Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình hình thành tư duy thế giới phẳng như thế nào trong quan niệm tư duy của cộng đồng p9 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.76 KB, 10 trang )

MƯỜI LỰC LÀM PHẲNG THẾ GIỚI


81

cần nhiều thời gian hơn để hội tụ và thực sự trở thành phẳng,
nhưng đây là thời khắc khi người ta bắt đầu cảm thấy cái gì đang
thay đổi. Đột nhiên nhiều người từ nhiều nơi hơn thấy rằng họ có
thể cộng tác với nhiều người hơn trên các loại công việc khác nhau
hơn và chia sẻ nhiều loại tri thức hơn bao giờ hết. “Chính sự tạo
ra platform [nền] này, với các thuộc tính độc nhất, là sự đột phá
bền vững quan trọng thật sự làm cho cái bạn gọi là sự làm phẳng
thế giới là có thể,” Craig Mundie của Microsoft nói.
Quả thực, nhờ platform này nổi lên từ ba lực làm phẳng đầu tiên,
chúng ta đã không chỉ có khả năng nói với nhau nhiều hơn, chúng
ta đã có khả năng cùng nhau làm nhiều thứ hơn. Đấy là điểm mấu
chốt, Joel Cawley, nhà chiến lược IBM lí lẽ. “Chúng ta không chỉ
liên lạc với nhau nhiều hơn bao giờ hết, bây giờ chúng ta có khả
năng cộng tác - để cùng nhau xây dựng các liên minh, các dự án,
và các sản phẩm – hơn bao giờ hết.”
Sáu lực làm phẳng tiếp đại diện cho các hình thức cộng tác mới
mà platform mới này cho phép. Như tôi cho thấy, một số người sẽ
dùng platform này cho open-sourcing [tìm nguồn mở], một số cho
outsourcing [thuê làm ngoài], một số cho offshoring [làm ở hải
ngoại], một số cho supply-chaining [xâu chuỗi cung], một số cho
insourcing [thuê làm trong], và một số cho in-forming [cấp-tin].
Mỗi trong các hình thức cộng tác này hoặc do platform mới làm
cho có thể hay được nó tăng cường rất nhiều. Và khi ngày càng
nhiều người chúng ta học làm thế nào để cộng tác theo các cách
khác nhau này, chúng ta làm phẳng thế giới còn nhiều hơn nữa.



LỰC LÀM PHẲNG # 4
OPEN-SOURCING [TÌM NGUỒN MỞ]
Các Cộng đồng Cộng tác Tự-Tổ chức

lan Cohen vẫn nhớ lần đầu tiên ông nghe từ “Apache” với tư
cách một người lớn, và đó không phải là trong lúc xem một
phim cao bồi-và- Indian. Đó là vào các năm 1990, thị trường dot-
com đang lên cơn sốt, và ông là một người quản lí cấp cao của
IBM, giúp cai quản lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử đang
nổi lên của nó. “Tôi đã có toàn bộ một đội với một ngân quỹ
khoảng 8 triệu $,” Cohen nhớ lại. “Chúng tôi cạnh tranh đầu đối
A
THẾ GIỚI LÀ PHẲNG


82


đầu với Microsoft, Netscape, Oracle, Sun - đều là các tay lớn. Và
chúng tôi đã chơi trò chơi đánh cược rất lớn này về thương mại
điện tử. IBM có một lực lượng bán hàng khổng lồ bán tất cả phần
mềm thương mại điện tử này. Một hôm tôi hỏi giám đốc phát triển
người làm việc cho tôi, “Jeff này, dẫn tôi qua quy trình phát triển
cho các hệ thống thương mại điện tử này. Máy chủ Web cơ sở là
gì?’ Và anh ta bảo tôi, ‘Nó được dựng lên trên Apache.’ Điều đầu
tiên tôi nghĩ về là John Wayne. ‘Apache là cái gì?’ tôi hỏi. Và anh
ta bảo nó là một chương trình shareware cho công nghệ Web server
[máy chủ Web]. Anh ta nói nó được một bọn cự phách chỉ làm việc
trực tuyến ở loại chat room nguồn mở nào đó tạo ra miễn phí. Tôi

bị rối trí. Tôi hỏi, ‘Anh mua nó thế nào?’ và anh ta bảo, ‘Anh tải nó
xuống từ một Web site miễn phí’. Và tôi bảo, ‘Ừ, ai hỗ trợ nếu có
gì đó trục trặc?’ Và anh ta nói, ‘Tôi không biết – đúng là nó cứ hoạt
động!’ Và đó là sự tiếp xúc đầu tiên của tôi với Apache …
“Bây giờ bạn phải nhớ lại, khi đó Microsoft, IBM, Oracle,
Netscape tất cả đều thử xây dựng các Web server thương mại. Đấy
là các công ti khổng lồ. Và đột nhiên gã phát triển của tôi bảo tôi
rằng anh ta lấy được [Web server] của chúng tôi từ Internet miễn
phí! Nó giống cứ như là bạn có tất cả các quan chức điều hành của
các công ti lớn này mưu tính các chiến lược, và rồi đột nhiên mấy
gã ở phòng thư là những người phụ trách. Tôi tiếp tục hỏi, “Ai cai
quản Apache? Ý tôi nói, bọn này là những ai?”
Vâng, bọn geek [các tay cự phách] ở phòng thư đang quyết định
họ và cả bạn sẽ dùng phần mềm nào. Nó được gọi là phong trào
nguồn mở, và nó kéo hàng ngàn người khắp thế giới cùng đến cộng
tác trực tuyến để viết mọi thứ từ phần mềm riêng của họ đến các hệ
điều hành riêng của họ đến từ điển riêng của họ đến công thức
riêng của họ cho cola – luôn luôn xây dựng từ dưới lên hơn là chấp
nhận các định dạng hay nội dung do các hệ thống thứ bậc công ti
áp đặt từ trên xuống. Từ “nguồn-mở” hình thành từ quan niệm rằng
các công ti hay các nhóm ad hoc sẽ để mã nguồn [source code]–
các lệnh lập trình làm cho một phần mềm hoạt động – trực tuyến
sẵn để dùng và sau đó để cho bất cứ ai, người có cái gì đó để cải
thiện, tham gia cải thiện nó và để hàng triệu người khác tải nó
xuống dùng miễn phí. Trong khi phần mềm thương mại giữ bản
quyền và được bán, các công ti bảo vệ mã nguồn cứ như chúng là
các bảo bối của họ như thế họ có thể đòi tiền bất cứ ai muốn sử
MƯỜI LỰC LÀM PHẲNG THẾ GIỚI



83

dụng nó và bằng cách ấy tạo ra thu nhập để phát triển các phiên bản
mới, phần mềm nguồn mở được dùng chung, được người dùng cải
thiện liên tục, và để cho bất cứ ai dùng miễn phí. Đổi lại, mỗi người
dùng có đóng góp một sự cải thiện - một miếng vá làm cho phần
mềm này hát hay múa hay hơn- được khuyến khích để miếng vá đó
sẵn cho tất cả những người khác dùng miễn phí.
Do không là một geek máy tính, tôi đã chẳng bao giờ chú tâm
nhiều đến phong trào nguồn mở, nhưng khi tôi để ý, tôi phát hiện ra
nó là một vũ trụ gây kinh ngạc của chính nó, với các cộng đồng
trực tuyến, những người tình nguyện tự nhiên chia sẻ sự hiểu biết
của họ với nhau và sau đó hiến cho công chúng không lấy gì cả. Họ
làm việc đó vì họ muốn làm cái gì đó mà thị trường không cho họ;
họ làm việc đó vì cảm giác tinh thần phấn chấn có được từ việc tạo
ra một sản phẩm tập thể có thể đánh bại cái gì đó do các gã khổng
lồ như Microsoft, IBM tạo ra, và - thậm chí quan trọng hơn- để
giành được sự tôn trọng của các trí thức ngang hàng. Quả thực, các
gã và các ả này là một trong các dạng cộng tác mới, lí thú và gây
tranh cãi nhất do thế giới phẳng tạo điều kiện dễ dàng và làm phẳng
nó thậm chí nhiều hơn.
Nhằm giải thích dạng cộng tác này hoạt động thế nào, vì sao nó là
một lực làm phẳng và vì sao, nhân đây, nó đã khuấy lên nhiều tranh
cãi đến vậy và sẽ khuấy thậm chí nhiều hơn trong tương lai, tôi sẽ
tập trung chỉ vào hai loại cơ bản của open-sourcing: phong trào
[nguồn lực] trí tuệ chung và phong trào phần mềm miễn phí.
Dạng nguồn lực trí tuệ chung [intellectual commons
*
] của open-
sourcing có nguồn gốc trong các cộng đồng hàn lâm và khoa học,

nơi trong thời gian dài các cộng đồng tập thể tự-tổ chức của các
nhà khoa học đã đến với nhau qua các mạng riêng và muộn hơn
qua Internet để góp chung năng lực trí óc của họ hay để chia sẻ sự
hiểu biết quanh một vấn đề khoa học hay toán học đặc biệt. Apache
Web server có nguồn gốc trong hình thức này của open-sourcing.
Khi tôi hỏi một người bạn, Mike Arguello, một nhà kiến trúc hệ
thống IT, giải thích cho tôi vì sao người ta chia sẻ tri thức hay làm
việc theo cách này, ông nói, “những người làm IT thường là những
người rất thông minh và họ muốn mọi người biết họ đúng thông
minh đến thế nào”. Marc Andreessen, người sáng chế ra Web
browser đầu tiên, đồng ý: “Nguồn mở không gì hơn là khoa học

*
Common: đất , bãi cỏ, tài sản chung, dưới đây được dịch là [nguồn lực] chung.
THẾ GIỚI LÀ PHẲNG


84


được đồng nghiệp phê bình. Đôi khi người ta đóng góp cho các
việc này vì họ làm khoa học, và họ khám phá ra các thứ, và phần
thưởng là danh tiếng. Đôi khi bạn có thể lập một hãng từ đó, đôi
khi họ chỉ muốn làm tăng kho tri thức trên thế giới. Và phần xét lại
của người ngang hàng là quyết định- và open-source là sự xét lại
ngang hàng. Mỗi lỗi hay lỗ hổng an ninh hay sự trệch khỏi tiêu
chuẩn được xem xét lại”.
Tôi thấy dạng nguồn lực trí tuệ chung này của open-sourcing hấp
dẫn, nên đi thăm dò để tìm các gã và các ả này là ai ở phòng mail.
Cuối cùng, tôi tìm được một trong những người tiên phong của họ,

Brian Behlendorf. Nếu Apache- cộng đồng Web server nguồn mở-
là một bộ lạc da đỏ, Behlendorf sẽ là tộc trưởng. Một hôm tôi gặp
anh ở văn phòng kính-và-thép của anh gần sân bay San Francisco,
nơi bây giờ anh là người sáng lập và tổng giám đốc công nghệ của
CollabNet, một hãng khởi nghiệp chú tâm tạo ra phần mềm cho các
công ti muốn dùng cách tiếp cận nguồn mở cho đổi mới. Tôi bắt
đầu với hai câu hỏi đơn giản: Anh xuất thân từ đâu? và: Làm thế
nào anh tìm được cách để một cộng đồng nguồn mở của các geek
trực tuyến hoà hợp với nhau có thể đánh giáp lá cà với IBM?
“Bố mẹ tôi gặp nhau ở IBM Nam California, và tôi lớn lên ở thị
trấn La Canada ngay bắc Pasadena” Behlendorf nhớ lại. “Trường
công rất cạnh tranh về mặt hàn lâm, vì bố mẹ của nhiều đứa trẻ đã
làm việc tại Jet Propulsion Laboratory do Caltech vận hành ở đó.
Nên từ rất trẻ tôi đã quanh quẩn với nhiều khoa học nơi là tốt để là
loại cự phách. Chúng tôi đã luôn có máy tính quanh nhà. Chúng tôi
thường dùng phiếu đục lỗ từ các máy IBM lớn để tạo các danh mục
mua hàng. Ở trường phổ thông, tôi bắt đầu học một chút lập trình
cơ bản, và ở trung học tôi đã cừ về máy tính… Tôi tốt nghiệp đại
học 1991, nhưng 1989, những ngày ban đầu của Internet, một đứa
bạn cho tôi bản sao một chương trình, gọi là ‘Fractint’, mà nó đã tải
xuống đĩa mềm, nhưng là phần mềm miễn phí, do một nhóm các
lập trình viên tạo ra, đó là chương trình để vẽ các fractal. [Các
fractal là các hình rất đẹp được tạo ra ở giao điểm của nghệ thuật
và toán học]. Khi chương trình khởi động, màn hình cho thấy danh
sách cuộn này của các địa chỉ e-mail của tất cả các nhà khoa học và
toán học đã góp phần tạo ra nó. Tôi để ý thấy chương trình gồm cả
mã nguồn. Đó là lần tiếp xúc đầu tiên của tôi với khái niệm nguồn
mở. Đây là chương trình mà bạn cứ tải xuống miễn phí, và họ thậm
MƯỜI LỰC LÀM PHẲNG THẾ GIỚI



85

chí còn cho bạn mã nguồn, và nó được một cộng đồng tạo ra. Nó
bắt đầu vẽ ra một bức tranh khác về lập trình trong đầu tôi. Tôi bắt
đầu nghĩ rằng có động học xã hội lí thú nào đó đối với cách các loại
phần mềm nào đó được viết hay có thể được viết- trái với loại hình
ảnh mà tôi đã có về nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp ở văn
phòng đằng sau [hậu trường, back office] máy tính lớn, nạp thông
tin vào và lấy nó ra cho việc kinh doanh. Điều đó đối với tôi chỉ là
một bước trên việc làm kế toán và không thật sự hứng thú”.
Sau khi tốt nghiệp 1991, Behlendorf đến Berkeley nghiên cứu vật
lí, song anh nhanh chóng thất vọng vì sự tách rời giữa các thứ trừu
tượng anh học trên lớp và sự náo động bắt đầu nổi lên trên Internet.
“Khi bạn quay lại đại học khi đó, mỗi sinh viên được cấp một địa
chỉ e-mail, và tôi bắt đầu dùng nó để nói chuyện với các sinh viên
và thăm dò các bảng thảo luận [discussion board] vừa xuất hiện về
âm nhạc,” Behlendorf nói. “Năm 1992, tôi bắt đầu danh mục thư
Internet riêng của mình tập trung vào tình hình nhạc điện tử địa
phương ở Miền Vịnh. Người ta có thể đơn giản dán lên bảng thảo
luận, và nó bắt đầu tăng, và chúng tôi bắt đầu thảo luận các sự kiện
âm nhạc khác nhau và các DJ [Disc Jockey - người dẫn chương
trình âm nhạc]. Rồi chúng tôi bảo, “Này, vì sao không mời các DJ
của riêng chúng ta và tung ra các sự kiện riêng của mình?’ Nó trở
thành một việc tập thể. Ai đó có thể nói, ‘tôi có một số đĩa hát’, và
ai đó khác có thể bảo, ‘tôi có hệ thống âm thanh’, và ai đó khác nói,
‘tôi biết bãi biển và nếu có mặt lúc nửa đêm chúng ta có thể có một
buổi liên hoan.’ Năm 1993, Internet vẫn chỉ là các danh mục gửi
thư và e-mail và các site FTP [Giao thức Truyền File] [các kho FTP
nơi bạn có thể lưu trữ các thứ]. Thế là tôi bắt đầu sưu tầm một kho

lưu trữ âm nhạc điện tử và quan tâm đến việc làm sao có thể đưa nó
lên trực tuyến và sẵn có cho nhiều thính giả hơn. Đó là khi tôi nghe
về Mosaic [Web browser do Marc Andreessen phát triển]. Thế là
tôi có việc làm ở phòng thí nghiệm máy tính ở trường kinh doanh
Berkeley, và tôi dùng thời gian rỗi của mình nghiên cứu Mosaic và
các công nghệ Web khác. Việc đó dẫn tôi đến một bảng thảo luận
với nhiều người đang viết thế hệ đầu tiên của các Web browser và
Web server”.
(Một Web server là một chương trình phần mềm cho phép bất cứ
ai dùng máy tính ở nhà hay văn phòng của mình để host [làm chủ]
một Web site trên WWW. Amazon.com, thí dụ, từ lâu đã chạy Web
THẾ GIỚI LÀ PHẲNG


86


site của mình trên phần mềm Apache. Khi Web browser của bạn
đến www.amazon.com, phần mềm đầu tiên mà nó nói chuyện với
là Apache. Browser hỏi Apache về trang Web Amazon và Apache
giử lại cho browser nội dung trang Web Amazon. Lướt Web thực
sự là browser của bạn tương tác với các Web server khác nhau.)
“Tôi thấy mình ngồi trên diễn đàn này theo dõi Tim Berners-Lee
và Marc Andreessen tranh cãi các thứ này nên hoạt động ra sao,”
Behlendorf nhớ lại. “Khá hứng thú, và nó có vẻ mang tính bao gồm
triệt để. Tôi đã chẳng cần một [bằng] Tiến sĩ hay bất cứ chứng chỉ
đặc biệt nào, và tôi bắt đầu thấy những sự tương tự giữa nhóm âm
nhạc của tôi và các nhà khoa học này, những người có mối quan
tâm chung để xây dựng phần mềm Web đầu tiên. Tôi theo dõi [thảo
luận] đó một thời gian và rồi nói cho một bạn tôi về việc đó. Anh ta

là một trong những nhân viên đầu tiên của tạp chí Wired, và anh ta
bảo Wired có thể quan tâm đến thuê tôi dựng Web site cho họ. Như
thế tôi tham gia ở đó với tiền công 10 $ một giờ, dựng e-mail của
họ và Web site đầu tiên của họ -HotWired- lên …Nó là một trong
các tạp chí trực tuyến đầu tiên sống bằng quảng cáo”.
HotWired quyết định nó muốn khởi động với một hệ thống đăng
kí đòi hỏi mật khẩu - một khái niệm gây tranh cãi lúc đó. “Vào
những ngày đó,” Andrew Leonard, người viết lịch sử Apache cho
Salon.com năm 1997, nhận thấy, “hầu hết các Webmaster [chủ
Web] phụ thuộc vào một chương trình Web server được phát triển
tại Trung tâm Quốc gia về các Ứng dụng Siêu Tính, NCSA, của
Đại học Illinois (cũng là nơi sinh của Web browser Mosaic gây
chấn động). Nhưng Web server của NCSA không thể xử lí việc xác
nhận mật khẩu ở quy mô mà HotWired cần. May mắn, NCSA
server thuộc lĩnh vực công, có nghĩa mã nguồn là miễn phí đối với
bất cứ ai. Như thế Behlendorf dùng đặc quyền tin tặc [hacker]: Anh
viết một số mã mới, một ‘miếng vá [patch]’ vào NCSA Web
server, miếng vá lo cho vấn đề.” Leonard bình luận, “Anh đã không
chỉ là một lập trình viên tài tình lục soát từ đầu đến cuối mã NCSA
mùa đông đó. Qua suốt sự bùng nổ Web, các Webmaster khác đều
thấy cần thiết nắm quyền hành động vào bàn phím riêng của họ.
Mã ban đầu đã bị để cho bụi ảo bao phủ khi lập trình viên chủ yếu
của nó, sinh viên Đại học Illinois Rob McCool, đã bị một công ti ít
được biết đến ở Silicon Valley có tên là Netscape múc về (cùng với
Marc Andreessen và Eric Bina tác giả của Lynx). Trong lúc ấy,
MƯỜI LỰC LÀM PHẲNG THẾ GIỚI


87


Web từ chối ngừng tăng- và tiếp tục gây ra các vấn đề mới cho các
Web server để đối phó với.” Thế là các miếng vá loại này hay loại
khác tăng nhanh như Band-Aids [toán nhiễm Aids] trên băng thông
[bandwidth], bịt một lỗ ở đây và làm thủng một lỗ khác ở kia.
Trong lúc đó, tất cả các miếng vá này đã dần dần, theo cách ad
hoc nguồn mở, xây dựng một Web server mới hiện đại. Nhưng mỗi
người có phiên bản riêng của mình, trao đổi các miếng vá đó đây,
bởi vì NCSA lab đã không thể theo kịp với tất cả.
“Tôi sắp phải bỏ học”, Behlendorf giải thích. “Tôi đã có nhiều
vui thú xây dựng Web site này cho Wired và học được nhiều hơn
tôi học ở Berkeley. Vì thế một thảo luận bắt đầu ở nhóm làm việc
nhỏ của chúng tôi rằng những người ở NCSA đã không trả lời e-
mail của chúng tôi. Chúng tôi đã gửi các miếng vá lên cho hệ thống
và họ đã không trả lời. Và chúng tôi bảo, ‘Nếu NCSA không trả lời
đối với các patch của chúng ta, cái gì sẽ xảy ra trong tương lai?’
Chúng tôi vui vẻ tiếp tục cải thiện việc này, nhưng chúng tôi lo khi
không nhận được phản hồi nào và không thấy các patch của mình
được tích hợp. Vì thế tôi bắt đầu tiếp xúc với những người khác tôi
biết là họ trao đổi các patch… Hầu hết họ ở trong các nhóm công
tác về tiêu chuẩn [Nhóm Đặc nhiệm Kĩ thuật Internet Engineering
Task Force] đặt ra các tiêu chuẩn đầu tiên cho sự liên kết giữa các
máy và các ứng dụng trên Internet… Và chúng tôi bảo, ‘Vì sao
chúng ta lại không nắm lấy tương lai của mình và phát hành phiên
bản [Web server] riêng của chúng ta bao hàm tất cả các patch?’
“Chúng tôi tìm kiếm bản quyền cho mã NCSA, và về cơ bản nó
chỉ nói hãy công nhận công của chúng tôi ở Illinois vì cái chúng tôi
đã sáng chế ra và nếu bạn cải thiện nó – và đừng đổ lỗi cho chúng
tôi nếu nó hỏng,” Behlendorf nhớ lại. “Thế là chúng tôi bắt đầu làm
phiên bản riêng của mình từ tất cả các patch của chúng tôi. Chẳng
ai trong chúng tôi có thời gian để làm nhà phát triển Web server

toàn thời gian, song chúng tôi nghĩ nếu có thể kết hợp thời gian của
mình và làm việc đó theo cách công cộng, chúng tôi có thể tạo ra
cái gì đó tốt hơn cái có thể mua từ trên kệ- và dù sao đi nữa khi đó
đã chẳng có sẵn gì cả. Đấy là trước khi Netscape bán Web server
thương mại đầu tiên của nó. Đó là khởi đầu của dự án Apache”.
Vào tháng Hai, 1999, họ đã viết lại hoàn toàn chương trình
NCSA gốc và chính thức hoá sự hợp tác của họ dưới tên “Apache”.
THẾ GIỚI LÀ PHẲNG


88


“Tôi chọn tên này vì tôi muốn nó có ý nghĩa tích cực là quả
quyết,” Behlendorf nói. “Bộ lạc Apache đã là bộ lạc cuối cùng đầu
hàng chính phủ Hoa Kì đang đến, và ở thời kì chúng ta lo rằng các
công ti lớn sẽ đến và ‘khai hoá’ phong cảnh mà các kĩ sư Internet
ban đầu đã dựng lên. Vì thế ‘Apache’ với tôi có nghĩa như một tên
mã hay, và người khác nói nó cũng là một sự chơi chữ khéo” – như
APAtCHy server [một server chắp vá], bởi vì [các miếng vá -
patch] được dùng để vá tất cả các sửa chữa này với nhau.
Như thế bằng nhiều cách, Behlendorf và các đồng nghiệp nguồn
mở của anh- hầu hết họ anh chưa từng biết mà chỉ biết bằng e-mail
qua chat room nguồn mở- đã tạo ra một nhà máy phần mềm trực
tuyến, ảo, từ dưới lên, không ai sở hữu và không ai quản lí. “Chúng
tôi có một dự án phần mềm, song điều phối và chỉ huy là ứng xử
nổi lên dựa vào bất cứ ai có mặt và muốn viết mã,” anh ta nó.
Nhưng thực sự nó hoạt động thế nào? Tôi hỏi Behlendorf. Anh
không thể chỉ có một lũ người, không được giám sát, quy tụ mã lại?
“Hầu hết sự phát triển phần mềm dính đến một kho chứa mã

nguồn và được các công cụ như Concurrent Versions System [Hệ
thống các Phiên bản Đồng thời] - CVS, quản lí” anh ta giải thích.
Như thế có một máy chủ CVS, và tôi có một chương trình CVS
trên máy của tôi. Nó cho phép tôi nối vào server và lôi một bản sao
mã xuống, như thế tôi có thể bắt đầu làm việc với nó và đưa ra các
sửa đổi. Nếu tôi nghĩ patch của tôi là cái gì đó tôi muốn chia sẻ với
người khác, tôi chạy một chương trình gọi là Patch, cho phép tôi
tạo ra một file mới, một sưu tập cô đọng của tất cả những thay đổi.
Nó được gọi là một patch file, và tôi có thể đưa file ấy cho ai đó
khác, và họ có thể dùng nó cho bản sao mã của họ để xem patch có
tác động gì. Nếu tôi có các đặc quyền thích hợp đối với server
[được hạn chế cho một ban giám sát được kiểm soát chặt chẽ], thì
tôi có thể đưa patch của mình và cam kết nó cho kho chứa và nó sẽ
trở thành một phần của mã nguồn. CVS server theo dõi mọi thứ và
ai gửi vào cái gì … Như thế bạn có thể có ‘truy cập đọc- read
access’ đối với kho chứa song không có ‘truy cập cam kết- commit
access’ để thay đổi các thứ. Khi ai đó tiến hành một cam kết đối
với kho chứa, patch file đó được gửi qua e-mail cho những người
phát triển khác, và như thế anh nhận được hệ thống xem xét ngang
hàng này sau sự kiện, và nếu có cái gì đó sai, bạn sửa lỗi.”
Thế cộng đồng này quyết định ra sao ai là các thành viên tin cậy?
MƯỜI LỰC LÀM PHẲNG THẾ GIỚI


89

“Đối với Apache,” Behlendorf nói, “chúng tôi bắt đầu với tám
người thực sự tin nhau, và khi những người mới xuất hiện trên diễn
đàn thảo luận và đề xuất các patch file được post lên mẫu thảo luận,
chúng tôi có được sự tin cậy vào những người khác, và tám người

đó tăng lên hơn một ngàn. Chúng tôi là dự án nguồn mở đầu tiên
nhận được sự chú ý từ cộng đồng kinh doanh và có hỗ trợ từ IBM.”
Vì sự thành thạo của Apache cho phép một server duy nhất host
hàng ngàn Web site ảo khác nhau – âm nhạc, dữ liệu, văn tự, khiêu
dâm – nó bắt đầu chiếm “một thị phần đầy uy lực của thị trường
ISP,” Leonard của Salon lưu ý. IBM đã thử bán Web server riêng
của mình, gọi là GO, nhưng chỉ được một mẩu thị trường tí xíu.
Apache tỏ ra cả là công nghệ tốt hơn và không mất tiền. Nên cuối
cùng IBM quyết định rằng nếu nó không thể đánh bại, nó phải tham
gia Apache. Ta phải dừng ở đây và tưởng tượng điều này. Công ti
máy tính lớn nhất thế giới quyết định rằng các kĩ sư của nó không
thể thắng công trình của một nhóm ad hoc các geek nguồn mở!
IBM “khởi xướng tiếp xúc với tôi, vì tôi có một chút vai trò
người phát ngôn công khai cho Apache,” Behlendorf nói. “IBM
bảo, ‘Chúng tôi muốn tính làm sao chúng tôi có thể dùng [Apache]
và không bị cộng đồng Internet phê phán cay nghiệt, [làm sao
chúng tôi có thể] làm cho nó bền vững và không phải là những kẻ
đi lừa mà đóng góp cho quá trình …’ IBM đã nói rằng mô hình mới
này cho phát triển phần mềm là đáng tin cậy và có giá trị, vì thế
hãy đầu tư vào nó và thoát khỏi cách nghĩ là chúng tôi cố biến nó
thành của riêng mình, điều đó không tốt.”
John Swainson là quan chức điều hành cao cấp đã lãnh đạo đội
IBM tiếp cận Apache (ông hiện là chủ tịch Computer Associates).
Ông tiếp tục câu chuyện: “Đã có nhiều tranh cãi khi đó về nguồn
mở, nhưng lộn xộn. Chúng tôi quyết định là có thể dàn xếp với các
gã Apache bởi vì họ trả lời các câu hỏi của chúng tôi. Chúng tôi đã
có cuộc đàm luận có ý nghĩa với các gã này, và chúng tôi đã có thể
tạo ra Quỹ Phần mềm Apache [phi lợi nhuận] và tính mọi vấn đề”.
Với chi phí của IBM, các luật sư của nó đã làm việc với nhóm
Apache để tạo ra một khung khổ pháp lí quanh nó sao cho sẽ không

có vấn đề bản quyền hay nghĩa vụ nào đối với các công ti, như
IBM, muốn xây dựng các ứng dụng lên trên Apache và tính tiền đối
với chúng. IBM nhìn thấy giá trị khi có một cấu trúc Web server
chuẩn loại cơ bản nhất [vanilla, cơ bản nhất như vanilla trong các
THẾ GIỚI LÀ PHẲNG


90


loại kem]- cho phép các hệ thống máy tính và các thiết bị hỗn tạp
có thể nói chuyện với nhau, hiển thị e-mail và các trang Web theo
định dạng chuẩn- liên tục được một cộng đồng nguồn mở cải thiện
miễn phí. Các cộng tác viên Apache đã không bắt tay làm phần
mềm miễn phí. Họ đã xắn tay giải quyết một vấn đề chung- Web
serving – và thấy cộng tác miễn phí theo cách nguồn mở là cách tốt
nhất để tập hợp các bộ óc giỏi nhất cho công việc họ cần làm.
“Khi chúng tôi bắt đầu làm việc với Apache, đã có một Web site
apache.org nhưng không có kết cấu pháp lí chính thức nào, và các
doanh nghiệp và các kết cấu phi chính thức không cùng tồn tại tốt
với nhau,” Swainson nói. “Bạn phải có khả năng xem xét kĩ mã, kí
thoả thuận, và giải quyết các vấn đề nghĩa vụ. [Hiện nay] ai cũng
có thể tải mã Apache xuống. Nghĩa vụ duy nhất là họ công nhận
rằng nó xuất xứ từ địa điểm này, và nếu họ có bất cứ sửa đổi nào họ
chia sẻ lại”. Có một quy trình phát triển Apache quản lí lưu thông,
và bạn kiếm được cách của mình trong quy trình đó, Swainson nói
thêm. Nó là cái gì đó giống một chế độ nhân tài thuần tuý. Khi
IBM dùng Apache, nó trở thành một phần của cộng đồng và bắt
đầu có những đóng góp.
Quả thực, một thứ mà những tay Apache đòi đền đáp lại sự cộng

tác của họ với IBM là IBM cử các kĩ sư giỏi nhất tham gia nhóm
nguồn mở Apache và đóng góp, như tất cả những người khác, một
cách miễn phí. “Những người Apache đã không quan tâm đến sự
thanh toán bằng tiền mặt,” Swainson nói. “Họ muốn sự đóng góp
cho nền tảng. Các kĩ sư của chúng tôi đến và nói với chúng tôi,
‘Các gã làm Apache là các tay giỏi và họ khăng khăng rằng chúng
ta đóng góp người tài.’ Đầu tiên họ từ chối vài người mà chúng tôi
đóng góp. Họ bảo không xứng với tiêu chuẩn của họ! Sự đền bù mà
cộng đồng kì vọng là chúng ta đóng góp tốt nhất”.
22 tháng Bảy, 1998, IBM công bố các kế hoạch kết hợp Apache
vào sản phẩm Web server mới của riêng nó, gọi là WebSphere.
Cách cộng đồng cộng tác Apache tự tổ chức mình, bất cứ gì bạn lấy
từ mã Apache và cải thiện nó, bạn phải tặng lại cho cả cộng đồng.
Nhưng bạn cũng tự do đi ra và xây dựng một sản phẩm thương mại
có bằng sáng chế [patent] lên trên mã Apache, như IBM đã làm,
với điều kiện là bạn bao hàm sự trích dẫn bản quyền đến Apache
trong patent riêng của bạn. Nói cách khác, cách tiếp cận nguồn lực
trí tuệ chung đến open-sourcing khuyến khích người ta xây dựng

×