Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Trắc nghiệm: Bạn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường? pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.45 KB, 7 trang )

Trắc nghiệm: Bạn có nguy cơ mắc
bệnh đái tháo đường?

Tỉ lệ bệnh đái tháo đường tại TP.HCM gia tăng từ 3,8%
năm 2001 lên gần gấp đôi 7,04% vào năm 2008 (theo
số liệu điều tra của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM và
Viện Nội tiết
Nhân Ngày đái tháo đường thế
giới 14-11, chúng tôi xin trích giới
thiệu một bài kiểm tra nhanh
(gồm chín câu hỏi) giúp mọi người tự nhận biết mình có
thuộc nhóm nguy cơ mắc căn bệnh này hay không để có
kế hoạch dự phòng. Nếu bạn trả lời “có” cho bất cứ câu
nào thì bạn được 1 điểm, nếu trả lời “không” là 0 điểm.
Điểm của bạn càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
Câu 1: Bạn có bị thừa cân béo phì hay béo bụng
không? Để biết mình có thừa cân béo phì hay không, bạn
có thể tính dựa theo công thức BMI, bằng cách lấy cân
nặng (tính theo kg) chia cho chiều cao bình phương (tính
theo m). Nếu BMI trên 23 là thừa cân, BMI trên 25 là béo
phì. Ngoài ra, béo phì vùng bụng còn được định nghĩa là
vòng bụng đo ngang mức rốn trên 80cm ở nữ giới và
90cm ở nam giới.
Câu 2:Bạn thiếu vận động thể lực trầm trọng? Bạn có
thuộc típ người di chuyển bằng xe máy, làm việc văn
phòng, ít tập thể dục, không chơi thể thao, không đi bộ
hằng ngày, ít làm việc nhà?
Câu 3:Bạn ăn uống không điều độ? Có phải bạn
thường uống nước đóng chai có đường, thích ăn ngọt,
thích ăn các món béo như thịt mỡ, các món chiên ngập
dầu? Ăn ít rau quả, uống nhiều bia rượu? Thường xuyên


đi làm về trễ và ăn tối sau 20g?
Câu 4: Bạn quá 40 tuổi chưa? Sau tuổi 40 nguy cơ mắc
bệnh đái tháo đường càng gia tăng.
Câu 5:Bạn bị tăng huyết áp hoặc cholesterol máu?
Câu 6: Bạn có cha mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh
đái tháo đường? Nếu có thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo
đường của bạn cao hơn người khác bởi bệnh này có tính
di truyền mạnh.
Câu 7:Bạn là nữ và từng bị chẩn đoán đái tháo đường
trong lúc mang thai hoặc bạn sinh con nặng ký (trên
4kg)? Nếu có, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo
đường về sau.
Câu 8:Yếu tố chủng tộc. Theo thống kê của Hiệp hội đái
tháo đường thế giới, người dân sống vùng Nam Á như
nước ta có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường và bạn
đương nhiên nhận 1 điểm ở câu này.
Câu 9:Bạn bị bác sĩ chẩn đoán rối loạn dung nạp
đường huyết hay tăng đường huyết lúc đói? Nếu bị
chẩn đoán gặp một trong hai vấn đề trên, bạn sẽ có nguy
cơ cao mắc bệnh đái tháo đường sau này. Các tình trạng
này theo y học gọi là tiền đái tháo đường.
Với chín câu hỏi, có thể bạn chưa trả lời được ngay một
số câu, như vấn đề cholesterol máu, rối loạn dung nạp
đường, huyết áp Vì thế, bạn nên thu xếp một buổi để đi
kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Ngoài ra, trong các yếu tố nguy cơ đã liệt kê có nhiều yếu
tố bạn có thể thay đổi được, ví dụ các yếu tố nguy cơ liên
quan đến cân nặng, vòng eo, ăn uống, vận động thể lực.
Do vậy, bạn nên thay đổi lối sống trước khi quá muộn, bởi
một khi bị chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, bạn phải

mang căn bệnh này suốt đời.

×