Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo trình chứng khoán-thế nào là người đầu tư chứng khoán đúng nghĩa p8 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.38 KB, 10 trang )

Tỷ lệ trả lãi thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt
động kinh tế có thể làm giảm EBIT xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải
trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này
được hạn chế bởi thực tế EBIT không phải là nguồn duy nhất để thanh toán
lãi. Các công ty cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử
dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một công ty cần phải đạt tới
là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ
của mình.
Chỉ riêng hệ số thu nhập trả lãi định kỳ thì chưa đủ để đánh giá một công ty
vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như trả tiền
nợ gốc, chi phí tiền thuê, và chi phí cổ tức ưu đãi.
Hệ số trang trải chung
Để giải quyết vấn đề có liên quan đến hệ số thu nhập trả lãi định kỳ, có thể
tính toán hệ số trang trải chung:
Hệ số trang trải chung = A/B
A= Các nguồn thu tiền mặt
B= Chi phí tiền thuê + Chi phí trả lãi + tiền trả nợ/1-t + Cổ tức ưu đãi/1-t
t: là số năm tính toán
Tất cả chi phí trong mẫu số của hệ số này là cố định và đều phải được cân
nhắc. Rõ ràng, một công ty và các nhà đầu tư của công ty muốn có hệ số
trang trải chung cao nhất, nhưng điều này phụ thuộc một phần vào khả năng
sinh lãi của công ty.
Khi các hệ số nợ lớn quá mức, công ty có thể nhận thấy chi phí vốn của
mình tăng lên. Giá trị các cổ phiếu của công ty cũng có thể giảm xuống
tương ứng với mức độ rủi ro của công ty tăng lên. Do đó, các nhà quản lý tài
chính phải thận trọng để tránh tình trạng nợ trầm trọng trong cơ cấu vốn của
mình. Các nguồn dữ liệu quan trọng của ngành có thể tìm thấy trong các báo
cáo tài chính hàng quý từ Uỷ ban Chứng khoán về các ngành sản xuất, bán
lẻ, khai thác mỏ. Bạn cũng có thể tham chiếu các báo cáo của các tổ chức
định mức tín nhiệm để có các số liệu tổng hợp tương tự.
BÁO CÁO TÀI CHÍNH - phần 6: Các hệ số về khả năng sinh lời


Các nhà đầu tư, các cổ đông và các nhà quản lý tài chính đặc biệt chú ý tới
khả năng sinh lãi của các công ty. Việc phân tích lợi nhuận có thể bắt đầu
bằng việc nghiên cứu cách thức một công ty sử dụng cơ cấu vốn. Các nhà
quản lý giỏi sử dụng có hiệu quả tài sản của mình. Thông qua việc tăng hiệu
quả sản xuất, các công ty có thể giảm hoặc kiểm soát được các chi phí. Tỷ lệ
lợi nhuận do bất kỳ một công ty nào đạt được là quan trọng nếu các nhà
quản lý của công ty đó mong muốn thu hút vốn và thực hiện việc tài trợ
thành công cho sự phát triển của công ty.
Nếu tỷ lệ lợi nhuận của một công ty tụt xuống dưới mức có thể chấp nhận
được, thì P/E giá trên thu nhập và giá trị các cổ phiếu của công ty sẽ giảm
xuống - điều đó giải thích tại sao việc đánh giá khả năng sinh lời lại đặc biệt
quan trọng đối với một công ty.
Hệ số tổng lợi nhuận
Hệ số tổng lợi nhuận cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng nguyên liệu và
lao động trong quy trình sản xuất của ban quản lý một công ty.
Hệ số tổng lợi nhuận = Doanh số - Trị giá hàng đã bán tính theo giá mua/
Doanh số bán
Ví dụ: Hệ số tổng lợi nhuận
Nếu một công ty có doanh số bán là 1.000.000 USD và trị giá hàng bán tính
theo giá mua lên tới 600.000 USD, thì hệ số tổng lợi nhuận của công ty sẽ
là:
Hệ số tổng lợi nhuận = $1.000.000 - $600.000/ $1.000.000 = 40%
Khi chi phí lao động và chi phí nguyên liệu tăng nhanh, hệ số tổng lợi nhuận
chắc chắn sẽ giảm xuống, trừ khi công ty có thể chuyển các chi phí này cho
khách hàng của mình dưới hình thức nâng giá bán sản phẩm. Một cách để
tìm xem các chi phí này có quá cao không là so sánh hệ số tổng lợi nhuận
của một công ty với hệ số của các công ty tương đồng. Nếu hệ số tổng lợi
nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì công ty cần phải thực
hiện một biện pháp nào đó để có được sự kiểm soát tốt hơn đối với chi phí
lao động và nguyên liệu.

Hệ số lợi nhuận hoạt động
Hệ số lợi nhuận hoạt động cho biết ban quản lý của một công ty đã thành
công đến mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của công ty.
Mức lãi hoạt động = EBIT/ Doanh thu
Tử số của hệ số này là thu nhập trước thuế và lãi hay chính là thu nhập tính
được sau khi lấy doanh thu trừ trị giá hàng đã bán tính theo giá mua và các
chi phí hoạt động EBIT.
Ví dụ: Hệ số lợi nhuận hoạt động
Nếu EBIT lên tới 200.000 USD trong khi doanh thu là 1.000.000 USD, thì
mức lãi hoạt động là:
Hệ số lợi nhuận hoạt động = 200.000 USD/ 1.000.000 = 20%.
Hệ số này là một thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà
một công ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.
Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một Đô la doanh thu có thể tạo ra
bao nhiêu EBIT. Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí
có hiệu quả hay nghĩa là doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động. Các
nhà quản lý cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến hệ số lợi nhuận hoạt
động cao hay thấp để từ đó họ có thể xác định xem công ty hoạt động có
hiệu quả hay không, hoặc xem giá bán sản phẩm đã tăng nhanh hơn hay
chậm hơn chi phí vốn.
Hệ số lợi nhuận ròng
Hệ số lợi nhuận ròng là hệ số lợi nhuận từ mọi giai đoạn kinh doanh. Nói
cách khác, đây là tỷ số so sánh lợi nhuận ròng với doanh số bán.
Mức lãi ròng = Lợi nhuận ròng/ Doanh số
Ví dụ: Hệ số lợi nhuận ròng
Nếu lợi nhuận sau thuế của một công ty là 100.000 USD và doanh thu của
nó là 1.000.000 USD thì:
Hệ số lợi nhuận ròng = 100.000 USD/ 1.000.000 = 10%
Một số công ty có mức lợi nhuận ròng hơn 20%, và một số khác có chỉ đạt
khoảng từ 3% đến 5%. Hệ số lợi nhuận ròng giữa các ngành khác nhau là

khác nhau. Thông thường, các công ty được quản lý tốt đạt được mức lợi
nhuận ròng tương đối cao hơn vì các công ty này quản lý các nguồn vốn của
mình có hiệu quả hơn. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một công ty sẽ ở vào tình
trạng thuận lợi nếu có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình
của ngành và, nếu có thể, có mức lợi nhuận liên tục tăng. Ngoài ra, một công
ty càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả - ở bất kỳ doanh số nào -
thì mức lợi nhuận ròng của nó càng cao
Hệ số thu nhập trên cổ phần
Hệ số thu nhập trên cổ phần ROE là thước đo tỷ suất lợi nhuận của các cổ
đông. Nhà phân tích chứng khoán, cũng như các cổ đông, đặc biệt quan tâm
đến hệ số này.
Nói chung, hệ số thu nhập trên cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp
dẫn. Hệ số này là một cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi
nhuận của công ty khi so sánh với hệ số thu nhập trên cổ phần của các cổ
phiếu khác. Hệ số này có thể được tính như sau:
ROE = Lợi nhuận ròng sau thuế/ Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu
hình
Hệ số thu nhập trên đầu tư ROI
Hệ số thu nhập trên đầu tư ROI được công ty Du Pont phát triển cho mục
đích sử dụng riêng, nhưng ngày nay nó được rất nhiều công ty lớn sử dụng
như là một cách thức tiện lợi để xác định tổng thể các ảnh hưởng của các
biên lợi nhuận doanh thu tổng tài sản.
ROI = Thu nhập ròng/ Doanh số bán x Doanh số bán/ Tổng tài sản
= Thu nhập ròng/ Tổng tài sản
Mục đích của công thức này là so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một công
ty, và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được
sử dụng có hiệu quả, thì thu nhập và ROI sẽ cao, và nếu ngược lại, thu nhập
và ROI sẽ thấp.
TÓM TẮT CÁC CÔNG THỨC
I. Hệ số khả năng thanh toán

1/ Hệ số thanh toán hiện thời = Tổng tài sản lưu động / Tổng nợ ngắn hạn
2/ Hệ Số thử A Xít = Tổng tài sản lưu động - Hàng tồn kho /Tổng nợ ngắn
hạn
3/ Thanh toán nhanh = Tiền + chứng khoán có thể bán trên thị trường /Tổng
nợ ngắn hạn
4/ Lưu chuyển tiền tệ = lợi nhuận ròng hoặc lỗ + khấu hao hàng năm
II. Hệ số thanh khoản vốn
1/ Hệ số trái phiếu = Mệnh giá của các trái phiếu / Tổng số vốn dài hạn
2/ Tỷ lệ cổ phiếu ưu đãi = Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi / Tổng số vốn dài
hạn
3/ Hệ số cổ phiếu thường =
Mệnh giá của cổ phiếu thường + Thặng dư vốn + Thu nhập giữ lại / Tổng số
vốn dài hạn
4/ Tỷ lệ nợ so với vốn cổ phần =
Các trái phiếu + Cổ phiếu ưu đãi / Mệnh giá của cổ phiếu thường + Số dư
vốn + Thu nhập để lại
III. Các hệ số trang trải
1/ Hệ số thanh toán lãi trái phiếu =
Lợi nhuận trước khi trả lãi và thuế EBIT / Chi phí tiền lãi trái phiếu hàng
năm
2/ Hệ số thanh toán cổ tức ưu đãi = Lợi nhuận ròng / Cổ tức ưu đãi
IV. Khả năng lợi nhuận
1/ Hệ số lợi nhuận = Thu nhập hoạt động / Doanh số thực
2/ Hệ số lợi nhuận ròng = Thu nhập thuần tuý / Doanh số thực
3/ Hệ số hoàn vốn cổ phiếu thường =
Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi / Mệnh giá cổ phiếu thường + Số dư vốn +
Thu nhập để lại
V. Sử dụng tài sản
1/ Tỷ lệ luân chuyển hàng hoá = Chi phí của hàng bán ra / Hàng tồn kho
2/ Giá sổ sách của mỗi cổ phiếu thường =

Tổng tài sản - tài sản vô hình - tổng số nợ - cổ phiếu ưu đãi / Số cổ phiếu
thường
VI. Đánh giá thu nhập
1/ EPS = Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi / Số lượng cổ phiếu
2/ Hệ số giá thu nhập P/E = Giá thị trường / Thu nhập của mỗi cổ phiếu
3/ Hệ số chi trả cổ tức =
Cổ tức được chi trả cho các cổ phiếu thường hàng năm / Thu nhập của mỗi
cổ phiếu EPS
4/ Lợi tức hiện thời = Cổ tức hàng năm của mỗi cổ phiếu thường / Giá thị
trường hiện thời
Một tác phẩm lai ghép
Ngân hàng Thế giới WB tại Việt Nam đã đưa ra những nhận xét khá bất ngờ
dựa trên một cuộc điều tra gần đây về các doanh nghiệp sau cổ phần hoá.
Một trong các câu hỏi của cuộc điều tra là giám đốc doanh nghiệp cổ phần
có cho rằng các vấn đề trong doanh nghiệp của mình được giải quyết giống
các doanh nghiệp nhà nước hay giống doanh nghiệp tư nhân? Câu trả lời
nằm ở lưng chừng, hơi nghiêng về phía doanh nghiệp nhà nước. Có thể
người ta sẽ nghĩ mức độ "hơi nghiêng" này phụ thuộc vào tỷ lệ cổ phần Nhà
nước nắm giữ trong doanh nghiệp. Nhưng so sánh giữa các doanh nghiệp
nhà nước nắm phần lớn cổ phần và doanh nghiệp không có cổ phần nhà
nước thì sự khác biệt rất nhỏ.
Báo cáo của WB viết: "Các doanh nghiệp cổ phần rõ ràng là một tác phẩm
lai ghép. Nhưng chúng mang những điểm tốt nhất của cả hai bên doanh
nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, hay nhược điểm của cả hai, hay
mỗi thứ một ít?". Những câu trả lời qua cuộc điều tra đã hé lộ phần nào bức
tranh lai ghép này.
Liên quan đến vấn đề lao động, các công ty cổ phần giống doanh nghiệp nhà
nước. Nhưng khi đụng đến chuyện tín dụng, đầu tư và đấu thầu các hợp
đồng nhà nước, họ lại giống doanh nghiệp tư nhân.
Câu hỏi thứ hai là các công ty cổ phần gặp khó khăn hay thuận lợi và ở mức

độ nào khi làm việc với các tổ chức và định chế nhà nước. Con số các câu
trả lời "thuận lợi" và "khó khăn" gần như ngang nhau. Có lẽ công ty được cổ
phần hoá đã có nhiều năm quan hệ tốt với các cơ quan chính quyền khi còn
ở vị trí là doanh nghiệp nhà nước nên thấy thuận lợi hơn so với doanh
nghiệp tư nhân.
Bốn nhóm cơ quan nhà nước mà các công ty cổ phần trả lời là làm việc
thuận lợi nhất là nhân viên thuế, quan chức địa phương, ngân hàng quốc
doanh và quan chức thuộc tổ chức Đảng.
Cơ quan đầu tiên mà các giám đốc cho là khó làm việc nhất là cảnh sát giao
thông. Bản báo cáo của WB không giải thích lý do. Sau đó là các cơ quan
quản lý đất đai. Chỉ có 31,15% doanh nghiệp được hỏi có quyền sử dụng đất
chính thức, 39,34% sử dụng đất mà không có quyền sử dụng rõ ràng,
27,87% thuê đất và 1,64% không có đất.
Một điều đáng ngạc nhiên là "sự linh hoạt trong lựa chọn nhà quản lý” lại
được các giám đốc xếp vào loại khó khăn nhất trong các vấn đề liên quan
đến lao động của doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Điều này tạo ra thắc mắc về
vai trò của đại diện nhà nước trong quản trị doanh nghiệp. Thông qua các
cuộc phỏng vấn, WB nhận xét nhiều doanh nghiệp không tuân theo Luật
Doanh nghiệp và quy định của công ty, đặc biệt liên quan đến vai trò của hội
đồng quản trị và giám đốc. Nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hoá vẫn tiếp tục
duy trì cơ cấu tổ chức doanh nghiệp nhà nước, chi thay đổi một số chức
danh một cách hình thức. Ví dụ như cựu giám đốc thì thành chủ tịch hội
đồng quản trị, còn cựu phó giám đốc thì thành giám đốc, Những doanh
nghiệp này vẫn tiếp tục theo lối nghĩ và làm cũ.
Nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục áp dụng các quy định của doanh nghiệp nhà
nước, đặc biệt là những chính sách nhân sự như bảo hiểm xã hội, tăng
lương Quyền và nghĩa vụ của cổ đông không được hiểu đầy đủ. Ví dụ như
cổ đông cố gắng gây ảnh hướng trực tiếp đến quyết định của giám đốc, thay
vì đi qua hội đồng quản trị. Một số giám đốc cho rằng nên cho phép các cổ
đông bên ngoài có cổ phần lớn hơn để có động cơ thúc đẩy doanh nghiệp.

Một số khác thì than thờ rằng những cổ đông bên ngoài đã mua cổ phần của
công nhân một cách bất hợp pháp và rất khó làm việc với những người này.
Một câu hỏi rất quan trọng nữa là Nhà nước thực hiện vai trò cổ đông như
thế nào. Ở một số doanh nghiệp, nhiều đại diện nhà nước được các cổ đông
cử vào hội đồng quản trị, làm tăng thêm vai trò quản trị của Nhà nước. Các
giám đốc kêu ca về việc này, trong khi ở nước khác nó phải được coi là
quyền tự nhiên của cổ đông.
Nên làm gì để giúp các doanh nghiệp sau cổ phần hoá? Bản báo cáo trả lời:
"Chẳng làm gì cả”. Nếu có vài doanh nghiệp chưa biết làm thế nào để tham
gia trò chơi này thì đó là vấn đề của họ. Bản báo cáo viết: "Đây không phải
là vấn đề mà Chính phủ nên lo lắng trong vô vàn những vấn đề cấp thiết hơn
của đất nước. Doanh nghiệp cổ phần hoá được cho quyền tự trị và họ nên bỏ
thói quen dựa dẫm vào Chính phủ để giải quyết vấn đề của mình".
Lời các nhà thông thái
Giới đầu tư ở Wall Street họ kính trọng ai? Những tên tuổi được nhắc đến
nhiều nhất là Buffett, Bogle, Bernstein, Templeton, Brinson, LeBaron, và
Neff, bởi Buffett là nhà đầu tư tỷ phú huyền thoại, Boogle là người thành lập
và cổ xuý không mệt mỏi cho Quỹ đầu tư theo chỉ số đầu tiên trên thế giới,
Sir John Templeton, người tiên phong thành công nhất trong đầu tư quốc tế
và các vị khác nêu trên cũng là những nhà đầu tư, quản lý hay học giả xuất
sắc Tất cả đều nhận được Giải thưởng chuyên môn xuất sắc của Hiệp hội

×