Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bà bầu tìm hiểu về tiền sản giật và sản giật ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.29 KB, 4 trang )

Bà bầu tìm hiểu về tiền sản giật và
sản giật

Bà bầu chú ý bị bệnh tiền sản giật. (Ảnh minh họa)
Tiền sản giật và sản giật với dấu hiệu đặc trưng là cao huyết áp, phù và
có protein trong nước tiểu, có thể dẫn đến co giật và hôn mê.
Nguyên nhân của tiền sản giật chưa được hiểu rõ. Nhưng có thể là do
người mẹ phát triển phản ứng miễn dịch cho thai nhi. Tình trạng này dễ
gặp ở người mang thai lần đầu hoặc mang đa thai. Tiền sản giật có thể
có nguồn gốc từ gia đình và dễ gặp ở những người mẹ quá 35 tuổi.
Ngoài ra còn nguy cơ tiền sản giật cao thường ở phụ nữ thừa cân, có
bệnh thận mãn tính, đái tháo đường hoặc huyết áp cao.
Các triệu chứng của tiền sản giật và sản giật
Ban đầu, tiền sản giật có thể không xuất hiện triệu chứng. Khi tình
trạng bộc phát, các triệu chứng có xu hướng phát triển dần dần nhưng
đôi khi bắt đầu đột ngột. Các triệu chứng bao gồm:
• Nhức đầu.
• Rối loạn thị giác như mờ mắt và nhìn thấy đèn nhấp nháy.
• Nôn mửa.
• Đau bụng trên.

Khi tình trạng bộc phát, các triệu chứng có xu hướng phát triển dần
dần nhưng đôi khi bắt đầu đột ngột. (Ảnh minh họa)
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay nếu bạn phát triển bất cứ triệu
chứng nào trong thai kỳ. Nếu không điều trị, các triệu chứng có thể xấu
đi nhanh chóng.
Chẩn đoán tiền sản giật và sản giật
Bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu tiền sản giật
ở các lần khám thai trước sinh. Bác sĩ
sẽ xem xét liệu người mẹ có dấu hiệu
giữ nước, kiểm tra huyết áp cho mẹ và


xét nghiệm nước tiểu. Nếu bác sĩ nghi
ngờ bệnh tiền sản giật, người mẹ cũng
có thể được sắp xếp cho các xét nghiệm
máu khác nhau, bao gồm cả các xét
nghiệm để kiểm tra chức năng thận.
Điều trị
Điều trị tiền sản giật phụ thuộc vào các
giai đoạn của thai kỳ và mức độ nghiêm
trọng của các triệu chứng. Nếu có tiền
sản giật nhẹ đến trung bình và ít hơn 36
tuần mang thai, bạn có thể được khuyên nên nghỉ ngơi tại nhà. Huyết
áp của bạn sẽ được thường xuyên để kiểm tra đảm bảo nó không được
tăng quá cao. Một số phụ nữ sẽ phải theo dõi trong bệnh viện và có chế
độ nghỉ ngơi đặc biệt.
Tiền sản giật còn gọi là ch
ứng
máu bị độc, thường gặp nh
ất
trong nửa cuối của thai kỳ.
- Ti
ền sản giật nhẹ phổ biến
trong nh
ững tuần cuối thai kỳ
và thường dễ điều trị.
- Ti
ền sản giật nặng có thể đe
dọa cuộc sống của ngư
ời mẹ
và thai nhi. Nếu không đư
ợc

đi
ều trị, tiền sản giật có thể
dẫn đến khả năng gây tử v
ong
do co giật và hôn mê.
• Sưng chân, mắt cá chân, b
àn
tay; tăng cân quá m
ức do việc
lưu giữ chất lỏng.
Nếu tiền sản giật nặng và thai nhi đủ trưởng thành thì thúc sinh hoặc
sinh mổ được khuyến khích. Trước khi chuyển dạ, người mẹ có thể
phải tiêm corticoid để giúp phổi của bào thai trưởng thành. Trong
trường hợp hiếm hoi, tiền sản giật nặng phát triển trước tuần 24 thì phải
yêu cầu chấm dứt thai kỳ để cứu mẹ.
Bất kể mức độ nghiêm trọng, nếu tiền sản giật sau hơn 36 tuần mang
thai, bác sĩ có thể khuyên người mẹ nên sinh mổ hoặc dùng phương
pháp kích thích sinh sớm.
Nếu sản giật phát triển, người mẹ có thể được cho thuốc hạ huyết áp và
thuốc chống co giật để ngăn chặn cơn động kinh. Mổ lấy thai khẩn cấp
sau đó được thực hiện.
Tiên lượng
Nếu tiền sản giật được xử lý trước khi nó trở nên trầm trọng, kết quả
thường là tốt. Nếu phát triển thành sản giật, đời sống của người mẹ và
thai nhi có nguy cơ. Cao huyết áp thường trở lại bình thường trong
vòng khoảng 1 tuần sau sinh nhưng có nguy cơ khiến người mẹ phát
triển bệnh cao huyết áp trong cuộc sống sau này. Khoảng 1 trong 10
phụ nữ bị ảnh hưởng có tiền sản giật ở lần mang thai trong tương lai.


×