Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những trường hợp không nên giữ thai pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.1 KB, 5 trang )

Những trường hợp không
nên giữ thai

Tùy trường hợp mà nên quyết định giữ hay bỏ thai nhi. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh những trường hợp “bỏ thai” do mang thai ngoài ý muốn hoặc
gia đình không có đủ điều kiện nuôi con nên buộc lòng phải bỏ, chúng
ta còn biết đến rất nhiều trường hợp không nên giữ thai do sự chỉ định
của chính các bác sỹ chuyên khoa. Đó là những trường hợp nào? Cách
giải quyết ra sao? Có để lại hậu quả gì cho những lần sinh tiếp theo
không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
1. Những trường hợp không nên giữ thai
Đây là những trường hợp xuất hiện bất thường ở thai phụ hoặc đến từ
thai nhi trong suốt thai kỳ đã được chính các bác sỹ chỉ định tốt nhất là
không nên giữ thai để đảm bảo an toàn cho người mẹ và tránh những
hậu quả không đáng có cho đứa bé nếu sinh ra đời.
* Bất thường xuất phát từ phía thai phụ:
- Trường hợp nghén dữ dội, kéo dài: nghén là một trong những nguyên
nhân chủ yếu khiến cơ thể thai phụ có sự thay đổi, dẫn đến những triệu
chứng như chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi… Quá trình nghén không phụ
thuộc vào sức khỏe của người phụ nữ mà phụ thuộc vào sự thích nghi
của cơ thể bạn với phôi thai nhanh hay chậm, tốt hay không. Một khi
thai phụ bị nghén dữ dội, nôn nhiều, có thể kèm theo ra máu được xếp
vào dạng nghén bệnh lý chửa trứng toàn phần thì nguy cơ ung thư rau
thai là rất lớn, không nên giữ thai vì có thể nguy hiểm đến tính mạng
người mẹ.
- Trường hợp thai phụ nhiễm bệnh nặng, không thể tiếp tục thai kỳ: đó
là các bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của mẹ và bé, chẳng
hạn như bệnh tim nặng, bệnh lao đang tiến triển, basedow nặng, ung
thư đang điều trị bằng tia xạ, AIDS giai đoạn cuối… thì lời khuyên của
các chuyên gia sức khỏe là bạn không nên sinh bé ra đời bởi tỷ lệ “mẹ
tròn con vuông” lúc này là vô cùng thấp.


* Bất thường ở thai nhi:
- Thai nhi bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh: có thể kể đến các khuyết tật, dị
tật bẩm sinh như khuyết tật ống thần kinh, khuyết tật lồng ngực và
khớp, gai đôi cột sống; nghiêm trọng hơn là khuyết tật tim, điếc, mù,
chậm phát triển trí tuệ… ảnh hưởng lớn tới tương lai sau này của những
đứa trẻ vô tội. Đây cũng là những trường hợp bạn nên cân nhắc, quyết
định về việc “bỏ thai”.

Sau khi nạo phá thai, bạn nên nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc nặng,
đồng thời thường xuyên theo dõi tình trạng bản thân, vệ sinh hàng ngày
sạch sẽ để tránh viêm nhiễm phụ khoa và dùng thuốc theo đơn của bác
sỹ. (Ảnh minh họa)
- Thai quá yếu do bị chấn động mạnh: rơi vào trường hợp thai phụ bị tai
nạn, trượt ngã hay bị “shock” mạnh về tâm lý do gặp chuyện đau buồn,
tang thương… gây động đến thai nhi. Nếu sau khi khám, bác sỹ cho
biết thai nhi bị động quá mạnh, khó lòng giữ được thì thai phụ nên suy
xét việc có để thai lại hay không.
- Thai chết lưu trong tử cung: do quá yếu hay một nguyên cớ nhất định
nào đó mà thai nhi chết lưu trong tử cung, các bà bầu buộc phải bỏ cái
thai trong bụng.
2. Cách giải quyết với những trường hợp này
Nếu đã quá trầm trọng và được các bác sỹ uy tín chỉ định không nên
giữ thai thì các bà bầu nên cố gắng “cầm lòng” và đến các cơ sở y tế tin
cậy để nạo phá thai. Đừng chần chừ lâu, càng để muộn, hậu quả sẽ càng
nặng nề!
Sau khi nạo phá thai, bạn nên nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc nặng,
đồng thời thường xuyên theo dõi tình trạng bản thân, vệ sinh hàng ngày
sạch sẽ để tránh viêm nhiễm phụ khoa và dùng thuốc theo đơn của bác
sỹ. Trong vòng 1 tuần sau khi nạo hút, hãy chú ý bồi dưỡng, chăm sóc
sức khỏe, đề phòng những biến chứng, dị tật có thể xảy ra như dính

khoang tử cung, viêm ống dẫn trứng, tổn thương nội mạc tử cung… Tất
cả những tai biến kể trên đều có thể dẫn đến nguy cơ không thể thụ thai
được, đẻ non hay sẩy thai. Đặc biệt, bạn cần phải kiêng hút thuốc, uống
rượu và kiêng quan hệ tình dục một thời gian (2 – 3 tuần). Hãy cố gắng
tạo cho mình những nguồn động viên tốt sau khi nạo phá thai bạn nhé!
Nếu tránh được biến chứng, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ
trở lại sau khoảng 4 - 8 tuần (tính từ ngày phá thai). Đây là thời gian
vừa đủ để hoạt động nội tiết của cơ thể ổn định trở lại, khi đó niêm mạc
tử cung sẽ được tái tạo và trứng có thể phóng noãn (chín và rụng) để
tạo ra kinh nguyệt nếu trứng không được thụ tinh. Đợi đến lúc sức khỏe
đã phục hồi, bạn sẽ có thể tiếp tục mang thai.
Trường hợp phụ nữ bị bệnh nan y, được khuyến cáo rằng khó có thể
sinh con, điển hình là bệnh suy tim nặng, bạn nên tìm đến một con
đường khác để an ủi bản thân như xin con nuôi. Nếu tiếp tục thụ thai
lần nữa, e rằng cũng khó lòng giữ được. Còn đối với người mắc những
chứng bệnh khác có ảnh hưởng đến việc sinh con thì hãy cố gắng điều
trị dứt điểm nếu có thể và cân nhắc kỹ lưỡng về khả năng sinh con trở
lại nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Hãy làm những gì cần thiết vì bạn và vì tương lai của bé yêu!

×