Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dân tộc Chu Ru - Tên dân tộc: Chu Ru (Cho Ru, Ru) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.29 KB, 5 trang )

Dân tộc Chu Ru
Tên dân tộc: Chu Ru (Cho Ru, Ru).
Dân số:14.978 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Phần lớn ở Ðơn Dương (Lâm Ðồng), số ít ở Bình Thuận.
Phong tục tập quán:


Thờ cúng tổ tiên và chỉ cúng ngoài nghĩa địa. Thờ nhiều thần liên quan đến các
nghi lễ nông nghiệp. Sống định canh định cư. Một gia đình gồm 3-4 thế hệ. Hôn
nhân một vợ, một chồng, con gái chủ động cưới, người chồng ở rể.
Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thuộc nhóm Nam Đảo.
Văn hoá: Làng gồm nhiều dòng họ hoặc khác tộc cư trú. Ðứng đầu là trưởng
làng (Pô plây), sau là thầy cúng. Có vốn dân ca, ca dao, tục ngữ phong phú.




Kinh tế: Nghề làm ruộng lâu đời. Trồng dâu, nuôi tằm, chăn nuôi. Nghề thủ công:
đan lát, rèn và làm gốm. Nghề phụ: săn bắn, hái lượm.
Thiếu nữ Chu Ru
Dân tộc Dao
Tên dân tộc: Dao (Mán, Ðông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn,
Ðại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn và Sơn Ðầu).
Dân số: 620.538 người (năm 1999).
Ðịa bàn cư trú: Biên giới Việt - Trung, Việt - Lào, một số tỉnh Trung Du và ven
biển Bắc Bộ.


Phong tục tập quán: Thờ tổ tiên là Bàn Hồ. Qua tên đệm xác định dòng họ và thứ
bậc. Ma chay theo tục lệ xa xưa. Vài vùng có tục hoả táng cho người chết từ 12
tuổi trở lên. Tục ở rể có thời hạn và vĩnh viễn. Nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất, nhà


trệt.
Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ thuộc nhóm Mông - Dao.
Văn hoá:
Chữ viết là Hán được Dao hoá (chữ Nôm Dao).



Trang phục:
Nam mặc quần, áo. Nữ trang phục phong phú hơn với những trang trí hoa văn
truyền thống, đầu đội khăn.
Kinh tế:
Trồng lúa nương, ruộng nước và hoa màu. Nghề thủ công phát triển: dệt vải,
rèn, mộc, làm giấy, ép dầu.
Dân tộc Lự

Tên gọi khác
Lữ, Nhuồn, Duồn

Nhóm ngôn ngữ
Tày - Thái

Dân số
3.700 người.

Cư trú
Tập trung ở hai huyện Phong Thổ và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

Đặc điểm kinh tế
Người Lự có truyền thống làm ruộng từ lâu đời. Đồng bào biết dùng cày bừa, đào

mương dẫn nước, gieo mạ, cấy lúa, nhưng lại không làm cỏ, bón phân. Đồng bào
còn làm thêm nương để trồng lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, bông, chàm và nhà nào
cũng có vườn cạnh nhà. Đồng bào có tập quán ăn cơm nếp là chính, thích ăn ớt,
uống nước chè và đàn ông thường hút thuốc lào. Trong các nghề phụ của người Lự
thì nghề dệt phát triển nhất. Mỗi gia đình người Lự thường có vài ba khung cửi.
Tài nghệ dệt, may, thêu đều khá cao, từ chiếc quần của đàn ông cho đến váy, áo,
khăn của phụ nữ thường có hoa văn trang trí rực rỡ trên nền vải nhuộm chàm, nhất
là trang phục ngày lễ hội càng được trang trí nhiều và đẹp hơn.

Hôn nhân gia đình
Trai gái Lự được tìm hiểu nhau tự do rồi xin ý kiến cha mẹ để kết hôn, nhưng họ
phải nhờ thầy số xem tuổi trước, nếu hợp tuổi mới lấy nhau. Con trai phải ở rể vài
ba năm rồi ra ở riêng. Con lấy họ theo cha, tên con trai có chữ đệm Bạ, tên con gái
có chữ đệm ý. Người Lự sống tình nghĩa, thủy chung. Vợ chồng rất ít ly dị nhau,
nếu trai bỏ vợ, gái bỏ chồng đều bị phạt nặng theo tập tục.

Tục lệ ma chay
Sau khi chôn cất người chết một thời gian, tang gia làm một mái nhà táng giấy có
trang trí đẹp rồi bỏ vải, đệm, gối, thóc, tiền vào đó để làm lễ đưa linh hồn người
chết vào chùa.

Văn hóa
Người Lự hay hát dân ca "khăp", yêu thích vốn truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, các loại
sáo, nhị, trống

Nhà cửa
Người Lự ở nhà sàn, hai mái, mái phía sau ngắn, còn mái phía trước kéo dài xuống
che cho cả hàng hiên và cầu thang. Cửa ra vào ở hướng Tây Bắc. Trong nhà có hai
bếp, một bếp để nấu ăn và một bếp để đun nước tiếp khách.


×