Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

quản lý, thu gom rác thải đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.44 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Phần 1: Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Nhiệm vụ
3. Nhật kí thực tập
Phần 2: Giới thiệu về cơ sở thực tập
I. Thông tin chung
II. Lĩnh vực hoạt động
III. Cơ cấu tổ chức
IV. Quá trình hoạt động
Phần 3: Đề tài nghiên cứu
I. Nội dung một số văn bản pháp luật liên quan tới quản lí chất thải rắn đô
thị ở Việt Nam.
1. Luật bảo vệ môi trường 2005.
2. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 11/07/1989.
3. Thông tư Hướng dẫn một số điều của nghị định số 59/2007/ND-CP.
4. Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg.
II. Nguồn gốc, thành phần, tích chất của chất thải rắn đô thị.
1. Nguồn gốc tạo thành chất thải rắn đô thị.
2. Phân loại.
3. Thành phần, tính chất của chất thải rắn đô thị.
III. Quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị trên địa bàn phường
Tân Mai.
1. Giới thiệu về các trang thiết bị, hệ thống thu gom rác bụi đường.
2. Công tác tổ chức, sản xuất thu gom rác trên địa bàn phường Tân Mai (ca
ngày).
3. Công tác vận chuyển rác.
1
IV. Biện pháp giảm thiểu, các đề xuất.
V. Kết luận.


Phần 1: Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2
Trong những thập kỉ trước đây, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam phát
triển chậm với tỉ lệ đô thị hóa thuộc loại thấp nhất so với các nước trong khu
vực, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước,
tốc độ đô thị hóa theo đà tăng nhanh hơn. Sự gia tăng dân số đô thị trong khi
chưa có điều kiện chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất đã gây nên nhiều hậu quả
nghiêm trọng, đặc biệt nổi cộm là vấn đề vệ sinh môi trường đô thị.
Tình hình ứ đọng rác tại các địa bàn dân cư, cũng như sự thiếu thốn về
các trang thiết bị kĩ thuật chuyên dụng, hiệu quả quản lí môi trường còn
nhiều yếu kém đã và đang gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế trong nước
và chính sách mở cửa kinh tế với nước ngoài.
Vì vậy có thể nói quản lí chất thải rắn là vấn đề then chốt cho việc đảm
bảo môi trường sống của con người. Với chức năng, nhiệm vụ của mình,
Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Hoàng Mai đã tiếp nhận và đảm nhiệm
việc xử lí chất thải rắn, bảo vệ vệ sinh môi trường khu vực thành phố.
Trong đợt thực tập này, được sự cho phép của ban lãnh đạo và sự hướng
dẫn tận tình của các anh chị trong công ty , em đã trau dồi được một lượng
lớn kiến thức về công việc quản lí chất thải rắn, và được đi thực tế tại một số
con đường trên địa bàn Quận Hòang Mai. Cùng với vốn kiến thức đã học ở
nhà trường, em đã chọn đè tài: “Rác thải đô thị - một nhức nhối của xã
hội” làm nội dung nghiên cứu xuyên suốt trong đợt thực tập này.
2. Nhiệm vụ
Để giúp cho việc nghiên cứu đề tài này, tôi cần thực hiện các nội dung công
việc sau:
- Tìm hiểu về một số văn bản pháp luật có liên quan tới quản lí chất thải
rắn đô thị ở Việt Nam.
- Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn ở đô thị.
- Tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu công việc thu gom, vận chuyển chất

thải rắn của các bác công nhân trong thực tế.
- Đề xuất 1 số biện pháp giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường,
phương án xử lí rác tối ưu than thiện với môi trường.
3
- Viết báo cáo thực tập.
3. Nhật kí thực tập
Tuần Thời gian Nhiệm vụ
1 13-19/02/2012
- tìm hiểu các thông tin chung về công ty, quá
trình phát triển của công ty;
- nghiên cứu đề tài;
- tìm tài liệu;
- viết đề cương cho đề tài thực tập;
4
5
2 20-26/02/2012
Đọc và tìm hiểu một số văn bản pháp luật có
liên quan:
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005;
- Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989;
- Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị
định số 59/2007/NĐ-CP;
- Quyết định số 152/1999/QĐ- TTg;
3 27-04/03/2012
- tìm hiểu nguồn gốc phát sinh chất thải rắn;
- phân loại chất thải rắn;
- đặc điểm, tính chất của chất thải đô thị.
4 05-11/03/2012
-đi thực tế, hướng dẫn, giới thiệu về các trang
thiết bị chuyên dụng cho việc thu gom, vận

chuyển rác thải đô thị
5 12-18/03/2012
Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lí chất
thải rắn, các phương án tối ưu, thân thiện với
môi trường.
6 19-25/03/2012 Tổng hợp tài liệu, viết báo cáo thực tập.
Phần 2: Giới thiệu về đơn vị thực tập
I. Thông tin chung
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Hoàng Mai
- Tên tiếng anh: HOANG MAI URBAN WORKS JOINT STOCK
COMPANY
- Loại hình: công ty cổ phần.
- Địa chỉ: số 8, dãy B, ngõ 357, đường Tam Trinh, phường Hoàng Văn
Thụ - Hoàng Mai – Hà Nội City – Việt Nam.
- Số điện thoại: +84(4)36340395. – Fax: (043)6343173
- Email:
- Mã số thuế: 0104280961
- Số đăng kí kinh doanh: 0103042457 do Sở KH&ĐT Thành phố Hà
Nội cấp ngày 01/12/2009.
- Người đại diện: Nguyễn Văn Hưng.
Quá trình thành lập:
Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Hoàng Mai được thành lập trên cơ sở
chủ yếu của Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Đô thị Thăng Long theo
chủ trương xã hội hóa vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Vốn điều lệ: 9.000.000.000 (chín tỷ đồng).
II. Các mặt hàng kinh doanh:
 Thu gom rác thải: Xử lí và tiêu hủy rác thải; Xử lí ô nhiễm và hoạt
động quản lí chất thải khác.
 Thoát nước và xử lí nước thải; Khai thác, xử lí và cung cấp nước.
 Tái chế phế liệu; Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim

loại.
 Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng; Xây dựng công trình đường bộ; Xây
dựng công trình công ích; Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng
6
khác; Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt
xây dựng khác.
 Bán buôn sắt thép, buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong
xây dựng.
 Bán lẻ xi măng, gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi và vật liệu xây dựng
khác trong các cửa hàng chuyên doanh.
 Lắp đặt thiết bị và máy móc công nghiệp; Sản xuất các cấu kiện
kim loại, Sản xuất thùng, bể chứa và các dụng cụ chứa đựng bằng
kim loại.
 Bán ô tô và xe có động cơ khác; Bán phụ tùng và các bộ phận phụ
trợ của ô tô và xe có động cơ khác; bảo dưỡng sửa chữa ô tô và xe
có động cơ khác.
 Hoạt động dịch vụ vệ sinh nhà cửa, công trình và cảnh quan; Trồng
hoa cây cảnh, bán buôn hoa và cây.
III. Cơ cấu tổ chức
HĐQT gồm 03 thành viên bao gồm:
- Ông: Tô Thanh Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Ông: Nguyễn Văn Hưng - Ủy viên
- Ông: Đinh Minh Trí - Ủy viên
7
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Hiện nay, Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Hoàng Mai có một đội ngũ
443 CBCNV với trình độ chuyên môn đầy đủ các chuyên ngành môi trường.
Trong đó:
- Khối CB gián tiếp có 36 người.
- Khối lao động trực tiếp có 407 người.

IV. Tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm 2008-2010
8
(Đơn vị tính: đồng)
Chi tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1.Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ 27.682.787.111 43.333.740.418 50.381.492.766
2.Các khoản giảm trợ
doanh thu 0 0
3. Lợi nhuận bán hàng
và cung cấp dịch vụ 3.875.590.196 5.548.158.830 7.204.553.466
4. Doanh thu tài chính 15.145.817 34.534.927 65.124.254
5. Chi phí tài chính
201.822.022 326.042.154 749.746.057
201.822.022 304.555.055 747.977.960
6. Chi phí bán hàng 0 0
7. Chi phí quản lí doanh
nghiệp 2.214.622.969 2.798.314.555 3.526.704.494
9
8. Chi phí thuế TNDN
hoàn lại
0 0 0
9. Chi phí thuế TNDN
hiện hành
0 0 0
10. Chi phí khác 0 0 0
11. Thu nhập khác 0 321.310.500 0
12. Lợi nhuận khác 0 321.310.500 0
13. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
1.474.291.022 2.779.647.548 2.993.227.196

14. Lãi suất bán trần cổ
phiếu
29,486 55,593 59,865
15. Tỉ suất LN/DN 5,38 6,48 5,98
Về tổng doanh thu: Nhìn chung doanh thu của công ty qua các năm
đều có sự tăng trưởng khá.
10
- Từ năm 2008 - 2009 doanh thu tăng từ 27,68 tỷ đồng tới 43,33 tỷ
đồng, tăng 56,53 % và giá trị tăng them chênh lệch của năm 2009 so
với năm 2008 là 15,68 tỷ đồng. So với doanh thu mà công ty đặt ra
cho năm 2009 thì công ty đã đạt doanh thu theo yêu cầu.
- Từ 2009 - 2010 doanh thu tăng từ 43,33 tỷ đồng lên 50,38 tỷ đồng,
tăng 16,27 % và giá trị tăng thêm chênh lệch là 7,8 tỷ đồng. So với
doanh thu mà công ty đặt ra cho năm 2010 là 60 tỷ đồng thì công ty
đã chưa đạt được doanh thu theo yêu cầu.
Ta thấy doanh thu của công ty có tăng trưởng đều qua các năm song
vẫn chưa đạt được mức cao nhất mà công ty đặt ra. Như vậy hoạt động kinh
doanh của công ty cần được đẩy mạnh hơn nữa.
11
Phần 3: Đề tài nghiên cứu
I. Nội dung một số văn bản pháp luật có liên quan tới quản lí
chất thải rắn đô thị ở Việt Nam.
1. Luật bảo vệ môi trường 2005 số 52/2005/QH11, ngày 29/11/2005 được
Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/07/2006.
Chương VI. Bảo vệ môi trường đô thị và khu dân cư, nêu rõ quy hoạch bảo
vệ môi trường đô thị, khu dân cư phải là một nội dung của quy hoạch đô thị,
khu dân cư; các yêu cầu về BVMT mà các đô thị, các nơi công cộng, thậm
chí hộ gia đình cần đáp ứng.
Chương VIII. Quản lí chất thải: nêu các quy định chung, trách nhiệm của các

cá nhân, tổ chức về việc phát sinh và quản lí CTR và chất thải nguy hại. Quy
định về việc thu gom, phân loại, vận chuyển chất thải, yêu cầu đối với các cơ
sở tái chế, tiêu hủy, chôn lấp CTR.
2. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 11/07/1989 do Quốc hội ban hành.
Luật quy định tại chương I (điều 1&2), công dân có quyền được đảm bảo vệ
sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh môi trường sống. Đẩy
mạnh tuyên truyền giáo dục vệ sinh trong nhân dân, tiến hành các biện pháp
dự phòng; cải tạo môi trường sống, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh lao động, vệ
sinh lương thực - thực phẩm.
3. Thông tư Hướng dẫn một số điều của nghị định số 59/2007/ND-CP
ngày 09/04/2007 của chính phủ về quản lý chất thải rắn.
Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về quy hoạch quản lý chất thải
rắn, quy hoạch xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn, phục hồi và tái
sử dụng cơ sở xử lý chất thải rắn sau khi kết thúc hoạt động, lập và quản lý
dự toán xử lý chất thải rắn được quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10, 34, 35 và
12
37 của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản
lý chất thải rắn.
4. Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/07/1999 của thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp
Việt Nam đến năm 2020.
Quyết định này đưa ra các mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài và các giải
pháp chủ yếu cho công tác quản lí chất thải rắn: hoàn thiện khung pháp luật,
nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường hợp tác quốc tế…
Giao Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ Y tế và các Bộ,
ngành liên quan cụ thể hóa các nội dung của Chiến lược quản lý chất thải rắn
tại các đô thị và khu công nghiệp đến năm 2020; triển khai thực hiện Chiến
lược; lập quy hoạch và kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để bảo đảm thực hiện
một cách có hiệu quả.

II. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hà Nội,
thành phần, tính chất.
1. Nguồn gốc tạo thành chất thải rắn đô thị
- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt);
- Từ các trung tâm thương mại;
- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng;
- Từ các dịch vụ đô thị;
- Từ các hoạt động công nghiệp; Hoạt động xây dựng đô thị;
- Từ các trạm xử lí nước thải và từ các đường ống thoát nước của
thành phố.
Rác trên các mặt đường đô thị được hình thành do nhiều nguồn: do hàng
hóa ven đường, người bộ hành, do sự phóng uế của gia đình ở mặt đường,
13
do rơi vãi của các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng, do các phương
tiện giao thông mang đất, do bụi,…do vậy rác trên mặt đường rất đa dạng về
chủng loại, kích thước, hình dạng và khối lượng.
2. Phân loại
Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được
phân loại theo nhiều cách, như:
a) Theo vị trí hình thành: trong nhà, ngoài đường phố, chợ…
b) Theo thành phần hóa học và vật lí: CTR có thành phần kim loai, phi kim,
cao su, giẻ vụn…
c) Theo bản chất nguồn tạo thành:
- CTR sinh hoạt: chất thải thực phẩm (thức ăn thừa, rau quả), chất thải
đường phố (lá cây, que, củi );
- CTR công nghiệp: các phế thải từ nguyên nhiên liệu trong quá trình
sản xuất, bao bì đóng gói sản phẩm.
- Chất thải xây dựng: đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ… do các hoạt
động phá dỡ, xây dựng công trình.
- Chất thải nông nghiệp: là các chất thải và mẫu thừa thải trong trồng

trọt, thu hoạch cây trồng, trong các lò giết mổ…
d) Theo mức độ nguy hại:
- Chất thải không nguy hại.
- Chất thải nguy hại: nguồn phát sinh chủ yếu từ các hoạt động y tế
(bông, băng, gạc dùng trong phẫu thuật; kim tiêm, ống tiêm ), công nghiệp
(hóa chất dùng trong công nghiệp) và nông nghiệp (phân hóa học, thuốc trừ
sâu, thuốc BVTV).
3. Thành phần, tính chất của CTR đô thị
14
15
Hợp phần
% trọng lượng Độ ẩm (%) Trọng lượng riêng
(kg/m³)
Khoảng
giá trị
Trung
bình
Khoảng
giá trị
Trung
bình
Khoảng giá
trị
Trung
bình
Chất thải
thực phẩm
6 – 25 15 50 – 80 70 12 – 80 28
Giấy 24 – 45 40 4 – 10 6 32 – 128 81,6
Catton 3 – 15 4 4 – 8 5 38 – 80 49,6

Chất dẻo 2 – 8 3 1 – 4 2 32 – 128 64
Vải vụn 0 – 4 2 6 – 15 10 32 – 96 64
Cao su 0 – 2 0,5 1 – 4 2 96 – 192 128
Da vụn 0 – 2 0,5 8 – 12 10 96 – 256 160
Sản phẩm
vườn
0 – 20 12 30 - 80 60 84 – 224 104
Gỗ 1 – 4 2 15 – 40 20 128 – 1120 240
Thủy tinh 4 – 16 8 1 – 4 2 160 – 480 193,6
Can hộp 2 – 8 6 2 – 4 3 48 – 160 88
Kim loại
không thép
0 – 1 1 2 – 4 2 64 – 240 160
Kim loại thép 1 – 4 2 2 – 6 3 128 – 1120 320
Bụi. tro, gạch 0 – 10 4 6 – 12 8 320 – 960 480
Tổng hợp 100 15 – 40 20 180 – 420 300
III. Quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị trên địa bàn
phường Tân Mai.
1. Giới thiệu về các trang thiết bị. hệ thống thu gom rác bụi đường.
- Thùng rác: là các thùng đựng rác thường làm bằng chất dẻo, có nắp
đậy hoặc nắp lắp vào bản lề 1 hệ thống moóc để có thể đổ rác bằng máy vào
trong xe qua một cửa đặc biệt. Dung tích thùng thường từ 110 – 160 lít.
Thùng đựng rác di động: làm bằng sắt hoặc chất dẻo, có nắp đậy lắp vào bản
lề, để di chuyển được dễ dàng, các thùng này được đặt trên các bánh xe: 2
bánh xe nhỏ cố định với loại thùng nhỏ (dung tích 500 lít) và 4 bánh xe xoay
được chi loại thùng lớn (dung tích 750 – 1000 lít). Một hệ thống moóc cho
phép đổ rác bằng máy vào xe thu rác.
- Xe đẩy tay cải tiến: làm bằng sắt, một đầu có tay cầm để công nhân
dễ dàng sử dụng đi thu gom đem tập trung tại vị trí xác định. Sau đó các xe
đẩy tay này sẽ được cẩu lên đổ vào xe chuyên dụng.

Thùng rác 4 bánh Xe
gom rác 3 bánh
- Hệ thống xe thùng cố
định: các thùng rác được nhấc
lên và đổ rác vào xe thu gom rác
(xe có thành xung quanh làm
thùng) rồi lại được đặt về vị trí
ban đầu. Quá trình này diễn ra
trong một khoảng thời gian rất ngắn.
16
- Hệ thống xe thùng di động: hoạt động theo nguyên tắc: các thùng
chứa đầy rác được chuyên chở đến bãi thải rồi đưa thùng không về vị trí ban
đầu.
Xe nâng: là các xe có thể tự nâng và thu gom rác.
Xe sàn nghiêng (nâng lên hạ xuống) là các xe tải kiểu đẩy lên hạ xuống với
các thùng lớn (kèm theo bộ đầm nén cố định).
Xe thùng có tời kéo: giống xe thùng có sàn đổ nghiêng, dùng rộng rãi để
thu gom, chuyên chở CTR như cát, gỗ, mảnh vụn kim loại…
- Xe quét hút bụi.

Xe quét hút bụi Xe ép chở rác
- Chổi quét rác: thường là các loại chổi tre ,dài khoảng 0,8 - 1,2m.
- Xẻng xúc.
- Xe rửa đường.
17
2. Công tác tổ chức, sản xuất thu gom rác trên địa bàn phường Tân Mai (ca
ngày).
2.1. Hạng mục duy trì đường phố ban ngày.
a) Thời gian tác nghiệp: + Kíp 1: từ 05h30’ – 11h30’.
+ Kíp 2: từ 13h00’ – 16h30’.

Kíp 1 nghỉ 30 phút sau khi nhặt rác vòng đầu từ (7h 30’ – 8h 00’) và nghỉ
giữa ca từ (11h 30’ – 13h 00’).
b) Bố trí lao động trên từng tuyến đường.
Tuyến đường 2 công/km.
STT Tuyến đường, phố
Khối lượng
(km) Lao động Ghi chú
1 Đường Trương Định 0,524 1
2 Phố Tân Mai 1,220 2
Cộng: 1,744 3
Tuyến đường 1 công/km.
STT Tuyến đường, phố
Khối lượng
(km) Lao động Ghi chú
18
1 Phố Nguyễn Chính 0,65
1
2 Ngõ 238 – Tân Mai 0,176
3 Ngõ 521 – Trương Định 0,425
Cộng: 1,251 1
c) Công cụ dụng cụ lao động
+ 4 xe thu rác loại nhỏ,
+ Chổi quét, xẻng, giẻ lau…
d) Phương án tổ chức sản xuất trên địa bàn phường Tân Mai – quận Hoàng
Mai.
- Các tuyến đường phố có lượng rác thải phát sinh nhiều, thường xuyên
như: Trương Định, Tân Mai, Ngõ 238 – Tân Mai do đi qua các chợ Trương
Định và chợ tạm Tân Mai có nhiều hàng rong bày bán.
Cần bố trí công nhân tăng cường duy trì xung quanh các chợ theo thời gian
hoạt động thực tế của các chợ để đảm bảo thu gom kịp thời rác thải ngay khi

phát sinh, đảm bảo môi trường xung quanh khu vực luôn sạch.
- Trên tuyến đường Trương Định có nhiều hàng rong khách vãng lai…
Vì vậy cần bố trí lắp đặt các thùng rác vụn loại 240 lít trên vỉa hè, phố để
tiếp nhận rác thải của các hộ dân mặt đường, hàng rong, khách vãng lai,…
Công nhân sử dụng xe thu rác loại nhỏ đi dọc tuyến phố vừa đi thu rác, vừa
tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh.
2.2. Hạng mục quét hút bụi bằng xe chuyên dụng.
- Khối lượng và thời gian tác nghiệp.
TT Tuyến đường, phố
Chiều
dài
(km)
Số
vệt
Khối
lượng
(km)
Thời gian
tác nghiệp
19
1 Phố Tân Mai 1,22 1 1,22
13h20’-
2 Đường Trương Định 0,524 2 1,048
Cộng: - - 2,268
- Lao động, phương tiện: bố trí xe chuyên dụng loại 5 m³, lái xe thực
hiện việc quét hút bụi trên các tuyến đường, phố theo lịch trình.
2.3. Hạng mục duy trì nhà vệ sinh công cộng.
- Khối lượng và thời gian duy trì:
+ 06 nhà vệ sinh công cộng
+ Khối lượng 92 hố/ca

+ Thời gian duy trì từ 6h00’ – 14h00’.
- Bố trí lao động: 14 công nhân thực hiện duy trì 6 nhà vệ sinh.
- Công cụ, dụng cụ: chổi, xẻng, giấy vệ sinh, khăn lău…
3. Công tác vận chuyển rác.
- Khối lượng rác bình quân khoảng 27 tấn/ngày.
- Lao động, phương tiện: bố trí xe ô tô trọng tải 2,5 tấn, 11 tấn và lái,
phụ xe thực hiện vận chuyển rác trên địa bàn phường theo lịch trình.
Bố trí xe cuốn ép trọng tải 11 tấn thực hiện cẩu rác chuyến 1 tại điểm cẩu
Cổng trường tiểu học Tân Mai, Cổng trường THPT Trương Định, Chợ tạm
Tân Mai, đầu Ngõ 66, Chợ Trương Định.
Bố trí xe cuốn ép 2,5 tấn thu vòng đệm tại điểm tập kết rác Chợ Trương
Định, Trường tiểu học Tân Mai, Cổng trường THPT Trương Định, Chợ tạm
Tân Mai trung chuyển về các xe có trọng tải > 10 tấn đặt tại trạm.
20
Bố trí xe cuốn ép trọng tải 11 tấn thực hiện cẩu rác chuyến 2 tại điểm cẩu
Cổng trường tiểu học Tân Mai, Cổng trường THPT Trương Định, Chợ tạm
Tân Mai, đầu Ngõ 66, Chợ Trương Định.
Nhận xét: trong quá trình hoạt động, công nhân viên trong công ty đã
thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, tác phong làm việc khẩn trương, tận
tụy, đảm bảo cho môi trường đô thị luôn xanh, sạch, đẹp.
IV. Giải pháp quản lí, giảm thiểu chất thải đô thị, đề xuất.
1. Hoàn thiện khung pháp luật:
- Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh
vực quản lý chất thải rắn, nâng cao hiệu lực thi hành Luật Bảo vệ môi
trường;
- Cụ thể hoá việc thực hiện những điều khoản thuộc lĩnh vực quản lý
chất thải rắn trong Luật Bảo vệ môi trường;
- Lập quy hoạch mạng lưới các cơ sở xử lý chất thải rắn y tế và chất
thải rắn nguy hại phát sinh từ các khu công nghiệp trong toàn quốc, làm cơ
sở để lập và phê duyệt các dự án đầu tư, tránh tình trạng chồng chéo, trùng

lặp, lãng phí trong đầu tư;
- Ban hành tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh;
đưa chỉ tiêu đất sử dụng để xử lý chất thải rắn vào quy chuẩn quy hoạch đô
thị.
2. Nâng cao nhận thức cộng đồng và năng lực đào tạo:
- Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin
đại chúng, hướng dẫn dư luận trong việc khuyến khích, cổ vũ các hoạt động
bảo vệ môi trường; tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ
của các tổ chức quần chúng ở cơ sở, tạo phong trào thi đua, xây dựng nếp
sống mới trong khu dân cư tại các đô thị và khu công nghiệp; xuất bản và
21
phổ biến sâu rộng các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn bảo vệ môi trường
nói chung và công tác quản lý chất thải rắn nói riêng phù hợp với từng đối
tượng và từng địa bàn;
- Đưa chương trình giáo dục môi trường vào các cấp học mầm non,
phổ thông, đại học và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các tổ
chức chính trị, xã hội, các hội nghề nghiệp;
- Củng cố, tăng cường năng lực cho các trường, các cơ sở đào tạo
chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.
3. Đổi mới chính sách tài chính, tạo nguồn vốn:
- Nhà nước cần phải tăng đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Tạo
điều kiện tốt để phát triển các công nghệ môi trường, đặc biệt là để xử lí chất
thải công cộng, chất thải rắn đô thị…
- Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên
cứu ban hành khung thu phí vệ sinh môi trường và khung giá cho các hợp
đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đối với từng loại đô thị và khu
công nghiệp theo nguyên tắc: trước mắt phải đảm bảo đủ chi phí để vận
hành bộ máy thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, tiến tới thu để hoàn
trả lại từng phần vốn đầu tư cho Nhà nước; trên cơ sở đó, các địa phương
ban hành cụ thể mức thu phí phù hợp với đô thị địa phương mình.

- Các cấp chính quyền địa phương tìm biện pháp thu đúng, thu đủ theo
thẩm quyền đối với các nguồn thu ngân sách trong phạm vi phân cấp gồm
thuế và phí vệ sinh môi trường; Các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm đóng
lệ phí để thu gom và xử lý chất thải rắn;
- Có cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và sử dụng đất để huy
động tiềm lực trong nhân dân, của các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh
vực bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng;
- Thu hút nguồn lực từ nước ngoài;
22
- Có chính sách ưu tiên và kế hoạch phân bố hợp lý nguồn vốn ngân
sách, vốn ODA, vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi để đầu tư trang thiết bị
và xây dựng các khu xử lý chất thải rắn; hỗ trợ cho vay để đầu tư vào các dự
án quản lý chất thải rắn;
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia quản lý chất thải rắn
và áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải bằng các chính sách ưu đãi
theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi);
- Nhà nước khuyến khích các cơ sở sản xuất hàng hoá (đặc biệt là
hàng hoá tiêu dùng tại các đô thị) có những nghiên cứu nhằm giảm thiểu
chất thải rắn sau khi tiêu dùng hàng hoá đó như: sử dụng hợp lý vật liệu đầu
vào, thay đổi công thức sản phẩm phù hợp, giảm vật liệu bao bì đóng gói,
thay đổi thói quen tiêu dùng
4. Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý chất thải rắn:
- Củng cố, phát huy các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có
hiệu quả trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn;
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực
quản lý chất thải rắn; tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước hoạt
động kém hiệu quả trong lĩnh vực này; nghiên cứu thành lập các công ty
theo mô hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích.
5. Hiện đại hoá công nghệ và sản xuất thiết bị, vật tư:
- Áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện Việt Nam trong

khâu tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn;
- Nhập khẩu, tiến tới tự sản xuất các thiết bị thu gom, vận chuyển, xử
lý chất thải rắn;
- Nghiên cứu và ứng dụng các chỉ tiêu, tiêu chuẩn trong các khâu: lựa
chọn công nghệ, thiết kế, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp hợp vệ sinh;
23
đồng thời đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn nguy hại phù hợp với
tiêu chuẩn và công nghệ tiên tiến;
- Ứng dụng công nghệ thiêu đốt chất thải rắn y tế và chất thải rắn công
nghiệp nguy hại;
6. Tăng cường hợp tác và quan hệ quốc tế:
Tranh thủ các nguồn viện trợ của chính phủ các nước, các tổ chức phi chính
phủ và các nguồn tài trợ quốc tế khác về đào tạo, học tập kinh nghiệm,
chuyển giao công nghệ, trợ giúp kỹ thuật, hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực
quản lý chất thải rắn.
PHẦN V: KẾT LUẬN
1 . Những kết quả đạt được
Được sự hướng dẫn của cán bộ Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Hoàng
Mai, trong đợt thực tập này em đã thu được những kiến thức và kinh nghiệm
quý báu như:
24
Nghiên cứu một số đề tài chuyên ngành, các thông tin liên quan để nâng cao
trình độ chuyên môn và áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế công
việc.
Học hỏi được những kinh nhiệm trong nghề, tinh thần lao động trách nhiệm,
sáng tạo của cán bộ, công nhân viên trong công ty.
Hoàn thành xong báo cáo thực tập tốt nghiệp theo quy định của nhà trường.
2. Những khó khăn.
Những kiến thức về chuyên môn vẫn còn hạn chế nên trong quá trình thực
tập vẫn còn nhiều thiếu sót, phải có sự chỉ đạo của cán bộ hướng dẫn mới

đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thời gian thực tập có hạn nên những kiến thức thực tế thu được chưa nhiều.
3. Kiến nghị.
Nhà trường nên tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tế tại cơ sở nhiều hơn,
giúp cho sinh viên vận dụng những kiến thức tổng hợp của các môn học vào
thực tế hoạt động, sản xuất, có điều kiện so sánh, giải thích và áp dụng
những kiến thức học được tại trường vào thực tế đạt được hiệu quả cao.
Việc thực tập tại sở cơ giúp cho sinh viên rèn luyện được tính tổ chức, kỷ
luật, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và sớm làm quen với công việc sau
này.
Tài liệu tham khảo
[1] Luật bảo vệ môi trường 2005.
[2] Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 11/07/1989.
[3] Thông tư Hướng dẫn một số điều của nghị định số 59/2007/ND-CP.
[4] Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg.
25

×