Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Tìm hiểu Lễ hội truyền thống và Lễ hội hiện đại Việt Nam qua Báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.57 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
-------KHOA BÁO CHÍ -------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Tìm hiểu Lễ hội truyền thống và Lễ hội hiện đại Việt Nam
qua Báo chí
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Trà
Giáo viên hướng dẫn: GS Hà Minh Đức
Hà Nội
Tháng 5 / 2006
LỜI MỞ ĐẦU
***
rong giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi thay nhiều mặt của đất nước,
Lễ hội Việt Nam với tư cách là một thành tố cấu thành của văn hoá Việt
Nam cũng đang có sự biến đổi về nội dung và hình thức. Những lễ hội truyền
thống tiếp tục được duy trì và mở rộng. Những lễ hội cổ truyền ở một số làng
quê bị quên lãng trong một thời gian dài được làm sống dậy cùng với danh
hiệu làng văn hóa được Bộ Văn Hoá Thông Tin trao tặng cho các làng này.
Bên cạnh những lễ hội truyền thống, những hình thức mới chứa đựng những
nội dung mới của hoạt động lễ hội đang diễn ra biến động và từng bước định
hình trong điều kiện mới đó là các lễ hội hiện đại - lễ hội du lịch, lễ hội văn
hoá- thể thao- các ngày kỉ niệm…đang ngày càng mở rộng với nhiều quy mô,
mức độ và nội dung phong phú đa dạng, sinh động không dễ dàng thẩm định
và kiểm soát. Những lễ hội mới mang màu sắc hiện đại được tạo dựng một
cách hoành tráng, gắn với du lịch, văn hoá của những vùng đất như: Lễ hội
hoa Đà Lạt, Lễ hội kỉ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội, Lễ hội Di sản Miền
Trung…Tất cả đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lý tìm cách khai
thác sử dụng để đáp ứng nhu cầu đặt ra.
T
Thông thường ở Việt Nam những lễ hội có từ trước 1945 được gọi là lễ


hội cổ truyền, lễ hội dân gian, truyền thống. Những lễ hội ra đời từ sau 1945
được gọi là lễ hội hiện đại, lễ hội này đã và đang trở thành hoạt động văn hoá
thường niên ở các cộng đồng dân cư.
Lễ hội Việt Nam cũng là một kênh để giới thiệu nền văn hoá Việt Nam
ra thế giới đồng thời giúp cho chính những người dân Việt Nam hiểu rõ hơn
về truyền thống dân tộc và ý nghĩa của những sự kiện văn hoá này. Tổ chức
những lễ hội hiện đại với mục đích dễ nhận thấy hơn cả của những sự kiện lễ
hội hiện đại nhằm thu hút khách quốc tế đến với Việt Nam.
2
Báo chí có một vai trò quan trọng và tỏ ra là một kênh thông tin hữu
hiệu nhất để giới thiệu lễ hội Việt Nam. Sự đóng góp của báo chí trong việc
phản ánh và xây dựng hình ảnh lễ hội Việt Nam trong tâm trí người dân Việt
Nam và bạn bè quốc tế là rất lớn.
Bên cạnh đó, báo chí vẫn còn thể hiện một số hạn chế sau: Chưa truyền
tải được cái “hồn” của mỗi một lễ hội một cách thuyết phục, thiếu đi sự hiểu
biết sâu sắc về truyền thống dân tộc thể hiện qua các lễ hội truyền thống và lễ
hội hiện đại.
Các phương tiện truyền thông tỏ ra khá cứng nhắc trong việc phản ánh
các lễ hội hiện đại. Hầu hết các lễ hội hiện đại được chuyển tải trên báo chí
theo kịch bản. Theo đó, báo chí không thể hiện được sự tìm tòi sáng tạo và
những cách thể hiện đa dạng khác nhau. Chính vì thế lễ hội hiện đại chưa thực
sự thu hút được sự quan tâm của công chúng.
Qua sự khảo sát tìm hiểu trên 3 tờ báo: Lao Động, Tiền Phong, báo
điện tử Vietnamnet từ năm 2005 trở lại đây với mong muốn có được một
nhãn quan về lễ hội Việt Nam qua báo chí, từ đó tham vọng tìm ra những
cách chuyển tải tốt hơn hình ảnh lễ hội Việt Nam, góp phần gìn giữ và phát
huy truyền thống văn hoá của dân tộc.
3
CHƯƠNG 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỄ HỘI VIỆT NAM
1. Lễ hội - “dòng nước đầu nguồn” của văn hoá Việt Nam:

Dân tộc Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời giàu giá trị nhân bản và
đậm đà bản sắc dân tộc. Các loại hình nghệ thuật phát triển phong phú và
nhiều dáng vẻ. Nói đến văn hoá là nói tới toàn bộ những giá trị sáng tạo về vật
chất và tinh thần, thể hiện trình độ sống và dân trí, những quan niệm về đạo
lý, nhân sinh, thẩm mỹ của một dân tộc và dấu ấn của mỗi cá nhân trong cộng
đồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trước Cách mạng Tháng 8 đã đưa ra một định
nghĩa sâu sắc về văn hoá: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống,
con người sáng tạo ra, phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, nghệ thuật văn học, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về ăn mặc ở và những phương tiện, phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo đó là văn hoá. Văn hoá là sử dụng tổng hợp mọi phương thức sinh
hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích
ứng những nhu cầu đời sống, những đòi hỏi của sự sinh tồn”
Như vậy có thể nói, văn hoá là chứng tích của trình độ văn minh. Sức
mạnh của các nền văn hoá dân tộc đang dần dần được coi như một nhân tố nội
sinh trong việc phân tích nghiên cứu các trường hợp thành công của phát
triển. Không thể nói đến sự phát triển hoàn thiện của một dân tộc khi văn hoá
non kém. Ngược lại, thước đo một nền văn hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trình độ phát triển của xã hội về khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí, sự phát
triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, vấn đề con người và môi
trường văn hoá, sức sáng tạo bền bỉ trong lao động và đấu tranh của nhân dân
và dân tộc đó.
Ngay từ đầu Cách mạng tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định
sức mạnh của nền văn hoá dân tộc, xác định nền văn hoá mới phải phục vụ
nhân dân: “Phải làm thế nào cho văn hoá vào sâu trong tâm lý quốc dân,
nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được tham nhũng được lười biếng, phù hoa xa
4
xỉ. Tâm lý của ta lại còn muốn lấy tự do độc lập làm gốc. Văn hoá phải làm thế
nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời văn hoá phải
làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà

quên lợi ích riêng. Với xã hội, văn hoá phải làm thế nào cho mỗi người dân
Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông đàn bà hiểu cái nhiệm vụ của mình và biết
hưởng thụ cái hạnh phúc của mình nên được hưởng”.
Phải có một nền văn hoá, văn nghệ mới do nhân dân trực tiếp xây dựng
và làm chủ, văn hoá phải có ích, phải phục vụ đất nước, phục vụ đời sống
nhân dân. Nghị quyết Đại hội Đảng 8 đã dành cho văn hoá một vị trí quan
trọng trong toàn bộ hoạt động xã hội. Yếu tố nội sinh này là một động lực
quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội. Xây dựng một nền văn hoá tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. “Tiên tiến” ở đây nhằm nhấn mạnh đến tính thời đại,
tính hiện đại và phẩm chất tiến bộ của văn hoá. “Đậm đà bản sắc dân tộc” là
nhấn mạnh cái gốc, cái truyền thống, tính ổn định và bền vững của những giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Nền văn hoá Việt Nam thời kì hiện đại đang tiếp tục sinh sôi phát triển
về nhiều mặt. Đối với giá trị văn hoá truyền thống tiếp tục được gìn giữ, khám
phá và tôn vinh ở trong và ngoài nước.
Lễ hội là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hoá, là một
thành tố quan trọng cấu thành và có tác dụng duy trì những yếu tố văn hoá
khác cùng tồn tại. Tham gia lễ hội là một ứng xử văn hoá. Nói đến “lễ hội”,
“hội hè”, “đình đám”…là nói đến sinh hoạt văn hoá cộng đồng của nhân dân
Việt Nam từ xưa đến nay. Lễ hội chứa đựng những giá trị văn hoá tinh thần
của dân tộc đặc biệt là tính cộng cảm làng xã- vun đắp, nâng đỡ tinh thần cho
từng cá nhân. Có thể nói, lễ hội đã góp phần củng cố cái tinh thần cộng đồng
của làng quê xóm cũ. Nhận thức được ý nghĩa xã hội của lễ hội mà ở bất cứ
một thời đại nào, nhà nước nào cũng chăm lo duy trì và phát triển các hoạt
động lễ hội cho nhân dân.
5
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, truyền thống lễ hội không hề bị mai
một, ngược lại thời gian như dòng sông Hồng qua năm tháng thì càng bồi đắp
cho sự giàu có cho mảnh đất này. Lễ hội là minh chứng cho sức sống bền bỉ
và dẻo dai của một dân tộc, mang trong mình dấu ấn lịch sử đậm nét. Có

những lễ hội nghìn năm tuổi như Hội đền Hùng, Hội chùa Hương, Hội Thánh
Gióng. Các lễ hội trên gắn với những sự kiện chính trị, những giá trị tinh thần
linh thiêng trong đời sống dân tộc. Sự ổn định của đời sống dân tộc ý thức tôn
trọng những giá trị truyền thống và sự tôn kính thế giới tâm linh của nhân dân
Việt Nam là yếu tố hàng đầu tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của lễ hội.
Nhân dân hưởng ứng say mê lễ hội là cơ sở cho sự tồn tại của lễ hội.
Lễ hội của Việt Nam hôm nay là biểu hiện sinh động cho tinh thần đại
đoàn kết dân tộc, sự thống nhất, hoà bình và ổn định trong đời sống nhân dân.
Hơn thế nữa, sự phát triển của lễ hội là một minh chứa sinh động cho sức
sống của văn hóa Việt Nam trong thời đại mới.
2. Sự phát triển của Lễ hội Việt Nam
Dân tộc nào trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử cũng sáng
tạo nên nhiều lễ hội. Nhìn về cội nguồn của lễ hội ở nước ta, tìm về cái tinh
thần cốt lõi thời sơ khai mà nhờ có nó mới có được một bức tranh về lễ hội
đặc sắc như ngày nay. Theo GS.Trần Quốc Vượng thì cần có “phương pháp
tiếp cận có hệ thống về lễ hội, đòi hỏi phải coi lễ hội là một thể thống nhất,
một toàn thể, một tổng thể hệ thống bao hàm nhiều hệ thống (hệ Lễ, hệ Hội) và
nhiều tiểu hệ, vi hệ và quan hệ tương tác nhiều chiều giữa chúng với nhau tạo
thành mạng tương quan thời gian - không gian của lễ hội”. Theo phương
pháp đó chúng ta sẽ nhận ra được tinh thần cơ bản của lễ hội Việt Nam đó
chính là lễ hội Nông nghiệp ngày xưa.
Việt Nam là một đất nước có hàng ngàn lễ hội, gắn liền với vùng thuộc
khí hậu nhiệt đới, trồng lúa nước, chế độ phong kiến kéo dài, tôn thờ nhiều
6
đạo. Nếu coi mỗi lễ hội là một màu sắc thì có thể nói trên dải đất hình chữ S
của chúng ta là cả một bức tranh rực rỡ sắc màu.
Qua nhiều thế hệ, phong tục tập quán được truyền lại ở các địa phương,
những nét văn hoá truyền thống đó bắt nguồn từ cuộc sống lao động và chiến
đấu của nhân dân đồng thời thể hiện sự phong phú đa dạng trong đời sống tôn
giáo, tín ngưỡng của người Việt.

Do quy định của thể chế chính trị xã hội đương thời, do lễ hội là một
hoạt động văn hoá có tác động và ảnh hưởng sâu rộng tới các tầng lớp nhân
dân nên các chính thể cầm quyền đều sử dụng nó như một công cụ văn hoá đa
năng, để phục vụ mục đích quản lý, duy trì và điều hành hoạt động của đất
nước. Bên cạnh lễ hội dân gian truyền thống còn có nhiều lễ hội được tổ chức
nhằm chào mừng các sự kiện chính trị- quân sự- văn hoá- xã hội nổi bật của
từng giai đoạn. Các lễ hội chào mừng sự kiện lịch sử, đón nhận danh hiệu thi
đua…
Cần phải khẳng định, lễ hội không phải là hiện tượng bất thành bất
biến, lễ hội có nhiều chuyển biến qua dòng chảy thời gian, có sự cải biến cho
phù hợp. Là một hoạt động văn hoá dân gian mang tính nguyên hợp, là một
hoạt động nổi trội trong đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân
trong xã hội. Lễ hội phản ánh đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước,
địa phương ở vào thời điểm diễn ra lễ hội. Đồng thời, lễ hội cũng phản ánh xu
hướng vận động và phát triển của các cơ tầng xã hội trong thời gian và không
gian lễ hội.
Trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước hiện nay, hoạt
động lễ hội đang có sự biến đổi mạnh mẽ, diễn ra theo nhiều hướng có cả tích
cực và tiêu cực. Các lễ hội truyền thống được tái hiện, phục dựng ở các địa
phương với quy mô và hình thức ngày càng đa dạng. Có thể thấy, hoạt động
lễ hội đã tìm lại được vị trí xứng đáng của nó trong đời sống văn hoá của các
tầng lớp cư dân trên khắp miền đất nước.
7
Từ sau Cách mạng tháng Tám, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong
lĩnh vực văn hoá, bảo tồn và tôn vinh những lễ hội thể hiện tinh thần dân tộc
và giá trị nhân văn sâu sắc. Lễ hội dân tộc là một truyền thống lâu đời. Truyền
thống ấy cũng như toàn bộ những giá trị do quá khứ để lại, đang được những
“người đương thời” thẩm định lại, dưới ánh sáng đường lối chính trị rõ ràng,
nhất quán của Đảng Cộng Sản Việt Nam: kế thừa có chọn lọc và có phê phán
những di sản văn hoá của quá khứ, tích hợp tinh hoa truyền thống dân tộc tốt

đẹp với tinh thần tạo mới để xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn
hoá mới, con người mới Việt Nam. “Chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội với
chủ nghĩa Mác – Lênin, với đường lối của Đảng và vốn cũ của dân tộc.”
Những lễ hội truyền thống được duy trì và tạo điều kiện thuận lợi trong
việc tổ chức, đặc biệt là những lễ hội lớn như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Gióng,
lễ hội Kiếp Bạc, lễ hội chùa Hương…Những lễ hội này ngày càng thu hút
lượng người tham dự rất lớn đến từ các vùng trên cả nước, chính vì thế được
tổ chức hoành tráng rầm rộ.
Tuy nhiên bên cạnh phần bảo tồn cũng cần có sự chọn lựa và gạt bỏ
những yếu tố tiêu cực của lễ hội xưa. Trong lễ hội dân tộc xưa không thiếu
những cái hay nhưng cũng còn phần dở. Về cơ bản, những hình thức lễ hội
truyền thống nay vẫn giữ được duy trì nhưng cái khó ở đây là làm sao để thể
hiện và lưu giữ được cái tinh tuý, cái tinh thần, cái “hồn” của lễ hội xưa. Một
mặt khác là sự xuất hiện của nhiều kiểu lễ hội mới gắn với truyền thống cách
mạng, với cuộc sống mới và con người mới ở khắp mọi miền đất nước.
Nhiều hình thức lễ hội mới xuất hiện có tính chất nghi lễ kỷ niệm thời
điểm ra đời một vùng đất, liên hoan du lịch văn hoá ở những danh lam thắng
cảnh như lễ hội Fesival Huế, lễ hội du lịch 350 năm vùng đất Nha Trang, lễ
hội Du lịch Quảng Nam, 100 năm Sapa…Những lễ hội này được tổ chức mà
nội dung và tính chất của nó liên quan đến các sự kiện chính trị, quân sự, văn
hóa xã hội nổi bật trong tiến trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Địa điểm của
lễ hội hiện đại thường diễn ra ở các thành phố, trung tâm đô thị lớn, đặc biệt
8
như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hoặc các thành phố thị xã của các
tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
Lễ hội hiện đại huy động đến hàng ngàn diễn viên chuyên nghiệp và
không chuyên, trung ương và địa phương, có khi có cả đoàn quốc tế đến từ
các quốc gia khác. Với quy mô lớn, nghệ thuật trình diễn cao được đạo diễn
từ kịck bản nên những hoạt động tại lễ hội hầu hết rất chỉn chu và có hệ
thống.

Những lễ hội văn hoá du lịch là một bước phát triển mới của lễ hội hiện
đại Việt Nam ví dụ như : Lễ hội văn hoá các dân tộc thiểu số ở Trường Sơn
Tây Nguyên, lễ hội văn hoá thể thao dân tộc Khmer Nam Bộ…Hình thức lễ
hội này là sự kết hợp giữa những yếu tố văn hoá truyền thống của vùng đất
với nghệ thuật trình diễn mới cùng với cảnh quan thiên nhiên đẹp tạo nên một
lễ hội nhiều màu vẻ, có nhiều “đất” để khách tham quan có thể tham gia lễ
hội. Ngoài giá trị kinh tế thu được thì lợi ích cao nhất mà lễ hội văn hoá du
lịch này đem lại đó là sự lưu giữ, giới thiệu và thể hiện được giá trị truyền
thống dân tộc qua các hoạt động tại lễ hội với du khách. Những giá trị tinh
thần ấy trở nên sống động và thẩm thấu một cách tự nhiên vào tâm hồn mỗi
người để họ hiểu thêm và càng tự hào về đất nước quê hương.
Các lễ hội được tổ chức có tầm vóc và hấp dẫn nhờ kết hợp được tính
lịch sủ với nghệ thuật, nâng lễ hội lên khỏi tầm vóc địa phương. Tuy nhiên
điều không tránh khỏi là sự trùng lặp của các hình thức tổ chức và trình diễn
Ở cấp độ vi môn với đơn vị làng, trong nhiều năm qua đã xuất hiện
hình thức liên hoan, hội hè “Làng vui chơi, làng ca hát”. Đây là một dạng hội
làng thi với nhau qua hoạt động vui chơi ca hát. Đài Tuyền Hình Việt Nam
góp phần tổ chức, tuyên truyền trên màn ảnh nhỏ và được khán giả cả nước
thích thú theo dõi.
Lễ hội thời kì sau cách mạng đã loại bỏ được nhiều yếu tố không thích
hợp của lễ hội truyền thống. Trước hết là các nghi thức tôn giáo mang tính
chất thần bí với những trò cầu đảo, lên đồng, trừ ma quái, không để cho các
9
thầy mo, thầy phủ thuỷ biến hội lễ thành nơi hành nghề. Các loại tiết mục
kiểu như lên đồng gọi hồn…bị loại bỏ trong các hội hè.
Nhiều khi các địa phương còn buông lỏng trong khâu tổ chức lễ hội để
tình trạng “buôn thần bán thánh” diễn ra. Có hiện tượng xâm phạm đến các di
tích lịch sử như cụm di tích chùa Hương, việc tu bổ thêm các khu nhà trong
kiến trúc tổng thể của lễ hội thường được tiến hành tuỳ tiện,theo ý chủ quan
của một số người, phá vỡ kiến trúc tổng thể của không gian lễ hội.

Các lễ hội cổ truyền được khôi phục theo đúng nghi lễ và tập tục nhưng
hiện tương thương mại hoá lễ hội đang diễn ra ở hầu hết các lễ hội đang là
một vấn đề gây đau đầu với các nhà quản lý văn hoá. Bên cạnh xu hướng hoài
cổ, phục cổ là sự pha tạp, lai căng kệch cỡm, sự phồn thực giả tạo trong các
hình thức và nội dung thể hiện của lễ hội…là những tác động tiêu cực của
hoạt động văn hoá này. Hơn nữa, một điều cần tránh là sự lãng phí về tiền của
diễn ra ở các lễ hội hiện nay. Sự lãng phí xa xỉ với đầu óc mê tín dị đoan có
xu hướng phát triển. Những điều đó cần phải được loaị bỏ thông qua việc
thực hiện nghiêm túc Qui chế lễ hội của Bộ VHTT ban hành ngày
23/08/2001.
10
CHƯƠNG 2: LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
1. Dẫn luận về lễ hội truyền thống Việt Nam:
Với nền văn minh lúa nước lâu đời ở xứ sở nhiệt đới, lễ hội cổ truyền
Việt Nam xuất phát từ đó với nhiều hình thức phong phú đa dạng và độc đáo.
Lễ hội là một sản phẩm và biểu hiện của một nền văn hoá. Nền văn hoá
Việt Nam là nền văn hoá nông nghiệp. Vậy lễ hội truyền thống Việt Nam là lễ
hội nông nghiệp. Cội nguồn sâu xa nhất là tín ngưỡng phồn thực trong nông
nghiệp của dân tộc Việt Nam luôn cầu mong mưa thuận gió hoà cho vạn vật
sinh sôi nảy nở.
Theo GS. Trần Quốc Vượng thì lễ hội nông nghiệp không chỉ bao hàm
những lễ hội gắn một cách trực tiếp với nghề nông mà ta có thể gọi là nghi
thức hay nghi lễ nông nghiệp như lễ hội “ Tồng Ngồng” của người Tày, lễ tế
Thần Nông, lễ hạ điền ( xuống đồng của người Mường), lễ hội thượng điền
của người Việt – mà bao gồm cả những hội săn chim, đuổi cuốc, săn hổ, bắt
cáo, hội đánh bắt cá ở suối, ao, hồ, hội hái lá, hái măng, hái nấm ở rừng, ở bụi
bao gồm cả những hội đền, hội phủ, hội chùa, hội đình…Tất cả chúng đều
được gọi là lễ hội nông nghiệp vì chúng diễn ra trong không gian thôn dã với
một thời gian thôn dã ( mang tính chất chu kì). Chủ nhân của những lễ hội
này phần lớn là nông dân, là thợ thủ công, địa chủ, quan lại, sống ở vùng quê

và có lối sống thôn dã. Bản sắc văn hoá Việt Nam được thể hiện đậm nét nhất
ở văn hoá làng . Lễ hội cổ truyền là sinh hoạt văn hoá điển hình của văn hoá
dân gian truyền thống – thành tố làm nên bản sắc văn hoá làng đó
GSTS. Nguyễn Duy Quý có định nghĩa về lễ hội một cách chính xác
như sau: ‘Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hoá tổng hợp bao gồm các
mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng và văn hoá nghệ thuật, linh
thiêng và đời thường. Đó còn là một sinh hoạt có quy mô lớn về tầm vóc và
có sức cuốn hút một số lượng lớn những hiện tượng của đời sống xã hội…”
11
Lễ hội truyền thống xuất phát từ nhu cầu nội tại của con người. Lễ hội
bao giờ cũng hướng tới một đối tượng Thiên nhiên cần suy tôn: các vị tiên,
Phật, thần thánh, những vị Nhiên thần và Nhân thần mà xét đến cội rễ thì đó
chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của những anh hùng
có công khai phá và xây dựng, những anh hùng chống giặc ngoại xâm, những
người có công dạy dỗ, truyền nghề, chống thiên tai, trừ ác thú, chữa bệnh cứu
người hoặc những đấng thiên nhiên giúp con người hướng thiện, tạo dựng
một cuộc sống tốt lành, yên vui.
Lễ hội truyền thống chính là dịp để con người giao lưu, cộng cảm và
trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và khát vọng cao đẹp, còn là cầu
nối giữa hiện tại và quá khứ, củng cố tinh thần cố kết dân tộc và tình yêu quê
hương đất nước cùng niềm tự hào về gốc gác cuả mình.
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba”.
Chính vì vậy mà lễ hội truyền thống bao giờ cũng có sức thu hút, mời
gọi kì lạ đối với nhiều người, nhiều lứa tuổi. Người đến với lễ hội là đến với
chốn linh thiêng cao cả, với tâm thức chân thành và thanh thản với khát vọng,
ước mong tốt lành.
Cái không gian trầm lặng, tôn nghiêm của những ngôi đình mái cong,
ngôi chùa rêu phong, ngôi đền cổ kính dưới những tán cổ thụ bỗng sáng lên
tưng bừng, rộn rịp bởi những sắc màu của cờ hoa, quạt, kiệu, tán lọng và

những âm thanh của hàng loạt nhạc khí, lời ca và những nhịp điệu uyển
chuyển…Nhưng yếu tố là nên sự sống động của lễ hội nhất là sự hội tụ của
hàng ngàn, hàng vạn người quy tụ về đây vui với tiền nhân. Không gian lộng
lẫy uy nghi tạo nên chất hoành tráng và thiêng liêng của lễ hội, có sự khơi dậy
cái thiện và mỹ trong tâm hồn mỗi người, thôi thúc họ vươn lên một lý tưởng
sống cao đẹp và giàu ý nghĩa hơn.
Lễ hội mang sức sống của một dân tộc được minh chứng qua thời gian
ngàn năm lịch sử, là một bảo tàng văn hoá sống lưu giữ tín ngưỡng tôn giáo,
12
sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian, nơi phản ánh một cách trung thực nhất
tâm thức của một dân tộc cần cù chịu khó, yêu lao động.
Đối với cá nhân con người, tham gia lễ hội là một cách tham gia vào
quá trình sáng tạo và sáng tạo văn hoá, là được hoà mình trong dòng nước đầu
nguồn của văn hoá dân tộc với một tinh thần cộng đồng và cộng cảm sâu sắc.
Lễ hội chia làm hai phần: Lễ và Hội
Lễ là tổng thể nghi thức thể chế hoá trật tự, gắn với sự tích, quyền năng
của thần, diễn đạt mối quan hệ của Người và Thần. Lễ cơ bản là linh thiêng.
Theo từ điển tiếng Việt 2002 Nhà xuất bản Đà Nẵng
“Lễ là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự việc,sự
kiện có ý nghĩa nào đó”
Dưới thời phong kiến, các nhà nho quan niệm Lễ là trật tự, là chữ đã
định sẵn của Trời “Lễ nghĩa thiên chi tự”, cần phải có và không thể đảo
ngược. Cuộc sống xã hội cần phải có lễ để phân biệt, giữ gìn trật tự trong mối
quan hệ đa chiều, luôn diễn ra trong đời sống xã hội. Lễ được coi là cơ sở của
một xã hội có tổ chức và đã phát triển đến một trình độ nào đó.
Nghi lễ là những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất
định mang tính biểu trưng để đánh dấu, kỉ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó
nhằm mục đích cảm tạ, tôn vinh ước nguyện về sự kiện nhân vật đó với mong
muốn nhận được sự may mắn tốt lành, nhận được sự giúp đỡ từ những đối
tượng mà người ta thờ cúng.

Lễ là các nghi lễ trang trọng gắn với một tôn giáo, một thần thoại, một
huyền thoại, một phong tục… khẳng định nền nếp, đạo lý truyền thống của
dân tộc. Với những nghi thức tế lễ, rước, dâng hương…Phần lễ tiến hành theo
một trật tự gần như thống nhất: cáo, hiến tế, cầu xin, tạ ơn.
Lễ đơn giản diễn ra trong thần điện, đa số các lễ hội đền, hội chùa, đình nước
ta tiến hành lễ đơn giản. Lễ mở rộng ra ngoài thần điện với đám rước, diễn
xướng.
Theo từ điển tiếng Việt 2002 Nhà xuất bản Đà Nẵng
13
“Hội là những cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo phong tục
hoặc nhân dịp đặc biệt”
Hội là đời thường diễn ra bên ngoài thần điện và mở rộng ra tất cả vùng
miền, cộng đồng, đến từng gia đình, diễn ra trong thời gian lễ sau đó. Hội
mang hai tính chất đó là chúc mừng thần linh và hưởng thụ ân huệ. Thần ban
ca múa, đánh đu, chọi gà…Hội là phần của những trò chơi dân gian, diễn
xướng vui chơi, tất cả mọi người đều có thể tham gia vì nó được mô phỏng
theo những động tác lao động hàng ngày như đấu vật, đánh đu, chơi cờ, hát
đối… Hội cơ bản là đời
Hội bao giờ cũng mang tính công cộng cả về tư cách tổ chức cũng như
mục đích cần đạt được của những người tổ chức và người tham dự. Các hoạt
động này diễn ra thường niên theo phong tục tập quán cổ truyền của các địa
phương vùng miền hoặc tổ chức vào các dịp đặc biệt trong năm để hướng tới,
tôn vinh với mong muốn đạt được những mục tiêu, giá trị cụ thể nào đó trong
đời sống văn hoá cộng đồng.
Hội là tập hợp những hoạt động kinh tế- văn hoá- xã hội của một cộng
đồng dân cư nhất định. Là cuộc vui tổ chức cho đông đảo người dự theo
phong tục truyền thống hoặc nhân dịp đặc biệt. Những hoạt động diễn ra
trong hội phản ánh điều kiện, khả năng, trình độ phát triển của địa phương,
đất nước ở vào thời điểm diễn ra sự kiện đó.
Lễ hội là hình thức sinh hoạt cộng đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư

trong thời gian, không gian xác định nhằm nhắc lại những sự kiện, nhân vật
lịch sử hay huyền thoại, đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hoá
của con người với tự nhiên, thần thánh và con người trong xã hội mới.
Bản chất và nội dung của lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hoá
cộng đồng bởi đây là hoạt động văn hoá tập thể thuộc về tập thể và do tập thể
tổ chức và tiến hành. Dù ở bất cứ nơi đâu vào bất cứ thời gian nào lễ hội cũng
phải do đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành. Chính họ là những người
sáng tạo chân chính những giá trị bắt nguồn từ cuộc sống lao động sản xuất và
14
chiến đấu. Họ là chủ nhân đồng thời là người đánh giá thẩm định và hưởng
thụ những thành quả sáng tạo văn hoá ấy. Không bao giờ lễ hội chỉ thuộc về
một nhóm người nào đó trong xã hội. Không có đông người đến dự không
thành hội, bởi thế mới có câu “đông như hội” chính là vậy.
Mục đích lễ hội là một hoạt động văn hoá nổi bật trong đời sống con
người với nhiều hình thức khác nhau nhằm phục vụ lợi ích của con người.
Lễ hội không phải là mê tín dị đoan mà là một cách ứng xử thông minh
khôn ngoan cuả con người đối với sức mạnh vô hình hoặc hữu hình mà họ
không lý giải được nhưng muốn khống chế - họ phải kính và sợ. Chính vì thế
lễ hội trở thành một hiện tượng văn hoá tổng hợp, giúp giải phóng năng lượng
tâm linh, tâm lý, vật chất của con người.
Lễ hội chính vì thế có tính chất tái tạo, con người hiến dâng để cầu xin
tốt lành trong tương lai và hưởng thụ vật chất và tinh thần thoải mái trong
hiện tại.
Lễ hội là cách thức giao cảm cộng đồng, giao hoà giữa con người với
trời đất, giữa hiện tại với hồi tưởng trong quá khứ và hi vọng tương lai.
Lễ hội truyền thống xưa nhấn mạnh phần lễ, tức là phần nghi lễ vì nhu
cầu tâm linh rất lớn
Lễ hội truyền thống nay phần hội được nhấn mạnh nhiều hơn vì từ nhu
cầu tâm linh giờ đã chuyển sang giải quyết nhu cầu được vui chơi, sống lại
không khí dân dã của những trò chơi dân gian xưa, không khí tưng bừng náo

nhiệt hơn.
Nhu cầu sinh hoạt cộng đồng là một nét văn hoá tâm thức đặc biệt của
người Việt Nam. Để lễ hội là dịp thể hiện sức mạnh cao nhất, sự tập trung sức
đoàn kết của cộng đồng, chúng ta phải giữ cho được nét văn hoá của từng lễ
hội.
2. Đặc trưng của Lễ hội truyền thống
Việt Nam là mảnh đất đa sắc tộc và đa lễ hội.
“Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu
15
Mồng chín đâu đâu trở về hội Gióng”
Với 54 dân tộc anh em cư trú trên khắp các miền đất nước, sự đậm đặc
của Lễ hội được đúc kết trong nhiều câu ca dao tục ngữ đã in sâu vào trong trí
nhớ dân gian. Phong phú hơn cả là sinh hoạt lễ hội ở đồng bằng Bắc bộ của
người Kinh với 118 lễ hội lớn nhỏ từ vùng đất Tổ Phú Thọ tới Bắc Ninh với
Hội Lim, Hội Dâu…rồi tới Hà Tây của Hội chùa Hương vòng qua Thái Bình
với hội chùa Keo, lại qua Hải Dương để dự Hội Côn Sơn Kiếp Bạc. Tới dải
đất miền Trung của nắng và gió rồi tới Tây Ninh, Bà Chúa Xứ núi Xam (An
Giang), Linh Sơn Thánh Mẫu núi Bà Đen, lễ hội Lăng Ông Chiểu( TP. Hồ
Chí Minh). Nhìn chung lễ hội diễn ra chủ yếu vào mùa xuân, ở 3 tháng đầu
năm, bởi thế mới có câu “ Tháng Giêng là tháng ăn chơi” và tháng 3 là tháng
hội hè.
Lễ -hội truyền thống của người Kinh
a, Tết Nguyên Đán đánh dầu sự kết thúc của một năm cũ, khởi đầu một năm
mới
b, Giỗ tổ Hùng Vương ( lễ hội Đền Hùng)
Hiếm có nơi nào trên thế giới lại có được hình thức tín ngưỡng thờ tổ
tiên độc đáo như ở Việt Nam. Truyền thống này gắn với truyền thuyết con
Lạc cháu Hồng. Lễ hội diễn ra trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc thôn Cổ Tích xã Hy
Cương, Phong Châu – Phú Thọ từ ngày mồng 8 đến 10 tháng 3 Âm lịch. Tại
lễ hội diễn ra các hoạt động như hát Xoan, hát chèo, tuồng, hát ghẹo…

c. Lễ hội Cổ Loa
Đền Cổ Loa thờ vua An Dương Vương – người có công tô lớn trong việc
dựng nước và giữ nước. Lễ hội diễn ra từ mồng 6 tháng giêng, để tưởng nhớ
công ơn của nhà vua.
d, Lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc như:
* Lễ hội đền Đô ( Đền Lý Bát Đế )
Đền Đô được xây từ thế kỉ 11 tại Đình Bảng (Tiên Sơn – Bắc Ninh) để tưởng
nhớ Lý Công Uẩn ( Lý Thái Tổ) và các đời vua Lý tiếp theo.
16
Lễ hội có các hoạt động rước kiệu khổng lồ, đấu vật, đánh cờ, chọi gà, hát
chèo, tuồng
* Lễ hội Đống Đa:
Giỗ trận Đống Đa- kỉ niệm ngày vua Quang Trung đại phá tiêu diệt gần 20
vạn quân Thanh tại gò Đống Đa năm Kỷ Dậu 1789. Lễ hội diễn ra vào mùng
5 tết ta
* Lễ hội Trường Yên:
Diễn ra tại cố đô Hoa Lư để tưởng nhớ công đức lớn lao của Đinh Tiên
Hoàng và Lê Đại Hành. Tại đây diễn ra các nghi thức rước nước, tế lễ ở hai
đền. Đặc biệt, phần Hội có diễn trò cờ lau tập trận, bơi chải, múa rồng…
e, Lễ hội tôn vinh các vị thần:
* Hội Phù Đổng diễn ra tại xã Phù Đổng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội từ ngày 6
đến 12 tháng tư âm lịch.
* Hội Phủ Giầy thờ thánh Mẫu văn hoá dân tộc: Bà Chúa Liễu- là một trong
tứ bất tử của điện thần Việt Nam
* Hội đền Dạ Trạch thờ Chử ĐồngTử và Tiên Dung có công giúp dân khai
hoang, trồng trọt và chữa bệnh…
f, Lễ hội các làng nghề
* Hội làng Đồng Kỵ: Làng thuộc xã Đồng Quang, Tiên Sơn, Bắc Ninh có
nghề mộc làm đổ khảm trai trên các tủ chè, sập gụ, bàn ghế xuất khẩu. Trong
lễ hội có tục rước và đốt pháo…

* Hội làng Chuông
* Lễ hội làng Triều Khúc: làng có nghề làm nón quai thao, thêu may tuyệt
xảo, làm đồ thờ tự. Thêm vào đó là hơn 10 nghề thủ công, buôn bán…
g, Lễ hội văn hoá:
* Lễ hội chùa Hương
* Hội Lim
Lễ hội các dân tộc ít người
17
Bên cạnh lễ hội của người Kinh, các dân tộc anh em còn lại cũng đóng góp
vào kho tàng văn hóa dân tộc những lễ hội truyền thống đặc sắc và độc đáo
như: Lễ hội đâm trâu: tục đâm trâu, ăn trâu. dâng trâu của người Banar ở Tây
Nguyên,
Lễ hội OK om Bok (dân tộc Khơ Me) hay còn gọi là lễ hội cúng trăng của
người Khơ Me Nam Bộ ở các tỉnh Nam Bộ. Tại đây ngoài những nghi thức
còn có các trò chơi như đua ghe…
Lễ hội Tồng Ngồng (dân tộc Tày) hay còn gọi là lễ hội xuống đồng mở mùa
gieo trồng lúa mới. Đặc sắc của lễ hội có màn cúng thần nông, ném còn màn
múa kỳ lân, ném còn, đánh đu…
Lễ hội Bỏ mả truyền thống của người Bana ở Gia Lai…
Lễ hội Tôn giáo:
Lễ hội Rằm tháng bảy hay còn gọi là lễ Vu Lan, cầu khấn cô hồn, là ngày
“mở cửa địa ngục”
Lễ hội Phật Đản
Lễ hội Thiên Chúa Giáo…
3. Đặc điểm Lễ hội truyền thống thể hiện trên Báo chí:
Lễ hội truyền thống chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá tinh
thần của người Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà từ ngàn đời, cha ông ta
lại chọn mùa xuân là mùa của lễ hội. Mùa xuân vốn là của đất trời, mùa của
hoa lan, hoa đào, hoa ban, và hàng vạn ngọn lửa hồng tươi trên tháp đèn cây
gạo chùa Hương và xóm làng quê ta miền Bắc. Và mận vùng xuôi, lê rẻo cao,

nghiêng hoa nở trắng rừng…
Xuân Việt Nam là xuân làm ăn, xuân đánh giặc, xuân vui chơi. Mùa
Xuân của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt,
Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung…Những mắt xích chủ
yếu của một truyền thống về tài thao lược lâu đời của dân tộc- được thế hệ Hồ
Chí Minh kế thừa và phát triển lên một trình độ mới.
18
Lễ hội mùa xuân là một nhân tố cổ truyền của nền văn hoá Việt Nam.
Hàng ngàn năm nay, với gái trai đất Việt, Xuân đã là mùa ca hát – nam nữ đối
ca – mùa yêu đương, mùa của trao duyên… Trong Xuân ca giáo phường
(phường hát xoan) trong hội Rô 36 năm mới mở hội một lần tại Khánh xuân
điện, thờ thánh Tản Viên, vị thần linh tối cổ được coi là “Bách thần nguyên
thủ” trong Vạn thần miếu Việt Nam tại xã Liệp Tuyết, Liệp Mai, miền Quốc
Oai, xứ Đoài xưa có đoạn ngâm ngợi mùa xuân:
… “Tháng giêng giai tiết ở đầu
Bao nhiêu mỹ nữ đá cầu đánh đu
Tháng hai hoa nở tranh đua
Đậm lòng con gái ngâm ngơ tinh thần
Tháng ba nắng tốt thập phần
Nhưng màng lần nữa hết Xuân sang Hè!”
Các trò chơi mùa xuân, hoặc nhấn nhá vào ý niệm tình tứ (đánh đu,
tung còn…) hoặc xoay quanh quả bóng, quả cầu, tượng trưng cho mặt trời và
tín ngưỡng thờ mặt trời thần cổ ( đá cầu, vật cầu, hất phết…) hoặc tượng
trưng cho sự đấu tranh và hoà đồng, mâu thuẫn mà thống nhất giữa hai xung
lực Đất– Trời, Âm– Dương, Đực- Cái ( đấu vật, kéo co, hát đối đáp..) tất cả
hoà quyện vào hội mùa xuân, sau màn sương tôn giáo, tín ngưỡng, ánh bừng
nên sức sống của tuổi thanh xuân thiết tha yêu đời, vui tươi, lành mạnh, hồn
nhiên, trong sáng. Hội mùa xuân: một đỉnh cao của phong cách trữ tình dân
gian Việt Nam.
Hội mùa xuân cổ truyền dân gian đã gắn với hội đền: đền Thính thờ

thánh Tản, đền Gióng và hội làng Phù Đổng, đền Hùng và hội hát Xoan…
Phật giáo từ Ấn Độ và Trung Quốc truyền bá vào đất Việt, chùa chiền
mọc lên dần trong làng xóm Việt Nam, tín ngưỡng Phật giáo hoà trộn với tín
ngưỡng dân gian và hội mùa xuân cổ truyền cũng gắn với hội chùa: Hội
Lim(chùa Lim), hội Khám(chùa Long Khám), hội Dâu(chùa Pháp Vân, Thuận
19
Thành, Bắc Ninh), hội Láng (chùa Láng Yên Lãng, Từ Liêm) hội Thầy( chùa
Sài, Quốc Oai, Hà Tây), hội chùa Hương với Nam Thiên Đệ nhất động…
Vui tết, vui hội mùa xuân, vui hội mùa thu… với những hình thức lễ
tiết nông nghiệp, ca múa nhạc, trò chèo, các hình thức đọ sức, đua tài, vật, võ,
đánh cầu, hất phết… ngoài tác dụng hun đúc trí thông minh, tài khéo léo, rèn
luyện thể lực, trao đổi tinh thần, tu dưỡng mỹ cảm…đã góp phần củng cố tinh
thần cộng đồng của làng quê.
(VietNamNet (12/09/2005) Lễ hội chọi Trâu, Đồ Sơn, Hải Phòng)
3.1 Lễ hội truyền thống luôn luôn được tìm hiểu và giới thiệu như một sản
phẩm đặc sắc của nền văn hoá dân tộc.
Báo chí luôn theo dõi bám sát các sự kiện lễ hội diễn ra trong cả nước
để phản ánh kịp thời tới công chúng, giúp họ có được cái nhìn trọn vẹn về lễ
hội Việt Nam. Qua báo chí công chúng có thể có được nhãn quan tổng thể về
lễ hội Việt Nam cũng như những đổi thay của lễ hội truyền thống trong thời
đại mới. Một mặt báo chí thực hiện chức năng thông tin của mình mặt khác
gián tiếp đưa tới cho công chúng những hiểu biết, kiến thức về nền văn hoá
dân tộc từ đó góp phần giáo dục tư tưởng, thẩm mỹ cũng như khơi dậy niềm
tự hào của nhân dân cả nước đối với những giá trị tinh thần của dân tộc ta.
Chúng ta tự hào vì có được một quốc lễ thờ cúng tổ tiên chung cho cả
dân tộc con Lạc cháu Hồng. Lễ hội gắn với sự hình thành dân tộc hoặc một
20
vùng đất như giỗ tổ Hùng Vương từ ngày 9 đến 13-3 âm lịch tại xã Hy
Cương, Phong Châu, Phú Thọ. Dựa trên truyền thuyết vua Hùng ở vùng đất
Tổ, hàng năm con cháu ở các địa phương về tụ hội dâng hương, cúng lễ. Theo

quy định năm chẵn do Trung ương làm chủ lễ, năm lẻ do địa phương chủ trì.
Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo tới đời sống tinh thần cũng như gìn giữ
phát huy truyền thống dân tộc chính vì thế từ năm 2005 lễ hội đền Hùng được
tổ chức theo quy chế Quốc lễ. Lễ hội đền Hùng đã trở thành lễ hội mang tính
Quốc gia một cách chính thức, chính vì thế việc tổ chức lễ hội sẽ được nâng
lên tầm cao mới với những nghi thức trang trọng và những màn biểu diễn
hoành tráng.
Báo VietNamNet cập nhật hồi 14:59’ 28/03/2005 có bài phỏng vấn
NSND Phạm Thị Thành : Lễ vua Hùng phải có dấu ấn riêng với tít dẫn:
“Năm nay, giỗ tổ Hùng Vương lần đầu tiên tổ chức theo quy chế quốc lễ, Đạo
diễn, NSND Phạm Thị Thành được giao trọng trách làm Tổng đạo diễn
chương trình này. Vậy quy mô, tầm vóc của lễ hội đền Hùng có gì khác với
những năm trước đây?
Trả lời câu hỏi của phóng viên về quy mô tổ chức lễ hội đền Hùng,
NSND Phạm thị Thành cho biết: “ Lễ hội lần này phải thể hiện được nội dung
trải dài 4000 năm lịch sử đồng thời cũng phải mang tính huyền thoại, tâm linh
và mang tính thời sự cập nhập đương đại... Tôi muốn lễ hội đền Hùng phải
mang một dấu ấn riêng đó là làm thế nào để khách trong nước cũng như quốc
tế biết được đây là một lễ hội của Việt Nam. Đồng thời lễ hội đền Hùng phải
mang đậm tính lịch sử và huyền thoại, vừa mang tính văn hóa Việt Nam.”
21
(Đoàn hành lễ dâng hương lên đền Thượng)
Những lễ hội truyền thống đã mang phần nào đó màu sắc của lễ hội
hiện đại đó là tính hoành tráng thể hiện cả trong không gian và thời gian diễn
ra lễ hội. Trả lời phỏng vấn của Phóng viên VietNamNet bà Phạm Thị Thành
cho biết: “Lễ hội đền Hùng năm 2005 diễn ra trong 4 ngày từ 06/4 đến 10/4 sẽ
thu hút khoảng 1,5 triệu lượt người. Không gian lễ hội từ đền Hùng đến thành
phố Việt Trì. Phần lễ chủ yếu diễn ra tại các đền, chùa ở núi Nghĩa Lĩnh. Phần
hội ở những địa điểm có diện tích rộng, mang ý nghĩa lịch sử từ cổ xưa tới
thời kỳ cách mạng với sự tham gia của 2.500 cho đến 3000 người cả chuyên

và không chuyên, 10 đoàn tổ chức tại các tỉnh bạn, 5 đoàn trong tỉnh và 3
đoàn nghệ thuật quốc tế (Thuỵ Điển, Hàn Quốc, Trung Quốc). Riêng đêm đại
lễ hội sẽ được trình diễn trên sân vận động Việt Trì, trung tâm là một sân
khấu lớn rộng 500m2. Khai mạc gồm có 5 chương 10 cảnh, trong đó có cảnh
mang tính huyền thoại rồng tiên như Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh 100 con;
cảnh về lịch sử chống giặc ngoại xâm với hình tượng của Thánh Gióng; một
số cảnh mang tính văn hoá Việt Nam nối từ thời đại vua Hùng tới thời đại Hồ
Chí Minh.”
Điểm mới của lễ hội đền Hùng so với trước đây theo bà Phạm thị
Thành cho biết: “ Ngoài phần khai lễ có ban thờ và khai mạc tại các nhà thi
đấu thể thao Việt Trì thì phần hội nơi công chúng có thể tham gia tại các địa
điểm từ núi Nghĩa Lĩnh đến ngã ba Bạch Hạc với các trò chơi dân gian như:
Trò Trám, Đánh Phết; Cướp cầu; Hội vật; Cướp cờ; Bắt chạch trong chum…
Biểu diễn nghệ thuật như hát xoan, ghẹo; hoà nhạc cổ điển; múa balê; ca Huế,
Nam bộ, quan họ Bắc Ninh, biểu diễn của các nước bạn. Triển lãm tranh ảnh
Xưa và Nay, tổ chức “Chợ Trung du”…”
Như vậy ta có thể thấy rõ, để tổ chức một lễ hội truyền thống như thế
này cần một khoản kinh phí khá lớn. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây đó
là làm thế nào để lễ hội dù đã mang màu sắc hiện đại mà vẫn giữ được cái
22
tinh thần dân tộc cốt lõi và nét đặc sắc của từng lễ hội, làm thế nào để cái
“tinh hoa” cái “riêng” của từng lễ hội được chính cái “hiện đại” tôn vinh lên
để người dân được hồi tưởng lại, sống lại không khí hùng thiêng đó mới là
điều mà nhân dân thực sự trông chờ.
(VietNamNet (10/02/2005), Lễ hội Đua Voi của đồng bào Tây Nguyên)
Lễ hội ngợi ca anh hùng dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và
giữ nước như các lễ hội: Hội Gióng mở vào ngày 9- 4 kỉ niệm Thánh Gióng
tại xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội; Hội đền Hai Bà từ 3- 6 tháng hai tại Đồng
Nhân, quận Hai Bà, Hà Nội; Hội đền Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương thờ
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn vào ngày 20- 8; Lễ hội

Lễ hội luôn là sự kiện thu hút được sự quan tâm đông đảo của mọi tầng
lớp nhân dân. Chính bởi vì, lễ hội không của riêng ai, ai cũng muốn được
tham dự, được hoà vào hứng khởi non sông nên những thông tin về lễ hội
được xem là điểm nhấn số một của tin tức xung quanh thời gian diễn ra lễ hội.
Bài đinh và ảnh đinh luôn có một vị trí đặc biệt trên trang nhất các báo, nó thu
hút mắt nhìn của công chúng và luôn dành để đăng tải những sự kiện quan
trọng có ý nghĩa của đất nước, những sự kiện chính trị xã hội văn hoá nổi bật.
Bài đinh và ảnh đinh của các số báo đều dành chỗ để đăng tải về lễ hội
lớn. Các hoạt động trong lễ hội được thông tin đầy đủ cho công chúng tham
khảo và từ đó có sự đánh giá một cách tổng quan về sự kiện. Việc sử dụng bài
đinh và ảnh đinh thông tin về lễ hội thể hiện được tầm quan trọng của lễ hội
đối với đời sống tinh thần và sinh hoạt văn hoá của nhân dân.
23
Báo Lao Động số 45/2005 ra ngày 15 tháng 2 có bài đinh, ảnh đinh
“Cảm hứng miền quê dấu Phật – Lễ hội chùa Hương 2005” của Việt Văn,
tác giả dẫn lời: “Hiếm có một lễ hội nào mà tính đại chúng, sức hấp dẫn, lan
toả không gian và thời gian như lễ hội chùa Hương. Một lễ hội tưng bừng khai
mạc và mồng 6 tết và kéo dài hết mùa xuân”. Tiếp theo, tác giả đưa ra dự đoán
của mình: “Năm 2004 đã có trên 80 vạn khách tham quan chùa Hương còn
năm nay lượng khách hứa hẹn đông hơn khi chỉ mấy ngày Tết đã có hơn 2 vạn
người hành hương về đất Phật…” Chiều sâu của bài viết nằm ở phần tác giả
khai thác gốc tích hình thành lễ hội chùa Hương có từ bao giờ…Điều đó có
thể chỉ là phần thêm vào nhưng lại chính là nơi mà công chúng có thể có được
một cái nhìn đúng và sâu về lễ hội và nét đặc sắc của nó và có được niềm
thích thú khi tham dự lễ hội.
Báo Tiền Phong số (24 +25) / năm 2006 có bài đinh “Khai hội đầu
xuân” và ảnh đinh là ảnh chụp chùa Hương với dòng chú thích ảnh “Năm nay
du khách có thể đi thuyền và ngồi cáp treo để vào chùa Hương” Phần đầu tác
giả viết: “ Giới trẻ chen chân về đất Phật” xu hướng giới trẻ đi du xuân khác
mọi năm không phải là những địa điểm mang tính chất hiện đại nữa. Điều này

cho thấy, lễ hội truyền thống đã cuốn hút được giới trẻ bằng những nét độc
đáo và giá trị tinh thần của nó.
Cùng số này có hàng loạt các tin bài về những hoạt động lễ hội diễn ra
trên khắp cả nước. Tin “Độc đáo làng Đồng Kỵ- Bắc Ninh” đưa tin về lễ hội
làng Đồng Kỵ.
Tin ngắn “Lạng Sơn- trẩy hội xuân PácMòng”: “ Từ mồng 3 tết, lễ
hội được tổ chức liên miên tới hết tháng 3 âm lịch. Có 260 lễ hội dân gian
được tổ chức liền kề nhau giữa các bản làng…Hội PácMòng được coi là hội
lớn nhất, khởi nguồn cho mạch nguồn của các lễ hội”
Tin tại Hà Nội có hội Gò Đống Đa vào mùng 5 tháng Giêng âm lịch,
hội kỷ niệm chiến thắng của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và tưởng niệm
các chiến sĩ vong trận trong đại chiến thắng Đống Đa 1789.”
24
Tại Quảng Trị có “hội đình Bích La” diễn ra từ ngày 1 đến 4 Tết Bính
Tuất thu hút hàng ngàn người dân trong vùng đến dự: “Lễ hội đã tồn tại hàng
trăm năm nay, phần Lễ có các nghi thức kính cáo tổ tiên, lễ cúng đầu năm, lễ
cầu khấn thần Kim Quy. Phần hội có hội bình thơ, hội bài chòi, cờ chòi, kéo
co, chơi cờ tướng. Theo các bậc hào lão của làng Bích La, lễ cầu khấn thần
Kim Quy luôn được xem là đại lễ. Vì đó là ước vọng của cả dân làng về một
năm mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cuộc sống sung túc, thịnh vượng.
Lễ hội này là nét văn hoá đặc sắc, là sự hoà quyện các yếu tố tín ngưỡng, tâm
linh và nhân văn phong phú của vùng đất và con người khu vực đồng bằng
phía Nam của Quảng Trị”.
Báo Lao động số 52 ra ngày 22/2/2005 có bài đinh và ảnh đinh: Hội
Lim 2005: Còn duyên kẻ đón người đưa. Lịch những lễ hội diễn ra trong
tháng được đưa tới công chúng kèm theo những chỉ dẫn về nét độc đáo của
từng lễ hội
Báo điện tử VietNamNet ngày 19/02/2005 cập nhập vào 16:35’ có bài
Hội Lim trước ngày khai cuộc: “Vùng Kinh Bắc trong những ngày này đâu
đâu cũng náo nức không khí chuẩn bị vào hội. Các liền anh cố cày bừa cho

xong mảnh ruộng khoán, các liền chị cố thu xếp công việc chợ búa để kịp mặc
áo the khăn xếp, nón thúng, quai thao bước vào canh hát giao duyên. Khách
thập phương đã lẻ tẻ tìm về để nghe quan họ làng “hát mộc” trước khi lên đồi
Lim trẩy hội…”
Tiếp theo, tác giả đã miêu tả không khí hứng khởi rộn rịp của dân miền
quan họ: “Trong khắp 49 làng quan họ thì vùng Lim gồm 3 xã Nội Duệ, Liên
Bão, Vân Tương nổi tiếng hơn cả. Bắt đầu từ hôm nay 11 tháng Giêng, dân xã
Nội Duệ đã làm lễ rước thần hoàng theo lộ trình Đình Cả- chùa Nghè. Cờ
phướn lộng lẫy, nghi trượng trang nghiêm; kèn, trống hoà âm tưng bừng như
một dòng sông hoa chảy qua làng.
25

×