần sữa Việt Nam qua ba năm
2009 – 2011, từ đó biết được tình hình hoạt động của công ty qua các năm, cũng như nắm bắt
được phương hướng hoạt động, cách thức kinh doanh của công ty
1.6. BỐ CỤC BÀI:
Chương I: Mở Đầu
Chương II: Cơ Sở Lý Luận
Chương III: Thực Trạng Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam
Chương IV: Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Làm Tăng Doanh Thu – Lợi Nhuận
Chương V : Kết Luận
Tài liệu tham khảo
5
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU:
2.1.1. Khái Niệm Và Vai Trò Của Doanh Thu:
2.1.1.1 Khái niệm:
Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tiêu thụ
được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp
xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền bán hàng theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai
bên mua bán. Kết thúc quá trình tiêu thụ doanh nghiệp có doanh thu bán hàng.
Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do
tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp.
Nội dung của doanh thu gồm có hai bộ phận sau:
Doanh thu về bán hàng: Là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá thuộc những hoạt động
sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp lao vụ , dịch vụ cho khách hàng theo
chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh thụ từ tiêu thụ khác, bao gồm:
+ Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại.
+ Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như : thu về tiền lãi gửi ngân
hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu.
+ Thu nhập bất thường như : thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt
hại.
+ Thu nhập từ các hoạt động khác như : thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; giá trị
các vật tư , tài sản thừa trong sản xuất; thu từ bản quyền phát minh, sáng chế; tiêu thụ những
sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm.
2.1.1.2 Vai trò của doanh thu:
Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không những có ý
nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân.
Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp.
Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ có được doanh thu bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận: rằng sản phẩm đó về mặt khối lượng, giá trị
sử dụng, chất lượng và giá cả đã phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản
chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh
doanh, để trả lương, thưởng cho người lao động, trích Bảo hiểm xã hội, nộp thuế theo luật
định…
Thực hiện doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình chu chuyển
vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy việc thực hiện doanh thu bán
6
hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và quá trình tái sản xuất của doanh
nghiệp. Nếu vì lý do nào đó mà doanh nghiệp sản xuất không thực hiện được chỉ tiêu doanh
thu bán hàng hoặc thực hiện chậm đều làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó
khăn và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2 Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Doanh Thu:
Doanh thu bán hàng hằng năm nhiều hay ít do nhiều nhân tố quyết định. Những nhân tố
chủ yếu ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng là:
Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ : Khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc lao vụ , dịch
vụ cung ứng càng nhiều thì mức doanh thu bán hàng càng lớn. Tuy nhiên, khối lượng sản
phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào
tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như : việc ký kết hợp đồng tiêu thụ với các khách
hàng, việc quảng cáo, tiếp thị, việc xuất giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng, giữ
vững kỷ luật thanh toán…Tất cả các việc trên nếu làm tốt đều có tác động nâng cao doanh thu
bán hàng. Việc hoàn thành kế hoạch tiêu thụ là nhân tố quan trọng quyết định doanh thu bán
hàng.
Kết cấu mặt hàng : Khi sản xuất, có thể có những mặt hàng sản xuất tương đối giản đơn, chi
phí tương đối thấp nhưng giá bán lại tương đối cao nhưng cũng có những mặt hàng tuy sản
xuất phức tạp, chi phí sản xuất cao, giá bán lại thấp.
Do đó, việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.
Mỗi loại sản phẩm, dịch vụ cung ứng đều có tác dụng nhất định nhằm thoả mãn nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng xã hội. Vì vậy khi phấn đấu tăng doanh thu, các doanh nghiệp phải đảm bảo
thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã ký với khách hàng nếu không sẽ mất khách hàng, khó đứng
vững trong cạnh tranh.
Chất lượng sản phẩm : Chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ được nâng cao không
những có ảnh hưởng tới giá bán mà còn ảnh hưởng tới khối lượng tiêu thụ . Sản phẩm có
chất lượng cao, giá bán sẽ cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng cung ứng dịch
vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm và giá trị dịch vụ , tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng, nhanh
chóng thu được tiền bán hàng và tăng doanh thu bán hàng.
Giá bán sản phẩm : Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi, việc thay đổi giá bán có
ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh thu bán hàng. Thông thường chỉ những
sản phẩm, những công trình có tính chất chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân thì Nhà
nước mới định giá, còn lại do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Doanh nghiệp khi
định giá bán sản phẩm hoặc giá dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán phải bù được phần tư
liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lương cho người lao động và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu
tư .
2.1.3. Ý Nghĩa Của Việc Phân Tích Doanh Thu:
Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó để có thể khai thác các tiềm
năng nhằm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích thường xuyên đều đặn. Việc đánh giá
7
đúng đắn tình hình doanh thu tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặt hàng, đánh giá
tính kịp thời của tiêu thụ giúp cho các nhà quản lý thấy được những ưu, khuyết điểm trong
quá trình thực hiện doanh thu để có thể đề ra những nhân tố làm tăng và những nhân tố làm
giảm doanh thu. Từ đó, hạn chế, loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn nữa những
nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu, nâng cao lợi
nhuận, vì doanh thu là nhân tố quyết định tạo ra lợi nhuận.
Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Doanh thu càng lớn lợi nhuận càng cao, bởi vậy chỉ tiêu này là cơ sở để xác định lãi, lỗ
sau một quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, đơn vị muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước
tiên cần phải quan tâm đến là doanh thu.
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN.
2.2.1. Khái Niệm Và Vai Trò Của Lợi Nhuận:
2.2.1.1. Khái niệm:
Sau một thời gian hoạt động nhất định doanh nghiệp sẽ có thu nhập bằng tiền. Lợi nhuận
của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó, lợi nhuận phụ thuộc vào hoạt động sản xuất
kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Lãi gộp là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ chi phí khả biến, là phần đóng góp dùng
đảm bảo trang trải cho chi phí bất biến.
Lợi nhuận trước thuế: là lợi nhuận đạt được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Lợi nhuận sau thuế: là phần còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân
sách Nhà nước, lợi nhuận sau thuế dùng để trích lập các quỹ đối với các doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuỳ theo các lĩnh vực đầu tư khác nhau, lợi nhuận
cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau:
Lợi nhuận về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận có được từ hoạt động sản xuất
kinh doanh theo đúng chức năng của doanh nghiệp.
Lợi nhuận từ hoạt động liên doanh liên kết.
Lợi nhuận về hoạt động tài chính: Là các khoản thu về lãi tiền gửi, thu lãi bán ngoại tệ, thu
từ cho thuê tài sản cố định, thu nhập từ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu.
Lợi nhuận khác: Là lợi nhuận thu được từ những hoạt động bất thường hay còn gọi là các
khoản thu từ các hoạt động riêng biệt với hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của
đơn vị. Những khoản này thường phát sinh không đều đặn như : Thu tiền phạt, tiền bồi
thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu được các khoản nợ khó đòi mà trước đây đã
chuyển vào thiệt hại, thu các khoản nợ không xác định được chủ , các khoản lợi nhuận bị sót
những năm trước nay mới phát hiện.
2.2.1.2. Vai trò của lợi nhuận:
8
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó
phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết
quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định…
Lợi nhuận là một nguồn thu điều tiết quan trọng của Ngân sách Nhà nước, giúp Nhà nước
thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, phát triển đất nước.
Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc
dân và doanh nghiệp.
Lợi nhuận được để lại doanh nghiệp thành lập các quỹ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản
xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có
tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở của chính sách phân phối
đúng đắn.
Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là sản xuất kinh doanh thật nhiều
sản phẩm, đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước với giá thành thấp
nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp, tăng tích luỹ mở rộng sản xuất, là
điều kiện cải thiện đời sống vật chất của người lao động trong doanh nghiệp, góp phần làm
giàu mạnh đất nước. Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ dẫn đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp khó khăn, thiếu khả năng thanh toán, tình hình này kéo dài doanh
nghiệp sẽ bị phá sản.
2.2.2. Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận :
Trong quá trình hoạt động có rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến
lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu là:
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ : Sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp có tiêu thụ được mới
xác định được lãi hay lỗ và lãi, lỗ ở mức độ nào. Sản phẩm, hàng hoá phải được tiêu thụ ở một
số lượng nào đó sẽ có lợi nhuận, khối lượng tiêu thụ càng nhiều thì lợi nhuận đạt được càng
lớn
Giá thành sản xuất của sản phẩm : Giá thành sản xuất có vai trò to lớn trong chiến lược
cạnh tranh về giá. Giá thành sản xuất thấp cho phép doanh nghiệp áp dụng giá bán thấp hơn
đối thủ nhưng thu được lợi nhuận cao hơn. Giá thành sản xuất có tác động ngược chiều với
lợi nhuận, nếu giá thành thấp lợi nhuận sẽ cao hơn và ngược lại. Đối với những ngành có số
lao động nhiều, chi phí nhân công có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Hiện nay, giá nhân công rẻ là một yếu tố thuận lợi của nước ta trong việc tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế, vì có thể tiêu thụ sản phẩm với giá rẻ nhưng lợi nhuận không
giảm.
Giá bán sản phẩm : Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì
giá bán phải tương ứng với giá trị, nghĩa là giá cả sản phẩm phải đảm bảo bù đắp được chi
phí sản xuất và phải có lợi nhuận thoả đáng để tái đầu tư . Trong chính sách giá của doanh
9
nghiệp, giữa giá bán và khối lượng bán có mối quan hệ chặt chẽ, khi khối lượng hàng hoá bán
tăng thì giá bán có thể giảm và ngược lại.
Kết cấu mặt hàng tiêu thụ : Mỗi loại sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp có một chi phí
sản xuất riêng, do đó có mức lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ cạnh
tranh trên thị trường, giá bán, giá vốn, thuế,…rất khác nhau. Bởi vậy, khi doanh nghiệp có cơ
cấu hàng hoá kinh doanh thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thuế suất: Thuế suất do Nhà nước quy định, những thay đổi trong chính sách thuế sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời các sự thay đổi này để
có những biện pháp can thiệp kịp thời đảm bảo được lợi nhuận, hạn chế tổn thất.
2.2.3. Ý Nghĩa Của Việc Phân Tích Lợi Nhuận :
Quá trình hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đan xen giữa thu nhập và chi phí. Để
thấy được thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cao hay thấp, đòi hỏi sau
một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích mối quan hệ
giữa tổng thu nhập với tổng chi phí và mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của
các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố
sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua việc phân tích lợi nhuận có thể tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu đến
doanh lợi của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp khai thác được khả năng tiềm tàng của
doanh nghiệp trong việc phấn đấu nâng cao lợi nhuận, tăng tích lũy cho Nhà nước và cho
nhân viên của doanh nghiệp.
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, phân tích các nhân tố ảnh
hưởng, mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của từng nhân tố đến lợi nhuận giúp doanh
nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế, trên cơ sở đó đề ra các quyết định
đầu tư , phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
10
CHƯƠNG 3 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA
VIỆT NAM QUA 3 NĂM 2009, 2010, 2011.
3.1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
3.1.1. Lịch Sử Hình Thành Và Quá Trình Phát Triển:
1976 Tiền thân là Công ty sữa, café Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục Công Nghiệp thực
phẩm, với 2 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất và Nhà máy sữa Trường Thọ.
1978 Công ty có thêm nhà máy bột Bích Chi, nhà máy bánh Lubico và nhà máy café Biên
Hoà. Công ty được chuyển cho Bộ Công nghiệp Thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên
thành Xí nghiệp liên hợp sữa café và bánh kẹo I.
1989 Nhà máy sữa bột Dielac đi vào hoạt động và cho ra lô sản phẩm đầu tiên.
1992 Xí Nghiệp liên hợp sữa café và bánh kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty
sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nghiệp nhẹ.
1996 Liên doanh với Công ty cổ phần đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí nghiệp liên
doanh sữa Bình Định. Đưa nhà máy sữa Hà Nội đi vào hoạt động.
2001 Khánh thành và đưa nhà máy sữa Cần Thơ tại miền Tây đi vào hoạt động.
2003 Chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần vào tháng 11 năm 2003 và đổi tên
thành Công ty cổ phần sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty.
2004 Mua thâu tóm Công ty cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1590
tỷ đồng.
2005 Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong công ty liên doanh sữa Bình
Định (sau đó được gọi là Nhà máy sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy sữa NghệAn vào
nagỳ 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công nghiệp Cửa Lò, tình Nghệ An.
Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt
Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok
được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.
2006 Vinamilk chính thức giao dịch trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
vào ngày 19 tháng 01 năm 2006. khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà
nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.
2007 Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ
sở tại Khu Công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hoá và đổi tên thành Công ty cổ phần sữa Lam
Sơn.
2008 Khánh thành và đưa nhà máy sữa Tiên Sơn tại Hà Nội đi vào hoạt động
2010 Nhận chuyển nhượng 100% vốn từ Công ty TNHH F&N Việt Nam và đổi tên thành
Công ty TNHH một thành viên sữa Dielac. Góp vốn đầu tư 12,5 triệu NZD, chiếm 19,3% vào
Công ty TNHH Miraka tai New Zealand.
Mua thâu tóm 100% cổ phần còn lại tại Công ty cổ phần sữa Lam Sơn để trở thành Công ty
TNHH một thành viên sữa Lam Sơn.
Khánh thành và đưa vào Nhà máy nước giải khát tại Bình Dương đi vào hoạt động
11
2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD.
Hiện tại, Công ty có 03 chi nhánh văn phòng bán hàng, 10 nhà máy đang hoạt động, 03 nhà
máy đang xây dựng, 02 xí nghiệp kho vận và 01 phòng khám đa khoa.
3.1.2. Thị Trường Tiêu Thụ Và Phương Thức Kinh Doanh:
Trong những năm qua, mặc dù phải cạnh tranh với các sản phẩm sữa trong và ngoài
nước, song bằng nhiều nỗ lực, Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị
trường trong nước và có cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài.
Vinamilk đã từng bước khẳng định thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam, chiếm thị phần
hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 30%/năm, được người têu dùng tín nhiệm nên công ty có
một thị trường tiêu thụ rộng khắp mọi miền đất nước. Một trong những nhân tố làm nên điều
đó chính là nhờ hệ thống sản phẩm phong phú và đa dạng của công ty, đáp ứng nhu cầu của
tất cả các đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên,người lớn, người có
nhu cầu đặc biệt. Trong những năm tới, Vinamilk có định hướng cho hoạt động kinh doanh
giúp người Việt Nam sẽ được sử dụng các sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam do
chính doanh nghiệp của Việt Nam sản xuất với những điều kiện ưu đãi nhất. Để đạt được mục
tiêu đó, công ty tiếp tục tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính của mình là sản xuất sữa
và sẽ mở rộng phát triển thêm ngành nước giải khát có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng. Tiếp
tục củng cố và mở rộng hệ thống phân phối: mở rộng điểm bán lẻ, tăng độ bao phủ phân phối
sản phẩm, tổ chức lượng nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, tận tâm, hỗ trợ tốt cho công tác
xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm…
3.1.3. Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Công Ty:
3.1.3.1. Thuận lợi:
Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt Nam được hỗ trợ bởi truyền thống hoạt động,
uy tín, cũng như thương hiệu được xây dựng tốt.
Vinamilk có danh mục các sản phẩm đa dạng thích hợp cho các độ tuổi và đáp ứng các
nhu cầu khác nhau. Đây là lợi thế không phải công ty nào cũng có được.
Vinamilk có mạng lưới phân phối và bán hàng trải rộng trên cả nước. Các đại lý của
Vinamilk cũng được trang bị hệ thống tủ đông để bảo quản sản phẩm đến tay người tiêu
dùng.
Sự tham gia tích cực của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty trong lao động sản
xuất, thực hành tiết kiệm, quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mở rộng thị trường tiêu
thụ nhiều nơi.
Công ty hiện có đội ngũ cán bộ có trình độ quản lý hệ thống bảo đảm chất lượng sữa
theo tiêu chuẩn quốc tế và dây chuyền công nghệ hiện đại điều khiển bằng máy vi tính từ đầu
vào nguyên liệu đến ra sản phẩm.
3.1.3.2. Khó khăn:
12
Hiện nay mặc dù Vinamilk đang có kế hoạch xây dựng trang trại bò sữa trong nước
song nguyên liệu phần lớn vẫn phải nhập khẩu (chiếm đến 90%) do đó sẽ chịu tác động bởi
các yếu tố như: giá thế giới, tỷ giá…
Giá thành các sản phẩm từ sữa hiện nay nếu như so sánh với các nước phát triển trên
thế giới vẫn đang ở mức khá cao. Điều này khiến cho một phần đối tượng người tiêu dùng
trong nước có thể thiếp cận với các sản phẩm này.
Thị phần lớn, thương hiệu mạnh những nếu so sánh về giá cả thì các sản phẩm của
công ty chưa có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm khác.
3.1.4. Thành Tựu Đạt Được:
Trải qua quá trình hoạt động và phát triển gần 30 năm qua, Vinamilk đã trở thành một
doanh nghiệp dẫn đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Những danh hiệu
Vinamilk đã được nhận là:
Danh hiệu anh hùng lao động
Huân chương lao động hàng nhất, nhì, ba.
Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO –
world intellectual property organization) năm 2000 vă năm 2004.
Top 200 Doanh nghiệp tốt nhất Châu Á ( tạp chí Forbes bình chọn) năm 2010
Top 5 doanh nghiệp tự nhân lớn nhất Việt Nam 2010
Đạt được một số danh hiệu: Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2010, Thương hiệu Quốc gia,
top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất khu vực (Super Brands),
3.2. PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT
NAM QUA 3 NĂM HOẠT ĐỘNG 2009, 2010, 2011.
Sau hơn 30 năm thành lập, công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) hiện đang dẫn đầu
ngành công nghiệp sữa tại Việt Nam với hơn 40% thị phần trong nước và năng lực sản xuất
vượt xa các đối thủ cạnh tranh khác. Nhà máy chế biến cũng như 178,000 điểm bán lẻ của
Vinamilk được trải đều trên cả nước, nên sản phẩm sữa của Công ty được phân phối kịp thời
đến người tiêu dùng. Vinamilk thu mua gần một nửa nguồn cung ứng nguyên liệu sữa trong
nước nên có lợi thế lớn trong việc kiểm soát giá sản phẩm. Sản phẩm đa dạng và giá cả phải
chăng đã giúp cho Vinamilk thống trị một số phân khúc như sữa đặc (chiếm khoảng 85% thị
phần ) và sữa chua (chiếm khoảng 95% thị phần ). Ngoài ra , Vinamilk còn được quản lý bởi
một đội ngũ lãnh đạo nhiệt tình và giàu kinh nghiệm, dưới sự dẫn dắt của người thuyền
trưởng là bà Mai Kiều Liên.
3.2.1. Phân tích chung về tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm 2009, 2010, và
2011:
3.2.1.1. Đánh Giá Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Doanh Thu Của Công Ty:
Bảng 1: tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu 3 năm 2009, 2010, 2011:
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Kế
hoạc
Thực
hiện
% thực
hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện
% thực
hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện
% thực
hiện
13
h
Tổng
doanh
thu
9,220 10,820 117.3
%
14,428 16,081 111.5
%
20,560 22,071 107.3
%
(Nguồn: kế hoạch kinh doanh và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2009, 2010, 2011)
Qua số liệu bảng trên ta thấy:
Năm 2009, tổng doanh thu cả năm đã vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 17.3%.
Năm 2009 khép lại với nhiều biến động trong nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam, khủng
hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng lên nhiều mặt của nền kinh tế. Thế nhưng, trong bối
cảnh đầy khó khăn và thách thức đó, Vinamilk tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng và
vị trí dẫn đầu thị trường sữa của mình.
Cũng trong năm 2009 này, lần đầu tiên doanh thu của công ty vượt mức 10.000 tỷ đồng đạt
10.820 tỷ đồng, tăng 29.3% so với cùng kỳ.
Năm 2010, tổng doanh thu công ty vượt kế hoạch đề ra là 11.5%, tuy ít hơn năm 2009
nhưng, trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thì công ty cho thấy họ vẫn đạt
được những hiệu quả nhất định trong kinh doanh.
Doanh số tăng trưởng 49% so với năm 2009, đạt 16081 tỷ đồng, kết quả hoạtđộng cao nhất
từ trước tới nay. Để có được kết qảu khả quan như vậy là do sự nỗ lực của cả Công ty, cũng
như sự tin tưởng của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó còn do sự đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại vào quá trình hoạt động, khai
thác hiệu quả tối đa năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
Năm 2011, tổng doanh thu vượt kế hoạch 7.3%
Xét về mặt tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2011 thấp hơn năm 2010
(37.2% so với 48.6%). Tuy nhiên, xét về mặt giá trị tuyệt đối thì doanh thu năm 2011 vẫn tăng
cao hơn năm 2010. Tổng doanh thu năm 2011 tăng 5990 tỷ đồng so với cùng kỳ, từ 16081 tỷ
năm 2010 lên 22071 tỷ đồng năm 2011. Mức tăng này cao hơn mức tăng 5261 tỷ đồng của
tổng doanh thu năm 2010 so với năm 2009.
Trên đà tăng trưởng, tổng doanh thu của công ty đạt hơn 1 tỷ đô la Mỹ (22.071 tỷ đồng), đưa
Vinamilk chính thức gia nhập vào đội ngũ các doanh nghiệp lớn của châu Á – Thái Bình
Dương. Có được kết quả hoạt động đáng mơ ước đó cũng là nhờ vào năng lực của ban lãnh
đạo công ty, cũng như sự tận tâm của toàn thể công nhân viên, mong muốn mang lại những
giá trị tốt đẹp nhất cho người tiêu dùng.
Như vậy, trong 3 năm hoạt động 2009 – 2011, tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu
rất hiệu quả. Tất cả những kế hoạch đề ra đều được thực hiện đầy đủ và hoàn thành vượt chỉ
tiêu. Sở dĩ có một kết quả như vậy là do ban lãnh đạo đã có những đường lối chiến lược đúng
đắn, phù hợp với từng hoàn cảnh thị trường. Nắm bắt được thị hiếu cũng như nhu cầu của
người tiêu dùng, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kĩ thuật của công ty để
tạo ra những sản phẩm tốt nhất, giá trị nhất cho người tiêu dùng, tạo dựng được sự tin
tưởng,khẳng định vị trí thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.
14
3.2.1.2. Đánh Giá Tình Hình Doanh Thu Thực Tế Của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam 3 Năm
2009-2011:
Bảng 2: tình hình doanh thu thực tế qua 3 năm 2009 – 2011
Ta đánh giá tình hình doanh thu thực tế của công ty qua bảng sau:
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu doanh
thu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch
2010/2009
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Doanh thu bán
hàng hoá
69 158 302 89 129% 144 91.1%
Doanh thu bán
thành phẩm
10,731 15,890 21,738 5,159 48.1% 5,848 36.8%
Cung cấp dịch
vụ
20 33 31 7 65% -2 -6%
Tổng 10,820 16,081 22,071 5,261 48.6% 5,990 37.2%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011)
Qua số liệu bảng trên ta thấy:
Năm 2010, doanh thu thực tế tăng 48,6% tương ứng với 5261 tỷ đồng so với năm
2009. Việc tăng là do:
+ Đối với doanh thu bán hàng hoá: doanh thu năm 2010 tăng hơn năm 2009 là 89 tỷ đồng với
tỷ lệ tăng là 129%.
+ Đối với doanh thu bán thành phẩm: doanh thu năm 2010 tăng hơn 2009 là 5.159 tỷ đồng
với tỷ lệ tăng là 48,1%.
+ Về cung cấp dịch vụ: so với năm 2009 doanh thu năm 2010 cũng tăng 65% tương ứng với 7
tỷ đồng.
Sang năm 2011, doanh thu tiếp tục tăng 5.990 tỷ đồng , tức tương ứng với 37,2%. Mặc
dù tỷ lệ cung cấp dịch vụ trong năm nay có dấu hiệu suy giảm, nhưng kết quả doanh
thu vẫn rất khả quan, cụ thể là:
+ doanh thu bán hàng hoá: doanh thu tăng 144 tỷ đổng, tỷ lệ tương ứng là 91,1%.
+ doanh thu bán thành phẩm: doanh thu tăng 5848 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 36,8%.
+ cung cấp dịch vụ: doanh thu trong cung cấp dịch vụ năm 2011 lại sụt giảm tuy không đáng
kể là 2 tỷ đồng, tỷ lệ sụt giảm tương ứng là 6%.
Nhìn chung với việc tăng doanh thu hàng năm cho thấy doanh nghiệp hoạt động khá
hiệu quả. Tất cả những kết quả trên có được là do theo đà phát triển chung của đất nước,
cũng như sự tăng lên trong nhu cầu tiêu dùng sữa của người dân. Thu nhập ngày càng được
cải thiện cùng với sự gia tăng dân số trẻ là yếu tố khiến cho sức cầu các sản phẩm có lợi cho
sức khoẻ như sữa ngày được nâng cao hơn, thu hút tiêu dùng hơn. Mặt khác, việc tăng doanh
thu cũng là do công ty đã mạnh dạn đầu tư thiết bị công nghệ mới, nâng cao trình độ đội ngũ
nhân viên,thực hiện tốt công tác tiếp thị, chất lượng sản phẩm tốt, đạt chuẩn. Công ty cổ phần
sữa Việt Nam ngày càng khẳng định mình trên thị trường trong nước cũng như thị trường
nước ngoài.
15
Biểu đồ doanh thu qua các năm cho chúng ta thấy rõ hơn nỗ lực của công ty trong khâu tiêu
thụ, nâng doanh số bán ngày một cao hơn:
Biểu đồ 1: biều diễn doanh thu của công ty qua 3 năm 2009, 2010, 2011
Ta có thể thấy rằng doanh thu của công ty đều tăng qua các năm,và tăng khá đều, biểu đồ sau
sẽ cho thấy rõ hơn mức tổng doanh thu tăng trưởng qua 3 năm 2009 – 2011:
Đường biểu diễn doanh thu đi lên thể hiện sự gia tăng doanh thu qua các năm.từ năm
2009 đến năm 2010 độ dốc đường doanh thu cao do doanh thu tăng với tốc độ 48,6%
đến năm 201 độ dốc tiếp tục tăng tuy có xu hướng chậm lại là 37,2%.
So với năm 2010, năm 2011 tốc độ tăng doanh thu của việc bán hàng hoá và thành
phẩm tăng lên đáng kể, trong khi đó việc cung cấp dịch vụ lại giảm nhẹ.
Với những kết quả trên, tình hình doanh thu thực tế trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 rất
khả quan. Công ty không ngưng nâng cao doanh số, mỗi năm, mỗi tăng. Ngoài doanh thu từ
cung cấp dịch vụ có giảm nhưng không ảnh hưởng đáng kể vì đây là hoạt động phát sinh
thêm chiếm tỷ trọng rất nhỏ, còn doanh thu từ các sản phẩm khác đều tăng chúng tỏ công ty
đang phát triển với xu hướng tích cực.
3.2.1.3. Phân tích doanh thu theo khối lượng tiêu thụ
Sản phẩm được tiêu thụ, khi đó nhà máy ghi nhận có doanh thu. Các sản phẩm tiêu thụ
chủ yếu của công ty là sữa nước (sữa tươi), sữa bột, sữa đặc, sữa chua và một số sản phẩm
khác như nước trái cây, cà phê,…
Biểu đồ 2: Cơ cấu doanh thu theo khối lượng sản phẩm
(Nguồn: báo cáo thường niên năm 2009, 2010,2011)
16
Ta xét tình hình tiêu thụ của công ty thông qua:
Bảng: cơ cấu doanh thu theo khối lượng sản phẩm năm 2009, 2010, 2011
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
doanh
thu
Năm 2009 Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch
2010/2009
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Sữa nước 3,744 5,178.1 5,738.46 1434.1 38.3% 560.36 10.8%
Sữa bột 2,164 4,454.4 5,297.04 2290.4 105.8% 842.64 18.9%
Sữa đặc 2,705 3,505.7 7,504.14 800.7 29.6% 3998.44 114%
Sữa chua 1,861 2,444.3 2,207.1 583.3 31.3% -237.2 -9.8%
Sản
phẩm
khác
346 498.5 1,324.26 152.5 44% 825.76 165.6%
Tổng 10,820 16,081 22,071 5,261 48.6% 5,990 37.2%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011).
Sữa nước là một mặt hàng chủ lực trong kế hoạch tiêu thụ của công ty. Năm 2009, đây
là nhóm mặt hàng đóng góp lớn nhất vào tỷ lệ doanh thu là 34,6% tương đương 3,744
tỷ đồng. Tuy nhiên, sữa nước lại thuộc thị trường có mức cạnh tranh rất cao, sự tham
gia của nhiều công ty và một số sản phẩm nhập khẩu đã làm doanh thu của nhóm
hàng này giảm xuống 32.2% năm 2010 và còn 26% năm 2011. Nhưng đó chỉ là giá trị
tương đối, với việc thống kê doanh thu tuyệt đối, sữa nước đã tăng 1994 tỷ đồng từ
năm 2009 đến năm 2011.
Sữa bột được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tỷ trọng doanh thu năm 2009 là 20%,
tương đương 2,164 tỷ đồng và tăng mạnh trong năm 2010 với tỷ trọng chiếm 27.7%
tương đương 4.454 tỷ đồng. tỷ trong nhóm sản phảm này tuy có sự sụt giảm trong
năm kế tiếp, tuy nhiên giá trị doanh thu đạt được vẫn tăng so với năm 2010. Việc tăng
doanh thu cho thấy cơ hội tăng trưởng và phát triển của nhóm này rất tiềm năng.
Sữa đặc là sản phẩm truyền thống của công ty, thị trường mặt hàng này cũng ít bị
cạnh tranh hơn nên doanh thu luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sản phẩm tăng
800.7 tỷ đồng từ năm 2009 sang năm 2010, và tiếp tục tăng thêm 3998.44 tỷ đồng vào
năm 2011 ứng với 114% tăng trưởng.
Sữa chua có tỷ trọng phân khúc thị trường giảm dần từ 17.2% năm 2009 xuống 15.2%
năm 2010 và chỉ còn 10% năm 2011. Tuy nhiên tỷ lệ doanh thu nhóm sản phẩm này
vẫn tăng 583.3 tỷ đồng trong năm 2010 sau đó giảm dần 237.2 tỷ đồng, đạt 2207.1 tỷ
đồng năm 2011
Và các sản phẩm khác như nước ép trái cây, cà phê…không phải là sản phẩm chủ lực
của công ty, thường chiếm từ 3 – 6% tỷ trọng doanh thu. Với sức ép thị trường, các
mặt hàng này có xu hướng giảm doanh thu. Tuy nhiên, công ty cũng đang áp dụng
những chiến lược phù hợp để đưa những dòng sản phẩm tiềm năng này phát triển và
khải thác tốt lợi nhuận từ chúng.
3.2.1.4. Cơ cấu doanh thu theo khu vực địa lý:
17
Bảng 3: Cơ cấu doanh thu theo khu vực địa lý
ĐVT: tỷ đồng
2009 2010 2011
Trong
nước
Xuất khẩu Trong
nước
Xuất khẩu Trong
nước
Xuất khẩu
doanh thu
bán hàng
9415 1198 14096 1656 18854 2777
tổng 10613 15752 21631
Tỷ lệ 88,7% 11,3% 89,5% 10,5% 87,2% 12,8%
(nguồn: báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011)
Thị trường nội địa vẫn là chủ yếu, chiếm gần 90% doanh thu của công ty. Tuy nhiên
việc xuất khẩu của công ty cũng có những tiến bộ đáng kể. từ bảng thống kê cho thấy năm
2009 tỷ lệ xuất khẩu chiém 11.3% tương đương 1,198 tỷ đồng, tỷ lệ này có giảm nhẹ còn
10.5% năm 2010 nhưng giá trị doanh thu vẫn tăng lên đến 1,656 tỷ đồng và đến năm 2011, là
2,777 tỷ đồng tương đương 12.8% tỷ trọng doanh thu.
Thị trường xuất khẩu có nhiều khởi sắc, nhưng thị trường nội địa vẫn là nơi mang lại
nguồn thu chính cho doanh nghiệp duy trì và phát triển hoạt động của mình
Kết luận chung về tình hình doanh thu của công ty:
Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của công ty cũng như doanh thu thực tế rất khả
quan. Đạt được kết quả như vậy là do công ty đã có những chiến lược đầu tư đúng đắn, nâng
cao máy móc thiết bị, trình độ nghiệp vụ nhân viên cũng như phương thức tiếp cân, chăm sóc
khách hàng để sản phẩm của công ty ngày càng hoàn thiện hơn, chiếm vị trí ưu tiên của
khách hàng, dẫn đến việc gia tăng doanh thu bán hàng.
Bên cạnh đó không thể không nhắc tới năng lực quản lý, dẫn dắt của ban lãnh đạo. Chính
kinh nghiệm cũng như sự nhạy bén với thị trường đã giúp cho họ lèo lái con thuyền vượt khó
khăn đến thành công của công ty như ngày hôm nay.
3.2.2. Phân Tích Tình Hình Lợi Nhuận Của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam 3 Năm
2009, 2010, 2011
Xét về góc độ kinh tế, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, nói cách khác, lợi
nhuận là hiệu quả kinh tế trước tiên mà doanh nghiệp cần phải có. Các doanh nghiệp luôn
luôn quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả của hoạt động đó. Do vậy, mà
phân tích lợi nhuận được tiến hành thường xuyên, cụ thể để phục vụ cho công tác quản lý
doanh nghiệp và cả những mục tiêu kinh tế khác.
3.2.2.1.Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận 3 năm 2009, 2010, 2011:
Vị thế dẫn đầu ngành sữa trong thị trường sữa Việt Nam khiến Vinamilk càng quan tâm
hơn đến việc theo dõi doanh thu – lợi nhuận mà doanh nghiệp dạt được để có chiến lược giữ
vững và đẩy mạnh vị trí của mình.
Việt Nam hiện đang là thị trường giàu tiềm năng cho ngành sữa phát triển, với dân số
hơn 90 triệu dân,trong đó tỷ lệ trẻ em chiếm gần 36% đã thu hút không ít nhà đầu tư. Với thế
18
mạnh có mặt trên thị trường gần 30 năm qua, Vinamilk có lợi thế khi năm rõ thị hiếu của
người tiêu dùng cũng như có thể truyền tải những điều đó vào sản phẩm của mình. Chính điều
đó đã giúp lợi nhuận đạt được của công ty tăng trưởng đều qua các năm. Các năm công ty
đều hoạt động hiệu quả với lợi nhuận luôn vượt chỉ tiêu đã đề ra.
Bảng 3: tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận 3 năm 2009, 2010, 2011: (ĐVT: tỷ
đồng)
Chỉ
tiêu
2009 2010 2011
Kế
hoạch
Thực
hiện
%
thực
hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện
%
thực
hiện
Kế
hoạch
Thực
hiện
% thực
hiện
Tổng
DT
9,220 10,820 117% 14,428 16,081 111% 20,560 22,071 107.3
%
Tổng
CP
7,550 8,090 107% 11,301 11,830 105% 16,260 17,092 105%
LN
trước
thuế
1,670 2,730 164% 3,127 4,250 136% 4,300 4,979 115.8
%
(Nguồn: kế hoạch kinh doanh và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009,2010,2011)
Năm 2009, doanh thu và lợi nhuận đều vượt quá kế hoạch đề ra. Lợi nhuận trước thuế
đạt 2,730 tỷ đồng vượt hơn 150% kế hoạch.
Năm 2010, lợi nhuận thu về vẫn nhiều hơn so với kế hoạch đạt 4,250 tỷ đồng. bên cạnh
đó, việc cắt giảm được chi phí chứng tỏ công ty có một tầm nhìn vĩ mô cho sự phát
triển lâu dài và bền vững của công ty.
Năm 2011, tỷ lệ hoàn thành tuy thấp hơn hai năm trước, nhưng giá trị đạt được đã
giúp ghi lại thành tích vẻ vang cho công ty. Doanh thu đạt 22,071 tỷ đồng, còn lợi
nhuận cũng chạm mức 4,979 tỷ đồng.
Cơ bản giá nguyên vật liệu sữa đã giảm từ cuối năm 2008 sang đầu năm 2009 nên tỷ suất lợi
nhuận của công ty nhờ đó cũng được nâng cao qua từng năm báo cáo.
Với thương hiệu có sẵn, những chi phí cho việc quảng cáo tiếp thị gần như không tiêu tốn
nhiều kinh phí cộng thêm thắt chặt tiết kiệm, chi tiêu hợp lý cũng là góp một phần trong việc
nâng cao gía trị lợi nhuận
3.2.2.2. Phân tích tình hình lợi nhuận thực tế qua 3 năm 2009 – 2011:
Để đánh giá tình hình lợi nhuận thực tế của công ty qua các năm, phải đặt lợi nhuận trong
mối quan hệ với doanh thu và chi phí. Căn cứ vào số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của nhà máy ta lập bảng phân tích lợi nhuận thông qua phan tích các yêu stố cấu
thành lợi nhuận và so sánh tỷ trọng giữa húng với doanh thu.
19
Bảng 4: tình hình lợi nhuận thực tế năm 2009, 2010, 2011 .
ĐVT: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Tỷ trọng Năm 2010 Tỷ trọng Năm 2011 Tỷ trọng
1 DT thuần 10,613,77
1
100% 15,752,86
6
100% 21,627,42
8
100%
2 GVHB 6,735,062 63.5% 10,579,20
8
67.2% 15,039,30
5
69.5%
3 LN gộp 3,878,709 36.5% 5,173,657 32.8% 6,588,123 30.5%
4 DT – HĐKD 439,936 4.1% 448,530 2.8% 680,232 3.1%
5 CP-HĐTC 184,828 1.7% 153,198 0.9% 246,429 1.1%
6 CPBH 1,245,476 11.7% 1,438,185 9.1% 1,811,914 8.3%
7 CPQL 292,942 2.8% 388,174 2.5% 459,431 2.1%
8 LN-HĐKD 2,595,399 24.5% 3,642,656 23.1% 4,750,579 22%
9 LN-BT 143,031 1.3% 608,785 3.9% 237,226 1.1%
10 LNTT 2,731,358 25.7% 4,251,207 27% 4,978,991 23%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011)
Ghi chú: tỷ trọng của các chỉ tiêu là so với doanh thu thuần.
Ta biết rằng tỷ trọng % giữa lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong
bảng trên cũng chính là tỷ suất lợi nhuận – doanh thu tiêu thụ. Từ chỉ tiêu này cho
chúng ta thấy lợi tức năm 2010 là cao nhất và thấp nhất vào năm 2011 do những chi
phí phát sinh trong năm khá lớn, cùng với việc thiếu nguyên vật liệu làm tăng giá vốn
hàng bán.
Tỷ trọng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý năm sau luôn giảm so với năm trước. Điều
này chứng tỏ doanh nghiệp đã thu được kết quả trong việc giảm bớt được những chi phí
không hợp lý, nhờ đó năng cao được doanh thu cũng như nguồn lợi nhuận của mình.
Để đánh giá chung về tình hình thực hiện lợi nhuận thực tế, ta có:
Bảng 5 : Tổng hợp doanh thu – chi phí – lợi nhuận 3 năm 2009 , 2010, 2011
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch
2010/2009
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Tổng DT 10,820 16,081 22,071 5,261 48.6% 5,990 37.2%
Tổng CP 8,090 11,866 17,092 3,776 46.7% 5,226 44%
LN trước
thuế
2,730 4,251 4,979 1521 55.7% 728 17.1%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009,2010, 2011)
Nhờ thế mạnh chiếm lĩnh thị trường, nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
qua các năm đều có lãi, và mức lãi năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể so với năm
2009, tổng doanh thu của công ty tăng 5,261 tỷ đồng,tương ứng tăng 48.6%. trong khi
20
đó chi phí tăng với tỷ lệ 46.7% tức là tăng 3,776 tỷ đồng,làm cho lợi nhuận trước thuế
tăng 55.7% cụ thể là tăng 1,521 tỷ đồng
Năm 2011, so với năm 2010 doanh thu tiếp tục tăng lên 37.2% tương ứng tăng 5,990
tỷ đồng, tổng chi phí tăng 44% tức là 5,226 tỷ đồng, do đó lợi nhuận cũng tăng hơn
728 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 17.1%.
Như vậy, qua phân tích có thể thấy mức lợi nhuận mỗi năm tăng lên là do nhà máy tăng
doanh thu đồng thời tổng chi phí – xét về tỷ lệ - đã giảm xuống. Nói cách khác, giá thành toàn
bộ đơn vị sản phẩm đã giảm hơn nhiều, chính yếu tố này đã làm cho lợi nhuận tăng lên cả về
số tương đối lẫn tuyệt đối.
Biểu đồ 3: Cơ cấu doanh thu – lợi nhuận của công ty 3 năm 2009, 2010, 2011:
Nhận xét
Tình hình doanh thu – Lợi nhuận của công ty cổ phần sữa Việt Nam có thể được xem là
mục tiêu của nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong cũng như ngoài ngành. Ban lãnh đạo công
ty và tập thể cán bộ công nhân viên có mối đoàn kết tốt, biết phát huy sức mạnh nối lực, thể
hiện sự năng động sáng tạo, cải tiến quy trình công nghệ, tính toán hiệu quả sản xuất kinh
doanh, nỗ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch hằng năm, tăng trưởng năm sau luôn cao hơn
năm trước.
Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu chính là rào cản lớn mà Vinamilk cũng như các doanh
nghiệp sản xuất sữa tại Việt Nam đang vướng phải. Hầu như nguyên vật liệu sữa đều phải
nhập khẩu (hơn 70%), chính điều này đã là giảm bớt doanh thu cũng như lợi nhuận của công
ty. Hiện tại Vinamilk đang xây dựng trang trại bò sữa trong nước nhắm tới mục tiêu thuận
lợi trong sản xuất cũng như nâng cao được doanh thu và lợi nhuận cho công ty tỏng thời gian
tới.
Như vậy với xu hướng phát triển tích cực thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận
cho thấy khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty còn phát triển hơn nữa.
Mặt khác,trên cơ sở phân tích doanh thu và lợi nhuận giúp công ty phát hiện ta một số hạn
chế còn vướng mắc,từ đó tìm ra biện pháp khắc phục nhưng xhạn chế trên,hướng tới lục tiêu
cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuân nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
21
CHƯƠNG 4 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM TĂNG DOANH THU, LỢI NHUẬN
Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường, công ty vinamilk đã không ngừng nổ lực phấn
đấu để duy trì và phát triển, ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặc dù gặp nhiều khó
khăn nhưng tập thể cán bộ công nhân viên đã phấn đấu hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Ngoài ra, công ty cũng thực hiện tốt chủ trương chính sách của nhà nước, góp phần đóng góp
ngân sách tỉnh nhà, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó cũng cần có những giải pháp
để nâng cao doanh thu và lợi nhuận của công ty.
4.1. NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG DOANH THU
Quá trình công ty có được doanh thu là quá trình xuất giao hang cho người mua, vận
chuyển và thanh toán tiền hàng. Nhằm tăng doanh thu, trước hết phải đẩy mạnh khối lượng
và tốc độ tiêu thụ, đồng thời phải xúc tiến các chiến lược kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu
thực tế, công ty cần chú trọng những vấn đề sau:
4.1.1. Đẩy mạnh tiến độ sản xuất, tăng sản lượng sản phẩm:
Hiện nay có nhiều hạn chế từ sự kiện sữa có chứa melamine, nhưng vinamilk vẫn đứng
vững trên thị trường. Cũng từ đó người ta tin dùng vinamilk nên sản lượng cũng được đẩy
mạnh. Đòi hỏi công ty phải đẩy mạnh tiến trình sản xuất và tăng sản lượng của sản phẩm, từ
đó phối hợp với công tác tiếp thị để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Điều cơ bản nhất, sản xuất phải đảm bảo đúng kế hoạch sản xuất, đáp ứng kịp thời đầy đủ
cho nhu cầu tiêu thụ.
4.1.2. Đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn quy định:
Để đảm bảo chất lượng theo những yêu cầu kỹ thuật, công ty cần tiến hành kiểm tra từ
nguyên liệu đến thành phẩm, từ khâu lựa chọn thức ăn cho bò đến khâu đóng hộp.
Trong quá trình sản xuất, công ty cần luôn luôn áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ
thuật mới nhất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, tăng sản lượng để
công ty có thể đứng vững và ngày càng phát triển trong thị trường.
4.1.3 Đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm:
Công tác tiêu thụ sản phẩm được coi trọng hàng đầu vì chỉ khi tiêu thụ được sản phẩm
nhà máy mới có được doanh thu và lợi nhuận. Do đó, công ty nên có một đội ngũ Marketing
riêng biệt để nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường và có kế hoạch quảng bá sản phẩm thành
công trên thị trường tiêu thụ. Đó là giải pháp quan trọng nhất để tiêu thụ sản phẩm.
Như vậy, mục tiêu của việc đẩy mạnh khâu tiêu thụ là phương thức kinh doanh linh hoạt,
mở them nhiều thị trường nhằm phục vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng sao cho kinh doanh
có hiệu quả và người tiêu dung có lợi.
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN:
4.2.1. Tăng doanh thu, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm:
Sự thay đổi của doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi thì doanh thu giảm sẽ làm lợi nhuận giảm và ngược lại. Do vậy, để tăng lợi
nhuận phải tăng doanh thu.
22
Để tăng doanh thu phải tăng tiêu thụ. Tăng tiêu thụ nghĩa là tăng số lượng hàng hóa
được bán ra, tránh ứ đọng vốn trong hàng tồn kho. Công ty có thể tăng tiêu thụ theo những
cách khác nhau:
- Tăng tiêu thụ cả về chất lượng và khối lượng như: mở rộng đại lý, làm tốt công tác vận
chuyển,…
- Quản lý tồn kho và đảm bảo dự trữ hợp lý.
4.2.2. Quản lý tốt chi phí:
4.2.2.1. Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao:
Thường xuyên nhắc nhở, tổ chức thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, tránh lãng phí của
công. Qua đó, nhà máy sẽ giảm được những khoản tiêu hao bất hợp lý.
4.2.2.2. Hạ thấp chi phí quản lý và chi phí bán hàng:
Hạ thấp chi phí quản lý và chi phí bán hàng là nhiệm vụ mà công ty phải luôn hết sức cố
gắng thực hiện, chỉ nên chi cho những khoản thật cần thiết, tiết kiệm tối đa nhưng hợp lý
những khoản chi phí văn phòng, tiếp khách, giao dịch…
Đối với chi phí bán hàng như chi phí hoa hồng, khuyến mãi, tiếp thị… Những khoản này
cần thực hiện theo kế hoạch đề ra phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
4.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH:
4.3.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác
động đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Trước hết phải xác định một cơ cấu vốn hợp lý,
thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ và quy mô kinh doanh. Cơ cấu vốn được coi là tối ưu khi đáp
ứng đầy đủ vốn cho kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Sau đó phải xác định
được điểm hòa vốn ngắn hạn, dài hạn trong toàn bộ quá trình kinh doanh cũng như trong
từng giai đoạn kinh doanh. Có như vậy mới xác định được sản lượng, doanh thu cho lãi, thời
gian cho lãi và mức lãi.
4.3.2. Tận dụng công suất máy móc thiết bị:
Sử dụng hiệu quả các thiết bị máy móc trong công ty, tận dụng tối đa công suất của máy
móc để tạo ra nhiều sản phẩm hơn. Tránh tình trạng để phí công suất.
4.3.3. Tăng cường chất lượng quản lý:
Tăng cường công tác quản lý để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì ngày nay chất lượng là
thứ mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu.
4.3.4. Quản lý các khoản thu khác:
Vi doanh nghiệp mở rộng có nhiều chi nhánh nên các khoản thu nợ phải được thanh toán
nhanh tránh nợ nần dây dưa, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
4.4. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC:
- Tổ chức lao động khoa học gắn với thi đua khen thưởng hợp lý.
- Marketing hướng về khách hàng.
….
23
24
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN
Hơn 30 năm cho việc xây dựng một thương hiệu với những giá trị chân thật, bền vững đã
được thể hiện đầy đủ qua cơ cấu doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty cổ phần sữa Việt
Nam.Tạo chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng đã khó,làm sao giữ vững vị trí đó còn khó hơn.
Biết được thế mạnh cũng như điểm yếu của mình, với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm đã
dẫn dắt đưa công ty vượt qua những giai đoạn khó khăn.
Với những thành công mà công ty đã đạt được là một điều đáng tự hào của toàn bộ toàn
thể công nhân viên trong công ty cũng như của khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bài đã hoàn thành những nhiện
vụ chủ yếu sau:
Trình bày những lý luận chung về doanh thu và lợi nhuân. Đây là cơ sở cho những
phân tích ở chương 3 và giải pháp ở chương 4
Giới thiệu sơ lược quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần sữa Việt Nam,
những thuận lợi và khó khăn mà công ty phải đối mặt.
Phân tích doanh thu, lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011.
Trên cơ sở đánh giá tích cực, mặt tồn tại của công ty, đề ra một số giải pháp nhằm
tăng doanh thu,lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.
25