Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kiểm tra dung nạp glucose và tiểu đường thai kỳ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.49 KB, 4 trang )

Kiểm tra dung nạp glucose và
tiểu đường thai kỳ

Bà bầu cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Bệnh tiểu đường làm cơ thể không sản xuất đủ insulin (đường trong
máu) hoặc không kiểm soát được lượng insulin của cơ thể.
Theo Học viện bác sĩ gia đình Mỹ, tình trạng này có thể gia tăng ở một
số phụ nữ mang thai, phổ biến nhất trong nửa cuối thai kỳ, gọi là tiểu
đường thai kỳ.
Insulin là hormone giúp giữ ổn định lượng đường trong máu. Phụ nữ
mang thai cần thêm một lượng insulin vì cả cơ thể mẹ và bé, cùng với
nhau thai tạo nên một số hormone khác nhau, một trong số nhiều
hormone đó ngăn chặn tác dụng của insulin.

Xét nghiệm
Phụ nữ trên 25 tuổi nên được test dung nạp glucose và tiểu đường thai
kỳ giữa tuần 25 và 28. Một đồ uống có đường nhưng không có ga được
trao cho người mẹ để uống trước khi làm xét nghiệm. Thai phụ có thể
được làm xét nghiệm máu trong vòng 1 tiếng sau khi uống xong. Thời
gian là rất quan trọng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Xét
nghiệm máu không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Kết quả xét nghiệm
được biết trong vòng 1-2 ngày sau đó.

Thai nhi do người mẹ mắc tiểu đường không được kiểm soát có thể bị
quá cân, sinh non, tật bẩm sinh và các biến chứng nghiêm trọng do áp
lực máu. (Ảnh minh họa)
Những người mẹ với lượng glucose cao sau các xét nghiệm sàng lọc sẽ
được thử nghiệm dung nạp glucose. Điều này có nghĩa mẫu máu sẽ
được gửi đến phòng thí nghiệm và chờ đợi 1-2 ngày để biết kết quả.
Nếu kết quả cho mức độ cao của đường, người mẹ cần được theo dõi
cẩn thận. Chế độ ăn uống và tập luyện có thể kiểm soát mức độ insulin.


Trường hợp mức độ đường là rất cao, tiêm insulin là cần thiết.
Ảnh hưởng tới thai
Thai nhi do người mẹ mắc tiểu đường không được kiểm soát có thể bị
quá cân, sinh non, tật bẩm sinh và các biến chứng nghiêm trọng do áp
lực máu. Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, bé sơ sinh nặng cân là khó
khăn đối với cả mẹ và bé. Điều này có thể do thai nhi sản xuất thêm
insulin do lượng đường dư trong máu của người mẹ. Các insulin thêm
vào được lưu trữ dưới dạng mô mỡ, thông thường ở vai hoặc người bé.
“Hầu hết phụ nữ phát triển bệnh tiểu đường khi mang thai, lượng
đường trong máu sẽ quay lại mức bình thường trong vòng vài ngày sau
sinh” – tiến sĩ Jame Proulx (bác sĩ sản khoa tại bệnh viện William) cho
biết. Tuy nhiên, có một số phụ nữ vấn phát triển bệnh tiểu đường sau
sinh và thai phụ cần được kiểm tra định kỳ cho tình trạng này sau đó.

×