Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

tiểu luận thương mại điện tử đề tài electronic data interchange (edi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.72 KB, 38 trang )

Trường Đại Học Hùng Vương Tp. Hồ Chí Minh
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
Thương Mại Điện Tử
Giảng viên: Ths. Phạm Minh
Đề tài
EDI ( Electronic Data Interchange )
Thành viên Nhóm 5:
1. Dương Tú Mỹ
2. Dương Văn Chiến
3. Nguyễn Thị Thùy
Dương
4. Nguyễn Phú Thuận
( NT )
5. Phan Mạnh Cường
6. Phạm Lê Nghiêm
7. Nguyễn Duy Việt
1
MỤC LỤC
Trang
I. Khái niệm và những thông tin cơ bản về EDI
………………………………… ……… 3
(Electronic Data Interchange)
1. Khái niệm
…………………………………………………………………
…. 3
2. Những thông tin cơ bản về EDI …………………….
……………………… 3
• EDI internet …………………………………
………………………. 3
• EDI truyền thống ………………………………
……………………. 4


• Lợi ích khi sử dụng EDI ……………………….
……………………… 4
• Chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) ………………
………………. 4
II. Tình hình phát triển EDI ở các nước trên thế
giới……………………………………… 4
1. Quá trình phát triển và ứng dụng EDI ở các nước
khác trên thể giới………4
2. Những ứng dụng EDI tại Việt Nam trong những
năm đầu thế kỉ 21………6
III. Phân loại
EDI…………………………………………………………………
………… 10
1. EDI truyền
thống……………………………………………………………… 10
2. EDI internet…………………………………………………
………………. 10
3. EDI hỗn hợp
………………………………………………………………… 12
2
IV. Các hình thức chuẩn hóa trong việc trao đổi dữ liệu điện tử
……………… …………. 12
V. Tình hình phát triển và những khó khăn khi sử dụng EDI ở Việt Nam
……… ………. 14
VI. Kết Luận …………………………………………………………….
…………………. 17
Phụ lục: Các số liệu về sự phát triển EDI của một số nước trong những
khoảng thời gian đầu của thế kỷ 20
Phụ lục 2: XML - ngôn ngữ Web thế hệ kế tiếp
Phụ lục 3 : Những bài học thực tế từ việc sử dụng EDI

I. Khái niệm và những thông tin cơ bản về EDI (Electronic Data
Interchange)
1. Khái niệm
Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL),
việc trao đổi dữ liệu điện tử được định nghĩa như sau:
“Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính
điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử
dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin”.
Dưới góc độ là một sinh viên, tôi hiểu và định nghĩa về EDI như sau:
EDI là một quá trình trao đổi dữ liệu (văn bản, hóa đơn, chứng từ,
thanh toán tiền khám bệnh, trao đổi kết quả xét nghiệm…), từ máy tính này,
sang máy tính khác. Quy trình này có thể được diễn ra trong nội bộ hoặc
giữa các đối tác với nhau, tùy theo mục đích của những người tham gia sử
dụng, và được sự thỏa thuận, nhất trí của các bên tham gia về các điều
khoản quy định chung.
1. Những thông tin cơ bản về EDI:
• Qui trình hoạt động EDI
3
Tùy theo là hình thức EDI truyền thống hay EDI Internet, mà có những qui
trình khác nhau
EDI Internet:
Hệ thống máy tính của công ty bạn sẽ hoạt động như một kho dự trữ
các dữ liệu cần thiết để hỗ trợ các giao dịch đó. Khi được sử dụng, EDI rút
thông tin từ những ứng dụng của công ty và truyền tải các chứng từ giao dịch
phi giấy tờ dưới dạng máy tính đọc được qua đường dây điện thoại hoặc các
thiết bị viễn thông khác. Ở đầu nhận, dữ liệu có thể nhập trực tiếp vào hệ
thống máy tính của đối tác, được tự động xử lý với các ứng dụng nội bộ tại
nơi nhận. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong vài phút mà không cần phải gõ
lại thông tin và tránh cho các bên những phiền toái về giấy tờ đi kèm với việc
xử lý văn bản bằng tay. Sử dụng EDI sẽ giúp tăng giá trị khoản đầu tư của

công ty bạn cho việc ứng dụng phần mềm giao dịch. Hơn nữa việc tạo, gửi và
nhận các chứng từ giao dịch EDI có thể được tự động hoá và tích hợp với
những ứng dụng máy tính hiện hành trong nội bộ công ty.
EDI truyền thống:
Qui trình cũng giống như trên, nhưng dữ liệu khi truyền sang máy tính
của các đối tác, dưới hình thức giấy tờ, chứ không nhập trực tiếp vào hay
được mã hóa dữ liệu.
Phần này sẽ được phân lọai các hình thức EDI ở những đề mục tiếp theo.
• Lợi ích khi sử dụng EDI
Những ích lợi chung nhất của EDI là tốc độ cao, tính kinh tế và sự
chính xác trong việc xử lý chứng từ giao dịch. Cụ thể hơn, EDI đem lại
những lợi ích sau:
4
• Sự tiện lợi của việc trao đổi chứng từ giao dịch cả trong và ngoài
giờ làm việc
• Chi phí giao dịch thấp hơn
• Dịch vụ khách hàng tốt hơn
• Khả năng đối chiếu so sánh chứng từ tự động, nhanh chóng và chính
xác
• Dữ liệu được lưu chuyển một cách hiệu quả hơn cả ở mức nội bộ và
liên công ty.
• Quan hệ đối tác đem lại hiệu suất cao hơn
• Chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
Một bộ chuẩn EDI là một khung hướng dẫn cho một loạt các định
dạng dữ liệu thống nhất dùng để tạo những phiên bản điện tử đọc được bằng
máy tính thay thế cho tài liệu giấy truyền thống. Trong số những định dạng
dữ liệu chuẩn ra đời sớm nhất, nhiều định dạng được tạo ra và sử dụng bởi
một ngành công nghiệp cụ thể để phục vụ cho việc trao đổi tài liệu trong
phạm vi ngành đó, hoặc bởi một công ty cụ thể để phục vụ cho việc trao đổi
chứng từ với nhà cung cấp. Khi EDI phát triển hơn, các chuẩn áp dụng riêng

cho công ty hoặc cho ngành (còn gọi là chuẩn đơn dụng) trở nên ít phổ biến
so với chuẩn công cộng.
Đề có thêm nhiều thông tin và hiểu rõ về EDI, phần này sẽ được nhóm trình
bày với những đề mục phía sau
II. Tình hình phát triển EDI ở các nước trên thế giới
1. Quá trình phát triển và ứng dụng EDI ở các nước khác trên
thế giới:
Trao đổi dữ liệu điện tử đã được ứng dụng khá lâu và phổ biến ở các
nước Châu Âu, sau khi thu thập được một ít số liệu về sự phát triển của EDI,
nhóm 5 xin được vẽ lại biểu đồ phát triển khái quát về EDI như sau :
5
Ngoài ra, trong quá trình làm bài, nhóm 5 đã thu thập được số liệu sau
ở các nước thuộc khu vực Châu Á, về tình hình phát triển EDI trong những
năm đầu thế kỷ XXI.
Hàn Quốc: Ở Hàn Quốc tất cả các loại thông điệp điện tử (EDI, XML
và XML/EDI) đều được chuẩn hóa bởi Ủy ban EDIFACT Hàn Quốc – KEC.
Theo báo cáo tại AFACT 2008, tính đến tháng 8/2008 KEC đã phê chuẩn
610 thông điệp chuẩn (262 EDI, 53 XML/EDI, 295 XML)
cụ thể trong các ngành, lĩnh vực như thương mại, bảo hiểm, tài chính, hải
quan, điện tử, đóng tàu, vận tải biển, phân phối, ô tô-xe máy…
6
Nhật Bản: Hội đồng trao đổi dữ liệu điện tử (JEDIC) là tổ chức hoạt
động nhằm phổ biến và thúc đẩy EDIFACT, thúc đẩy quá trình chuẩn hóa
với cả người bán và người mua cho các giao dịch kinh doanh. Gần đây,
JEDIC đã đưa ra một bản khảo sát về hiện trạng sử dụng EDI cho 58 tổ chức
trong lĩnh vực công nghiệp tại Nhật Bản. Kết quả cho thấy 59,4% các tổ chức
hiện nay đang áp dụng EDI trong công tác hành chính và 53,9% đang áp
dụng EDI trong lĩnh vực Marketing.
Đài Loan: EDI được sử dụng chính nhằm mục đích phát triển ngành
Tài chính. Năm 2007, tổng lượng giao dịch giữa các ngân hàng dùng chuẩn

EDI đạt đến 3.012.961 giao dịch với tổng giá trị lên đến 91.145 triệu USD,
trung bình mỗi giao dịch trị giá 30.300 USD.
2. Những ứng dụng EDI tại VIệt Nam trong những năm đầu
thế kỷ 21
Hệ thống thông tin Visa điện tử hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam sang
Hoa kỳ
Chương trình được phát triển bởi Hải quan Hoa Kỳ sử dụng trao đổi
dữ liệu điện tử để truyền thông tin về Visa hàng dệt may. 14 nước tham gia
vào hệ thống ELVIS để truyền thông tin Visa dệt may sang Hoa Kỳ. Đơn vị
tham gia truyền và xử lý dữ liệu Kleinschmidt Company (Đức)
7
LỊCH SỬ
 10/10/2003: chính thức gửi công văn sang Hải quan Hoa Kỳ
 12/2003: Ký thỏa thuận EDI với công ty Kleinschmidt Co.
 19/2/2004: Ký thỏa thuận triển khai hệ thống ELVIS
 22/3/2004: Tiến hành truyền dữ liệu Visa Dệt may qua ELVIS
KẾT QUẢ
 Đã truyền hơn 60.000 visas từ đầu năm 2004
 Ngăn chặn làm giả Visa
 Giám sát và quản lý việc cấp Quota dễ dàng
 Hỗ trợ tất cả các thông tin liên quan đến visa cho doanh nghiệp
 Tiết kiệm thời gian
8
- Hệ thống EDI tại cảng Hải Phòng
Ngày 21/11/2003, Tổng Giám đốc Cảng Hải Phòng đã ký quyết định triển
khai xây dựng hệ thống kết nối dữ liệu điện tử EDI với Hãng tàu APM. Ngày
14/6/2004, sau hơn 6 tháng phối hợp với Hãng tàu APM, toàn bộ hệ thống EDI
đã được xây dựng và Hãng tàu đã chính thức dùng số liệu EDI để khai thác
container tại Cảng Hải Phòng.
Hệ thống được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế EDIFACT, ghép nối lấy dữ

liệu quản lý container từ hệ thống thông tin quản lý MIS hiện tại của Cảng để tạo
lập các báo cáo điện tử theo mẫu chuẩn quốc tế gửi cho các hãng tàu.
Hệ thống EDI cảng HP bao gồm 2 phần chính:
- Phần khai thác bãi container (theo chuẩn quốc tế gọi là CODECO) bao gồm
các tác nghiệp, phương án dịch chuyển container: nhập bãi, xuất bãi, đóng hàng
và rút hàng.
9
- Phần khai thác tàu (theo chuẩn quốc tế gọi là COARRI) bao gồm các tác
nghiệp dỡ container, xếp container và vận chuyển.
Giao diện chương trình tạo báo cáo các tác nghiệp trên bãi
(CODECO) cho hãng tàu
10
Các thông tin về một dữ liệu hàng hóa theo tiêu chuẩn EDIFACT
11
- Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử Unilever Việt Nam và Metro & Carr
Sử dụng một hệ mã vạch (barcodemapping) và kết nối kỹthuật với
nhau thông qua các trung tâm (hub). Thông qua hệ thốngnày dữ liệu giữa
Metro và Unilever được đọc, hiểu và xử lý tự động.
12
III. Phân loại EDI:
1. EDI truyền thống:
Hình thức trao đổi dữ liệu qua máy tính, nhưng vẫn còn sử dụng đến
các hình thức vận chuyển vật lý giữa các chủ thể tham gia. Trước khi hình
thức cải tiến của nó: EDI Internet ra đời, thì nó vẫn là một phương thức cải
tiến đáng kể trong lĩnh vực thương mại, sản xuất.
Ví dụ: Việc lưu, chép dữ liệu qua USB, đĩa mềm, đĩa CD, VCD… từ
máy tính này qua máy tính khác.
Do EDI truyền thống tồn tại nhiều mặt hạn chế, EDI Internet ra đời
để khắc phục một số nhược điểm sau đây của nó: (Hạn chế của EDI truyền
thống)

• Thời gian xử lý chậm, tài liệu luân chuyển giữa các đối tác thương mại
là nguyên nhân chủ yếu làm tăng thời gian xử lý. Đặc biệt, trong
ngành công nghiệp sản xuất, trường hợp cùng một thông tin được
nhập vào hai lần là việc rất bình thường.
13
• Tăng chi phí: vì thông tin cần được nhập liệu ở từng khâu, nên các
bước tiến hành trong chu trình xử lý chậm, lưu trữ dữ liệu nhập vào
khá tốn kém.
• Vì khâu luân chuyển dữ liệu giữa người mua và người sản xuất không
được xác minh rõ ràng và chắc chắn, dẫn đến giữa hai bên chủ thể
phải gọi điện hoặc liên lạc thường xuyên để xác nhận với nhau.
EDI là một hình thức trao đổi dữ liệu cải tiến và được sử dụng rất phổ biến.
Việc thực hiện EDI có tác động đến tấc cả chủ thể tham gia, cho nên không
thể thực hiện một bên. Vì thế, EDI Internet ra đời như một bước tiến so với
EDI truyền thống.
2. EDI Internet:
Hình thức trao đổi dữ liệu điện tử qua máy tính, được thực hiện trong
nội bộ hoặc giữa các đối tác, các chủ thể tham gia thông qua mạng Internet
và dựa trên các thỏa thuận chuẩn. Đây là một bước cải tiến đặc biệt nhằm
khắc phục những nhược điểm mà EDI truyền thống còn tồn tại.
Lợi ích của EDI internet
mang lại :
• Giảm chi phí giao dịch
cho việc trao đổi thông
tin, chi phí giấy tờ, thư
tín, lưu trữ dữ liệu
• Tiết kiệm thời gian vì
không cần phải nhập dữ
liệu nhiều lần, giảm
thiểu sai sót trong quá trình nhập liệu, giảm chi phí xử liệu bằng tay,

tăng tính chính xác của thông tin.
• Có thể xác minh được dữ liệu, thông tin, văn bản gửi đi cho đối tác đã nhận
được hay chưa, và có thể xem xét, theo dõi, quản lý qui trình vận chuyển hàng
hóa trong từng giai đoạn.Thúc đẩy các nhà cung cấp tăng tính cạnh tranh của
công ty và của cả ngành công nghiệp, cải thiện mối quan hệ thương mại và
củng cố quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp.
Trong EDI inernet có một thuật ngữ thường được sử dụng để nói về
dữ liệu được trao đổi thông qua mạng Internet, gọi là Dung liệu
14
Ví dụ: hàng hóa số là tin tức, nhạc, phim, các chương trình phát thanh, truyền
hình, chương trình phần mềm, ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim, hợp
đồng bảo hiểm…
Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật bằng cách đưa vào đĩa,
vào băng, in thành sách báo, văn bản, đóng gói bao bì chuyển đến tay người sử
dụng hoặc đến điểm phân phối… để người sử dụng mua và nhận trực tiếp.
Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng gọi là giao gửi số
hóa. Các tờ báo, tư liệu công ty, ca – ta – lô sản phẩm lần lượt đưa lên web gọi
là sách điện tử. Các chương trình phát thanh, truyền hình, giáo dục, ca nhạc, kể
chuyện… cũng được số hóa, truyền qua Internet, người sử dụng tải xuống và
sử dụng thông qua màn hình và thiết bị âm thanh của máy tính điện tử.
Trong EDI Internet, hình thức dữ liệu được truyền đi được phân
thành 2 loại:
+ Truyền file : Là phiên bản mở rộng của EDI kiểu truyền theo lô
hiện tại, trong đó thông điệp EDI được truyền và nhận trong dạng file. Giao
thức truyền thông chuẩn được sử dụng bao gồm giao thức FTP (giao thức
truyền file), SMTP/MIME (giao thức thư ) hoặc giao thức ZENGIN (Liên đoàn
các hiệp hội ngân hàng Nhật Bản), dựa trên TCP/IP… Giao thức ZENGIN chỉ
được dùng trong nội địa của Nhật.

+ Kiểu WWW : Bằng cách chuyển đổi thông điệp EDI sang định

dạng HTML* và đăng ký trên máy phục vụ WWW, thông điệp EDI có thể đọc
được và nhập vào dễ dàng từ trình duyệt WWW. HTTP được sử dụng như giao
thức truyền thông. Hệ thống EDI loại này thường được sử dụng cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Nhưng Web-EDI cũng còn một số trở ngại. Một là khó có khả năng hoạt động
liên mạng. Hai là dữ liệu EDI của Web-EDI khó kết nối tự động tới hệ thống
máy tính cuối của người sử dụng. Internet EDI /XML* đã giải quyết được các
vấn đề này. Những tiêu chuẩn này về cơ bản dựa trên các công nghệ XML.
Giải pháp dùng để thực hiện EDI là XML/EDI.
(Ở cuối bài tiểu luận, nhóm có cập nhật một số thông tin trong phụ lục 2 về
HTML và XML)
15
HTML sử dụng tập thẻ (tag) hữu hạn để định ra thông tin cơ bản về cấu trúc
tài liệu. Do là ngôn ngữ đánh dấu nên HTML rất dễ sử dụng, bất kỳ ai cũng
có thể xây dựng từ đầu trang Web cơ bản theo yêu cầu riêng.
3. EDI hỗn hợp:
Hình thức trao đổi dữ liệu điện tử thông qua máy tính, tuy nhiên EDI
hỗn hợp xảy ra giữa các đối tác với nhau, hình thức EDI Internet và EDI
truyền thống được sử dụng song song giữa các đối tác với nhau.
IV. Các hình thức chuẩn hóa trong việc trao đổi dữ liệu điện tử:
Tiêu chuẩn hoá là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng
chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt
được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. (Theo ISO)
Tiêu chuẩn hoá là hoạt động bao gồm: đưa ra tiêu chuẩn và áp dụng tiêu
chuẩn.
Một số tổ chức về tiêu chuẩn trong TMĐT: ISO, UN/CEFACT, AFACT,
OASIS, EDIFRANCE, GS1,…
Trong thương mại, tiêu chuẩn làm cho người mua và người bán có thể
dễ dàng hiểu nhau khi đàm phán về một mặt hàng dựa trên các tiêu chí thông
tin về sản phẩm hàng hóa đã được tiêu chuẩn hóa. Tuy nhiên, tiêu chuẩn

cũng tạo ra những cản ngại nhất định. Do tồn tại nhiều loại tiêu chuẩn giữa
các quốc gia, khu vực nên hàng hóa khi nhập khẩu vào một nước có thể bị
bắt buộc phải theo những tiêu chuẩn của nước ấy. Vì vậy, hàng hóa có thể
không bán được vào thị trường nước có tiêu chuẩn khắt khe hoặc phải tốn
thêm chi phí để đáp ứng các tiêu chuẩn đó và mất thêm thời gian khi giao
hàng để kiểm tra xem hàng hóa có phù hợp với tiêu chuẩn của nước nhập
khẩu hay không.
Sự phức tạp nêu trên dẫn đến việc bài toán tích hợp các hệ thống ứng
dụng trong nội bộ doanh nghiệp như: kế toán, bán hàng, sản xuất, kiểm kho,
… Nếu giải quyết được những khó khăn đó thì mới có thể giải quyết một
cách tổng thể giải pháp ERP trong doanh nghiệp, vấn đề này vẫn còn là một
thách thức lớn cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam. Tuy
nhiên, đã có những bước tiến trong việc phát triển hệ thống chuẩn hóa.
16
Để tránh tình trạng các giao dịch tự phát cũng như các doanh nghiệp
loay hoay tự tìm cho mình một tiêu chuẩn riêng thì cần có sự thống nhất giữa
các tổ chức, các đối tác tham gia vào hệ thống chung để có thể nói cùng một
tiếng nói đó là tiêu chuẩn.
Các doanh nghiệp thống nhất chung một chuẩn trao đổi dữ liệu
Hiện nay Việt Nam có 2 bộ tiêu chuẩn GS1 eCom bổ sung cho nhau:
- GS1 EANCOM - tiêu chuẩn của GS1 cho EDI truyền thống, là một phần đã
được đơn giản hóa của UN/EDIFACT
- GS1 XML - một bộ giản đồ XML mô tả cấu trúc và nội dung của tài liệu
kinh doanh.
Khi sử dụng EDI, GS1 khuyến cáo là nên dùng GS1 EANCOM, một
hướng dẫn áp dụng chi tiết của các gói tin tiêu chuẩn UN/EDIFACT sử dụng
các Ký hiệu nhận dạng của GS1 và để điều khiển có hiệu quả giản đồ GS1
XML thương mại điện tử dựa trên internet để cung cấp một ngôn ngữ gói tin
thương mại toàn cầu dành cho thương mại điện tử. Dịch vụ thông tin EPC
(EPCIS - EPC Information Service) xây dựng một giao diện cho việc chia sẻ

dữ liệu, cả bên trong công ty và giữa các công ty. Việc chia sẻ này nhằm mục
đích cho phép các bên tham gia trong mạng lưới EPC chia sẻ về việc bố trí
GTIN (hoặc EPC) cho các đối tượng tùy theo bối cảnh thương mại tương
ứng.
V. Tình hình phát triển và những khó khăn khi sử dụng EDI ở
Việt Nam:
17
Tại Việt Nam, các tiêu chuẩn được đa số các tổ chức và doanh nghiệp
biết đến và sử dụng trong trao đổi dữ liệu điện tử là XML. Tiêu chuẩn này
thường được sử dụng vào sao lưu các cơ sở dữ liệu, trao đổi dữ liệu điện tử
giữa các tổ chức doanh nghiệp khác nhau, hoặc giữa các chi nhánh của một
tổ chức, doanh nghiệp như ngân hàng, công ty chứng khoán, hải quan…Hẩu
hết các tổ chức, doanh nghiệp được khảo sát đang áp dụng theo chuẩn định
dạng XML do doanh nghiệp tự xây dựng và công bố để áp dụng.
Trong những năm gần đây, Tổng cục Hải quan đã triển khai áp dụng
công nghệ thông tin trong thủ tục hải quan đối với hàng xuất/ nhập khẩu, cụ
thể là triển khai áp dụng “khai báo hải quan trực tuyến”. Bên cạnh đó, Tổng
cục hải quan cũng triển khai áp dụng trao đổi dữ liệu bằng EDI. Tuy nhiên,
trong việc áp dụng công nghệ thông tin, ngành hải quan cón có những khó
khăn bất cập sau:
+ Việt Nam chưa đủ cơ sở pháp lý để áp dụng EDI và để kết nối với
các bên liên quan, nên trong Thủ tục hải quan điện tử vẫn còn nhiều khâu xử
lý bằng thủ công và dựa trên giấy tờ nên không thuận tiện cho EDI.
+ Kiến trúc hạ tầng tin học chưa sẵn sàng cho trao đổi bằng EDI với
tất cả các đối tác trong và ngoài nước và chưa có đội ngũ chuyên viên đáp
ứng yêu cầu áp dụng EDI ở mức độ toàn diện.
+ Việc trao đổi EDI qua Internet gặp các khó khăn như: tính bảo mật
của dữ liệu; tính hoàn thiện của thông tin; nhân chứng
+ Ngành chưa có thông tin và chưa áp dụng các tiêu chuẩn của GS1
như một công cụ kết hợp với việc áp dụng công nghệ thông tin và trao đổi dữ

liệu bằng EDI.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham), việc Chính phủ
ban hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP về hóa đơn tự in và Thông tư
153/2010/TT-BTC (28/9/2010) hướng dẫn thực hiện Nghị định 51 là bước
cải tiến quan trọng về thủ tục hành chính thuế, qua đó khuyến khích giao dịch
điện tử để tạo ra môi trường kinh doanh hiệu quả hơn
Tuy nhiên, trước thực tế Thông tư 153 vẫn chưa cung cấp được các
hướng dẫn chi tiết về cách áp dụng các hóa đơn tự in và hóa đơn điện tử, và
18
Bộ Tài chính cho biết sẽ ban hành các thông tư riêng để hướng dẫn các vấn
đề còn tồn đọng, EuroCham e ngại việc có quá nhiều thông tư hướng dẫn về
quản lý hóa đơn sẽ dẫn tới hệ luỵ áp dụng chồng chéo và hiểu lầm không
mong muốn.

Cũng theo EuroCham, Chính phủ cần cho phép sử dụng dữ liệu điện
tử trong nhiều giao dịch thương mại chuẩn, quan trọng nhất là đơn đặt hàng
và hóa đơn. Dữ liệu điện tử được dùng làm chứng từ pháp lý cho thuế giá trị
gia tăng, công nhận doanh thu và chi phí, kế toán và tự kê khai, quyết toán
thuế.

Một vấn đề đáng lưu ý, đối với nhiều quốc gia trên thế giới, một trong
những yếu tố rất quan trọng trong việc triển khai hoá đơn điện tử là Trung
tâm Trao đổi Dữ liệu điện tử (EDI) Quốc gia, nơi sẽ cho phép tất cả các công
ty, bất kể quy mô và bí quyết công nghệ, trao đổi thông tin giao dịch theo
định dạng điện tử; và Chính phủ có thể quản lý một cách dễ dàng, hiệu quả.

Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam vẫn chưa có Trung tâm EDI như vậy.

EuroCham khuyến nghị Chính phủ Việt Nam nên định hướng thành
lập hạ tầng cho Trung tâm Trao đổi Dữ liệu điện tử quốc gia bao gồm cả việc

lắp đặt kỹ thuật, thiết lập tiêu chuẩn và quản trị.

Sau khi chính thức vận hành Trung tâm EDI, những lợi ích của
hoá đơn hiện tử sẽ được hiện thực hoá.
Ngoài ra, để quá trình trao đổi dữ liệu được diễn ra thuận lợi, và có
nhiều bước tiến, yêu cầu các sản phẩm, các hàng hóa phải có những tiêu
chuẩn nhất định. Ở Việt Nam, việc in mã vạch lên sản phẩm vẫn chưa là yếu
tố bắt buộc, tùy theo ngành nghề, lĩnh vực khác nhau mà mã vạch đóng vai
trò khác nhau. Trong lĩnh vực hàng hải, mã vạch là một trong những yếu tố
quan trọng trong trao đổi dữ liệu điện tử giữa các đối tác, các doanh nghiệp.
Tiến độ triển khai áp dụng MSMV của GS1 trong lĩnh vực hải quan ở Việt
nam
G.đoạn Nội dung triển khai Tiến độ
BD –KT
Cơ quan
chủ trì
Cơ quan
phối hợp
19
I Chuẩn bị áp dụng 4/2010 –
4/2011
1.1 Lãnh đạo Tổng cục hải quan &
Tổng cục TCĐLCL thống nhất
ký MOU
4 - 6/2010 Tổng cục
TCDLCL
Tổng cục HQ
1.2 Tìm nguồn, thảo luận với các
đơn vị phối hợp về khả năng
phối hợp áp dụng thí điểm

6-9/2010 Tổng cục HQ Tổng cục
TCDLCL
(GS1 VN)
1.3 Xây dựng, hông qua và đưa
vào kế hoạch thực hiện Dự án
triển khai áp dụng thí điểm
10/2010 –
4/2011
Tổng cục HQ và
các đơn vị phối
hợp
Tổng cục
TCDLCL
(GS1 VN)
II Áp dụng thí điểm 5/2011 –
6/2012
2.1 Tổ chức đào tạo về hệ thống
GS1 và dự án triển khai thí
điểm
5 – 8/2011 GS1 VN và Tổng
cục HQ
Các đơn vị phối
hợp
2.2 Lập và in mã số; mua sắm
trang thiết bị và phần mềm
ứng dụng
7 – 10/2011 Các đơn vị áp
dụng
Tổng cục HQ và
GS1 VN

2.3 Triển khai áp dụng đối với một
mặt hàng nhập và xuất khẩu
11/2011 –
5/2012
Các đơn vị áp
dụng
Tổng cục HQ và
GS1 VN
2.4 Tổng kết kết quả áp dụng thí
điểm
6/2012 Các đơn vị áp
dụng
Tổng cục HQ và
GS1 VN
III Phổ biến áp dụng rộng rãi 6/2012 –
12/2012
3.1 Xây dựng các qui định và tiêu
chuẩn của ngành liên quan
6 – 9/2012 Tổng cục HQ GS1 VN
3.2 Tổ chức các khóa đào tạo áp
dụng
6 – 12/2012 Tổng cục HQ GS1 VN và
các đơn vị áp
dụng
3.3 Công bố với quốc tế (GS1 và
WCO)
12/2012 Tổng cục HQ GS1 VN
Hiện nay, trên thị trường đã bắt đầu lưu hành một lọai mã vạch, gọi là QR
(Quick Response)
Mã vạch QR là một trong các loại mã vạch hai chiều, do một công ty

của Nhật thiết kế chế tạo. Do có nhiều ưu việt nên mã vạch QR đã được tiêu
chuẩn hóa thành tiêu chuẩn quốc tế (ISO/IEC 18004) để áp dụng chung trên
20
toàn thế giới. Việt Nam đã công nhận ISO/IEC 18004 thành tiêu chuẩn quốc
gia (TCVN 7322) về loại mã này.
Các đặc tính ưu việt của mã vạch QR là:
· Mã hóa được số lượng lớn thông tin và hình ảnh;
· Tiết kiệm diện tích;
· Mã hóa được tất cả các loại ký tự (tiếng Anh, Trung Quốc, Nhật Bản );
· Chính xác và an toàn khi quét.
Hiện một số cơ quan đang có nhu cầu sử dụng mã QR trong quản lý
nhân sự (công chức, bệnh nhân ) và vật phẩm (phụ tùng, chi tiết lắp
ráp ). Ngoài ra, cũng có nhiều đề nghị áp dụng thay cho hình thức của Giấy
Chứng minh nhân dân
Ngoài ra, để trao đổi dữ liệu điện tử ngày càng phát triển, chúng ta cần phải :
1. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng thử nghiệm hạ tầng tiêu chuẩn cho các
giao dịch TMĐT
Bộ Công Thương cần chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan
để đẩy mạnh phát triển các tiêu chuẩn, bao gồm:
- Nghiên cứu và tiêu chuẩn hoá các tài liệu điện tử sử dụng trong các
giao dịch Kinh doanh điện tử (KDĐT);
- Tiêu chuẩn hoá các tài liệu kinh doanh sử dụng tiêu chuẩn
UN/EDIFACT;
- Nghiên cứu và xây dựng các dự án ứng dụng thử nghiệm tiêu chuẩn
ebXML đẩy mạnh ứng dụng trong mô hình B2B tại Việt Nam, đặc
biệt ứng dụng trong một số doanh nghiệp có quy mô lớn;
- Phát triển và chuẩn hóa các chứng từ điện tử, biểu mẫu điện tử cho các
giao dịch của các doanh nghiệp các ngành có khả năng ứng dụng cao:
hành chính, vận tải, giao nhận, bán lẻ, thanh toán, …
2. Nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các công nghệ mới để chuẩn

hóa các tài liệu kinh doanh.
21
- Triển khai dự án thử nghiệm sử dụng các tài liệu EDI, ebXML,
UNeDocs để chuẩn hóa các tài liệu kinh doanh và tiến tới xây dựng hệ
thống một cửa của quốc gia (National single window).
- Lựa chọn và hỗ trợ các điển hình để thúc đẩy, xúc tiến các tài liệu điện
tử đã được tiêu chuẩn hoá cho các ngành công nghiệp.
- Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô và xây dựng và
chuyển giao công nghệ như: EDI, ebXML, UNeDocs, Ứng dụng
vào việc cấp chứng nhận xuất xứ điện tử và KDĐT.
3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến
- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến biến tầm quan trọng
của ứng dụng trao đổi dữ liệu điện tử trong doanh nghiệp và trong các
trường đại học có chuyên ngành TMĐT.
4. Tăng cường tham gia vào hoạt động của các tổ chức tiêu chuẩn quốc
tế
Việt nam cần tăng cường tham gia vào các hoạt động của các tổ chức
tiêu chuẩn quốc tế như: UN/CEFACT, AFACT, ISO và IEC, GS1, …Đồng
thời thúc đẩy các mối quan hệ song phương với các tổ chức tiêu chuẩn của
nước ngoài khác (như EDIFRANCE, ANSI, ).
Hiện tại, Việt Nam đã tham gia tổ chức mã số mã vạch quốc tế : EAN
International – nay đổi tên là GS1, đế có được mã số quốc gia của Việt Nam
là 893.
VI. Kết Luận
Với nhiều ưu điểm, EDI như một yếu tố quyết định cho một nền kinh
tế phát triển, sự cạnh tranh về công nghệ, về sản xuất giúp cho nền kinh tế thế
giới như thay một lớp áo mới. Chính vì vậy, EDI- trao đổi điện tử đã có
những bước phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu âu từ thế kỷ 20.
Bước sang thế kỷ 21, khi công nghệ thông tin không ngừng thay đổi và phát
triển, khi tất cả mọi thứ hữu hình đang dần chuyển thành những hình ảnh di

chuyển trên màn hình máy tính, thì những khâu giao dịch, trao đổi, hay bất
kỳ hình thức liên lạc nào cũng đều được Internet tối ưu. Các hình thức trao
đổi dữ liệu điện tử cũng thế: Từ những dữ liệu trên giấy được chuyền tay
nhau hay những dữ liệu trên máy tính được luân chuyển trong một hệ thống
khép kín, cho đến một hệ thống mở (Internet), thì EDI ngày càng phát huy
vai trò của mình. Do vậy, đối với bất kì một nền kinh tế nào, họăc là phát
22
triển EDI thật tối ưu, hoặc là đồng nghĩa với một nền kinh tế chưa thực sự
phát triển.
Phụ lục : Số liệu về sự phát triển EDI của một số nước trong khoảng thời
gian đầu của thế kỷ XX.
1. AUSTRALIA- GS1 AUSTRALIA
Có gần 1000 nhà sử dụng EDIFACT tại Úc trong lĩnh vực khách hàng/quản
lý và giao thương quốc tế. Thêm vào đó, đã có xấp xỉ 7000 nhà sử dụng EDI
của tiêu chuẩn ANSI/X12 tại Úc vào cuối năm 1997.
Biểu đồ: Các nhà sử dụng EDI tại Úc
Năm 1996, GS1 Úc xác định EANCOM là một trong các dự án chính của họ.
GS1 Úc đang làm việc với các nhóm EDI Úc khác để quảng bá EANCOM
cho thương mại tại Úc. GS1 Úc kế hoạch sẽ khuyến khích sử dụng
EDI/EANCOM qua thư quảng cáo GS1 Úc, các trang web, v.v trong năm
1998.
Tháng 9/1997, GS1 Úc tiến hành dự án GISCC EDI/EANCOM (Hội đồng
thẩm định công nghiệp tạp phẩm). Dự án này đã nhận dạng 15 thông báo
EANCOM để sử dụng trong vòng tuần hoàn giao thương lẻ tại Úc.
2. Brazil- GS1 Brazil
Trong thời kỳ từ tháng 1 năm 1993 đến tháng 4 năm 1997, GS1 Brazil đã tiến
hành các dự án EANCOM của họ, tập trung vào các lĩnh vực chế tạo và phân
phối cho bán lẻ.
Năm 1997, GS1 Brazil đã lập kỉ lục tỉ lệ phát triển EDI cao nhất trong cộng
đồng GS1 với 1600 nhà sử dụng EANCOM mới. GS1 Brazil tập trung nỗ lực

23
mở rộng ra lĩnh vực tài chính bằng ký hợp tác với Liên hiệp các tổ chức ngân
hàng Brazil (FETRABAN).
Một quyển hướng dẫn về tài chính bằng tiếng Brazil đã được phát hành dựa
trên các tin nhắn EANCOM năm 1997 và 4 tin nhắn quốc gia dựa trên
UN/EDIFACT
Biểu đồ Người sử dụng EDI tại Brazil
3. Hong Kong – HKANA
Ngày 8/05/1995, HKANA hoạt động dịch vụ cộng đồng EDI, giao
thương EZ. Dịch vụ này cung cấp các dụng cụ khác nhau giúp các công ty
học về EDI và thương mại điện tử : thiết bị mạng, phần mềm, hỗ trợ, chương
trình giáo dục và đào tạo, quảng cáo, dịch vụ tư vấn. Trong suốt năm 1997,
HKANA đã tiếp tục quảng bá EDI / EANCOM qua dịch vụ EZ và hội động
các nhà sử dụng HKANA EDI. Trong hội dồng này, một nhóm được thành
lập phát triển tin nhắn để xem xét và chọn lựa tin nhắn EANCOM để phù hợp
với thực tế kinh doanh tại Hong Kong.
Cuối năm 1997, đã có 300 công ty sử dụng EANCOM tại Hong Kong, tăng
71%, năm 1998 sẽ có 700 nhà sử dụng sản phẩm này.

24
Biểu đồ Người sử dụng EDI tại Hongkong
4. Ấn Độ - GS1 India
Tháng 6 năm 1997, Ấn Độ tiến hành một dự án EDI EANCOM gọi là Dự án
EDI cho ngành công nghiệp ô tô. Đã có 20 công ty sử dụng vào cuối năm
1997.
Biểu đồ Người sử dụng EDI tại Ấn Độ
5. JAPAN – DCC
Năm 1997, Nhật tiếp tục là một trong các nước phát triển EDI nhất
trên thế giới với những tiêu chuẩn độc quyền được sử dụng trong các ngành
công nghiệp khác nhau và trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn khác nhau

được sử dụng trong cùng một ngành công nghiệp ở các thành phố khác nhau.
Vì thế, người ta rất khó khăn để tính chính xác số các tổ chức sử dụng tiêu
chuẩn EDI quốc gia tại Nhật.
25

×