Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình chứng khoán-thế nào là người đầu tư chứng khoán đúng nghĩa p10 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.74 KB, 10 trang )

con bò tót Nhưng chỉ số ngành đường sắt lại cho thấy việc giảm từ b xuống c
đạt mức thấp hơn đỉnh b. Như vậy, chỉ số ngành đường sắt không xác nhận
chỉ số công nghiệp. Do đó, xu thế cấp một vẫn phải được coi là xu thế đi
xuống.
i. Khối lượng tỷ lệ với xu thế
Điều này có nghĩa rằng các hoạt động giao dịch có xu hướng tăng lên khi giá
hướng theo xu thế cấp một. Trên thị trường con bò tót thì khối lượng giao
dịch tăng lên khi giá tăng và giảm khi giá giảm. Trên thị trường con gấu thì
khối lượng giao dịch tăng lên khi giá giảm và giao dịch bị ngưng trệ khi giá
hồi phục. Điều này cũng đúng đối với xu thế cấp hai. Chú ý rằng tín hiệu có
tính thuyết phục về đảo chiều xu thế có thể rút ra từ phân tích về diễn biến
giá. Khối lượng giao dịch chỉ có tính chất bổ sung thêm khi còn có nghi
vấn.
j. Các đường rẽ có thể thay thế cho xu thế cấp hai
Các đường rẽ ở đây là diễn biến đi ra ngoài chiều hướng của chỉ số bình
quân, kéo dài trong hai ba tuần hoặc vài tháng, trong đó giá dao động trong
biên độ 5%. Việc xuất hiện các đường rẽ cho thấy rằng áp lực mua và bán
cân bằng tương đối. Thực ra thì việc chào bán đã cạn kiệt trong biên độ giá
và những người muốn mua cổ phiếu phải chào mua với giá cao hơn để các
chủ sở hữu cổ phiếu đồng ý bán; hoặc ngược lại, những người muốn bán cổ
phiếu trong biên độ giá đó thấy rằng những người mua không còn nữa và do
đó họ phải giảm giá chào bán để có thể bán ra cổ phiếu của mình. Vì vậy
việc tăng giá lên trên biên độ giá của đường rẽ là tín hiệu của thị trường con
bò tót, và ngược lại việc giảm giá xuống dưới biên độ giá là tín hiệu thị
trường con gấu. Nói chung, đường rẽ càng kéo dài và biên độ càng nhỏ thì
càng có nhiều khả năng sẽ xảy ra việc đảo chiều xu thế cấp một.
Đường rẽ thường phát triển ở đỉnh hoặc đáy, báo hiệu giai đoạn phân phối
hoặc giai đoạn tích tụ, nhưng có khi là giai đoạn điều chỉnh hoặc giai đoạn
củng cố của xu thế cấp một đã được xác lập. Trong các trường hợp đó thì
chúng thay thế xu thế cấp hai. Chiều hướng mà giá sẽ vượt ra ngoài đường
rẽ không thể xác định được trước khi có các diễn biến thật sự. Biên độ giới


hạn 5% là theo kinh nghiệm; trên thực tế còn có biên độ giới hạn lớn hơn.
Đường rẽ trong nhiều trường hợp rất giống với định dạng hình bình hành
trên đồ thị của một loại cổ phiếu cụ thể.
k. Chỉ sử dụng giá đóng cửa
Lý thuyết Dow không chú ý đến giá cao nhất hoặc giá thấp nhất trong ngày
mà chỉ quan tâm đến giá đóng cửa. Đó là do vai trò tâm lý của giá cuối ngày
khi vẽ đồ thị. Ví dụ có một xu thế cấp hai tăng trên xu thế cấp một và đạt
đỉnh tại 11 giờ trong ngày nào đó tại đó chỉ số công nghiệp bình quân là
152,4 điểm, sau đó vào cuối ngày giảm xuống 150,70. Để ghi nhận tiếp tục
việc tăng giá trong ngày hôm sau, để chứng minh rằng xu thế cấp một vẫn là
tăng giá thì chỉ cần ghi nhận điểm đóng cửa 150,70.
l. Xu thế cần được coi là vẫn tiếp diễn cho đến thời điểm khi việc đảo
chiều đã được tín hiệu báo động đưa ra một cách chắc chắn.
Lý thuyết Dow cảnh báo phải thận trọng khi nhận định về đảo chiều của thị
trường; không nên chạy trước thời gian. Điều này không có nghĩa là nhà
giao dịch phải chờ đợi thêm trong khi đã có tín hiệu đảo chiều, mà chỉ cảnh
báo rằng nhà giao dịch sẽ có lợi khi chờ đến lúc thực sự chắc chắn về tín
hiệu đảo chiều, và họ phải trả giá đắt khi hành động mua hoặc bán quá sớm.
Thị trường con bò tót không thể tăng vô thời hạn cũng như thị trường con
gấu bao giờ cũng sẽ đạt đáy.
Các động lực để mua, triển vọng để bán cổ phiếu mới mua để thu hoạch lợi
nhuận sẽ giảm đi khi thị trường con bò tót đã tồn tại trong vài tháng so với
tình hình khi xu thế cấp một lần đầu tiên mới nhận biết. Nhưng tiền đề này
của lý thuyết Dow nói rằng: Cần phải luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng thay đổi
chiều đặt lệnh
Điều cuối cùng là việc đảo chiều của xu thế có thể xây ra bất kỳ lúc nào
ngay sau khi xu thế trên đã được xác nhận. Vì vậy các nhà phân tích kỹ thuật
phải theo sát thị trường trong mọi lúc khi họ vẫn còn trong cuộc chơi. Còn
tiếp
Phân tích kỹ thuật: Các định dạng trên đồ thị

a. Mô tả hành vi mua bán chứng khoán
Giả sử có một nhóm người nắm khá đầy đủ thông tin về một công ty phát
hành. Giá cổ phiếu công ty lúc đó là 40, và công ty đang hoạt động có lãi và
do đó nó sẽ thu hút được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư, nhu cầu đối với cổ
phiếu tăng lên, giá có thể đạt 60 hoặc 65. Nhóm người này tính toán rằng họ
có thể lợi dụng thời cơ để thu chênh lệch giá 20 điểm. Vì vậy họ tiến hành
mua tất cả những cổ phiếu chào bán, do đó họ dần dần đã tích tụ được một vị
thế đáng kể, từ vài nghìn cổ phiếu được đưa ra chào bán trước đó. Sau đó họ
chờ đợi. Các nhà chuyên nghiệp sẽ bắt đầu nghi vấn và bắt đầu có các tin
đồn rằng có cái gì đó về thông tin nội bộ hoặc các nhà phân tích tìm ra được
các khía cạnh tốt đẹp trong tương lai của công ty, còn các nhà phân tích thì
phát hiện các tín hiệu về hành vi tích tụ cổ phiếu. Những người mua nhận
thấy có ít cổ phiếu bán ra và số cổ phiếu chào bán quá ít và do đó họ đã tăng
giá chào mua. Một giai đoạn tăng giá bắt đầu.
Xu hướng tăng này kéo dài vì nhiều nhà giao dịch bị thu hút sự chú ý về
tăng giá. Quá trình này được hỗ trợ bởi các báo cáo lạc quan thu nhập tăng,
cổ tức tăng Giá đạt mức mà nhóm người này đang dự kiến về lợi nhuận sẽ
thu. Giả sử nhóm này có 20.000 cổ phiếu cần bán hết. Họ không thể đưa ra
bán hết ngay một lúc. Họ phải bán từ từ để tránh được sự chú ý và sự cảm
nhận của công chúng. Ví dụ, nếu mức giao dịch trong ngày là 2.000 cổ
phiếu, thì họ có thể bán ra 500 cổ phiếu. Họ sẽ tăng khối lượng bán ra nếu
người mua sẵn sàng mua thêm.
Nhưng theo quy luật chung thì trước khi nhóm người này có thể phân phối
hết cổ phiếu do mình nắm giữ, thì xuất hiện giai đoạn giảm cầu. Có thể vì
những người mua nhận ra sự gia tăng cung cổ phiếu. Xuất hiện phản ứng -
tức là giai đoạn giảm giá do những người mua phản ứng lại đối với tăng
cung. Vì vậy, nhóm người này ngừng việc bán ra, thậm chí có thể mua vào
một khối lượng nhỏ cổ phiếu để hỗ trợ giá nếu giá giảm đột ngột. Giai đoạn
giảm giá hoặc còn gọi là giai đoạn phản ứng chấm dứt, và chuyển sang giai
đoạn tăng giá trở lại. Nhóm người này chờ cho giá cổ phiếu đạt đỉnh mới.

Tại đỉnh này họ lại bán ra, và nếu họ đủ khả năng khôn khéo thì họ có thể
bán hết trong vòng hai, ba tuần trước khi làn sóng cầu thư hai chấm dứt.
Nhóm thu được lợi nhuận với việc chuyển giao cho người đầu tư khác
20.000 cổ phiếu. Tiếp đó giá cổ phiếu giảm ở mức thấp nhất lần đầu. Tiếp
đó xuất hiện một giai đoạn tăng giá ngắn ngủi, đó là một số người mua xuất
hiện và sau đó giá sẽ giảm trong một thời kỳ lâu dài.
b. Định dạng đỉnh đầu – vai
Quá trình giao dịch mô tả trên được biểu thị bằng đồ thị đỉnh đầu - vai. Đỉnh
đầu vai là một tín hiệu về thời điểm đảo chiều của xu thế. Đỉnh đầu - vai
được mô tả trong hình 1, gồm các giai đoạn:
i. Giai đoạn tăng giá mạnh mẽ, khối lượng giao dịch lớn, tiếp đó là giai
đoạn phản ứng ngắn ngủi giảm giá với khối lượng giao dịch thấp hơn. Cả
giai đoạn này được gọi là vai trái. Đỉnh của vai trái là điểm A Hình 1.
ii. Tiếp đó một giai đoạn tăng giá đợt thứ hai với khối lượng giao dịch
tăng lên, đạt đỉnh B cao hơn đỉnh A lần trước của vai trái, tiếp đó là đợt giảm
giá đạt ở mức gần với đáy của vai trái, nhưng phải thấp hơn đỉnh của vai trái.
Cả giai đoạn này được gọi là đầu với đỉnh tại điểm B Hình 1.
iii Vai phải với đỉnh tại điểm C xuất hiện, nhưng khối lượng giao dịch đã
giảm đáng kể. Đỉnh C thấp hơn đỉnh B của đầu.
iv. Giá giảm ở giai đoạn ba sẽ cắt đường vai đường thẳng đi qua hai đáy
của hai vai, và tiếp tục giảm ở mức 3% so với đường vai. Đấy là giai đoạn
xác nhận hoặc đảo chiều.
Chú ý rằng mỗi đỉnh A, B, C, D đều là các đặc trưng quan trọng của định
hình đỉnh đầu - vai. Thiếu bất kỳ một trong các nhân tố trên đều không thể
gọi là đỉnh đầu - vai.
Vai trò của khối lượng giao dịch
Diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch phải ăn khớp với nhau. Chú ý rằng
khối lượng giao dịch phải hiểu theo nghĩa đại lượng tương đối cho từng loại
cổ phiếu.
Đối với cổ phiếu A thì khối lượng giao dịch 500 là lớn, nhưng đối với cổ

phiếu B thì khối lượng giao dịch lớn có thể phải là 7500. Đặc điểm của đỉnh
đầu - vai là khối lượng giao dịch của giai đoạn sau phải thấp hơn giai đoạn
trước.
Giao điểm của đường vai
Chú ý rằng nếu đồ thị chưa cắt đường vai ở vai phải thì chưa thể xác nhận
định dạng đỉnh đầu - vai, còn 20% khả năng giá sẽ ngập ngừng ở giai đoạn
tiếp sau và sau đó sẽ tiếp tục đi vào giai đoạn mới tăng giá.
Cuối cùng, ngay cả khi định dạng đỉnh đầu - vai đã được xác nhận bởi giai
đoạn 4 điểm D, tức là đường vai đã cắt, nhưng vẫn có một khả năng rất hạn
hữu là giá sẽ không giảm tiếp.
c. Các dạng khác của định dạng đỉnh đầu – vai
Thông thường theo luật đối xứng thì đối với đỉnh đầu - vai, đường vai song
song với trục hoành. Tuy vậy, đỉnh đầu - vai cũng có thể có trường hợp
đường vai đi lên hoặc đi xuống. Trong thực tế để nhận dạng được đỉnh đầu -
vai đòi hỏi người phân tích phải có kinh nghiệm.
Tại thời điểm giá giảm và cắt đường vai thì khối lượng giao dịch có thể tăng,
nhưng chút ít. Nếu khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp trong vài ngày
trong khi giá vẫn giảm thì có thể giá lại tăng trở lại để đạt đúng đường vai.
Đây là nỗ lực cuối cùng trước khi giá lại xuống dốc hầu như thẳng đứng với
khối lượng giao dịch tăng lên đáng kể. Giai đoạn chuyển tiếp ngắn ngủi nói
trên có thể không xảy ra nếu xu thế của cả thị trường là đảo chiều xuống
dốc. Nếu thị trường nói chung còn mạnh thì có thể xảy ra giai đoạn chuyển
tiếp ngắn ngủi.
d. Định dạng đáy đầu – vai
Đối xứng với định dạng đỉnh đầu - vai là định dạng đáy đầu - vai Hình 2.
i. Một giai đoạn giảm giá, với khối lượng giao dịch tăng lên, sau đó là giá
khôi phục lại trong thời gian ngắn ngủi với khối lượng giao dịch thấp hơn
trước. Cả giai đoạn này được gọi là vai trái.
ii. Một giai đoạn giảm giá đạt đáy thấp hơn đáy vai trái, khối lượng giao
dịch tăng lên nhưng vẫn thấp hơn ở vai trái, tiếp đó giá hồi phục đạt mức cao

hơn đáy vai trái, với khối lượng giao dịch tăng lên đáng kể. Cả giai đoạn này
được gọi là đầu.
iii. Giai đoạn ba, giảm giá với khối lượng giao dịch thấp hơn, nhưng giá
không thấp hơn đáy của đầu, tiếp đó giá khôi phục lại, cả giai đoạn này được
gọi là vai phải. Giai đoạn này giá tiếp tục tăng với khối lượng giao dịch tăng
đáng kể, đi qua đường vai và đạt giá trị bằng 3% giá tại đường vai, và khối
lượng giao dịch tăng đột ngột. Đấy là điểm xác nhận hoặc đảo chiều.
Sự khác nhau giữa đỉnh đầu - vai và đáy đầu - vai là ở mức độ khối lượng
giao dịch. Các hoạt động giao dịch ở đáy đầu - vai có xu hướng tăng lên tính
từ giai đoạn đầu. Phải có việc giao cắt giữa giá và đường vai mới có thể có
giai đoạn xác nhận. Cần chú ý rằng có thể tin vào dấu hiệu đảo chiều đối với
đỉnh đầu - vai, nhưng phải thận trọng với trường hợp đáy đầu - vai, trừ khi
xác nhận khối lượng lớn giao dịch sau khi cắt đường vai. Vì vậy, phải chờ
đợi mới có thể kết luận dứt khoát về đảo chiều.
Một điểm nữa là đáy đầu - vai thường được hình thành trong thời gian dài và
diễn biến giá bằng phẳng hơn.
e. Định dạng đầu - vai kép
Định dạng đầu - vai kép là loại định dạng phức tạp hơn. Có thể có định dạng
vai -vai - đầu - đầu - vai - vai, nhưng phải có một mức độ đối xứng nào đó
trong định dạng này.
g. Định dạng hình tam giác
Định dạng tam giác đối xứng
Đặc trưng của tam giác là gồm một loạt các giai đoạn biến động giá, mỗi đợt
sau nhỏ hơn đợt trước, mỗi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, mỗi đáy sau cao
hơn đáy trước. Nó như là một đường Dow co lại trên đồ thị, là vùng đi chệch
của giá với đường biên phía dưới đi lên và đường biên phía trên đi xuống.
Đó là tam giác đối xứng. Hoạt động giao dịch có xu hướng giảm dần, hai
đường biên gặp nhau tại một đỉnh. Sau một thời gian biến động sẽ đến thời
điểm giá sẽ vượt khỏi đường biên một cách đột ngột với khối lượng giao
dịch tăng hoặc vọt lên trên đường biên hoặc tụt xuống dưới đường biên.

Không có một tín hiệu nào để có thể xác định giá sẽ vọt lên hoặc tụt xuống.
Khi giá vượt ra ngoài đường biên thì phải áp dụng quy tắc 3% để xác nhận
xu thế tăng hoặc giảm giá. Nếu giá tăng vượt lên trên thì phải kèm theo việc
gia tăng khối lượng giao dịch mới có thể xác nhận xu thế mới. Nếu giá tụt
xuống dưới đường biên thì không cần có xác nhận của khối lượng giao dịch.
j. Phân phối cổ phiếu theo kế hoạch định sẵn
Chủ sở hữu có thể có kế hoạch muốn bán ra hết phân phối cổ phiếu mình
nắm giữ theo một giá dự kiến. Nếu nhu cầu vẫn còn duy trì thì chủ sở hữu có
thể bán với giá 40 để thu tiền mặt. Nếu cầu vẫn tăng lên thì cung có thể đạt
tới giá 40 và giá tiếp tục tăng. Những người đã mua cổ phiếu với giá 40 cho
rằng mình đã đánh giá đúng tình hình và do đó sẽ không bán ra nếu chưa có
cơ hội thu lợi nhuận.
Đối với tam giác đi lên thì cầu vẫn tiếp tục tăng. Số cung cổ phiếu được mua
hết dẫn đến việc vượt ra khỏi đường biên trên. Nếu cầu bắt đầu chững lại
trước khi giá vượt ra khỏi đường biên trên đường cung thì giá có thể vượt ra
khỏi đỉnh tam giác, và khi đó người phân tích phải phân loại lại định dạng
đồ thị.
Trường hợp này là hạn hữu, vì trong nhiều trường hợp của tam giác đi lên
thì nhóm người dự kiến bán tại đỉnh tiếp xúc với đường biên trên là đường
cung phải tin rằng mức giá này là đủ cao và có thể đạt được.
Tam giác đi xuống có đường biên dưới là đường cầu song song với trục
hoành và đường biên trên đi xuống dốc là đường cung. Việc hình thành tam
giác đi xuống cho thấy có một nhóm người muốn mua vào một khối lượng
lớn cổ phiếu của công ty theo một giá thấp nào đó đường cầu. Các lệnh của
họ đặt tại mức giá này. Nếu các giai đoạn tăng già sau đó do việc mua của
họ tạo ra gây nên số cung mới của cổ phiếu với mức giá ngày càng thấp hơn
do đó tạo nên tam giác đi xuống, thì các lệnh mua đều được đáp ứng và giá
sẽ giảm. Việc giá giảm đi qua đường biên phía dưới mà nhiều người khác
nắm giữ cổ phiếu coi là mức hỗ trợ trong một thời gian dài thường làm lung
lay lòng tin của họ, là những người trước đó chưa có dự kiến bán cổ phiếu.

Việc họ chào bán cổ phiếu sẽ làm gia tăng việc giảm giá.
k. Định dạng hình bình hành
Định dạng hình bình hành gồm một loạt các dao động nhỏ chệch hướng của
giá, được gọi là vùng giao dịch. Vùng này bị giới hạn trong hai đường biên
song song. Đỉnh đầu - vai đặc trưng cho sự đấu tranh giữa người bán mạnh
và người mua yếu. Hình bình hành được đặc trưng bởi mâu thuẫn giữa hai
nhóm người có cùng sức mạnh như nhau - giữa người chủ sở hữu cổ phiếu
muốn bán ra hết cổ phiếu theo một giá nào đó và những người mua muốn
tích tụ cổ phiếu tại mức giá ở đường biên phía dưới. Họ chơi ván bài với
nhau cho đến khi một bên mất hết sức mạnh hoặc thay đổi chiến lược và
phía kia được dịp tiến qua đường biên. Không ai có thể kết luận được bên
nào sẽ thắng thế cho đến khi kết cục xảy ra.
l. Gián đoạn
Gián đoạn được thể hiện bằng vùng giá cả mà tại đó không có việc
chuyển giao cổ phiếu
Gián đoạn trên đồ thị theo ngày xuất hiện khi giá cổ phiếu thấp nhất của
ngày hôm nay cao hơn giá cao nhất của ngày hôm trước.
Giả sử cổ phiếu tăng ở mức giá 20 đến 21, 22, 23, 24 và đạt mức cao nhất 25
trong ngày. Sáng hôm sau giá mở cửa là 26 và giá tiếp tục tăng. Vậy ta có
gián đoạn với chênh lệch 1 điểm giữa 25 và 26. Giá tiếp tục tăng đến 28, sau
đó chững lại và tiếp sang giai đoạn phản ứng giảm xuống 27, 26, và 25. Như

×