Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin thời sự tiếng Anh của VTV4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.13 KB, 75 trang )

Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin thời sự tiếng Anh của VTV4
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Công tác Thông tin đối ngoại (TTĐN) đóng một vai trò không thể phủ
nhận trong thời đại hội nhập ở nước ta hiện nay (mô tả rõ vai trò như thế nào,
khoảng 5 dòng). Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó, báo hình là
một trong nhiều loại hình báo chí sở hữu những ưu thế rõ rệt so với nhiều loại
hình báo chí khác.
Để đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của người xem, ngày càng có
nhiều thể loại, chương trình phong phú xuất hiện trên truyền hình. Tuy nhiên,
bản tin luôn là thể loại “nền tảng” của báo hình, là món ăn không thể thiếu trên
truyền hình dành cho khán giả. Bản tin cũng chính là một phương thức ngôn luận
đối ngoại trực tiếp và hiệu quả của nước ta. Đối với nhiệm vụ công tác TTĐN,
bản tin thời sự tiếng Anh, gọi tắt là Bản tin tiếng Anh (BTTA) của Ban truyền
hình đối ngoại (THĐN) VTV4 là một chương trình cần có những đánh giá
nghiên cứu cụ thể và định hướng phát triển tăng tính hiệu quả nhiệm vụ đối
ngoại của nước nhà.
Đối với những người làm công tác TTĐN, BTTA của VTV4 - với đặc thù
là bản tin nói bằng Tiếng Anh và phát ra nước ngoài - rõ ràng là một chương
trình hết sức quan trọng cần được chú ý nghiên cứu, tìm hiểu để nâng cao hiệu
quả trực tiếp trong việc phát ngôn cũng như xây dựng và nâng cao hình ảnh Việt
Nam trên trường quốc tế.
Đối với kênh THĐN Việt Nam – VTV4, BTTA là một chương trình
không thể thiếu, thậm chí quyết định không nhỏ uy tín và số lượng khán giả theo
dõi. Sự xuất hiện cuả BTTA đã góp phần làm phong phú thêm nội dung của
kênh THĐN VTV4 nhưng đồng thời cũng tạo ra “khoảng trống” lý luận. Cho
1
đến nay, trong các tài liệu lý luận truyền hình Việt Nam, vẫn chưa có một nghiên
cứu nào trực tiếp đề cập đến nội dung này. Thực tiễn có lý luận “dẫn đường” bao
giờ cũng mang lại kết quả tốt hơn. Thực tiễn đang đặt ra các vấn đề cấp bách đòi
hỏi THĐN phải kịp thời đổi mới và nâng cao chất lượng. Để làm được điều này


cần có sự nghiên cứu để phát hiện vấn đề, đề xuất các biện pháp khắc phục các
bất cập, thiếu sót. Rõ ràng, đã đến lúc cần phải có những nghiên cứu, khảo sát về
BTTA của VTV4 để thu hẹp “khoảng trống” lý luận, phục vụ hoạt động báo chí
thực tế cũng như công tác nghiên cứu ứng dụng hoạt động TTĐN.
Viết lại lý do chọn đề tài:
- Vị trí, tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn
- Nó quan trọng như thế nhưng việc nghiên cứu vấn đề này chưa tốt, dẫn đến việc
triển khai thực hiện chưa tốt.
- Phù hợp với chuyên ngành được đào tạo
Vì 3 lý do trên --> chọn " ..." làm đề tài khóa luận. Phần này khoảng 2 trang.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác TTĐN có một số tài liệu đáng lưu ý:
1. Văn kiện Đại hội Đại biểu Thông tin đối ngoại Toàn quốc lần thứ X (Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 2006).
2. Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng (Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia – Hà Nội 9/2006).
3. Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) và những bài
học thực tế (Bài viết của đồng chí Nguyễn Phú Bình trên website Quê hương,
2005).
4. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong
tình hình mới (bài viết của đồng chí Phạm Gia Khiêm, Uỷ viên Bộ Chính trị,
2
Phó Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại trên Tạp
chí Cộng sản, số 787 (5/2008)).
5. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng về báo chí trong thời kỳ đổi mới, (Trần Bá
Dung, Luận văn Thạc sĩ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2000).
6. Trả lời báo chí của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao năm 2006 - 2008
(Website Bộ Ngoại giao).
7. Báo chí và ngoại giao (Học viện Quan hệ quốc tế, NXB Thế giới, 2002.)
8. Một số bài học trong công tác TTĐN thời thời gian vừa qua, (Vũ Khoan – Bài

phát biểu tại Hội nghị Thông tin Đối ngoại toàn quốc 31/3/2004).
9. Các Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương Đảng và phát biểu
của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về công tác báo chí, xuất bản
và công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại (Báo Nhân dân, Website Đảng
Cộng sản Việt nam).
Nghiên cứu chung về thể loại báo chí, có nhiều tác phẩm đáng lưu ý:
- PGS. TS Nguyễn Văn Dững chủ biên, Tác phẩm báo chí, Nxb Lý luận chính trị
- Đinh Văn Hường, Các thể loại thông tấn báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội
- Hoàng Anh, Một số vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb Lao Động, Hà
Nội (2003).
- Nguyễn Khoa Điềm, Báo chí cần đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp đổi
mới đất nước, Tư tưởng văn hóa (6/2005)
- Cơ sở lý luận báo chí, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin, (1999).
- Đài truyền hình Việt Nam, “35 năm Đài truyền hình Việt Nam”, lưu hành nội bộ
(2005).
Thông qua việc tiến hành khảo cứu nguồn tài liệu luận văn, khoá luận, tiểu
3
luận khoa học cuả sinh viên từ năm 2005-2007, tác giả nhận thấy có những
nghiên cứu đáng lưu ý như sau:
- Nguyễn Tiến Long (2006), Bản tin đối ngoại phát thanh, truyền hình – thực
trạng và hiệu quả (Luận văn tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2006)
Khóa luận này nghiên cứu về mô hình bản tin trên truyền hình và phát
thanh với mục đích thông tin đối ngoại, trong đó có một góc độ thuộc về bản tin
truyền hình có liên quan đến luận văn.
- Trần Quốc Thắng (2007), Đặc trưng của truyền hình và ảnh hưởng của nó tới
hoạt động nghiệp vụ của phóng viên truyền hình (Luận văn tốt nghiệp Học viện
Báo chí và Tuyên truyền 2007)
- Nguyễn Hồng Hải, Chương trình truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước
ngoài (Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng 2007)

Luận văn này đưa ra một cái nhìn tổng quan về vai trò và nhiệm vụ của
kênh truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài, cụ thể là khảo sát ở
kênh VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam.
Thông qua việc khảo cứu, xem xét các nguồn tài liệu, có thể nhận thấy đề
tài BTTA trước đây chỉ được nghiên cứu với tư cách một biểu hiện cho những
đặc trưng của Báo hình hoặc chỉ được lựa chọn một khía cạnh khác. Với đề tài
nghiên cứu mang tên “Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin tiếng Anh của
VTV4”, người thực hiện sẽ cố gắng thâu tóm toàn bộ nội dung và các góc độ,
biểu hiện khác nhau của chương trình BTTA trên VTV4 hiện nay trên góc nhìn
thông tin đối ngoại, cũng như chỉ ra các đặc trưng về loại hình chi phối đến
chương trình BTTA. Tác giả đồng thời sẽ lựa chọn những tài liệu có liên quan
mật thiết đến đề tài nghiên cứu và coi đó là một nguồn tham khảo cho khoá luận
của mình.
Chỉ chọn khoảng 3-5 tài liệu có liên quan mật thiết đến đề tài, chỉ rõ mức
4
độ liên quan và khẳng định nội dung nghiên cứu như đề tài khóa luận chưa ai
thực hiện --> tối đa 1 trang
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ hiệu quả thông tin đối ngoại của BTTA
trên VTV4, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của bản tin
này.
Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
- Cung cấp khái niệm cơ bản về đề tài hiện có, so sánh với chương trình tiếng
Anh của các đài THĐN khác của nước ngoài.
- Khảo sát các chương trình BTTA phát sóng hàng ngày trên VTV4 hiện nay, chỉ
rõ những thành công, hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của BTTA trên VTV4 trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: BTTA phát sóng trên VTV4 gồm có bản tin 30’ vào

lúc 7h25, bản tin 15’ vào lúc 15h25 và bản tin 60’ vào lúc 21h30.
Thời gian khảo sát: từ tháng 6/2007 đến tháng 12/2008.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên nền tảng khoa học của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách
của Nhà nước ta về công tác thông tin đối ngoại.
- Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Khoá luận này bao gồm:
phương pháp thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp đối
chiếu, so sánh, xin ý kiến chuyên gia...
5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khoá luận
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc nâng
cao chất lượng BTTA, hiệu quả TTĐN của bản tin trong thời gian tới.
- Đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng
dạy chuyên ngành TTĐN tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
7. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
khóa luận được kết cấu thành 3 chương, ... tiết.
6
NỘI DUNG
Chương 1
THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN TRUYỀN HÌNH -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác TTĐN trên
truyền hình đối với NVNONN :
1.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác TTĐN đối với
NVNONN
TTĐN là một bộ phận quan trọng trong công tác đối ngoại của Đảng, Nhà
nước nhằm làm cho các nước, người nước ngoài, NVNONN hiểu về đất nước,

con người Việt Nam, đường lối, chủ trương chính sách và thành tựu đổi mới của
ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng
đồng NVNONN cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xác định tầm quan trọng của lĩnh vực này, Đảng, Nhà nước ta đã ra nhiều
chỉ thị, nghị quyết nhằm khẳng định vai trò, nhiệm vụ của công tác TTĐN. Cụ
thể: chỉ thị 11-CT/TW ngày 13/6/1992 của Ban chấp hành trung ương Đảng về
“Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại”, Thông báo số 188-
TB/TW ngày 29/12/1998 của Ban chấp hành Trung ương thông báo ý kiến
Thường vụ Bộ Chính trị về công tác TTĐN trong tình hình mới.
Để thực hiện có hiệu quả chủ trương này, Trung ương Đảng đã ra Quyết
định số 16-QĐ/TW về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác TTĐN và ban hành
Quy chế “phối hợp chỉ đạo hoạt động công tác thông tin đối ngoại”. Ngày
26/4/2000, thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị về “tăng cường quản lý và đẩy
mạnh công tác thông tin đối ngoại”.
Công tác TTĐN trên các phương tiện thông tin đại chúng được xác định là
một bộ phận cấu thành quan trọng của TTĐN, trong các văn bản, Nghị quyết,
7
Chỉ thị của Đảng và Nhà nước đều có nội dung chỉ đạo kịp thời, chặt chẽ các cơ
quan báo chí tham gia vào hoạt động tuyên truyền có hiệu quả về các chủ trương,
đường lối của Đảng, Nhà nước cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội
chung của đất nước.
Về bản chất, NVNONN là đối tượng của TTĐN nên có họ có đầy đủ các
đặc điểm của bộ phận đối tượng là người nước ngoài. Chính bởi công tác thông
tin cho NVNONN cũng được Đảng và Nhà nước ta xác định là một nhiệm vụ
quan trọng của công tác TTĐN, đặc biệt là của các cơ quan báo chí.
NVNONN là một cộng đồng rất đông đảo, có nguồn gốc đa dạng và
phong phú. Họ ra nước ngoài vì nhiều lý do và bằng nhiều con đường, thời điểm
khác nhau, sống ở nhiều nước khác nhau. Nhưng họ có điểm chung, đa phần ai
cũng hướng về Tổ quốc, nơi có tổ tiên, dòng tộc, quê hương, gia đình, bè bạn. Là
người xa xứ, họ có nhu cầu thông tin về tình hình mọi mặt của đất nước bởi từ

trong nguồn cội, họ vẫn là người Việt. NVNONN lại có rất đông đảo dâu rể, bà
con, bạn bè là người nước ngoài. Đây là một kênh quan trọng và hữu hiệu để
quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Vì vậy, khi làm cho họ hiểu đúng tình
hình đất nước, họ sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong quan hệ với nước sở tại và
trở thành lực lượng TTĐN ngay nơi cư trú, nơi mà chúng ta vì những hạn chế
nguồn lực rất khó khăn để vươn tới được.
Trên quan điểm nhận thức ấy, Nghị quyết 36 đã chỉ đạo, công tác thông
tin cho cộng đồng phải thể hiện và phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc đã
được nêu rõ trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt trong nghị quyết Hội nghị
Trung ương 7, khóa IX. Theo đó, cơ sở của sự đoàn kết là ý thức dân tộc và
thống nhất Tổ quốc, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và
văn minh. Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành
phần giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau,
8
hướng tới tương lai.
Có thể khẳng định: Đảng, Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác
TTĐN và cho cộng đồng NVNONN. Quan điểm của Đảng ta là:
- Thông tin, tuyên truyền phải thể hiện đầy đủ các quan điểm lớn của Đảng
và Nhà nước coi NVNONN là một bộ phận không tách rời và là nguồn lực của
cộng đồng dân tộc Việt Nam; phổ biến rộng rãi các chính sách chung cũng như
các chính sách liên quan đến NVNONN.
- Tôn vinh lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tình cảm quê hương cội nguồn của
người Việt Nam ở xa Tổ quốc, phát huy tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau,
phản ánh đầy đủ tâm tư tình cảm của NVNONN.
- Giới thiệu mọi mặt đời sống của đất nước, truyền thống lịch sử văn hóa,
văn minh của Việt Nam, quảng bá du lịch, quảng bá tiếng Việt, giáo dục luật
pháp, tăng cường tinh thần hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Thế
giới.
1.1.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với Truyền hình
Việt Nam

Trong các loại hình báo chí của xã hội hiện đại, truyền hình là một trong
những phương tiện truyền tải thông tin hữu hiệu nhất. Nó đặc biệt phát huy thế
mạnh của mình trong công tác TTĐN bởi khả năng vượt qua mọi rào cản của
biên giới, lãnh thổ của quốc gia, phủ sóng toàn cầu.
Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò, vị trí của truyền hình trong công
tác thông tin tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền TTĐN. Chỉ thị số 11-CT/TW
ngày 13/6/1992 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định lực lượng và
phương thức TTĐN đã chỉ rõ, cần phải: “Nâng cao chất lượng chương trình
Truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam, mở rộng việc trao đổi chương trình
và hợp tác với Đài truyền hình các nước”. Thông báo số 188-TB/TW ngày
29/12/1998 của Bộ Chính trị về công tác TTĐN trong tình hình mới cũng xác
9
định: “Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống thông tấn báo chí, xuất bản
quốc gia như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói
Việt Nam, một số báo và nhà xuất bản lớn để làm nòng cốt cho công tác thông
tin đối ngoại”.
Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác
đối với NVNONN cũng đề cập tới vai trò nhiệm vụ của truyền hình. Cụ thể hơn,
trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 36, cùng với
các cơ quan chức năng, Đài Truyền hình Việt Nam có nhiệm vụ: “Đánh giá, cải
tiến hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình truyền hình, truyền thanh
dành cho đồng bào ta ở nước ngoài phù hợp với tâm lý, tình cảm của dồng bào,
có biện pháp hiệu quả đưa chương trình đến đông đảo cộng đồng người Việt
Nam tại các nước: [45, tr.164].
Ngoài ra, Nghị quyết 36 và chương trình hành động của Chính phủ còn
xác định: Đài truyền hình Việt Nam có nhiệm vụ tham gia triển khai đề án Hỗ
trợ việc dạy và học tiếng Việt cho NVNONN.
Kết quả nghiên cứu, khảo sát cho thấy, thông tin đối ngoại nói chung và
thông tin tuyên truyền tới cộng đồng NVNONN là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra
đối với THVN trong giai đoạn hiện nay. Đảng, Nhà nước ta đánh giá cao vai trò,

vị trí của THVN trong công tác này, thường xuyên quan tâm, ban hành những chỉ
thị, nghị quyết nhằm tăng cường và phát huy sức mạnh, ưu thế của truyền hình
trong thời đại toàn cầu hóa, cạnh tranh thông tin gay gắt. Vấn đề là ở chỗ làm thế
nào để phát huy có hiệu quả thế mạnh của truyền hình, thực hiện tốt nhiệm vụ
thông tin về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, những thành tựu phát triển của
công cuộc đổi mới đất nước đến với cộng đồng NVNONN; tham gia tích cực vào
cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái của những thế lực thù địch. Đó
vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu của THVN mà cụ thể là VTV4 để xứng đáng với
vai trò của một chương trình Truyền hình quốc gia trong lĩnh vực TTĐN, xứng
10
đáng với niềm tin tưởng của Đảng, Nhà nước và sự mong đợi của công chúng.
Không cần tách thành 2 phần 1.1. và 1.1.2, chỉ nên để chung 1.1. Quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác TTĐN trên truyền hình đối với
NVNONN.
Trong phần này nên lấy trích dẫn đặt trong ngoặc kép về các quan điểm cụ
thể được thể hiện qua các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết... của Đảng (không thấy có
văn bản nào của Nhà nước, tại sao đưa cả Nhà nước vào?). Không nên gạch đầu
dòng các kết luận của em trong phần này mà nên lồng vào các phân tích khi đề
cập đến quan điểm cụ thể của Đảng. Khái quát phần này khoảng 3 - 4 trang.
1.2. Vị trí, vai trò của kênh truyền hình VTV4 trong công tác TTĐN
1.2.1. VTV4 - Chương trình truyền hình dành cho cộng đồng NVNONN
- Một số khái niệm cơ bản về Báo chí và Truyền hình.
Hiện nay, có nhiều cách hiểu về báo chí nhưng đều có sự thống nhất ở một số
tiêu chí: “Báo chí được dùng để chỉ các kênh truyền thông đại chúng chuyên
phản ánh các sự kiện và vấn đề thời sự, xuất bản định kỳ đều đặn. Do đó, báo chí
nói chung được hiểu bao gồm báo chí in ấn, báo phát thanh, báo chí truyền hình
và các loại báo chí điện tử khác” [29,tr.51]. “Báo chí là một hình thái ý thức – xã
hội, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng để phản ánh” [11, tr7]. “Báo chí là
một hiện tượng đa nghĩa, phức tạp” [36,tr.13].
Khái niệm về loại hình báo chí truyền hình về thực chất là sự mở rộng và

phát triển khái niệm báo chí. Theo từ điển tiếng Việt, Truyền hình được hiểu là:
“truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh đi xa bằng radio hoặc bằng
đường dây. Truyền hình tại chỗ trận bóng đá. Vô tuyến truyền hình. Đài Truyền
hình [51.tr1017]. Chương trình:”Toàn bộ nội dung những dự kiến hoạt động
theo một trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định, nêu một cách vắn
tắt” [51,tr.86].
Từ những khái niệm nêu trên về báo chí và truyền hình, chúng tôi đưa ra nhận
xét khái quát về truyền hình như sau: Truyền hình là một kênh truyền thong, một
11
loại báo chí điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản của nó là sử dụng hình ảnh và
âm thanh một cách trung thực, sinh động thông qua kỹ thuật truyền dẫn phát
sóng để chuyển tải thông điệp đến công chúng bằng cách tác động đến thị giác
và thính giác của đối tượng tiếp nhận.
Do những thế mạnh được tạp bởi sự phát triển của khoa học, công nghệ,
tính trực tiếp, trung thực, mới mẻ và sinh động của thông tin nên trong xã hội
hiện đại, truyền hình được đông đảo công chúng đón nhận và trở thành một loại
hình báo chí có ưu thế trong hệ thống truyền thông đại chúng.
1.2.1.1. Khái quát sự ra đời của kênh truyền hình VTV4
Bỏ toàn bộ phần trên, không cần thiết
Ngày 7 tháng 9 năm 1970, ngày phát sóng Chương trình Truyền hình đầu tiên đã
thở thành ngày truyền thống của Truyền hình Việt Nam. Trong suốt thời gian 38
năm qua, TTĐN luôn có một vai trò và vị trí đặc biệt trong hoạt động của Đài
THVN. Mốc lịch sử đầu tiên trong hoạt động thông tin đối ngoại là ngày
4/1/1968, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị đã ký quyết định thành lập xưởng phim
vô tuyến truyền hình. Từ xưởng phim này, nhiều tin tức, phóng sự phim tài liệu
16 ly đã được sản xuất và gửi phát sóng trên các kênh truyền hình một số nước.
Những thông tin này đã góp phần giúp cho thế giới hiểu rõ hơn về cuộc chiến
tranh chính nghĩa của nhân dân ta, từ đó tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của
dư luận tiến bộ trên thế giới.
Năm 1980, Liên Xô giúp ta xây dựng đài vệ tinh mặt đất Hoa Sen. Đây là

điều kiện về kỹ thuật để Đài THVN tham gia vào việc trao đổi chương trình giữa
các thành viên tổ chức phát thanh, truyền hình Á – Âu (OIRT) mỗi tuần một lần
trong khuôn khổ chương trình Intervision – D (IVN – D). Khi đất nước thống
nhất, vào cuối thập kỷ 80, Đài THVN đã tăng cường trao đổi tin tức, chương
trình với các hãng truyền hình nước ngoài, trong đó có một số hãng truyền hình
có uy tín và phạm vi ảnh hưởng toàn cầu như CNN (Mỹ), Roitơ (Anh), CFI
(Pháp)…Cũng trong giai đoạn này, Đài THVN đã thành lập Phòng trao đổi tin
12
tức chương trình thuộc Ban biên tập thời sự.
Chính sách mở cửa, đổi mới, "sẵn sàng là của bạn, là đối tác tin cậy của
tất cả các nước trong cộng đồng thế giới" là sức hút để ngày càng có nhiều người
nước ngoài đến học tập, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu
thông tin cho đối tượng này, vào nửa đầu thập niên 90, Đài THVN đã thành lập
thêm hai phòng biên tâp Tiếng Anh và Tiếng Pháp thuộc Ban biên tập các vấn đề
quốc tế. Tóm tắt phần này khoảng 1/2 trang về sự phát triển của THVN.
Những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới và trong
nước có nhiều biến động mạnh mẽ. Nhiệm vụ của THVN lúc này là đưa hình
ảnh Việt Nam đổi mới, phát triển, muốn làm bạn với các dân tộc trong cộng
đồng quốc tế đến với thế giới và NVNONN, đồng thời, lên tiếng đấu tranh bác
bỏ và giải tỏa những dư luận sai trái, thiếu thiện chí của các thế lực thù địch.
Trước những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn như vậy, kênh VTV4 ra đời: “Để
khắc phục (điều gì??? - kiểm tra lại tài liệu trích dẫn) cộng đồng NVNONN và
khán giả nước ngoài, từ 1/1/1995, Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng chương
trình đối ngoại (VTV4) phủ sóng qua vệ tinh Staionnar – 13 của hệ thống
Intersputnik. Các khu vực có thể thu được là Châu Âu, Châu Á, Trung Cận
Đông. Thời gian phát sóng hàng ngày từ 21 giờ 45 đến 22 giờ 45 (giờ Hà Nội)”
[18,tr.115].
Sau một thời gian phát thử nghiệm, đến thàng 2/1998, VTV4 đã phủ sóng
tại Châu Á và Châu Âu 2 giờ/ngày với băng tần C. Năm 1999, với băng tần C và
KU, VTV4 nâng thời lượng lên 4 giờ/ngày. Năm 2000 sử dụng băng tần KU phủ

sóng tại Bắc Mỹ và Caribê 4 giờ/ngày. Từ năm 2002 chương trình VTV4 nâng
thời lượng phát sóng lên 8 giờ/ngày. Qua các vệ tinh MEASAT1, THAICOM3.
TELSTAR5, HOTBIRD3.
Hiệu quả hoạt động của VTV4 trong công tác TTĐN và vận động cộng
đồng NVNONN là cơ sở để ngày 7/2/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết
định số 29/2002/QĐ – TTg chính thức thành lập Ban THĐN trực thuộc Đài
13
THVN. Quyết định 233/QĐ – THVN của Tổng giám đốc Đài THVN đã quy
định: Ban THĐN có chức năng sản xuất, khai thác các chương trình Truyền hình
để phát trên kênh đối ngoại đáp ứng yêu cầu thông tin, nhu cầu hưởng thụ văn
hóa tinh thần cộng đồng NVNONN và bạn bè quốc tế - những người quan tâm
đến Việt Nam.
Việc phát sóng chương trình truyền hình quốc gia bằng tiếng Việt đến
những địa bàn có đông kiều bào ta sinh sống là một tín hiệu vui mừng đối với
cộng đồng. Các chương trình của VTV4 dẫu còn sơ khai cũng đã lay thức trái
tim của nhiều người Việt Nam xa xứ, hướng họ về Tổ quốc. Được xem chương
trình truyền hình của Tổ quốc, nhiều kiều bào đã gửi thư bày tỏ tình cảm và ý
kiến của mình về chương trình. Đây là nguồn động viên to lớn của những người
làm truyền hình VTV4. Thư của Nguyễn Hồng Nhung gửi từ Bu-đa-pet, Hung
ga ri là một trong rất nhiều lá thứ như thế: “Tôi có cảm giác những chương trình
truyền hình phát đi từ đất nước của tôi giống như một người mẹ nghèo, cứ phải
chắt chiu, dành dụm, nhịn ăn từng hạt cơm, miếng rau để chia đều cho lũ con
đông háu ăn. Có lẽ mẹ Việt Nam hiểu chúng tôi, lũ con xa nhà mong mỏi từng
hình ảnh, từng kỷ niệm, từng phút sống của quê hương – nên cố gắng mỗi tối cho
chúng tôi được xem, được sống lại những cảm giác được ở nhà mình, được nghe
tiếng người mình và được cảm thấy mình là dân Việt, tuy còn nghèo nhưng mà
sức sống vẫn mãnh liệt xiết bao!”.
Hiện nay, chương trình VTV4 đã phát sóng 24/24 giờ mỗi ngày; phủ sóng hầu
hết các khu vực có kiều bào ta đang sinh sống ở châu Á, châu Âu, châu Phi, khu
vực Bắc Mỹ - Canada và một phần Tây Bắc Ôtxtrâylia. Ngoài việc phát sóng,

VTV4 còn cung cấp nhiều chương trình truyền hình giới thiệu về Việt Nam cho
các hãng truyền hình Scholar và CNN của Mỹ, Jump TV của Canada, KBS của
Hàn Quốc, NHK của Nhật Bản, Truyền hình Nga…
Việc cho ra đời chương trình VTV4 phát sóng ra nước ngoài đã khẳng
14
định sự quan tâm và chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với công
tác thông tin đối ngoại, đặc biệt cung cấp thông tin một cách đầy đủ, trung thực
và nhanh nhạy về tình hình của đất nước đến cộng đồng NVNONN. Đồng thời,
VTV4 cũng thường xuyên ghi nhận, phản ánh tâm tư nguyện vọng của kiều bào
trên khắp thế giới làm cơ sở cho Đảng, Nhà nước ta có những quyết sách phù
hợp trong công tác vận động tập hợp kiều bào. VTV4 còn đóng góp tích cực vào
cuộc đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động
đang nhằm vào chống phá Việt Nam.
1.2.2 Khán giả VTV4 – đối tượng công chúng đặc biệt
Là kênh THĐN nên đối tượng của chương trình VTV4 được xác
định: Thứ nhất là người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài làm ăn, sinh
sống, học tập và đến du lịch tại Việt Nam) với các chương trình bản tin tiếng
Anh, tiếng Pháp. Đối tượng thứ hai là cộng đồng NVNONN với các chương
trình tiếng Việt, các chương trình có phụ đề. Đây là đối tượng công chúng có số
lượng đông đảo nhất mà VTV4 cần hướng tới. Ông Vũ Văn Hiến, Tổng giám
đốc Đài truyền hình Việt Nam cũng đã khẳng định: “Trong tình hình hiện nay,
kênh truyền hình VTV4 chủ yếu hướng tới cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài”
[7,tr. 75].
“Cây có cội, nước có nguồn”. Thực tế là, trong số hơn 3 triệu NVNONN,
trừ một số ít cố tình quay lưng lại với Tổ quốc, còn lại đa phần đồng bào dù ở
chân trời góc bể nào vẫn luôn hướng về quê hương với nỗi niềm đau đáu: “Chiều
chiếu ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” (Ca dao). Bởi,
trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người con xa xứ vẫn là nỗi nhớ thương da diết từng
con đường, góc phố, cây đa, bến nước, mái đình, những câu hò, điệu lý. Và,
VTV4 là nhịp cầu giúp những người Việt Nam xa xứ gần gũi, gắn bó hơn với

quê hương xứ sở của mình.
Tìm hiểu cộng đồng NVNONN, chúng ta thấy nổi lên một số đặc điểm. So
với cộng đồng kiều dân khác, cộng đồng NVNONN là một cộng đồng tương đối
15
trẻ, mới phát triển rõ nét từ những năm cuối thập kỷ 70. Và cũng từ những năm
này, cộng đồng phát triển theo xu hướng định cư lâu dài và hội nhập dần vào xã
hội cư trú. Hiện, theo thống kê sơ bộ có tới 80% trong tổng số NVNONN sống
tại các nước công nghiệp phát triển. Các nước tập trung đông người Việt Nam
nhất là: Mỹ hơn 1.3 triệu người, Pháp 300 ngàn người, Ôxtrâylia 250 ngàn
người, Canada 200 ngàn người, Đức 100 ngàn người.
Sinh sống ở các nước công nghiệp phát triển nhưng do hoàn cảnh và điều
kiện di cư nên cộng đồng NVNONN hiện rất đa dạng vê tầng lớp xã hội, nghề
nghiệp tôn giáo, dân tộc, thế hệ và các xu hướng chính trị khác nhau.
Do là một cộng đồng trẻ, nên tiềm lực kinh tế của cộng đồng người Việt
so với các cộng đồng kiều dân các nước trên thế giới không phải là lớn. Theo
báo chí nước ngoài, thu nhập hàng năm của kiều bào ước tính từ 25 – 30 tỷ USD.
Trong cộng đồng không có nhà tài phiệt về tài chính và ngân hàng, người có số
vốn lớn không nhiều, đa số ở mức vừa và nhỏ, chủ yếu là tích lũy qua quá trình
làm công hoặc kinh doanh nhỏ nhưng cần mẫn và tiết kiệm.
Nếu tiềm năng về kinh tế của cộng đồng NVNONN còn khiêm tốn, thì
tiềm năng về chất xám của kiều bào lại là rất đáng kể. Theo ước tính có tới 300
ngàn người trong cộng đồng có trình độ từ đại học trở lên hoặc lao động có tay
nghề cao. Giáo sư Trần Văn Giàu cũng đã đánh giá vấn đề này dưới góc độ lịch
sử khi ông so sánh kiều bào ta với người Trung Quốc. Ông cho rằng:
“Nếu người Trung Quốc từ xa xưa đã chú trọng đến kinh tế “Phi thương
bất phú” thì người Việt Nam coi thường thương nhân, con buôn. “Sĩ – nông –
công – thương” mới là quan niệm của người Việt Nam. Người Việt Nam không
có sở trường thương mại, coi khinh buôn bán, trọng trí tuệ. Đi ra nước ngoài,
sống ở đâu cũng học rất chăm chỉ và học rất giỏi. Tất nhiên cũng có người làm
thuê, làm mướn nhưng nói chung ai cũng muốn làm trí thức, làm “sĩ”. Cho nên,

thế mạnh của NVNONN trước hết là về chất xám chứ chưa phải là kinh tế [14, tr
50].
16
Cũng theo khảo sát của các cơ quan chức năng, đội ngũ trí thức NVNONN
được đào tạo khá chính quy và được tiếp cận, cập nhật với những thành tựu mới
nhất của khoa học công nghệ cũng như khoa học xã hội, quản lý và kinh doanh.
Chỉ số học vấn đại học và trên đại học của người Việt Nam tại các nước phát
triển ở mức trung bình của người dân sở tại.
Ở nhiều nước, người Việt Nam sống tập trung thành những cộng đồng lớn như ở
Mỹ, Pháp, Ôxtrâylia, Canada, Lào, Thái Lan, Campuchia. Đây là những môi
trường thuận lợi để NVNONN tổ chức sinh hoạt cộng đồng như các lễ hội truyền
thống, duy trì ngôn ngữ tiếng Việt nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt
Nam,
Do những nguyên nhân, hoàn cảnh ra đi khác nhau đã tạo nên một cộng
đồng NVNONN phong phú, đa dạng về rất nhiều phương diện. Đây là một điểm
khác biệt khá điển hình so với nhiều cộng đồng kiểu dân khác. Trong số những
người Việt Nam định cư ở nước ngoài có: “Không ít người vẫn còn mặc cảm với
quá khứ “vượt biên”, thành kiến nặng nề hoặc thiếu hiểu biết về chế độ mới, một
ít còn mang trong mình tư tưởng hận thù cách mạng” [3, tr 21].
Đây chính là đặc điểm lớn nhất cần phải được nghiên cứu về cộng đồng
với tính cách là một đối tượng công chúng đặc biệt của VTV4. Bởi chính đặc
điểm này đã tạo nên thái độ và tâm lý tiếp nhận chương trình của từng nhóm
công chúng. Điều này được thể hiện: Những kiều bào có mong muốn được trở về
đóng góp xây dựng quê hương, họ luôn quan tâm theo dõi tìm hiểu thông tin về
Tổ quốc qua chương trình VTV4. Bên cạnh đó, cũng còn không ít người do mặc
cảm quá khứ nên chưa lần nào về nước hoặc vẫn giữ trong mình một hình ảnh
đất nước Việt Nam nghèo khó hoặc trì trệ, ảm đạm. Thêm vào đó là sự tác động
của báo chí và các đài phát thanh, truyền hình có quan điểm chống đối đã bóp
méo, xuyên tạc thông tin về đất nước nên bộ phận kiều bào này luôn có thái độ
ngờ vực với thông tin mà chương trình đưa ra.

Tuy nhiên, đại đa số NVNONN dẫu sống xa Tổ quốc nhưng vẫn có lòng
17
tự hào, tự tôn dân tộc. Những năm gần đây, thái độ chính trị trong cộng đồng đối
với đất nước đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số những người thờ ơ, quay lưng
lại với đất nước đã giảm dần. Hàng năm, lượng kiều bào về thăm quê hương
ngày càng một đông hơn. Họ không khỏi ngạc nhiên và vui mừng trước sự đổi
mới mạnh mẽ của đất nước. Qua họ, ngày càng có nhiều NVNONN hoan
nghênh, công khai bày tỏ lòng tin tưởng vào công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi
xướng, lãnh đạo và mong muốn đóng góp sức mình vào sự nghiệp chung của cả
dân tộc.
Trong số hàng chục vạn kiều bào về nước hôm nay, nhiều người từng một
thời có quan điểm lập trường không đồng nhất, thậm chí từng đứng bên kia chiến
tuyến chống lại lợi ích dân tộc. Sự trở về của họ là bằng chứng thuyết phục đối
với tinh thần hòa giải, hòa hợp dân tộc, khép lại quá khứ hướng tới tương lai của
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nhiều nhân vật như Nguyễn Cao Kỳ, Thiền sư
Thích Nhất Hạnh, Nhạc sỹ Phạm Duy…đã trở về Tổ quốc sau nhiều năm phiêu
bạt xứ người. Cảm nhận được sự bao dung của Tổ quốc; chứng kiến những đổi
thay lớn lao trên mảnh đất quê hương, họ đã cởi mở bộc bạch tâm tư của mình.
Nguyễn Cao Kỳ đã trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói Hoa Kỳ rằng, chuyến về thăm
quê hương sau gần 30 năm xa cách của ông là để thực hiện điều mà ông nói với
cộng đồng người Việt ở nước ngoài là: hãy quên đi thù hận để tiến tới hòa giải
và nên làm điều gì đó giúp ích cho quê hương. Ông mong muốn: “Tôi muốn
bước bước đầu tiên của cây cầu bắc giữa những người hải ngoại với những
người trong nước, cây cầu đại đoàn kết dân tộc”.
Phân tích sâu sắc và toàn diện thực trạng đời sống, tình cảm của kiều bào ta ở
nước ngoài để tìm ra những đặc điểm cơ bản về tâm lý, thái độ tiếp nhận thông
tin của họ là công việc cần thiết. Đây là cơ sở khách quan, khoa học để các cơ
quan quản lý; những người làm truyền hình xây dựng những tiêu chí phù hợp để
không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin, tuyên truyền của chương
18

trình truyền hình dành cho cộng đồng NVNONN.
1.2.3. Vai trò tổ chức thực hiện công tác TTĐN trên truyền hình của
VTV4
Theo Quyết định số 1139/QĐ – THVN ngày 11/11/2003 của Tổng giám đốc Đài
THVN: Ban THĐN là đơn vị sự nghiệp thuộc đài THVN, có chức năng sản xuất,
khai thác các chương trình truyền hình để phát trên kênh THĐN và các kênh
truyền hình khác của Đài THVN, cung cấp cho các Đài truyền hình nước ngoài
theo chỉ đạo của Tổng giám đốc trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng và
chính sách pháp luật của Nhà nước. Ban THĐN có nhiệm vụ, quyền hạn: xây
dựng kế hoạch công tác hàng năm và dài hạn, trong đó có kế hoạch về định
hướng tuyên truyền, sản xuất và khai thác các thể loại chương trình truyền hình
tuyên truyền đối ngoại và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt; đạo
diễn, sắp xếp, bố trí tuyên truyền phát song trên kênh THĐN (VTV4).
Mỗi tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình đều có tôn chỉ, mục đích
và phục vụ đối tượng công chúng đặc biệt. Nghiên cứu những yếu tố này không
chỉ xác định vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan báo chí mà con góp phần nâng
cao chất lượng, hiệu quả thông tin tuyên truyền. Trên cơ sở chức năng, nhiệm
vụ, qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi xác định vị trí, vai trò và nhiệm vụ của
VTV4 trong hệ thống các chương trình của Đài THVN như sau:
- VTV4 có vai trò quan trọng trong công tác thông tin tuyên truyền chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đến với cộng đồng NVNONN.
Với khả năng chuyển tải thông tin trực tiếp, không hạn chế bởi rào cản
biên giới, VTV4 có vai trò rất lớn trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước đến với cộng đồng kiều bào một cách nhanh chóng và
tích cực. Qua thông tin trên VTV4, cộng đồng kiều bào hiểu rõ ràng, đầy đủ,
chân thực chủ trương đường lối của Đảng về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội cũng như những chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến
cộng đồng và than nhân của kiều bào ở trong nước. Thời gian qua, bằng hoạt
19
động thông tin, tuyên truyền, VTV4 đã đóng góp hữu hiệu vào công tác vận

động, tập hợp kiều bào hướng về Tổ quốc.
Thực tế chứng minh, với ưu thế của loại hình báo chí hiện đại, thời gian
qua VTV4 đã khẳng định vai trò không thể thiếu của kênh truyền hình quốc gia
trên mặt trận tư tưởng và công tác TTĐN. Cùng với các báo, tạp chí, chương
trình phát thanh, các trang web điện tử chuyên về TTĐN, VTV4 đã trở thành lực
lượng chủ đạo trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta tới gần 3 triệu người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống ở nước ngoài.
- VTV4 giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới một
cách đặc sắc nhất
Trong các chương trình hàng ngày của VTV4, ngoài các bản tin cập
nhật những thông tin đảm bảo tính thời sự, cộng đồng NVNONN còn được xem
một số lượng đáng kể những thông tin sâu sắc về những đổi thay của quê hương
qua các chuyên đề kinh tế, văn hóa xã hội, văn học, nghệ thuật, âm nhạc, nghệ
thuật, âm nhạc, phim truyện v.v… được chắt lọc từ các kênh truyền hình trong
nước. Có thể nói, với đặc điểm chuyển tải thông tin bằng hình ảnh, âm thanh
sống động, truyền hình thực sự có thể mạnh trong việc đưa hình ảnh đất nước,
con người và nền văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế và cộng đồng NVNONN
một cách đặc sắc. Khi nói về vai trò của kênh truyền hình dành cho NVNONN,
Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Dy Niên nhấn mạnh: “Các cơ quan đại diện
hết sức phấn khởi là hiện nay VTV4 của chúng ta đã phủ sóng phần lớn những
khu vực quan trọng của kiều bào, cho nên không chỉ những thông tin về đường
lối chính sách của Nhà nước ta mà cả những thông tin liên quan đến thành quả
của công cuộc đổi mới và những hình ảnh về quê hương, đất nước, về văn hóa,
văn nghệ…đã đáp ứng được nhu cầu của bà con ở bên ngoài. Điều đó làm cho bà
con hiểu đúng về Tổ quốc. Những đóng góp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
cơ quan đại diện làm tốt hơn công tác đối với người Việt ở nước ngoài” [27].
Kết quả phân tích số liệu điều tra của chúng tôi cho thấy, có tới 80,5% số
20
khán giả là NVNONN đã thường xuyên theo dõi các chương trình của VTV4.
Các chuyên mục giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam cũng có số lượng

khán giả kiều bào quan tâm. Chuyên mục Việt Nam – Đất nước – Con người có
70.7 % số người được hỏi yêu thích. Với chuyên mục Việt Nam qua con mắt
người nước ngoài tỷ lệ này là 61.9% . Như vậy, có thể nói rằng với ưu thế của
mình bước đầu VTV4 đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh Việt
Nam giàu truyền thống lịch sử, văn hóa nhưng cũng năng động, đổi mới, thân
thiện và đầy tiềm năng đến với những bộ phận bạn bè quốc tế và cộng đồng
NVNONN. Trong rất nhiều yếu tố để tạo nên sự thu hút khách nước ngoài đến
du lịch Việt Nam những năm qua, chắc chắn có phần đóng góp tích cực của
VTV4 trong việc quảng bá, tạo ấn tượng về một Việt Nam: điểm đến an toàn và
thân thiện. Để phát huy thành quả được, cần phải có giải pháp nâng cao chất
lượng để VTV4 ngày càng thu hút đông hơn lượng khán giả đến với chương
trình.
- VTV4 là kênh thông tin đấu tranh dư luận hữu hiệu
Với thế mạnh đặc trưng của mình, VTV4 đã đẩy mạnh tuyên truyền
nhanh, kịp thời về các sự kiện, hiện tượng xảy ra có tính liên quan đến các nhu
cầu về nhận thức, thị hiếu và tình cảm của các kiều bào, qua đó định hướng tư
tưởng và hình thành dư luận xã hội sâu rộng theo hướng tích cực nhằm giải
quyết các nhiệm vụ chính trị đặt ra. Chương trình cũng đã phân tích, vạch trần
những thủ đoạn chính trị, những luận điệu, hành vi chống phá của các thế lực thù
địch, kiên quyết đấu tranh với âm mưu “diễn biến hòa bình”, giúp cộng đồng
NVNONN có những nhận thức, ứng xử đúng đắn. Cũng qua hoạt động này
chương tình còn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với
sự nghiệp cách mạng của Việt Nam.
Các thế lực thù địch thường lợi dụng những vấn đề dân tộc, miền múi, tôn
giáo, dân chủ nhân quyền để chống phá khối đại đoàn kết của ta; gây chia rẽ giữa
21
đồng bào trong nước với cộng đồng NVNONN. Xác định được âm mưu và
những thủ đoạn thâm độc đó là của kẻ thù, thời gian qua VTV4 đã bám sát định
hướng tuyên truyền chủ động đưa đến cộng đồng kiều bào ta đầy đủ thông tin về
lĩnh vực này. Trong hầu khắp các chương trình của VTV4, hình ảnh đất nước đối

mới, đời sống nhân dân từ miền núi, hải đảo đến đô thị, của đồng bào dân tộc,
tôn giáo v.v…không ngừng được nâng lên. Đây là những bằng chứng sinh động
củng cố niềm tin của kiều bào, góp phần giải tỏa và khẳng định dư luận, làm thất
bại âm mưu gây chia rẽ và chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực phản
động quốc tế.
- VTV4 là cầu nối giữa cộng đồng NVNONN với Tổ quốc
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, VTV4 đã thật sự
trở thành kênh thông tin quan trọng, gắn bó với không chỉ hàng triệu kiều bào ta
ở nước ngoài mà còn thu hút sự quan tâm của hàng triệu thân nhân của họ ở
trong nước. Trong những lá thư của khán giả gửi về cho chương trình, nhiều
người đã tâm sự thật cảm động và chân thật. Khán giả Phạm Xuân Hạ ở Cộng
hòa Liên Bang Đức gửi về: “ Chương trình của Đài truyền hình VTV4 thật sự là
đời sống tinh thần quý báu nhất mà quê hương, Tổ quốc đã dành cho chúng tôi.
Đó không chỉ là nói lên sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với
đồng bào ở xa Tổ quốc mà còn giúp chúng tôi gần gũi, gắn bó hơn nữa về quê
hương của mình. Mỗi lần được nghe quốc ca của Tổ quốc vang lên mở đầu cho
chương trình, lòng chúng tôi lại dâng lên một tình cảm thiêng liêng, tự hào và
kiêu hãnh về cội nguồn dân tộc”.
Có thể nói rằng, VTV4 đã khẳng định được vai trò là cầu nối tinh thần giữa
cộng đồng kiều bào với Tổ quốc. Qua VTV4, kiều bào nắm bắt sâu sắc và kịp
thời những thông tin từ đất nước. Điều này giúp kiều bào có cảm giác được sống
gần gũi hơn với quê hương xứ sở của mình. Bởi, do những hoàn cảnh riêng biệt,
họ phải rời bỏ đất nước để sinh sống nơi đất khách quê người, nhưng khoảng
22
cách địa lý “xa mặt” đã không làm họ cảm thấy “cách long”. Thông tin về quê
hương, nơi có những người thân yêu ruột thịt sinh sống đang từng ngày khởi sắc
đã giúp kiều bào tin tưởng và tương lai dân tộc, gắn bó với Tổ quốc.
- VTV4 giúp NVNONN gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam
Ngoài cập nhật thông tin thời sự về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, với khả
năng: “Bằng hình ảnh có màu sắc kết hợp cùng âm thanh với cung bậc, âm điệu

đa dạng, truyền hình có khả năng tạo nên những cảm giác chân thật, đầy đủ cho
công chúng” [36, tr.120]. Thời gian qua VTV4 còn làm nhiệm vụ của một
trường học và của một nhà hát nhân dân, giúp công chúng NVNONN “thỏa mãn
nhu cầu nâng cao trình độ về mọi mặt và hưởng thụ văn hóa”
Kênh VTV4 đã lựa chọn và đưa lên sóng nhiều loại hình văn hóa như các
làn điệu dân ca của khắp ba miền; các vở chèo, cải lương tiêu biểu; giới thiệu
những lễ hội, văn hóa truyền thống của những miền quê Việt. Các chương trình
này vừa nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, vừa khơi dậy tinh thần gắn bó, niềm tự
hào về truyền thống văn hóa dân tộc, giúp cộng đồng NVNONN ‘hội nhập
nhưng không hòa tan” về văn hóa trên đất khách quê người.
Ngôn ngữ chính là biểu hiện đậm nét nhất của mỗi nền văn hóa, mỗi quốc
gia, dân tộc. VTV4 thời gian qua đã tham gia một cách có hiệu quả vào việc giúp
cộng đồng kiều bào ta có điều kiện duy trì ngôn ngữ tiếng Việt. Ngoài những
chương trình trực tiếp dạy tiếng Việt, thì chính những chương trình của VTV4 là
một môi trường thuận lợi để cộng đồng NVNONN, nhất là thế hệ kiều bào thứ
hai, thứ ba có điều kiện thực hành, học tập tiếng Việt một cách phong phú nhất.
Tóm lại: với khối lượng chương trình phát sóng đồ sộ và sự đa dạng,
phong phú về nội dung, đề tài phản ánh. VTV4 đã đóng góp vai trò to lớn trong
việc giúp cộng đồng NVNONN duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.
*
Với những kết quả thiết thực trong việc thông tin tuyên truyền về đất
nước, con người Việt Nam đến với thế giới và cộng đồng NVNONN, VTV4 đã
23
khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các chương trình truyền hình của Đài
THVN (gồm VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5 và VTV6). Cùng với chương
trình “Dành cho đồng bào ở xa Tổ quốc” của Đài Tiếng nói Việt Nam, các tờ
báo, bản tin đối ngoại của TTXVN, tạp chí “Quê hương” của UBVNVNONN và
nhiều tờ báo điện tử khác, chương trình VTV4 – Đài THVN đang từng ngày
từng giờ phát huy sức mạnh của mình trên mặt trận TTĐN, cung cấp lượng
thông tin phong phú, đa dạng, sinh động về mọi mặt đời sống xã hội của đất

nước đến với cộng đồng. Thời gian qua VTV4 cũng đã tham gia có hiệu quả vào
công tác đấu tranh, giải tỏa những thông tin, luận điệu vu cáo, xuyên tạc, âm
mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch quốc tế và bọn phản động
người Việt Nam lưu vong nhằm phá hoại khối đại đoàn kết, chống phá sự nghiệp
cách mạng của nước ta. Các chương trình, VTV4 đã góp phần thiết thực giúp
cộng đồng kiều bào gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc,
duy trì ngôn ngữ tiếng Việt. Qua đó, giúp kiều bào tự tin hội nhập xã hội, đất
nước sở tại, ổn định cuộc sống. VTV4 còn làm tốt vai trò là cây cầu tinh thần
giúp cho khoảng cách giữa cộng đồng NVNONN với Tổ quốc ngày một gần gũi
hơn, gắn bó hơn. Có thể nói, tuy mới ra đời, nhưng với những đóng góp tích cực
trong thời gian qua, VTV4 đã khẳng định vị trí không thể thiếu của mình trong
hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng làm công tác TTĐN của nước
ta. VTV4 cũng khẳng định là công cụ sắc bén của Đảng, Nhà nước ta trên mặt
trận đấu tranh tư tưởng cũng như trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân
cả nước, kiều bào ở nước ngoài phát huy sức mạnh đại đoàn kết, thực hiện thắng
lợi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.
1.3. BTTA trên VTV4
Là chương trình gắn liền với sự ra đời của VTV4, song song với bản tin
thời sự bằng tiếng Việt hàng ngày BTTA là một chương trình không thể thiếu,
24
thậm chí đóng vai trò là hình ảnh, là nơi phát ngôn trực tiếp cho quan điểm đối
ngoại của đất nước. Bên cạnh mục đích phục vụ cho đối tượng kiều bào chưa
biết Tiếng Việt hoặc người nước ngoài quan tâm tới Việt Nam, bản tin tiếng Anh
của VTV4 còn là một công cụ đấu tranh hữu hiệu của nước nhà trong việc thực
hiện công tác thông tin đối ngoại. Rõ ràng, vai trò của BTTA trên VTV4 là
không thể phủ nhận. Do vậy, cần có nhiều tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu, phân
tích về BTTA trên các kênh THĐN để phát huy những tiềm năng tích cực của
chương trình này trong quá trình thực hiện công tác TTĐN.
1.3.1. Sự ra đời của chương trình bản tin tiếng Anh trên VTV4
Xuất phát từ một chương trình thời sự tiếng Anh phát trên kênh VTV1 của

Đài THVN, đó là một bản tin còn khá đơn giản, và chủ yếu khai thác lại toàn bộ
thông tin của bản tin thời sự tiếng Việt của VTV1. Sau một thời gian khi Ban
THĐN được chính thức thành lập vào ngày 1/1/1995, BTTA trở thành một
chương trình chính thuộc Ban THĐN VTV4. Cho đến thời điểm này, BTTA đã
trở thành một chương trình quan trọng có những đóng góp tích cực cho sự phát
triển của Ban THĐN nói riêng và cho sự nghiệp thực hiện công tác TTĐN của
nước ta.
1.3.1. Đối tượng công chúng của BTTA trên VTV4
Là một chương trình của VTV4 do vậy dĩ nhiên những đối tượng công
chúng đặc biệt của kênh THĐN VTV4 cũng chính là đối tượng của bản tin tiếng
Anh. Tuy nhiên, bản tin tiếng Anh cũng có những đối tượng riêng của mình. Thứ
nhất là người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài làm ăn, sinh sống, học
tập và đến du lịch ở Việt Nam). Đối tượng thứ hai là lực lượng đông đảo nhất mà
VTV4 hướng tới, đó chính là cộng đồng NVNONN, đặc biệt là thế hệ kiều bào
thứ hai, thứ ba, những người không biết hoặc biết rất ít tiếng Việt nhưng rất quan
tâm đến tình hình quê hương, cội nguồn.
25

×