Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tiểu luận Lý Thuyết Thống Kê pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.06 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ LUẬT

Đề tài:
Để thành công trong tương lai
sinh viên cần gì
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Đình Uông
Nhóm thực hiện:
1. Lê Thị Hiền K084050776
2. Nguyễn Thị Liên K084050790
3. Nguyễn Thị Sa K084040835
4. Cao Thị Tình K084050837
5. Phùng Thị Thanh K084050841

Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2010
1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển mà lực lượng lao động là một yếu
tố quyết định không nhỏ. Yêu cầu của sự phát triển đất nước đối với nguồn
lao động hiện nay không chỉ là đảm bảo sổ lượng mà chất lượng còn phải cao.
Nhưng theo đánh giá của nhiều nhà chuyên môn thì hiện nay, lực lượng lao
động Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong khi doanh nghiệp cần
người có đủ năng lực cụ thể, phù hợp với thực tế để làm việc thì hệ thống đào
tạo của chúng ta chỉ chủ trọng đào tạo kiến thức. Trong khi các cử nhân, kỹ sư
trẻ không tìm được việc thì các doanh nghiệp lại đau đầu vì không tuyển được
nhân viên phù hợp. Thị trường lao động vừa thừa vừa thiếu đang là một lãng
phí lớn cho xã hội.
Trong những năm gần đây, nước ta đã và đang chú trọng nhiều đến giáo dục
đào tạo lực lượng lao động có trình độ cao. Các trường đại học, cao đẳng,


trung cấp… không ngừng phát triển về qui mô và chất lượng. Tuy nhiên khá
nhiếu sinh viên được đào tạo ở những môi trường như vậy khi ra trường lại
không áp dụng được những kiến thức đã học vào thực tế, kém thích ứng với
môi trường làm việc tạo nên tâm lý chán nản dẫn đến không trụ nổi lâu trong
công việc hoặc không mấy thành công.
Nhu cầu lao động ở Việt Nam đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh đang rất lớn
nhưng để tìm được một công việc như ý là một vấn đề không phải đơn giản.
Cơ hội việc làm cũng đang là một vấn đề lo lắng của nhiều sinh viên, lo sợi
mình không hội tụ đầy đủ kiến thức và kỹ năng cũng như khả năng áp dụng
vào thực tế để có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai cũng như để thành
công trong công việc.
Xuất phát từ rất nhiều băn khoăn lo lắng của sinh viên và thực trạng hiện nay
của đất nước, đề tài “ Để thành công sinh viên cần gì” được hình thành.
2
II. Mục tiêu của đề tài
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Khảo sát những người có kinh nghiệm, biết được những điều kiện cần
thiết để sinh viên có nhiều cơ hội việc làm trong tương lai.
2. Biết được những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi mới bắt đầu công
việc cũng như những kỹ năng cần thiết để thích nghi và vượt qua những khó
khăn đó.
3. Khảo sát vai trò của các kỹ năng mềm cũng như trình độ chuyên môn đến
thu nhập và thăng tiến.
4. Đề xuất một số giải pháp đối với sinh viên và nhà trường để sinh viên có
được phương pháp học tập phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai.
III.Ý nghĩa của đề tài
1. Đối với sinh viên
Giúp sinh viên biết được yêu cầu công việc trong tương lai và những khó
khăn thường gặp phải từ đố rút ra được phương pháp học tập, rèn luyện, trao
dồi kiến thức chuyên môn và thực tiễn để có được mức thu nhập cao, cơ hội

thăng tiến tốt trong tương lai.
2. Đối với nhà trường
Biết được khó khăn mà sinh viên gặp phải khi ra trường, sinh viên cần có
những điều kiện gì để hòa nhập vào môi trường mới và thành công trong
tương lai. Từ đó đưa ra những chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của
thị trường lao động.
IV. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là những người đi làm có trình độ trung cấp trở lên tại tp
HCM có kinh nghiệm trên 1 năm.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích định tính:
+ Thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu.
+ Tham khảo ý kiến của một số đối tượng để kiểm tra tính tương thích của
bảng câu hỏi.
- Phân tích định lượng:
+ Thực hiện điêu tra không toàn bộ: điều tra chọn mẫu
+ Kích thước mẫu : 75
3
+ Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu thuận tiện (các đối tượng có thể tiếp cận
được ở các công ty, các khu dân cư ở trung tâm thành phố).
- Phân tích dữ liệu:
+ Sử dụng thống kê mô tả: mô tả sơ bộ đặc điểm của mẫu.
+ Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu.
V. Phạm vi nghiên cứu
1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài có tên là : “để thành công sinh viên cần gì”. Đề tài nghiên cứu về tầm
quan trọng của kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm đến sự thành công
trong công việc.
Kiến thức chuyên môn mà đề tài muốn nói đến là học lực của sinh viên bao

gồm kiến thức chuyên ngành ở nhà trường, khả năng ngoại ngữ…
Về kỹ năng mềm, đề tài chỉ khảo sát những kỹ năng cơ bản như làm việc
nhóm, giao tiếp, sự tự tin, khả năng quản lý thời gian…mà sinh viên có thể tự
rèn luyện ngay lúc còn trên ghế nhà trường.
2. Giới hạn vùng nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát ở khu vực tp HCM. Đây là khu vực thu hút lượng lao
đông đảo từ nhiều nơi trên đất nước với nhịp độ phát triển sôi động. vì thế
tầm ảnh hưởng của kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm ở đây được thể
hiện rất rõ. Đối tượng điều tra là những người đã có kinh nghiệm 1 năm trở
lên để thu được nhiều thông tin hơn giúp ích cho đề tài.
4
VI. Cấu trúc nội dung đề tài
1. Chương I: Chương mở đầu
2. Chương II: Cơ sở lý luận của đề tài
3. Chương III: Tổng quan về sinh viên và việc làm
4. Chương IV: phân tích, đánh giá kết quả
5. Chương V: kết luận, các hạn chế của đề tài, kiến nghị.
5
Chương 2: Cơ sở lý luận
1. Chương trình đào tạo
Một thực tế hiện nay ở Việt Nam là chương trình giảng dạy ở hầu hết các
trường đại học, cao đẳng hay các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề
còn nặng về lý thuyết mà chưa chú trọng đầy đủ tới việc thực hành.bên cạnh
đó là lượng giảng viên còn quá ít và chưa có chất lượng. vì vậy phần lớn sinh
viên sau khi ra trường đều chưa thể áp dụng hết được kiến thức đã học vào
công việc thực tế.
Khi ra trường để tìm kiếm được việc làm và làm được việc thì không chỉ
cần kiến thức chuyên môn mà còn cần rất nhiều đến những kỹ năng khác.
Nhưng đáng buồn là còn rất nhiều trường chưa quan tâm tới việc rèn luyện
các kỹ năng cần có này. Không chỉ ở hầu hết các trường tư thục mà 1 số

trường công cũng chưa quan tâm đầy đủ.
2. Tâm lý sinh viên
Trước mỗi mùa tuyển sinh, để thu hút sinh viên vào học trường mình thì
hầu hết các trường đều đưa ra một đề mục khá hấp dẫn cho các độc giả. Điểm
nổi bật của đề mục khiến mọi người quan tâm hàng đầu là sau khi ra trường
bảo đảm sinh viên sẽ tìm được việc làm tốt, mức thu nhập cao…. Việc này
không chỉ diễn ra ở những trường có tên tuổi, uy tín thực sự mà nó diễn ra ở
hầu hết các trường kể cả những trường có đầu vào rất thấp. Đây có thể nói là
bước đầu tiên hình thành nên một tâm lý ỷ nại vào nhà trường của không ít
sinh viên.
6
Một số sinh viên khi đã phấn đấu hết mình để đậu được vào các trường có
danh tiếng. Nhưng khi đã đậu được vào các trường này thì họ lại không còn
cố gắng phấn đấu như trước.
Và cũng không ít sinh viên quá chủ quan với khả năng tiếp thu của mình
nên không chú tâm học tập mà chỉ đến khi thi mới lo học và cũng nhiều sinh
viên chỉ mới đến năm cuối mới lo học tập và rèn luyện những kỹ năng cần có.
Một số ít sinh viên còn mang tư tưởng học chạy theo thành tích chỉ chú ý
học lý thuyết mà không quan tâm nhiều tới thực hành.
3. Cơ sở vật chất
Hầu như các trường từ tư thục tới trường công đều chưa có đủ điều kiện
cơ sở, vất chất để cho sinh viên học tập và thực hành.
4. Phía nhà tuyển dụng
Hiện nay không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài quan tâm nhất là năng
lực thực sự của sinh viên sau khi ra trường chứ không phải là các tấm bằng
mà sinh viên đó có được mà đó cũng là điều mà các danh nghiệp trong nước
quan tâm hàng đầu.
7
8
Chương 3: Tổng quan về sinh viên và điều kiện việc làm

1.Tình hình chung của sinh viên thành phố
Thành phố HCM là địa bàn tập trung sinh viên lớn nhất Việt Nam. Với
số lương trường đào tạo trên đại học,đại học,cao đẳng,trung cấp,các trường
dạy nghề,các trung tâm đào tao kỹ năng…đáng kể, đáp ứng nhu cầu về lao
động có chất lương ngày càng cấp thiết của nền kinh tế.
Sinh viên có tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 dễ thay đổi, chưa định
hình rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được
đào tạo chuyên môn. Vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi
và sáng tạo. Kế thừa những truyền thống tốt đẹp cùng với lý tưởng, hoài bảo
lớn , sinh viên là nền tảng quan trọng trong ổn định và phát triển kinh tế,văn
hóa,xã hội… Sinh viên Việt Nam là những trí thức tương lai của đất nước,
không ai hết mà chính họ sẽ là những người đóng vai trò chủ chốt trong công
cuộc CNH, HĐH đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn minh trí tuệ, của sự
phát triển KHKT, nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng
lực sáng tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và biết thay đổi linh
hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại
diện cho một thế hệ tiên tiến mới.
Hầu hết sinh viên luôn tích cực học tập ,trau dồi kĩ năng sống và làm việc
cho tương lai, mong muốn đáp ứng được đòi hỏi của nhà tuyển dụng và thuận
lợi cho phát triển bản thân.
Hàng năm lượng sinh viên tốt nghiệp đạt 85%-90% sinh viên theo học.
*.Về chất lượng sinh viên ra trường:
9
Nhìn chung sinh viên ra trường đã chuẩn bị được những yếu tố chuyên
môn và kĩ năng cơ bản để làm việc, thích nghi nhanh với môi trường, luôn
không ngừng học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ. Có khả năng làm
việc linh hoạt, dù trái chuyên nghành đào tạo…
Bên cạnh đó còn có một số vấn đề tồn tại.Theo kết quả khảo sát từ đề tài
trọng điểm cấp Bộ do ĐH Sư phạm TP HCM thực hiện, các nhà tuyển dụng
phải đào tạo lại cho hơn 50% sinh viên tốt nghiệp, vì không đáp ứng được yêu

cầu chuyên môn. Số liệu trên do Bộ Giáo dục đào tạo công bố tại Hội nghị
toàn quốc chất lượng giáo dục ĐH, diễn ra ở TP HCM, ngày 5/1.
Đơn cử trường hợp tuyển dụng của tập đoàn Intel. Giám đốc kỹ thuật
Michael Lương cho biết, đầu năm 2007, tập đoàn này sử dụng bài test đối với
2.000 sinh viên năm cuối tại 5 ĐH lớn ở TP HCM. Kết quả, chỉ có 90 em đáp
ứng trên 60% yêu cầu theo quy định tuyển dụng.
"Chúng tôi cần ở sinh viên kỹ năng thực hành, tính sáng tạo, khả năng giao
tiếp, khả năng làm việc linh hoạt độc lập, hoặc theo nhóm chứ không chỉ
những kiến thức lý thuyết", ông Michael Lương nói.
Hầu hết ý kiến cho rằng, việc đánh giá các sản phẩm giáo dục như sinh viên
tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học, sẽ chỉ ra chính xác kết quả thực tế
của các trường.
Theo ông Thái Bá Cần, Hiệu trưởng ĐHSP Kỹ thuật TP HCM, đánh giá chất
lượng giáo dục ĐH phải dựa trên mục tiêu đào tạo của mỗi trường. Mục tiêu
đào tạo không rõ ràng sẽ kéo theo chất lượng đào tạo không hiệu quả.
"Hầu hết sinh viên hiện nay, bước chân vào trường ĐH chỉ biết học và học,
mà không xác định được mình sẽ trợ thành người như thế nào, làm gì sau khi
tốt nghiệp. Không ít giảng viên chưa hiểu hết mục tiêu đào tạo của nhà
10
trường, chỉ biết hoàn thành vai trò của mình trong phạm vi nhỏ của môn dạy"
ông Cần phản ánh.
Còn thứ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo Bành Tiến Long thừa nhận, nhiều ĐH
thậm chí chưa xác định được mục tiêu đào tạo của đơn vị, hoặc xác định
không phù hợp. Kết quả kiểm định thí điểm của Bộ giáo dục tại 20 trường,
vẫn có 4 ĐH hàng đầu chưa đáp ứng được các yêu cầu về việc xác định mục
tiêu đào tạo.
Tấm bằng Đại học cuối cùng chỉ là tấm vé vào đời, chỉ là điều kiện cần
nhưng chưa đủ. Khi đã không đáp ứng được yêu cầu từ các doanh nghiệp
tuyển dụng, tân cử nhân rơi vào tình trạng thất nghiệp… Rất nhiều bạn ngồi
chờ thời cơ từ các nhà tuyển dụng khác, một số bạn chấp nhận làm trái ngành

nghề với mức lương tạm đủ sống, số khác học văn bằng 2 hoặc học lên Cao
học như một liệu pháp cho vấn đề việc làm.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo
Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu tới 12/2008, các ĐH, CĐ phải công bố chuẩn
đầu ra, và xây dựng được chương trình khung trong năm 2009. "Đối với các
trường chưa công bố được chuẩn đầu ra, thì phải có chế tài tuyển sinh. Sản
phẩm giáo dục chỉ được thừa nhận khi nó tương thích, phù hợp với đầu ra",
Phó thủ tướng, nói.
2.Tình hình kinh tế và nhu cầu lao động
a)Kinh tế TP HCM
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam.
Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm
tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án
nước ngoài
]
. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động,
11
trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia
làm việc. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.100
USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 730 USD/năm vào 2006
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai
thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch,
tài chính Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%,
ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần
còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án
có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ

VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007.
Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD
]
.
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua
sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương
mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những
thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon
Trade Centre, Diamond Plaza Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh
cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô
Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch
là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng
12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết,
trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng.
12
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với
nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ
công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở
ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm,
18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy có trình độ công nghệ, kỹ
thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá
tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp cũng gây khó khăn cho
nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực
cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
b)Nhu cầu lao động
Qúy 3 năm 2009.Theo phân loại của Trung tâm GTVL TPHCM, các
ngành nghề như: marketing, dịch vụ, pháp lý, phục vụ có nhu cầu lao động
cao nhất, với 4.504 lao động; kế tiếp là tài chính, ngân hàng, giáo dục với
3.656 lao động; quản lý, hành chính, vật tư cần 3.246 lao động. Một số nhóm

ngành nghề sử dụng nhiều lao động như dệt may, thủ công mỹ nghệ, điện -
điện tử, bảo vệ được dự báo sẽ khó tuyển lao động.
Hiện nay thành phố đang thiếu nguồn lao động chất lượng, có trình độ
cao, có tay nghề.Sau khủng hoảng kinh tế , theo nhận định của nhiều chuyên
gia thì thị trường lao động Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục thiếu hụt và khan hiếm
nguồn nhân lực cấp quản lý trở lên ví dụ như các chức danh giám đốc bán
hàng, giám đốc tiếp thị, trưởng phòng đối ngoại… Theo một cuộc điều tra
tiến hành tại 630 doanh nghiệp trên hai vùng kinh tế trọng điểm là Hà Nội,
Tp. HCM và các tỉnh lân cận của VCCI năm 2009 thì bức tranh về tình hình
lao động vẫn không mấy thay đổi, thể hiện ở việc các doanh nghiệp thừa nhận
việc tuyển dụng lao động chất lượng cao rất khó khăn.
13
Chương 4. Phân tích mẫu khảo sát
1.Mô tả mẫu điều tra
Số lượng mẫu : 75
Giới tính :Nam 36 (48%)
Nữ 39 (52%)
Trình độ học vấn : Trung cấp : 15 (20%)
Cao đẳng : 10 (13 %)
Đại học : 48 (64%)
Trên đại học : 2 (2,7%)
Số năm kinh nghiệm :
Từ 1-5 năm : 62.7 %
Từ 5-10 năm : 22.7 %
Từ 10-15 năm : 6.7 %
Trên 15 năm : 8.0 %
Thu nhập hiện tại (VND):
Dưới 3 triệu : 16 % Từ 3-5 triệu : 48 %
Từ 10-15 triệu : 24 % Trên 15 triệu : 12 %
14

2.Phân tích mẫu khảo sát
Đầu tiên, nhận xét về đối tượng khảo sát: thời gian sau khi tốt nghiệp đến khi
có việc làm là bao lâu?
15
Thoi gian sau khi tot nghiep den khi co viec lam
Valid
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Ra truong co
viec ngay
duoi 6 thang
6- 12 thang
tren 1 nam
Total
45 60.0 60.0 60.0
22 29.3 29.3 89.3
6 8.0 8.0 97.3
2 2.7 2.7 100.0
75 100.0 100.0
Ta thấy số người ra trường có việc làm ngay chiếm 60%. Dưới 6 tháng là
29.3% còn lại là từ 6 tháng trở lên chỉ chiếm 10.7%. như vậy trong số những
người được khảo sát thì đa số có việc làm trong thời gian ngắn(dưới 6 tháng).
Tuy nhiên họ có thực sự hài lòng với công việc tìm được sau khi ra trường
hay không?
Ta xét tiếp mức độ thay đổi công việc của các đối tượng được khảo sát.
Theo kết quả mà chúng tôi khảo sát được thì có tới 74.7% số người đã từng
thay đổi công việc. trong đó số người đã thay đổi từ 1-3 lần chiếm 52% và 3-6

lần là 22.7%. chỉ có 25.3% là chưa thay đổi công việc lần nào. Vậy không
phải ai ra trường có việc làm ngay mà việc đó phù hợp với ý muốn của mình.
Rất nhiều sinh viên sau khi ra trường phải chấp nhận công việc tạm thời để
tích lũy kinh nghiệm và chờ cơ hội.
16
Như vậy muốn khi ra trường nhanh tìm được công việc phù hợp với nhu cầu
bản thân thì sinh viên cần những yếu tố gì? Xét theo sự đánh giá của những
người đã có kinh nghiệm từng trải qua quá trình xin việc và thay đổi công
việc về những yều tố chúng tôi đưa ra để khảo sát. Chúng tôi thu được kết quả
như sau.
"bang tot nghiep" co vai tro nhu the nao cho co hoi viec
lam doi voi sinh vien moi ra truong
Valid
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
it quan
trong
8 10.7 10.7 10.7
quan trong 41 54.7 54.7 65.3
rat quan
trong
15 20.0 20.0 85.3
quyet dinh 11 14.7 14.7 100.0
Total
75 100.0 100.0
17
"trinh do ngoai ngu" co vai tro nhu the nao cho co hoi viec

lam doi voi sinh vien moi ra truong
Valid
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
khong quan trong
it quan trong
quan trong
rat quan trong
quyet dinh
Total
1 1.3 1.3 1.3
2 2.7 2.7 4.0
24 32.0 32.0 36.0
40 53.3 53.3 89.3
8 10.7 10.7 100.0
75 100.0 100.0
18
"trinh do tin hoc" co vai tro nhu the nao cho co hoi viec
lam doi voi sinh vien moi ra truong
Valid
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
it quan trong
quan trong

rat quan trong
quyet dinh
Total
9 12.0 12.0 12.0
46 61.3 61.3 73.3
15 20.0 20.0 93.3
5 6.7 6.7 100.0
75 100.0 100.0
" ngoai hinh" co vai tro nhu the nao cho co hoi viec lam
doi voi sinh vien moi ra truong
Valid
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulativ
e Percent
khong quan
trong
8 10.7 10.7 10.7
it quan trong 34 45.3 45.3 56.0
quan trong 30 40.0 40.0 96.0
rat quan
trong
3 4.0 4.0 100.0
Total 75 100.0 100.0
19
" su tu tin" co vai tro nhu the nao cho co hoi viec lam doi
voi sinh vien moi ra truong
Valid
Frequency Percent

Valid
Percent
Cumulative
Percent
it quan trong
quan trong
rat quan trong
quyet dinh
Total
5 6.7 6.7 6.7
20 26.7 26.7 33.3
34 45.3 45.3 78.7
16 21.3 21.3 100.0
75 100.0 100.0
"nang khieu" co vai tro nhu the nao cho co hoi viec lam doi
voi sinh vien moi ra truong
Valid
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
khong quan trong
it quan trong
quan trong
rat quan trong
quyet dinh
Total
3 4.0 4.0 4.0
26 34.7 34.7 38.7

33 44.0 44.0 82.7
8 10.7 10.7 93.3
5 6.7 6.7 100.0
75 100.0 100.0
20
"danh gia ve hoat dong doan hoi o truong" co vai tro nhu the
nao cho co hoi viec lam doi voi sinh vien moi ra truong
Valid
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
khong quan trong
it quan trong
quan trong
rat quan trong
Total
9 12.0 12.0 12.0
44 58.7 58.7 70.7
19 25.3 25.3 96.0
3 4.0 4.0 100.0
75 100.0 100.0
" quan he xa hoi co duoc khi con la sinh vien" co vai tro
nhu the nao cho co hoi viec lam doi voi sinh vien moi ra
truong
Valid
Frequency Percent
Valid
Percent

Cumulative
Percent
khong quan trong
it quan trong
quan trong
rat quan trong
quyet dinh
Total
2 2.7 2.7 2.7
23 30.7 30.7 33.3
33 44.0 44.0 77.3
12 16.0 16.0 93.3
5 6.7 6.7 100.0
75 100.0 100.0
Từ các số liệu trên chúng tôi tập hợp để so sánh với công thức sau
21
Số điểm của từng yếu tố = tổng của(tần số của mỗi mức độ nhân với hệ số
điểm tương ứng)
Hệ số điểm tương ứng:từ mức không quan trong đến quyêt định là từ 1 đến 5
Số điểm từng yếu tố thể hiện mức độ quan trọng của yếu tố đó đối với cơ hội
việc làm .
Kết quả thu được :
22
Yeu to diem
1. Bang tot nghiep 254
2. Trinh do ngoai ngu 277
3. Trinh do tin hoc 241
4. Ngoai hinh 178
5. Su tu tin 286
6. Nang khieu 211

7. Danh gia ve hoat dong doan hoi o truong 166
8. Quan quan he xa hoi co duoc khi con la
sinh vien
220
23
Nhận xét: dựa vào số liệu và biểu đồ thì ta thấy hầu như các yếu tố đều được
đánh giá cao. Nổi bật nhất là các yếu tố như sự tự tin, trình độ ngoại ngữ và
bằng cấp. Đây là đánh giá chủ quan của các đối tượng được khảo sát nhưng
họ đã trải qua quá trình tìm kiếm cơ hội việc làm, đối tượng có số năm kinh
nghiệm dưới 5 năm chiếm 62.7%, mặt khác những người được hỏi luôn cập
nhật tin tức từ môi trường xung quanh. Do đó thông tin thu thập được vẫn có
tính thiết thực. Từ kết quả trên cho ta biết cần phải chú trọng điều gì để tìm
được việc làm một cách thuận lợi. Đó là phải rèn luyện cho mình một sự tự
tin. Điều này có được khi ta có kết quả học tập tốt, cách sống hòa đồng, biết
thể hiện mình và những kiến thức xã hội. Tiếp nữa là phải trau rồi trình độ
ngoại ngữ cao và học tập hiệu quả để có bằng cấp đẹp. Các yếu tố khác cũng
đóng vai trò quan trọng như trình độ tin học, năng khiếu… Mình có càng
nhiều điểm mạnh thì càng có lợi tuy nhiên không phải vì thiếu hay bị hạn chế
điểm nào lại tự ti, đặc biệt là vấn đề ngoại hình hay cơ hội tham gia hoạt động
đoàn hội. Tổ chức tốt từ phàmm vi nhỏ thì chúng ta sẽ có khả năng quán
Khi mới ra trường bạn gặp khó khăn gì khi bắt đầu làm việc?
Kết quả khảo sát chúng tôi thu được cho thấy 98.7% các đối tượng được khảo
sát đều thừa nhận là có gặp khó khăn khi mới bắt đầu công việc.
Đề mục Có (%) không
Khó thich nghi với môi trường mới 24 76
Khó khăn trong việc áp dụng kiến thức chuyên môn vào
công việc thực tế
54.7 45.3
Khó khăn về áp lực thời gian và khối lượng công việc 36 64
Khó khăn khác 9.3 90.7

Không có khó khăn gì 1.3 98.7
Qua bảng số liệu trên thì chúng ta thấy số người gặp khó khăn về việc áp
dụng kiến thức chuyên môn vào công việc thực tế chiếm tới 54.7%. sinh viên
24
cần nhận thấy điều này để từ đó chú trọng hơn đến khả năng vận dụng kiến
thức lý thuyết vào công việc thực tế.
Bên cạnh đó số người thừa nhận đã gặp khó khăn về áp lực thời gian và khối
lượng công việc là 36%. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, do sự khác biệt giữa môi
trường sống của sinh viên: sắp xếp thời gian tùy theo thói quen, sở thích của
bản thân, khối lượng công việc và áp lực không cao. Mà điều này thì hoàn
toàn trái ngược với môi trường làm việc phải đúng giờ, đúng thời hạn.
Ngoài ra có 24% số người thừa nhận đã gặp khó khăn trong việc thích
nghi với môi trường làm việc,và có 9.3% số người được hỏi đưa ra những
khó khăn khác như: do gia đình chuyển đi nơi khác nên phải chuyển công
việc,những rủi ro phát sinh ngoài quy đinh… Và chỉ có 1.3% số người được
hỏi không gặp bất cứ khó khăn nào trong khi mới làm việc.
Những khó khăn trên đã được khảo sát trên những người có kinh nghiệm và
những khó khăn này không dễ dàng khắc phục nên nhiều đối tượng không
thích nghi được với những khó khăn đó dẫn đến thay đổi công việc nhiều lần
như số liệu đã đưa ra ở trên. Vậy ta xem những đối tượng thay đổi công việc
vì lý do gì ?
Lý do Có (%) Không(%)
Mức lương không thỏa đáng 28 72
Môi trường làm việc không phù hợp 45.3 64.7
Không hứng thú với công việc đã chọn 10.7 89.3
Yêu cầu công việc quá cao 1.3 98.7
Lý do khác 8 92
Theo khảo sát, có 45.3 % người thay đổi công việc vì môi trường làm việc
không phù hợp, đây là lý do được chọn nhiều nhất.
Ở trên, ta thấy khó khăn gập nhiều nhất của sinh viên mới ra trường là vận

dụng lý thuyết vào thực hành nhưng lỳ do thay đổi công việc phổ biền nhất lại
25

×