Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đột qụy do tăng huyết áp ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.33 KB, 19 trang )

Đột qụy do tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một bệnh rất thường gặp và ngày nay đã
trở thành một vấn đề xã hội. Theo thống kê ở Việt Nam
những năm cuối thập kỷ 80, tỷ lệ người lớn bị Tăng huyết áp
là 11% và theo điều tra năm 2008 của Viện Tim mạch Quốc
gia tại 8 tỉnh/thành phố trên cả nước, tỷ lệ này là 25,1%. Tăng
huyết áp có thể gây nguy hiểm ngay cho bệnh nhân nhưng
cũng có thể âm thầm ảnh hưởng đến các cơ quan đích như
tim, não, thận, mắt, gây ra những di chứng nặng nề ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Theo định
nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi là Tăng huyết áp
khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và hoặc
huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg.

Tăng huyết áp cấp cứu là tình huống
Tăng huyết áp kèm theo các biến
chứng nặng cần phải hạ huyết áp
xuống tức thì để tránh tổn thương các cơ quan đích, thường
huyết áp trên 200/100mmHg. Các tình huống thường gặp trong
Tăng huyết áp cấp cứu:

1. Bệnh não do Tăng huyết áp.

2. Tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim.

3. Tăng huyết áp và đau ngực không ổn định.

4. Tăng huyết áp kèm tách thành động mạch chủ.

5. Suy tim trái cấp do Tăng huyết áp.



6. Tăng huyết áp kèm xuất huyết dưới nhện và xuất huyết não.

7. Cơn Tăng huyết áp trong u tủy thượng thận.

8. Tăng huyết áp do dùng các thuốc kích thích (cocain,
amphetamin )

9. Tăng huyết áp quanh phẫu thuật.

10. Tăng huyết áp trong tình trạng sản giật và tiền sản giật.

Nguyên tắc xử trí cơn Tăng huyết áp cấp cứu

- Xử trí khẩn trương, theo dõi sát. Bệnh nhân phải được nhập
viện và theo dõi tại bệnh viện có chuyên khoa tim mạch và cấp
cứu.

- Dùng các thuốc hạ huyết áp đường truyền tĩnh mạch. Việc lựa
chọn thuốc cụ thể tùy từng trường hợp có liên quan đến các bệnh
kèm theo và các tổn thương cơ quan đích của bệnh nhân, theo ý
kiến của bác sĩ chuyên khoa.

- Mức độ hạ huyết áp tùy từng trường hợp cụ thể.

Các thuốc điều trị Tăng huyết áp đường tĩnh mạch

Trong các trường hợp Tăng huyết áp cấp cứu, cần được điều trị
giảm huyết áp nhanh chóng, nhưng không cần trở về bình
thường ngay, nhất là ở những bệnh nhân bị tai biến mạch não

kèm theo. Trường hợp bệnh nhân bị tách thành động mạch chủ
cần đưa huyết áp xuống mức thấp nhất có thể. Sau khi qua cơn
Tăng huyết áp cấp cứu, bệnh nhân cần tiếp tục theo dõi và điều
trị Tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ. Sau khi đã qua cơn
Tăng huyết áp cấp tính, bệnh nhân cần được đánh giá lại tình
trạng toàn thân, các tổn thương cơ quan đích và các yếu tố nguy
cơ kèm theo để được theo dõi, tư vấn và điều trị lâu dài, tránh
các biến chứng.

Tổn thương các cơ quan đích có thể gặp trong Tăng huyết
áp.

1. Tim.

- Cấp: phù phổi cấp, NMCT cấp.

- Mạn: dày thất trái, suy vành mạn, suy tim

2. Mạch não:

- Cấp: tai biến mạch não, bệnh não do Tăng huyết áp

- Mạn: tai biến mạch não, tai biến mạch não thoáng qua.

3. Thận:

- Đái máu, đái ra protein, suy thận.

4. Đáy mắt:


- Phù, xuất huyết, xuất tiết, mạch co nhỏ

5. Bệnh động mạch ngoại vi: tắc động mạch chi, tắc động mạch
cảnh

Như vậy, Tăng huyết áp là một bệnh lý khá phổ biến, nếu không
được theo dõi điều trị tốt có khá nhiều biến chứng làm ảnh hưởng
đến tính mạng và sức khỏe sau này của bệnh nhân. Một trong
những tình trạng đó là cơn Tăng huyết áp cấp tính. Khi xảy ra
cơn Tăng huyết áp cấp tính, bệnh nhân cần được nhập viện cấp
cứu và được theo dõi, điều trị tại bệnh khoa chuyên ngành tim
mạch. Sau khi đã qua tình trạng cấp cứu bệnh nhân vẫn cần
được theo dõi, điều trị lâu dài và cần được tư vấn, giáo dục để đề
phòng các biến chứng sau này.
Nguy hiểm của đột qụy do tăng huyết áp?
Đột qụy (stroke) do tăng huyết áp hay
thường được gọi là tai biến mạch não
do tăng huyết áp là một thuật ngữ
chung để chỉ các bệnh do tắc mạch não (nhồi máu não) và do
chảy máu não (xuất huyết não). Bệnh hay gặp ở người lớn tuổi.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do xơ vữa động mạch và tăng
huyết áp.
Khi bị đột qụy, một phần não bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi
não do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Khi thiếu máu lên não, các tế
bào não sẽ ngừng hoạt động và sẽ chết đi sau vài phút. Những
tổn thương này dẫn đến các vùng cơ thể do phần não đó điều
khiển sẽ bị tổn thương như yếu, liệt, tê, mất cảm giác nửa người,
không nói được hoặc hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được
cấp cứu kịp thời. Nhiều trường hợp được cứu sống nhưng có thể
bị tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ và không còn khả năng lao

động, khó hoà nhập cuộc sống bình thường.
Những trường hợp mạch não bị tắc do mảng xơ vữa ở thành
mạch dày dần lên, làm hẹp dần lòng mạch và kết hợp với việc
hình thành cục máu đông. Mạch máu bị vỡ do tăng huyết áp gây
xuất huyết não làm chảy máu, chèn ép não bộ và đôi khi xuất
huyết ở khoang dưới nhện (mạch máu bị vỡ ra làm máu chảy vào
khoang trống bao quanh não).
Biểu hiện lâm sàng do tắc mạch hoặc do vỡ mạch khó có thể
phân biệt, để chẩn đoán nguyên nhân phải dựa vào các yếu tố
tiền căn, bệnh có sẵn và xét nghiệm cận lâm sàng (chụp Xquang
sọ não, MRI, CT scanner)
Trong trường hợp điển hình, các triệu chứng xuất hiện đột ngột,
tiến triển chỉ trong vài giờ (hoặc vài ngày). Trên lý thuyết, các
triệu chứng thần kinh khu trú tương ứng với khu vực tưới máu
của động mạch bị tổn thương, tuy nhiên do các động mạch thông
nối với nhau nên có sự cấp máu bù bởi các động mạch còn
nguyên vẹn làm nhòe các triệu chứng.
Những người bị tăng huyết áp có nguy cơ cao bị đột qụy là
những người trên 55 tuổi có kèm theo các bệnh phối hợp như đái
tháo đường, vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, các bệnh
mạch vành, van tim, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, béo phì- thừa
cân, lười vận động và bị stress.


Phòng ngừa đột qụy như thế nào?
Để phòng ngừa bệnh có hiệu quả cần tuân thủ tốt các chế độ
phòng bệnh:
a. Phòng bệnh cấp một bao gồm các hành động với mục đích
không cho bệnh hoặc tác nhân xấu có cơ hội gây ra bệnh tật.
b. Phòng bệnh cấp hai với mục đích phát hiện ra bệnh ở giai

đoạn mới chưa có triệu chứng. Nhờ đó khi áp dụng, các phương
thức điều trị có thể trì hoãn hoặc chặn đứng không cho bệnh xảy
ra.
c. Phòng ngừa cấp ba là để tránh các biến chứng xấu của bệnh
mà không may đang mắc phải.
Huyết áp cao là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra đột qụy. Các
nhà y học đã coi tăng huyết áp như kẻ giết người thầm lặng. Ở
người tăng huyết áp, nguy cơ bệnh tăng lên gấp 3 hoặc 4 lần so
với người bình thường. Cả huyết áp tâm thu và tâm trương đều
quan trọng như nhau và đều là nguy cơ gây tai biến này. Tăng
huyết áp là nguyên nhân gây đột qụy quan trọng nhất và ta có thể
điều chỉnh được. Duy trì huyết áp ở mức độ bình thường là yếu
tố quan trọng trong việc ngăn ngừa đột qụy.
Vì thế mỗi người cần theo dõi huyết áp đều đặn, đo ít nhất 2 lần
mỗi năm. Nhiều người không biết huyết áp mình cao vì bệnh
thường thường không có triệu chứng.
Kiểm soát trị số huyết áp và khống chế huyết áp để đạt được trị
số huyết áp mục tiêu. Nguyên tắc sử dụng thuốc hạ áp là nên bắt
đầu với một thuốc liều thấp hoặc phối hợp các nhóm thuốc với
liều thấp để vừa đạt được hiệu quả điều trị vừa làm giảm tác
dụng phụ.
Huyết áp nên duy trì dưới 120/80mmHg. Trên mức này đã được
coi như tiền tăng huyết áp và cần được theo dõi. Trên mức
140/90mmHg là tăng huyết áp Dùng thuốc hạ huyết áp theo
hướng dẫn của bác sĩ, đừng bỏ sót một ngày nào dù thấy khỏe
mạnh và cả khi huyết áp đã trở về trong giới hạn bình thường.
Nếu cho rằng có thể giảm liều lượng thuốc thì hãy hỏi ý kiến bác
sĩ.
Các yếu tố nguy cơ cần được kiểm soát như:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào.

-Hạn chế ăn muối.
- Giảm cân nặng nếu béo phì.
- Vận động cơ thể đều đặn và cần tập thể dục 30-45 phút mỗi
ngày, là giảm được nhiều nguy cơ.
- Giảm căng thẳng tâm thần vì stress gây tăng huyết áp và có thể
gây ra đột qụy.
- Ăn chế độ ăn giảm mỡ.
- Điều trị tốt bệnh đái tháo đường, cần duy trì đường huyết ở mức
độ trung bình, vì bệnh này làm tăng nguy cơ tai biến từ 2 - 4 lần
cũng như tăng tỷ lệ tử vong.
- Aspirin với đột qụy: aspirin giảm sự ngưng kết của tiểu cầu, do
đó được dùng để phòng ngừa một vài bệnh tim mạch. Nhưng
việc sử dụng này là vấn đề khá tế nhị, cần được sự hướng dẫn
của bác sĩ chuyên khoa.
- Điều trị rối loạn lipid máu: Những người tăng huyết áp cần được
kiểm tra lipid máu định kỳ, bao gồm cholesterol toàn phần, LDL-
C, triglycerid và HDL-C sau khi nhịn đói 10-12 giờ. Nên kiểm tra
định kỳ lượng lipid máu 6-12 tháng/lần. Điều trị bằng thuốc phải
kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống.
Ngoài ra, không nên quan niệm bị đột qụy có nghĩa là cuộc đời
chấm dứt.
Cho nên, điều cần thiết là người bệnh phải có thái độ tích cực, tin
tưởng ở các phương pháp điều trị, phục hồi chức năng và chủ
động trong việc tự săn sóc, và với sự hỗ trợ, chăm sóc của người
thân.
Dự án phòng, chống bệnh tăng huyết áp quốc gia - Viện tim
mạch Việt Nam

×