Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hãy cho con niềm vui potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.88 KB, 6 trang )

Hãy cho con niềm vui
PN - Không phải đứa trẻ nào cũng luôn muốn được
gần gũi cha mẹ. Cha mẹ nghiêm khắc thường khiến
trẻ sợ hãi, hoảng loạn tinh thần khi đối diện, lâu dần,
trẻ hình thành thói quen nói dối, lẩn tránh.

Hãy để trẻ tự do thể hiện mình
Con sợ…

Chị Thanh – mẹ một học sinh lớp 5 kể: cu Bi nhà tôi
thường lầm lì, rụt rè, khi ở nhà lúc nào cháu cũng tìm
cách lẩn trốn người lớn, thậm chí cả ngày không nói
chuyện với cha mẹ. Nhưng ở trường, giáo viên lại
nhận xét cháu rất linh hoạt, hòa đồng cùng bạn học,
thậm chí còn tỏ ra hiếu động, quậy phá. Tiếp xúc với
chúng tôi, cháu nói chuyện vui vẻ, hào hứng, cu Bi
cho biết: “Cháu chỉ mong đến trường, ở đó có rất
nhiều bạn bè và thầy cô, được chơi những trò chơi
cháu ưa thích, nếu có vi phạm cô giáo cũng chỉ nhắc
nhở. Còn ở nhà, cháu không thích tất cả mọi người,
nhất là ba mẹ cháu”. Chị Thanh buồn bã nói: “Cha
mẹ mua cho cháu rất nhiều đồ chơi nhưng cháu tỏ ra
không hứng thú, lúc nào cũng buồn chán, cháu chỉ
thích đến trường. Chúng tôi càng nghiêm khắc thì
thằng bé càng tỏ ra sợ hãi, tìm cách né tránh, thời
gian gần đây kết quả học tập của cháu sa sút rõ rệt”.

Nhiều ông bố bà mẹ cho rằng: trong bất kỳ hoàn cảnh
nào cũng cần nghiêm khắc với trẻ. Nếu buông lỏng
quản lý con em là dẫn ngay đến những thói hư, tật
xấu. Có người còn khăng khăng quan điểm: không


cho trẻ tiếp xúc, quan hệ cùng bạn bè trong thôn xóm,
vì trẻ sẽ học theo thói xấu của những đứa trẻ không
được học hành tử tế, chỉ kết bè nhóm học những trò
hư đốn và phá phách. Tốt nhất để trẻ dành toàn bộ
thời gian cho học tập.

Tất cả những quan điểm trên của cha mẹ vô hình
trung dựng lên một hàng rào tâm lý giữa họ và con
trẻ. Các cháu không được động viên, khen thưởng,
không được chia sẻ những khó khăn sẽ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự phát triển nhân cách, nhất là
những năm đầu đời. Để phát triển hoàn thiện, trẻ cần
được đồng thời vui chơi và học tập. Thậm chí, vui
chơi đóng vai trò quan trọng hơn. Tốt nhất để trẻ
“học mà chơi, chơi để học” và hào hứng với cả hai
hoạt động. Một số phụ huynh không hiểu được điều
này đã dẫn đến cách đối xử thiếu tính linh hoạt và
hậu quả là để những chấn thương tâm lý cho trẻ.

Cấm đoán: rào cản tâm lý

Trẻ bắt đầu đi học cũng là thời gian cha mẹ ít có điều
kiện tiếp xúc với con. Ở môi trường có thầy cô, bạn
bè, trẻ dễ dàng nhận biết và hứng thú với những gì
mình yêu thích. Trẻ bắt đầu có những thay đổi về
hoạt động cũng như cách ứng xử. Nếu cha mẹ càng
nguyên tắc, cứng nhắc, không hiểu tâm lý trẻ thì
chúng càng có nguy cơ xa rời cha mẹ, thậm chí tìm
cách nói dối hoặc phản ứng gay gắt


Trẻ cần được chơi đùa, giao lưu với những trẻ khác
để tự tin trong giao tiếp (google images)

Phải luôn là điểm tựa tinh thần cho con trong mọi
hoàn cảnh, tình yêu đối với con cần được biểu hiện
bằng những ngôn ngữ ấm áp, bằng những cử chỉ âu
yếm, bằng sự đáp ứng phù hợp với nhu cầu của con.
Khi con thất bại, cha mẹ cần động viên, làm điểm tựa
để con bước tiếp. Khi con có niềm vui, cha mẹ cần
giúp con chia sẻ với mọi người. Tình cảm giữa cha
mẹ và con cái nên được hình thành trên những
nguyên tắc nhưng không nên cứng nhắc. Nếu người
cha quá nghiêm khắc, thì người mẹ phải mềm mỏng
với trẻ. Hãy cho con trẻ được tự do thể hiện mình,
được nói lên tâm tư, suy nghĩ của mình. Việc tiếp xúc
với bạn cùng làng xóm, khu phố cũng giúp trẻ học
hỏi được nhiều điều hay, cho trẻ sự tự tin, thoải mái,
đồng thời tránh lối sống ích kỷ, thờ ơ, vẻ già trước
tuổi, thậm chí vô cảm với mọi người.

Tâm hồn trẻ em vốn ngây thơ, trong trẻo. Cha mẹ
chính là những người giúp trẻ làm phong phú đời
sống tinh thần. Nên định hướng cho con vào những
hoạt động bổ ích bằng các phương pháp uyển chuyển,
mọi sự cấm đoán đều phản tác dụng giáo dục, đó
chính là rào cản tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển
nhân cách của trẻ.
Lê Phạm Phương Lan (Giảng viên tâm lý học)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×