Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

kiến thức nhãn khoa - Viên thuốc thông minh - Cuộc cách mạng ngành dược pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.14 KB, 9 trang )

Viên thuốc thông minh - Cuộc cách mạng
ngành dược khoa thế kỷ XXI
Năm 2008 giải thưởng “Công nghệ thiên niên kỷ” ( của Viện Công nghệ Phần lan,
coi như một giải Nobel không chính thức trong lĩnh vực công nghệ trên toàn thế
giới) được trao cho GS. Robert Langer, 59 tuổi thuộc Viện Công nghệ
Massachusetts ( MIT - Mỹ) với công trình “Nghiên cứu vật liệu sinh học thế hệ
mới dùng để phân phối thuốc có kiểm soát”. Ông đã tìm ra các chất liệu dùng để
sản xuất những bộ phận gắn với cơ thể bệnh nhân, cho phép sử dụng chính xác
liều lượng và kiểm soát được sự giải phóng dược phẩm vào cơ thể.
Công trình nghiên cứu của GS. Langer được bắt đầu vào năm 1974, khi ông
cùng GS. Judah Folkman tìm cách ngăn không cho các mạch máu phát triển (để
chữa trị các khối ung thư) thì hai ông đã nghĩ ra các vật liệu này. Đầu những năm
1990, các dạng polymer do ông chế tạo bắt đầu được sử dụng để bọc các loại dược
phẩm đưa thuốc trực tiếp vào não của bệnh nhân ung thư. Màng xốp này có kích
thước như một đồng xu, có thể phân phối dần dần thuốc chống ung thư trong vùng
khối u đã được cắt bỏ và tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại. Vì những ưu điểm
vượt trội đó nên giới khoa học đã gọi những thuốc này là “ viên thuốc thông
minh”. Cho đến nay, trên toàn thế giới đã có khoảng hơn 50 triệu người sử dụng
viên thuốc thông minh dựa vào nguyên lý do ông sáng chế. Chủ tịch Hội đồng
bình chọn giải thưởng “Công nghệ thiên niên kỷ” đã đánh giá: “Những công nghệ
mới của Giáo sư Langer đã cứu sống và cải thiện cuộc sống hàng chục triệu bệnh
nhân. Đây sẽ là cuộc cách mạng ngành Dược khoa trong thế kỷ XXI và tương lai”.
Viên nhộng Ipill (Hãng Philips - Hà Lan) đo được lượng acid bằng thiết bị
cảm biến để xác định chính xác vị trí của nó trong ruột, sau đó phóng thích
dược chất. Ipill rất có hiệu quả trong điều trị các bệnh lý đường ruột
Viên thuốc thông minh thực chất là một “tổ hợp nhạy” bao gồm một bình
chứa dược chất gắn với một siêu chíp. Toàn bộ tổ hợp cỡ viên con nhộng, có thể
nuốt được hoặc được gắn vào răng. Bình chứa có dung tích khoảng 25 phần tỷ lít,
bên trong có nhiều ngăn để chứa cùng lúc nhiều loại dược phẩm cần thiết cho điều
trị một hoặc nhiều bệnh. Viên thuốc có van đóng mở điện tử để tự giải phóng
thuốc khi đến vị trí thích hợp trong bộ máy tiêu hoá. Toàn bộ đường đi của thuốc


đều được theo dõi và điều khiển bằng từ trường của một điều khiển bên ngoài cơ
thể hay theo một chương trình đã được cài đặt sẵn. Những viên thuốc thông minh
này có thể được cấy vào miệng hoặc uống vào cơ thể. Dưới tác dụng của từ trường
(điện thế 0,5 – 1,5 vol), thuốc thông minh có thể tự bơm ra dược chất kháng sinh,
hocmon, chống ung thư, điều trị tim mạch, huyết áp… theo đúng chương trình đã
dự định. Dược chất để nạp vào bình chứa có thể ở dạng lỏng, dạng bột,… Đến địa
điểm đã định trước và thời gian hẹn sẵn, “cánh cửa” trên viên thuốc sẽ tự mở và
một liều thuốc được bơm ra, nhanh chóng phát huy tác dụng ngay tại chỗ hoặc hấp
thu vào máu, thẩm thấu vào mao mạch… Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nó sẽ tự
tiêu huỷ và tự đào thải ra ngoài, không ảnh hưởng gì đến mọi chức năng trong cơ
thể.
Viên thuốc thông minh là sự lựa chọn tối ưu cho bệnh nhân Alzheimer (mất
trí nhớ), ung thư, huyết áp-tim mạch, bệnh nội tiết… Với bệnh nhân Alzheimer
thường xuyên quên uống thuốc hoặc tiêm thuốc, viên thuốc thông minh là một giải
pháp tuyệt vời. Đến giờ, theo đúng lập trình của bác sỹ, viên thuốc này sẽ tự động
tiết một liều dược chất vào cơ thể. Thay vì phải có người nhắc hoặc cho uống
thuốc, tự những viên thuốc giờ đây đã có thể đảm trách công việc đó đồng thời với
chức năng chữa bệnh. Đối với bệnh nhân mắc bệnh ung thư, cho đến nay đa số
thuốc điều trị ung thư đều là những hợp chất có tác dụng phụ rất độc hại. Ngoài
việc tiêu diệt tế bào ung thư, chúng còn huỷ hoại cả những tế bào sống mạnh khoẻ.
Vì thế, thế hệ thuốc thông minh hoàn toàn có thể giúp giảm thiểu tác dụng phụ,
đồng thời phát huy hiệu quả cao nhất tiêu diệt khối ung thư nhờ cơ chế kích hoạt
đặc biệt và điều trị nhằm đích của nó. Gần đây, lần đầu tiên hãng Roche (Pháp) đã
sản xuất thành công Xeloda – một thuốc điều trị ung thư. Không giống như hoá
chất chống ung thư thông thường như hiện nay, Xeloda chỉ tìm kiếm tấn công các
tế bào ung thư mà không đụng đến các tế bào lành trong cơ thể, tránh thương tổn
kiểu “vạ lây”. Theo các nhà nghiên cứu, viên thuốc thông minh cũng rất lý tưởng
cho bệnh nhân bị bệnh cấp tính như đột quỵ, động kinh, hen suyễn, huyết áp - tim
mạch, đặc biệt những người hay đổ bệnh vào lúc nửa đêm. Viên thuốc có thể được
lập trình để nhả dược chất ra bất cứ lúc nào khi bệnh tái phát. Không những thế,

các nhà nghiên cứu cũng có thể lập trình thời gian và khả năng giải phóng thuốc
tuỳ theo tuổi tác, giới tính, cân nặng, tiền sử bệnh án của bệnh nhân…
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm, giá thành cũng không phải là đắt nhưng viên
thuốc thông minh còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Nhược điểm lớn nhất là
không phải dược chất nào cũng tương thích với bình chứa. Ngoài ra, bệnh nhân
cũng có thể dị ứng với thành phần cấu tạo của bình chứa khi đưa chúng vào cơ thể.
Do đó việc tìm ra loại vật liệu thích hợp để chế tác các loại bình chứa dùng chuyên
biệt cho từng loại dược chất đang là mục tiêu lớn nhất của các nhà khoa học. Bài
toán này được giải đáp sẽ thật sự dẫn đến những thay đổi mang tính cách mạng
cho ngành Dược khoa trong thế kỷ XXI và tương lai.
Ths.Ds. Vũ Hồng Minh – Khoa Dược, Bệnh viện Mắt TW
Thiếu vitamin A và khô mắt ở trẻ em
Việc phòng bệnh và phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời cho trẻ là rất quan
trọng, quyết định con trẻ sẽ có đôi mắt trong sáng hay sẽ bị mù loà suốt đời. Vì
vậy, các bậc cha mẹ trẻ, cô giáo nuôi dạy trẻ và mọi người cần biết rõ cách phòng
bệnh, cách phát hiện sớm bệnh và cách xử trí đúng khi trẻ bị mắc bệnh để bảo vệ
đôi mắt trong sáng cho trẻ thơ.
Biểu hiện sớm nhất của bệnh là quáng gà: buổi tối, trẻ nhỏ đi lại khó khăn, hay
va vấp phải các đồ vật trong nhà, hoặc phải lần theo tường để đi. Trẻ lớn hơn
không dám chạy theo bạn đùa nghịch, thường ngồi yên ở góc nhà hoặc bậc cửa.
Khi ăn, có thể trẻ xúc trượt đĩa thức ăn. Trẻ bé hơn có thể hay theo nhầm người
khác tưởng là mẹ.
Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt trẻ em là một vấn đề thiếu dinh dưỡng quan
trọng ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt ở các nước nghèo. Tổ chức Y tế thế
giới ước tính hàng năm có khoảng hơn 3,1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị mắc bệnh
khô mắt, hơn nửa triệu trẻ em bị mù do thiếu vitamin A, một nửa triệu trẻ em
khác tử vong do khô mắt và coi đây là một trong 5 nguyên nhân gây mù chủ yếu
cho nhân loại.
Trước đây ở nước ta, bệnh khô mắt do thiếu vitamin A đã tồn tại dai dẳng và khá
trầm trọng. Năm 1985-1988, tỷ lệ mắc bệnh khô mắt và thiếu vitamin A ở trẻ em

nước ta là 0,78% trong số trẻ dưới 5 tuổi và là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở trẻ
em. Từ năm 1989, chương trình phòng chống bệnh khô mắt và thiếu vitamin A ở
Việt nam đã được Bộ Y tế triển khai rộng khắp cả nước với sự giúp đỡ của quốc tế
bằng các biện pháp chủ yếu là cho trẻ uống vitamin A liều cao định kỳ 6 tháng 1
lần, giáo dục truyền thông về nuôi con bổ sung vitamin A trong khẩu phần ăn hàng
ngày cho trẻ, kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu khác như
tiêm chủng phòng sởi, chống tiêu chảy. Sau nhiều năm tiến hành chương trình,
hiện nay bệnh khô mắt và thiếu vitamin A ở trẻ em Việt nam đã không còn mang ý
nghĩa sức khoẻ xã hội, chỉ còn rải rác ở các vùng núi cao, vùng sâu vùng xa. Tuy
vậy, chương trình vẫn cần tiếp tục tiến hành trong một thời gian nữa cho đến khi
bệnh khô mắt hoàn toàn được thanh toán ở nước ta.
Các triệu chứng của bệnh khô mắt như sau:
1. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là quáng gà: buổi tối, trẻ nhỏ đi lại khó khăn,
hay va vấp phải các đồ vật trong nhà, hoặc phải lần theo tường để đi. Trẻ lớn hơn
không dám chạy theo bạn đùa nghịch, thường ngồi yên ở góc nhà hoặc bậc cửa.
Khi ăn, có thể trẻ xúc trượt đĩa thức ăn. Trẻ bé hơn có thể hay theo nhầm người
khác tưởng là mẹ.
2. Giai đoạn khô kết mạc (tức là khô lòng trắng mắt): Bình thường lòng trắng mắt
của trẻ phải ướt đều, bóng láng, trong suốt. Khi bị khô mắt, lòng trắng mắt bị khô,
trở nên sần sùi, sừng hoá, không còn ướt bóng nữa. Dần dần, lòng trắng mắt trở
nên mờ đục, đổi thành màu vàng nhạt hoặc xám nhạt, nhăn nheo. Trên lòng trắng
xuất hiện những đám bọt xốp màu trắng như bọt xà phòng. Lúc này trẻ hay chớp
mắt, hay cụp mắt nhìn xuống khi ra sáng.
3. Giai đoạn khô nhuyễn giác mạc (khô lòng đen): Bình thường lòng đen phải
nhẵn bóng, ướt đều, trong suốt, trông đen nhánh. Khi bị khô mắt, lòng đen mắt trở
nên mờ đục, sần sùi, trông lờ mờ như tấm kính bị bám hơi nước. Nếu không được
điều trị kịp thời, rất nhanh chóng, chỉ trong vài ngày lòng đen mắt bị nhuyễn nát,
loét ra, tạo thành ổ loét có màu vàng bẩn, rồi mắt bị thủng và nhiễm khuẩn. Nếu
đến giai đoạn này mới đưa trẻ đi bệnh viện khám chữa bệnh thì đã muộn, nhất
định sẽ để lại sẹo giác mạc gây mù loà cho trẻ, thậm chí có thể khoét bỏ nhãn cầu.

Các trẻ bị khô mắt thường kèm theo các bệnh nặng toàn thân khác như suy dinh
dưỡng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá kéo dài, viêm phổi viêm phế quản, sởi , có thể
dẫn đến tử vong nhanh chóng
Thái độ xử trí như sau:
Khi trẻ có các triệu chứng kể trên, ngay lập tức, cần cho trẻ đi khám bệnh ở cơ sở
y tế gần nhất khám mắt và toàn thân để điều trị kịp thời bằng cách cho uống ngay
1 liều vitamin A liều cao 200.000 đv. Nếu không có sẵn vitamin A 200,000 đv ta
có thể cho trẻ uống 4 viên vitamin A 50.000 đv, thuốc này thường có bán sẵn tại
các hiệu thuốc. ở những vùng xa xôi hẻo lánh, nếu không thể có vitamin A, ta có
thể cho trẻ ăn ngay mỗi ngày 1-2 lạng gan lợn hoặc bò nấu chín ( nấu cháo, xào,
rán ). Cần cho trẻ vào điều trị ở khoa nhi các bệnh viện để kết hợp điều trị suy
dinh dưỡng và các bệnh nhiễm khuẩn khác cho trẻ .
Phòng bệnh Khô mắt thiếu vitamin A:
1. Khi có thai và trong thời kỳ cho con bú, các bà mẹ cần được ăn đủ lượng và đủ
chất hàng ngày, uống nước nhiều và nghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo cho con sinh ra
được khoẻ mạnh. Cần chú ý trong thời gian 3 tháng đầu khi mới có thai, phụ nữ
không được uống vitamin A liều cao vì có thể xảy ra dị dạng bẩm sinh cho thai nhi.
2. Cần nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ khi mới đẻ cho đến khi trẻ được 24 tháng
tuổi. Từ tháng thứ 4 trở đi cần cho trẻ ăn đủ vitamin A, chất đạm và chất béo và
muối khoáng hàng ngày. Vitamin A có nhiều trong các thức ăn có nguồn gốc
động vật như gan, lòng đỏ trứng, cá, sữa nhưng có rất ít trong thịt nạc. Tiền
vitamin A có chứa nhiều trong các loại rau có màu xanh sẫm như rau ngót, rau cải,
rau mồng tơi, rau dền, rau đay, rau lang, thì là và cũng có nhiều trong các loại
quả, củ có màu đỏ hoặc màu vàng sẫm như gấc, bí ngô, xoài, hồng, khoai lang
nghệ, quả trứng gà, củ nghệ
3. Khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, cần cho trẻ đi uống vitamin A liều cao bổ sung
định kỳ 6 tháng 1 lần khi có các đợt cho trẻ em uống vitamin A hàng loạt ở các địa
phương, lượng vitamin A này sẽ dự trữ trong gan của cơ thể trẻ được khoảng 4-6
tháng.
4. Khi trẻ được 9 tháng tuổi, cần cho trẻ đi tiêm chủng phòng sởi. Nếu được tiêm

phòng sởi, nguy cơ mắc thiếu vitamin A và khô mắt sẽ giảm đi 50%. Cần giữ vệ
sinh khi cho trẻ ăn uống để đề phòng tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ
uống ngay Oresol thay nước uống và đưa trẻ đi khám bệnh ngay ở các cơ sở y tế
để điều trị đúng đắn và kịp thời
5. Khi trẻ có các dấu hiệu thiếu vitamin A đầu tiên như quáng gà, khô lòng trắng
mắt, gia đình cần chú ý phát hiện sớm và đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất
để khám bệnh và được uống vitamin A kịp thời sẽ phòng tránh được mù loà cho
trẻ.

×