Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hỏng tinh binh từ ấu thơ vì đóng bỉm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.87 KB, 6 trang )

Hỏng tinh binh từ ấu thơ vì đóng bỉm
Tình trạng lạm dụng bỉm trong chăm sóc trẻ từ khi
mới sinh đến lúc 2 - 3 tuổi đã khiến nhiều trẻ không
chỉ bị viêm da, nhiễm khuẩn đường tiểu mà còn bị
suy thận, hỏng tinh binh

Hỏng tinh binh từ ấu thơ vì đóng bỉm (google image)

Nhiễm khuẩn đường tiểu do đóng bỉm ngày càng
nhiều

ThS Ngô Anh Vinh, khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi TƯ
cho biết, càng ngày trẻ bị viêm da, nhiễm khuẩn
đường tiểu do đóng bỉm ngày càng nhiều. Trẻ từ 1 - 2
tuổi dùng bỉm, ít nhất đều có một lần bị viêm da, kích
ứng Nguyên nhân là do đóng bỉm liên tục, thường
xuyên, nhất là một số trường hợp đóng bỉm 24/24h từ
ngày này sang ngày khác.

Bỉm cũng gây cho trẻ cảm giác bí, khó chịu, quấy
khóc. Biểu hiện là da bé bị ửng đỏ, đau rát, thậm chí
bong vẩy ở những vùng tiếp xúc với bỉm. Nhiều
trường hợp nhập viện trong tình trạng vết loét lan
rộng, dịch chảy, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm
phát triển Vì vậy, ThS Vinh khuyên, khi phát hiện
da em bé có dấu hiệu mẩn đỏ phải ngừng đóng bỉm
và đưa trẻ đi khám, nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ
viêm da do tã lót hoặc viêm kẽ do nấm candida

Đối với bé gái, viêm kẽ bẹn do nấm candida không
được điều trị dứt điểm nấm sẽ ăn lan ra và gây viêm


âm đạo. Ở gia đình có tiền sử về các bệnh cơ địa như
viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, nguy
cơ tổn thương và viêm do tã lót ở bé càng cao.

Đặc biệt, đáng lo ngại là đã có nhiều trường hợp trẻ
nhập viện do nhiễm trùng đường tiểu dưới lan lên
đường tiểu trên gây biến chứng viêm thận, bể thận,
suy thận do cha mẹ đóng bỉm cho trẻ quá lâu,
không thay ngay khi trẻ đại tiện, dẫn tới viêm nhiễm
lâu ngày. Theo ThS Vinh, nhiễm khuẩn đường tiểu
gặp nhiều hơn ở các bé gái vì đường tiểu ngắn, vi
khuẩn dễ xâm nhập theo niệu quản lên thận và gây ra
viêm đài bể thận, viêm thận, suy thận.

Điều đáng nói biểu hiện lâm sàng của bệnh như đái
buốt, sốt ở trẻ gần như không có, cha mẹ thường
chỉ thấy trẻ khóc, ngủ không yên giấc, nước tiểu đã
có mùi hôi khi đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn
nặng. Thực tế, trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
thường để lại những vết đục khi nước tiểu khô.
Nhưng dấu hiệu này ít được phát hiện vì đa phần các
bà mẹ thường bỏ bỉm ngay sau khi đã dùng xong.

Ngoài ra, việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở trẻ
trai còn gây hại cho tinh hoàn. Vì bỉm là môi trường
giữ nhiệt, làm nhiệt độ của tinh hoàn cao hơn bình
thường, trong khi đó tinh hoàn luôn ở trong môi
trường nhiệt độ thấp hơn cơ thể 2 độC, nên cũng gây
ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của trẻ sau này.


Lời khuyên khi đeo bỉm, tã cho trẻ

Các chuyên gia đều khuyên, chỉ nên đóng bỉm cho trẻ
vào buổi tối. Hạn chế bắt bé phải đeo bỉm, tã vào
những ngày nóng. Đặc biệt, cần tránh không cho
vùng kín của bé tiếp xúc với nền đất, các vật dụng
không đảm bảo vệ sinh.

Khi mua bỉm cần chú ý mua loại có nhãn mác, bỉm
phải đạt độ thấm hút tốt và thấm đều, vách chống trào
tốt; Miếng dán đạt độ bám dính tốt và không tạo tiếng
kêu to khi mở ra; Bỉm có thiết kế vừa vặn với bé;
Chất liệu mặt ngoài của bỉm cũng phải bền và thoáng
khí. Chỉ nên đeo bỉm tối đa 4 - 6 tiếng. Thay ngay khi
bé đi đại tiện. Khi thay nên lau sạch vùng bẹn và
mông của trẻ bằng nước ấm. Chỉ nên đóng bỉm mới
khi da trẻ đã khô hẳn.

Tuyệt đối không dùng phấn thoa lên vùng hăm tã vì
sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, không thoát mồ hôi gây
nên kích ứng. Không nên thử nghiệm với nhiều loại
bỉm hay tã giấy mà chỉ nên dùng một loại nhất định
mà bé hợp. Tốt nhất vẫn là nên tập cho trẻ thói quen
đi vệ sinh vào giờ nhất định để hạn chế mặc bỉm ban
ngày. Chỉ xoa dầu và kem dưỡng da cho bé ở các nếp
gấp và kẽ. Khi trẻ có biểu hiện viêm da phải dừng
ngay mặc bỉm hoặc tã giấy, làm thông thoáng, khô,
sạch vùng da bị viêm, nếu không khỏi phải đưa đến
bác sĩ ngay.
Theo Bee


×