Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

phần mềm quản lý gia phả winform

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.75 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ GIA PHẢ
GV hướng dẫn: ThS. Trần Thị Thanh Lan
SV thực hiện: Nguyễn Văn Hiếu
MSSV: 152122474
Lớp: K16TPM
Khóa: 2010-2014

PHẦN MỞ ĐẦU
Gia đình là nền tảng của xã hội và mọi gia đình đều bắt nguồn từ tổ tiên gốc
tích. Các cụ vẫn thường nói - “Chim có tổ, người có tông” và dạy các con cháu quan
tâm đến cội nguồn của mình. Việc tôn tạo mộ phần, ngày giỗ, ngày họp họ đang được
nhiều dòng họ duy trì và phát triển qua năm tháng.
Một trong những tài sản quý giá mà tiền nhân để lại cho con cháu đó là Gia
Phả. Gia phả lưu chép lại các thông tin (tên họ, tuổi tác, nơi sinh sống, con cái, nghề
nghiệp, mộ chí, ngày giỗ ) của các thành viên trong dòng họ để cho các thế hệ sau
biết về cội nguồn của mình và vị trí của mình trong dòng họ.
Hiện nay với bánh xe của thời gian với vận tốc không ngừng cùng với vòng
quay của trái đất nơi mà con người chúng ta đang sinh sống và tạo dựng chúng ngày
càng tươi đẹp và phồn vinh. Trải qua nhiều thế hệ con người đã không ngừng phát triển
và tạo dựng nền móng văn minh cho nhân loại. Chúng ta thường nhớ về cha ông ta đã
từng một thời dựng nước và giữ nước. Qua bao nhiêu thế kỉ với các giai đoạn xã hội
khác nhau, đối với các dòng họ với sự quản lý dòng họ của mình qua tấm GIA PHẢ và
được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với sự “Quản
lý” bằng tay những dữ liệu, những thông tin về mỗi cá nhân trong dòng họ… Điều này
dẫn đến sự khó chịu và rất tốn thời gian khi ta muốn tra cứu thông tin về ai đó trong họ,
thật rắc rối rất mất thời gian và khi dòng họ này lại có thêm thành viên mới sinh ra,
hoặc dòng họ này lại tìm một người nào đó bị thất lạc.
Từ nhu cầu nêu trên, em đã sử dụng vốn kiến thức ít ỏi của mình và sự hướng


dẫn tận tình của GVHD ThS. Trần Thị Thanh Lan để tìm hiểu và phân tích bài toán
quản lý Gia Phả. Từ đó đã xây dựng được phần mềm quản lý cho Gia Phả .
Và em cũng xin cảm ơn các thầy cô khoa CNTT trường ĐH DUY TÂN và đặt
biệt là giáo viên ThS. Trần Thị Thanh Lan đã tận tình hướng dẫn để em có thể
hoàn thành đồ án chuyên nghành này .
Chương 1. Giới Thiệu Và Khảo Sát Hệ Thống :
I.1. Giới thiệu về Gia Phả :
Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Người ta nguồn gốc từ đâu
Có Tổ Tiên trước rồi sau có mình.
Gia đình là nền tảng của xã hội và mọi gia đình đều bắt nguồn từ tổ tiên gốc
tích. Các cụ vẫn thường nói - “Chim có tổ, người có tông” và dạy các con cháu quan
tâm đến cội nguồn của mình. Việc tôn tạo mộ phần, ngày giỗ, ngày họp họ đang được
nhiều dòng họ duy trì và phát triển qua năm tháng.
Một trong những tài sản quý giá mà tiền nhân để lại cho con cháu đó là Gia
Phả. Gia phả lưu chép lại các thông tin (tên họ, tuổi tác, nơi sinh sống, con cái, nghề
nghiệp, mộ chí, ngày giỗ ) của các thành viên trong dòng họ để cho các thế hệ sau
biết về cội nguồn của mình và vị trí của mình trong dòng họ.
Việc Lập Gia phả là một trong những nét văn hoá đẹp của người Phương Đông
cũng như của người Việt nam. Nhu cầu Lập gia phả đang ngày càng tăng vì với sự
phát triển của xã hội thì càng ngày càng có nhiều người trong dòng họ đi làm việc và
sinh sống ở trên khắp mọi miền của đất nước cũng như ở nước ngoài. Nhiều người
trong dòng họ không có dịp gặp mặt nhau trong các ngày giỗ họ cũng như nhiều
thế hệ con cháu mới sinh ra đều có nhu cầu được cập nhật trực tiếp vào Phả hệ.
Với mong muốn ứng dụng công nghệ để gìn giữ một nét văn hóa đẹp của người
Việt Nam, em sẽ thiết kế phần mềm quản lý gia phả với những tính năng nổi trội.
- Hiển thị sinh động bằng hình ảnh Cây phả hệ.
- Nhanh chóng tìm kiếm thông tin, tiểu sử, ảnh của thành viên dòng họ.
Thông tin thành viên gia đình được quản lý rất chi tiết phù hợp với nhu cầu đa dạng

của các dòng họ.
- Dễ dàng in Cây phả hệ, Các chi theo các kích cỡ khác nhau.
- Có tính mở rộng phục vụ các nhu cầu cập nhật hay bổ sung thông tin.
I.2. Khảo sát hệ thống :
I.2.1. Khảo sát tình hình :
- Về phần mình trong quá trình khảo sát thực tiễn trên thị trường với đất nước
Việt Nam ngày nay cũng như xa xưa ngay trong cuộc sống của chúng ta, các dòng họ
lâu đời như : họ Nguyễn, Trần, Lý, Ngô, Đinh,… Mỗi dòng họ được chia làm nhiều chi
khác nhau, qua các thế hệ này đến thế hệ khác.
Bắt đầu từ người được tìm thấy đầu tiên trong họ và lấy người đàn ông làm gốc
cho dòng họ của mình hay người này có quyền được phép cho con cháu về sau lấy đó
làm gốc hay còn gọi là “Ông Tổ ” hay “Cụ Tổ ” của họ.
Khi người này lập gia đình và có con thì những người con này là đời thứ hai.Và
cứ tiếp diễn như vậy khi những người con trong đời thứ hai này lập gia đình thì những
người con của họ là đời thứ ba và cứ thế theo đường dài thời gian họ liên tiếp kế thừa
từ đời trên xuống dưới.
Từ “Ông Tổ ” sẽ lấy đó làm chi gốc và sau đó phân cho các con trưởng nắm giữ
chi gốc đó. Nhưng nếu con trưởng này không sinh được người con trai nào thì quyền
làm trưởng sẽ do người em trai đảm nhận, và người em trai này lắm giữ luôn chi gốc
đó. Vì theo sự suy nghĩ của con người thì Nam mới được phép làm trưởng.
Nhưng nếu dòng họ này mà không có con trai ở thế hệ sau thì coi như đó là sự
không may và dòng họ này được xếp vào dòng họ bị “thất lạc” hay mất họ.
Nếu nhìn bằng con mắt trực quan ta có thể hình dung cả một dòng họ đi từ trên
xuống thì có thể sắp xếp theo một dạng cây có nhiều nhánh, các nhánh này chính là các
chi mà ta đã nói ở trên. Những nhánh này có chung một gốc đó chính là “Cụ Tổ ”. Và
các nhánh này lại được phân ra làm nhiều nhánh con khác nhau. Nếu nhánh gốc mà
không có con trai thì cũng như một cành cây chính bị cụt. Nó sẽ được chuyển sang
nhánh gần nhất kế bên. Nhánh này sẽ giữ gốc Gia Phả.
Ta có thể biểu diễn dòng họ như là một cái cây nhiều nhánh như sau:
Đời 1:

Đời 2 :
Đời 3:
Đời 4:
Đời 5:
Đời N:
Trong ví dụ về cây Gia Phả trên thì người cụ tổ là gốc của Phả Hệ.
Qui định :
+ Đàn ông hình vuông.
+ phụ nữ hình tròn
+ Những người đã từng làm trưởng(nắm giữ gốc Phả hệ) màu đen .
Trong cây Gia Phả này hiện tại ta chỉ xét có 5 đời :
• Đời 1: Là người nắm vai trò là gốc của dòng họ hay còn gọi là “Cụ Tổ ”, người
này sinh ra 5 người con: 3 trai, 2 gái. Con cả và con thứ hai đều là trai. Nên con cả này
sẽ làm Trưởng nắm gốc Gia Phả.
• Đời 2: Người con trai cả chỉ sinh được một người con gái nên khi người
này mất đi con gái của anh ta không thể làm Trưởng khi đó người em trai của anh ta sẽ
được phép làm Trưởng và giữ luôn gốc chính và con trai của người này lại là Trưởng.
Hay nói một cách khác thì cây Gia Phả này được chuyển nhánh sang nhánh khác.
Và cứ như vậy cho đến đời tiếp theo.
• Đời 3: đến đời 4, đến đời 5, đến đời thứ N
- Trong thực tế do pháp luật Việt Nam đã công nhận trong dòng họ thì thế hệ này và thế
hệ sau cứ cách nhau khoảng 5 đời thì được phép kết hôn. Nên theo sự điều tra trung
thực của chúng tôi thì con cháu được phép thờ cúng tổ tiên đến đời thứ năm thì có thể
thôi và được phép không thờ đến đời thứ 6 nữa.
- Theo khảo sát hiện trạng thì chúng tôi vẫn thấy đại đa số các dòng họ đều quản lý dòng
họ của mình chỉ qua một đến hai cuốn Gia Phả và được người quan trọng trong họ giữ
gìn người đó có thể là con Trưởng và cũng có thể là con thứ.
Vậy họ quản lý ra cuốn Gia Phả này ra sao?
- Cũng như chúng ta có thể tưởng tượng ra với một dòng họ có rất nhiều người như vậy
sự quản lý thật là rườm rà khi những thông tin ghi trong cuốn Gia Phả lại có vẻ không

được thống kê đầy đủ. Và nếu có người mới được sinh ra hay dòng họ này lại tìm được
một người bị thất lạc do chiến tranh hay thông tin cá nhân của người nào đó bị sai lệch.
Vì thế người giữ cuốn Gia Phả muốn sửa lại thông tin thì cũng phải thống kê lại toàn
bộ những thông tin đã có trong Gia Phả. Có những lúc phải vất cả cuốn Gia Phả đó đi
để làm cuốn Gia Phả mới. Điều này thật là tốn thời gian và rắc rối cho người nào muốn
sao lưu lại cuốn Gia Phả và muốn tìm kiếm thông tin của một ai đó trong họ…
- Vì vậy trong quá trình khảo sát chúng tôi đã thực sự thấy được tầm quan trọng
khi phần mềm này ra đời, nó giúp rất nhiều về mặt thời gian và tính dễ chịu khi chúng
ta muốn tra cứu hay quản lý một tấm Gia Phả thiêng liêng của cả họ.
- Cũng trong quá trình khảo sát thì chúng tôi thấy hiện nay trên thị trường cũng
không ít phần mềm Quản Lý và Tra Cứu Gia Phả, một sự tiến bộ cho nền Công Nghệ
Thông Tin đánh dấu sự phát triển và phần nào chứng minh được Công Nghệ Thông tin
không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế chúng tôi quyết định đóng góp
công sức nhỏ bé của mình và hi vọng sẽ giúp được phần nào cho những người quản lý
Gia Pha hay những người muốn tra cứu thông tin nào đó trong Gia Phả.
I.2.2. Chức năng hệ thống quản lý Gia Phả :
a. Các trang cập nhật thông tin :
- Cập nhật thông tin cá nhân.
- Cập nhật thông tin gia đình
- Cập nhật cá nhân vào gia đình.
- Cập nhật các danh mục.
b. Các trang tra cứu những thông tin liên quan đến gia phả :
- Tra cứu các cá nhân trong gia phả.
- Tra cứu cách xưng hô giữa 2 thành viên trong gia phả.
- Tra cứu lịch nghỉ lễ, hiếu hỷ, sinh nhật, ngày dỗ . . .
c. Xuất cây gia phả và hổ trợ những thao tác trên cây : xóa, tra cứu.
d. Tìm cách xưng hô giữa hai cá nhân trong cây gia phả.
I.2.3. Yêu cầu hệ thống :
a. Yêu cầu chức năng :
 Lưu trữ :

- Lưu trữ các thông tin về cá nhân (mã, tên, ngày sinh, ngày mất, đặc trưng, sở thích,
trình độ, nghề nghiệp, tôn giáo . . .)
- Lưu trữ các thông tin về gia đình (mã gia đình, tên gia đình, ngày thành lập, tình trạng
gia đình, các thành viên . . .)
- Lưu trữ các thông tin về các mối quan hệ.
 Tra cứu :
- Tra cứu nguồn gốc tổ tiên, cụ tổ.
- Tra cứu thông tin cá thể.
- Tra cứu thông tin gia đình.
- Tra cứu thông tin danh mục.
- Tra cứu cách xưng hô.
 Thống kê :
- Thống kê sô người trong gia phả, nhánh . . .
- Thống kê số người sống ở cùng thành phố
- Thống kê số người độc thân.
- Thống kê số người đã có gia đình . . .
b. Yêu cầu phi chức năng :
 Thực hiện đúng yêu cầu .
 Giao diện : phối màu, hình nền, phải hợp lý, bố cục phải chặc chẽ, tạo cảm giác thỏa
mái và thân thiện với người dùng. Giao diện trực quan, dễ hiểu.
 Tính an toàn và bảo mật : chương trình có phân quyền cho từng loại người sử dụng .
các thông tin chỉ được phép cập nhật, xóa, sửa bởi admin .
I.2.4. Yêu cầu người dùng :
Qua khảo sát và nghiên cứu chúng tôi có thể nói tóm gọn về đại đa số yêu cầu đơn
giản và cũng có yêu cầu phức tạp của người muốn quan tâm đến phần mềm này. Và
chúng tôi đã chia hai yêu cầu chính sau: là yêu cầu người tra cứu Gia Phả và yêu cầu
của người quản lý Gia Phả.
a. Người Tra Cứu :
- Tra cứu thông tin dòng họ: Muốn biết dòng họ này hiện tại có bao nhiêu
người, bao nhiêu Nam, bao nhiêu nữ, gốc Phả Hệ là ai, những ai đã làm Trưởng trong

dòng họ, nguồn gốc của dòng họ này ra sao, đây là đời thứ mấy trong dòng họ, các chi
của dòng họ này được phân ra như thế nào, người còn sống và người đã mất thì sao
- Tra cứu thông tin cá nhân: Muốn biết thông tin về tiểu sử của người này, quê
quán hoặc ngày sinh thông qua họ tên hoặc họ tên thông qua ngày sinh. Người này là
nam hay nữ, là đời thứ mấy trong họ hay thuộc chi nào trong họ. Có thể biết được
người này mất hay chưa mất, xem ngày sinh của họ khi ta không nhớ.
- Và có thể xem danh sách tên những người trong họ từ đó có thể đặt tên cho
con của mình.
- Người tra cứu này đòi hỏi cần có một phần mềm dễ tra cứu, không rườm rà,
tra cứu phải nhanh, thông tin cần biết phải chinh xác. Giao diện phải đẹp dễ sử dụng.
b. Người Quản Lý :
- Tra cứu thông tin: Yêu cầu này cho thấy người quản lý cũng chính là người
Tra Cứu, họ cũng phải biết thông tin hiện trạng của dòng họ mình ra sao, từ đó sẽ nhập
những thông tin cính xác cho cuốn Gia Phả mà họ sắp đưa ra.
- Quản lý Gia Phả : Thủ tục quản lý phải đơn giản ngắn gọn dễ hiểu, dễ kiểm
soát. Sự kết nối Cơ sở dữ liệu phải linh hoạt, chặt chẽ.
- Yêu cầu phải tạo ra được họ mới tuỳ ý theo người quản lý có quyền quyết
định. Trong đó phải có sự quản lý mềm dẻo như có thể thêm người mới vào cuốn Gia
Phả, có thể sử đổi thông tin khi cần thiết, khi thông tin của ai đó trong họ bị sai lệch.
Có thể xoá bất kỳ cá nhân nào trong họ nếu như người đó không tồn tại hay chưa từng
tồn tại. Ngoài ra sự bảo mật thông tin do người quản lý yêu cầu cũng có thể cần thiết.
Chương 2: Phân tích hệ thống :
2.1. Phân tích yêu cầu :
2.1.1. Các yêu cầu chức năng :
a. Chức năng về Quản Lý :
Trong chức năng Quản Lý sẽ phân ra làm 3 chức năng con như:
- Nhập dòng họ :Chức năng này cho phép người Quản Lý có thể nhập một dong họ nào
đó vào Gia Phả, điều này tương đương với việc lập một cuốn Gia Phả mới.
- Thêm thành viên : Chức năng thêm thành viên được sử dụng khi dòng họ này có người
mới sinh ra hoặc người này bị thất lạc và mới được tìm thấy.

- Sửa đổi : Chức năng sửa đổi sẽ có tác dụng khi tat hay đổi thông tin sai lệch của cá
nhân nào đó trong họ. Chức năng này có thể xoá bất kỳ người nào đó trong Gia Phả.
b. Chức năng Tra Cứu : Muốn biết dòng họ này hiện tại có bao nhiêu người, bao nhiêu
Nam, bao nhiêu nữ, gốc Phả Hệ là ai, những ai đã làm Trưởng trong dòng họ, nguồn
gốc của dòng họ này ra sao, đây là đời thứ mấy trong dòng họ, các chi của dòng họ này
được phân ra như thế nào, người còn sống và người đã mất thì sao Trong chức năng
này sẽ phân ra làm 5 chức năng cần thiết sau:
- Tra cứu theo Đời: Chức năng này sẽ hiển thị thông tin theo từng đời một khi một người
tra cứu xem toàn bộ dòng họ theo đời.
- Tra cứu theo Chi (nhánh) : Cũng tương tự như Tra cứu theo Đời thì Tra Cứu theo chi
sẽ in toàn bộ thông tin của cả họ theo từng nhánh một.
- Tra cứu theo Họ Tên: Khi người tra cứu nhập tên người muốn biết thông tin này thì
toàn bộ những người nào có tên như vậy sẽ được hiện lên và in rõ thông tin của họ để
người tra cứu biết.
- Tra cứu theo Ngày Sinh: Cũng như tra cứu theo tên, tra cứu theo ngày sinh cũng vậy.
- Tra cứu theo địa chỉ :Muốn biết thông tin của người nào đó qua quê quán của họ.
- Tra cứu cách xưng hô : Đưa ra 2 cá thể và hệ thống sẽ cho biết cách xưng hô.
c. Chức năng thống kê :
- Thống kê số gia đình ở chung 1 tỉnh (thành phố)
- Thống kê số người trong họ tộc .
- Thống kê số người trong 1 Chi (nhánh) .
d. Chức năng In Thông Tin :
- In danh sách:In hay hiển thị toàn bộ thông tin của người trong dòng họ đó
- In thông tin cá nhân : In hay hiển thị chỉ thông tin cá nhân cần biết do người tra cứu
yêu cầu.
2.1.2. Các yêu cầu phi chức năng :
- Giao diện hệ thống phải dễ sử dụng, trực quan, thân thiện với mọi người dùng.
- Cho phép truy cập dữ liệu đa người dùng.
- Tính bảo mật và độ an toàn cao.
- Tốc độ xử lý của hệ thống phải nhanh chóng và chính xác.

- Người sử dụng phần mềm có thể sẽ không biết nhiều về tin học nhưng vẫn sử dụng
một cách dễ dàng nhờ vào sự trợ giúp của hệ thống.
- Phần hướng dẫn sử dụng phần mềm phải ngắn gọn, dễ hiểu và sinh động.
- Cấp quyền chi tiết cho người sử dụng.
2.2. Phân tích hệ thống :
2.2.1. Xây dựng biểu đồ usecase :
a. Lược đồ usecase tổng quát :
Hình 2.1: biểu đồ usecase tổng quát .
- Tác Nhân : Dựa vào biểu đồ usecase tổng quát thì quản lý gia phả có 2 tác nhân chính
là Trưởng Tộc và guest .
Khi guest tham gia vào phần mềm sẽ không phải đăng nhập . Kèm theo đó là
guest sẽ bị hạn chế 1 số quyền nhất định khi truy xuất hệ thống như : thêm gia tộc , xóa
gia tộc, thêm thành viên, thay đổi thông tin thành viên, và tất cả các thao tác trên chức
năng quản lý . guest sẽ được cho phép thao tác trên chức năng tra cứu thông tin , thống
kê , in thông tin . . .
Trưởng tộc sẽ được thao tác tất cả các chức năng, và đương nhiên trưởng tộc
phải đăng nhập vào hệ thống. Sau khi đăng nhập, trưởng tộc sẽ được cho phép thao tác
các chức năng : thêm gia tộc, xóa gia tộc, thêm thành viên, thay đổi thông tin thành
viên, tra cứu thông tin, thống kê, in thông tin . . .
b. Phân rã biểu đồ usecase :
- Phân rã biểu đồ usecase quản lý thông tin :
Hình 2.2: biểu đồ phân rã usecase quản lý thông tin .
Quản lý thông tin được trưởng tộc dùng để quản lý gia tộc, gia đình, từng cá
nhân trong gia phả như thêm, xóa, sửa . . .và tất nhiên trưởng tộc phải hoàn thành việc
đăng nhập . Sau khi đăng nhập nếu chưa tồn tại gia tộc nào trong hệ thống thì trưởng
tộc sẽ phải tạo mới một gia tộc. Nếu đã có gia tộc thì trưởng tộc có thể thao tác các
chức năng như thêm thành viên, sửa thông tin thành viên, xóa thành viên . . .
Biểu đồ phân rã chức năng tra cứu :
Hình 2.3: biểu đồ phân rã usecase tra cứu thông tin .
Khi vào hệ thống, người dùng tra cứu thông tin từng thành viên trong gia tộc

thành viên, tra cứu thông tin gia đình, tra cứu cách xưng hô trong gia tộc ở mục quản lý
tra cứu.
Phân rã biểu đồ usecase thống kê :
Hình 2.4: biểu đồ phân rã usecase thống kê .
Phân rã biểu đồ in thông tin :
Hình 2.5: biểu đồ phân rã usecase in thông tin .
2.2.2. Xây dựng biểu tuần tự :
a. Biểu đồ tuần tự đăng nhập :
Hình 2.6: biểu đồ tuần tự đăng nhập .
b. Biểu đồ tuần tự tạo mới gia tộc , thêm thành viên :
Hình 2.6: biểu đồ tuần tự tạo mới gia tộc , thêm thành viên .
c. Biểu đồ tuần tự sửa thông tin thành viên :
Hình 2.6: biểu đồ tuần tự sửa thông tin thành viên
d. Biểu đồ tuần tự xóa thành viên :
Hình 2.7: biểu đồ tuần tự tạo xóa thành viên .
e. Biểu đồ tuần tự tra cứu thông tin :
Hình 2.8: biểu đồ tuần tự tra cứu thành viên .
f. Biểu đồ tuần tự in thông tin :
Hình 2.9: biểu đồ tuần tự tra cứu thành viên .
g. Biểu đồ tuần tự thống kê:
Hình 2.10: biểu đồ tuần tự thống kê .
h. Biểu đồ tuần tự tra cứu cách xưng hô :
Hình 2.10: biểu đồ tuần tự xưng hô .
2.2.3. Biểu đồ hoạt động
a. Hoạt động đăng nhập :
Hình 2.12: biểu đồ hoạt động đăng nhập
b. Hoạt động thêm thành viên :
Hình 2.13: biểu đồ hoạt động thêm thành viên
c. Hoạt động xóa thành viên :
Hình 2.14: biểu đồ hoạt động xóa thành viên

d. Hoạt động sửa thông tin thành viên :
Hình 2.15: biểu đồ hoạt động sửa thông tin thành viên
e. Hoạt động tra cứu cách xưng hô :
Hình 2.16: biểu đồ hoạt động tra cứu
2.2.4. Xây dưng biểu đồ lớp :

×