Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ QUẢNG BÁ DU LỊCH HẠ LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.18 KB, 55 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
---------------
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ QUẢNG BÁ
DU LỊCH HẠ LONG
(KHẢO SÁT TẠP CHÍ DU LỊCH, BÁO TUỔI TRẺ VÀ QUẢNG NINH,… NĂM 2007)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài:
Trong thời đại ngày nay, du lịch không còn là điều xa lạ đối với
con người. Mỗi ngày, dòng khách du lịch trên thế giới đã, đang và sẽ
tỏa đi muôn nơi để khám phá những điều kỳ bí, mới mẻ ở các chân
trời mới. Hiện nay, du lịch được đánh giá là ngành công nghiệp vàng,
cung cấp nguồn lợi nhuận lớn cho nhiều quốc gia.
Ở Việt Nam, tiềm năng du lịch là rất lớn. Đó là những điểm du
lịch tự nhiên như các bãi tắm tuyệt đẹp dọc 3260km đường bờ biển
Bắc - Nam như: Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu…,
hay các hang động caxtơ tự nhiên lung linh, huyền ảo say đắm lòng
người như động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), “Nam Thiên đệ
nhất động” Phong Nha, Kẻ Bàng… Ngoài ra, du lịch văn hóa - lịch sử
cũng thu hút được đông đảo sự chú ý của du khách như Cố đô Huế,
thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An… Nụ cười Việt Nam cùng khẩu
hiệu “Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới” đang là hình ảnh
gây ấn tương, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cho phát
triển du lịch Việt Nam.
Nhắc đến du lịch Việt Nam không thể không nhắc tới Vịnh Hạ
Long - niềm tự hào của nhân dân cả nước. Hạ Long hội tụ đầy đủ
những yếu tố thiên tạo và nhân tạo - điều mà các điểm du lịch khác
khó có được. Đó là vẻ đẹp thuần kết, huyền diệu của tự nhiên, từ bãi


biển tuyệt đẹp; vịnh với hệ thống hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ sắp
xếp ngẫu nhiên, hệ thống động thực vật phong phú… Bên cạnh đó là
những giá trị văn hóa - lịch sử do con người tạo nên như: làng chài
biển, các đồ cổ vật còn tồn tại hệ thống nhà hàng, khách sạn… Chính
2
tất cả những yếu tố đó đã tạo nên ở Hạ Long một sức lôi cuốn du
khách thập ương đến tham quan, chiêm ngưỡng. Đồng thời cũng vì
thế mà UNESCO đã 2 lần công nhận Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên
nhiên thế giới ( Lần đầu tiên vào ngày 17-12-1994, trong phiên họp
lần thứ 18 của Hội đồng di sản thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại
Thái lan. Và năm 2000, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận lần
thứ 2 - Di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị địa chất, địa mạo).
Chính những điều này đã khẳng định giá trị ngoại hàng mang tính
toàn cầu của Vịnh Hạ Long.
Không chỉ dừng lại ở đó, ngày nay, Vịnh Hạ Long đang được
đông đảo nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế biết tới như một
“ứng viên sáng giá” trong cuộc bình chọn 7 kì quan thiên nhiên thế
giới mới do tổ chức New Open World (NOW) phát động. Đây là cơ
hội để quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long nói riêng và vẻ đẹp nước
Việt Nam nói chung ra toàn thế giới; đồng thời là thời cơ ngàn vàng
để du lịch Hạ Long và Việt Nam phát triển vượt bậc so với trước.
Vịnh Hạ Long thực sự đã trở thành niềm tự hào của người dân Việt
Nam.
Báo chí - với vai trò là phương tiện truyền thống đại chúng
rộng rãi và hiệu quả cần có sự nhanh nhạy nắm bắt “thời cơ ngàn
vàng” nói trên. Thực tế, trong những năm qua, báo chí đã đóng góp
không nhỏ vào sự phát triển của du lịch nước nhà. Không chỉ có
những thông tin phản ánh, đưa ra những nhận xét chung, mà báo chí
còn đưa tin, truyền tải chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
có tính chỉ đạo, định hướng dư luận trong việc phát triển đất nước, du

lịch đúng hướng, phù hợp xu thế phát triển của đất nước.
3
Chính vì vậy khi lựa chọn đề tài “Báo chí với vấn đề quảng bá
du lịch Hạ Long”, người viết một lần nữa muốn khẳng định hiệu quả
truyền thông báo chí trong việc phát triển du lịch Hạ Long và đóng
góp của báo chí trong cuộc bình chọn Vịnh Hạ Long là một trong 7
kỳ quan thiên nhiên thế giới.
Đề tài “Báo chí với vấn đề quảng bá du lịch Hạ Long” cố gắng
tiếp cận, tìm hiểu vấn đề ở những giá trị thực tiễn mà báo chí đã,
đang làm được đối với vấn đề quảng bá du lịch, hình ảnh Hạ Long;
đồng thời mở ra có tính dự đoán những đóng góp của ngành trong
tương lai. Tính thời sự nóng hổi của đề tài trong hôm nay và chắc
chắn còn gợi mở nhiều khía cạnh trong tương lai.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Đề tài đi vào vấn đề có ý nghĩa thực tiễn xã hội, khẳng định
tính chất hoạt động báo chí trong cuộc sống cụ thể và đạt hiệu quả.
Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế của báo chí đối với
vấn đề phát triển tiềm năng du lịch Hạ Long trong năm vừa qua; bài
nghiên cứu này có thể đưa ra một số giải pháp kiến nghị cho báo chí
trong công tác hỗ trợ cho ngành Du lịch nói riêng và các mặt đời
sống khác nữa phát triển qua đó phát huy hơn nữa vai trò to lớn của
báo chí.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: đề tài nhằm nghiên cứu hình ảnh Vịnh Hạ Long,
ngành du lịch Hạ Long được truyền tải trên các phương tiện truyền
thông báo chí ở nước ta .
- Phạm vi: Nghiên cứu thực trạng của ngành du lịch Hạ Long
được đăng tải trên một số tờ báo năm 2007, cụ thể:
4
+ Báo Quảng Ninh

+ Một số tờ báo in: Tạp chí Du lịch, báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên.
+ Báo mạng điện tử: Tuổi trẻ Online, báo Điện tử tỉnh Quảng
Ninh, Báo Vietnamese.
+ Trang Web của Ban quản lý Vịnh Hạ Long.
+ Một số tư liệu khác.
4. Phương pháp luận:
Dựa vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
quảng bá hình ảnh và phát triển du lịch Hạ Long, phương pháp khảo
sát, nghiên cứu tư liệu trên các báo, tạp chí để phân tích, tổng hợp,
đánh giá vấn đề.
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đề tài báo chí với sự phát triển du lịch đã được đề cập tới khá
nhiều, ví dụ như: Khóa luận tốt nghiệp ngành báo chí khóa 1996-
2000 hệ chính quy của Nguyễn Minh Chi với đề tài “Báo chí với việc
phát triển tiềm năng du lịch văn hóa Việt Nam”; hay còn một số
nghiên cứu, khóa luận khác nữa.
Những đề tài đã được nghiệm thu trước đây là nguồn tự liệu
tham khảo bổ ích cho người viết thực hiện nghiên cứu đề tài mới này.
Tuy tính chất của đề tài chỉ ở phạm vi hẹp, chưa đề cập được hết
những vấn đề mang tính rộng lớn, xã hội hóa cao hơn. Nhưng chắc
chắn, đề tài này mang tính thời sự nóng hổi, có giá trị tương đối
trong điều kiện khách quan của ngành du lịch Hạ Long hiện nay.
5
6. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì
bài nghiên cứu được cấu thành từ 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về du lịch và du lịch Hạ Long.
Trình bày những vấn đề, cơ sở lý luận chung về ngành Du lịch
ở nước ta, về giới thiệu về Vịnh Hạ Long và hoạt động du lịch ở Hạ
Long hiện nay.

Chương II: Vai trò của báo chí đối với du lịch nước ta nói
chung và du lịch Hạ Long nói riêng.
Đi sâu phân tích, đánh giá tổng hợp làm nổi bật những nội
dung, vấn đề mà báo chí truyền tải về vấn đề du lịch (sơ qua) đặc biệt
là về du lịch Hạ Long, đồng thời nhìn nhận, đánh giá những ưu điểm
cũng như hạn chế của báo chí đối với công tác quảng bá du lịch Hạ
Long thời gian qua.
Chương III: Những giải pháp, kiến nghị để báo chí phát huy vai
trò hơn nữa trong việc quảng bá du lịch Hạ Long.
Nội dung của bài nghiên cứu được trình bày theo các chương
mục nêu trên.
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ DU LỊCH HẠ LONG
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DU LỊCH
Trên thế giới, bùng nổ du lịch là một tất yếu khách quan cùng
với sự tăng trưởng kinh tế, xu thế hoà nhập, với nhu cầu tối thượng
của con người là hiểu chính mình và hiểu thế giới xung quanh. Như
vậy, du lịch nếu hiểu theo nghĩa bao quát có thể là quá trình tiếp cận
để cảm nhận “cái đẹp”, để tìm tới điều “thiện” và “tiến bộ”. Cố gắng
đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về du thật là khó bởi với mỗi góc
độ tiếp cận khác nhau, sẽ có những cách hiẻu khác nhau. Trong một
văn bản có tính quy phạm nhất của ngành du lịch hiện nay, du lịch
được hiểu là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định. Tất nhiên, khái niệm trên chỉ
có tính chuyên ngành vì vậy cần đưa ra một cách hiểu rộng rãi hơn
cho tất cả mọi người. Với quan điểm ấy, các học giả biên soạn “Bách
khoa toàn thư Việt Nam” tách thuật ngữ du lịch ra thành 2 phần để
định nghĩa:
* Nghĩa thứ nhất: giống như trong Pháp lệnh du lịch coi du lịch

là một hiện tượng xã hội.
* Nghĩa thứ hai: Du lịch được coi là một ngành kinh doanh
tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên
nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm
tăng thên tình yêu đất nước, đối với nước ngoài là tình hữu nghị với
dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại
7
hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch
vụ tại chỗ.
Theo gốc từ tiếng Hán, du lịch là sự chuyển động, di dời (Du –
đi, lịch – trải). Nhưng trên thực tế đời sống còn cho thấy một hình
thức du lịch gián tiếp, du lịch ở trạng thái tĩnh. Có thể lấy ví dụ trong
những hoạt động du lịch thông qua sách báo, tranh ảnh, tạp chí…như
chương trình “ Du lịch qua màn ảnh nhỏ”( VTV2), chuyên mục “
vòng quanh đất nước” (Thế giới phụ nữ)… Như vậy Du lich mở rộng
khái niệm ở du lịch gián tiếp.
Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện đưa ra quan niệm khá ngắn gọn, tuy
nhiên không hề đơn giản, coi du lịch là sự mở rộng không gian văn
hóa của con người. Mặc dù quan niệm trên cũng lấy con người làm
trung tâm song thước đo du lịch được nhấn mạnh ở giá trị cảm nhận
sau mỗi chuyến đi.
Nhìn chung, tất cả những khái niệm du lịch vẫn vẫn thường
được sử dụng trên báo chí. Bởi cho dù du lịch là một ngành kinh tế
hay một hiện tượng xã hội thì nó vẫn nằm trong sự vận động phát
triển của đời sống xã hội và là đối tượng phản ánh của báo chí.
2. Các loại hình du lịch
Ngày nay, các loại hình du lịch phát triển không ngừng do nhu
cầu ngày càng đa dạng và nâng cao của khách du lịch. Nhìn chung xu
hướng du lịch thế giới hiện nay diễn ra theo hai loại hình lớn là du
lịch sinh thái và du lịch văn hóa.

Du lịch sinh thái là du lịch hường về thiên nhiên xanh với nhiều
mục tiêu khác nhau như ngắm cảnh, tắm biển, săn bắn, leo núi, nghỉ
dưỡng, chữa bệnh.
8
Ở Việt Nam cũng có tiềm năng thiên nhiên phong phú đa dạng
để phát triển du lịch và sinh thái. Trên các phương tiện thông tin đại
chúng thường xuyên giới thiệu các điểm du lịch sinh thái, tạo sức
cuốn hút mạnh mẽ với công chúng cùng khám phá cảnh quan thiên
nhiên kì vĩ của núi rừng Việt Nam, cảnh sắc bình yên của làng quê
Việt Nam với những miệt vườn cây trái miền Nam, hệ thống kênh
rạch, bản sắc Tây Bắc rẻo cao.
Du lịch văn hóa là loại du lịch mà du khách muốn được thẩm
nhận bề dày lịch sử, bề dày văn hóa của một đất nước thông qua các
di tích lịch sử, di tích văn hóa, những phong tục tập quán cổ truyền
( các giá trị văn hóa phi vật thể): Lễ hội, tín ngưỡng, trang phục, điều
kiện sinh hoạt.
Hiện nay, du lịch văn hóa được coi trọng ở tất cả các nước. Nó
mang sắc thái riêng của mỗi quốc gia trong phát triển du lịch.Chúng
ta có một nền văn hóa phong phú, độc đáo và đặc sắc để phát triển du
lịch, trải dài theo suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, phân bố rộng
khắp trên phạm vi cả nước, bao gồm những giá trị văn hóa vật thể và
phi vật thể.Trong đó có các “ nguyên liệu” của du lịch văn hóa cần
được giữ gìn và phát huy bởi xu thế du lịch văn hóa là trở về với giáo
dục. Như vậy “ nguyên liệu” cho phát triển du lịch văn hóa là yếu tố
văn hóa:
Cụ thể:
• Di tích lịch sử
• Di tích văn hóa
• Phong tục tập quán
• Các loại hình nghệ thuật

9
• Ngành nghề truyền thống.
Các giá trị văn hóa không chỉ là đối tượng “khai thác” của du
lịch mà thường xuyên được phản ánh, xuất hiền trên báo chí. Bằng
khả năng thông tin đại chúng của mình báo chí góp phần kích thích
hoạt động du lịch văn hóa. Quan trọng hơn là nhân rộng thông tin nó
giới thiệu và giữ gìn bảo tồn các giá trị văn hóa tới mọi đối tượng
độc giả. Vì vậy trong những năm qua báo chí dành nhiều chuyên
mục, hình thức phong phú để giới thiệu về bản sắc văn hóa Việt Nam,
khẳng định lòng tự hòa của đất nước – con người Việt Nam. Qua các
bài viết về xứ Huế trầm mặc ẩn dấu bao giá trị văn hóa, Hội An, Đền
Hùng, làng Việt cổ Đường Lâm…đem lại rất nhiều điều mới mẻ mà
chỉ cần du lịch văn hóa trên báo chí cũng thật thú vị và đầy ý nghĩa.
3. Du lịch Hạ Long
a) Những đặc điểm về Hạ Long
• Đặc điểm tự nhiên
Nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là vùng lõm của
vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm
Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam vịnh giáp
đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường
bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106° 58`- 107°22` kinh độ
đông và 20° 45`- 20° 55` vĩ độ bắc với tồng diện tích 1553 km² gồm
1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có
tên. Đảo của vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến
thạch tập trung ở 2 vùng chính là vùng phía đông nam ( thuộc vịnh
Bái Tử Long ) và vùng phía tây Nam ( thuộc vùng vịnh Hạ Long) có
tuổi kiến tạo địa chất từ 250 -280 triệu năm. Vùng tập trung dày đặc
10
các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp nổi
tiếng là vùng trung tâm di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm

vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử Long. Vùng di sản thiên
nhiên được thế giới có diện tích 434 km² bao gồm 775 đảo, như một
hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu gỗ ( phía tây), hồ Ba Hầm
( phía Nam), đảo Cống Tây ( phía Đông), vùng kế bên là khu vực
đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ văn hóa Thông tin xếp
hạng năm 1962.
Những ai từng đến vịnh Hạ Long đều có cảm giác như đi giữa
một thế giới động vật trải qua hàng ngàn năm hóa đá, mỗi đảo có
một hình thù kì lạ. Đảo trên vịnh Hạ Long có chỗ quần tụ lại, nhìn
xa ngỡ chồng chất lên nhau, nhưng cũng có chỗ đảo đứng dọc ngang,
xen kẽ nhau tạo thành tuyến chạy dài hàng chục kilômét như một
bức tường thành vững chãi ngăn mặt biển với chân trời.
Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thế giới lần thứ 1 vì
giá trị thẩm mĩ, Hạ Long có vẻ đẹp tạo dáng cực kì phong phú của
đảo đá với quy mô khác nhau phân bố trên diện rộng hàng ngàn
kilômét vuông. Bên cạnh đó là vẻ đẹp của các hang động, hệ sinh
thái đa dạng, quý hiếm.
Theo thống kê của ban quản lí vịnh Hạ Long, trong 1969 đảo
vịnh Hạ Long có đến 1921 đảo đá ngoài dáng vẻ kì lạ trầm mặc như
một pháo đài đá soi bóng xuống mặt vịnh, còn mang trên mình một
thảm thực vật đặc trưng, phong phú và tuyệt diệu cho đến nay vẫn là
tấm màn bí mật với nhiều người. Trong báo cáo của văn phòng tổ
chức bảo tồn thiên nhiên quốc gia cho biết thảm thực vật trên đảo đá
của Hạ Long gồm hơn một ngàn loài. Thiên nhiên đá vôi với môi
trường độc đáo cho thấy 7 loài thực vật chỉ có thể thích nghi với
11
điều kiện sống trên các đảo Bái Tử Long mà chưa thấy nơi nào khác
trên thế giới như Thiên Tuế Hạ Long, cọ Hạ Long, khổ cử đại
nhung…Đặc biệt, trên đảo của vịnh Hạ Long, mấy năm gần đây, các
nhà khoa học đã phát hiện một giống trúc mọc ngược khác với các

cây trúc khác khi mọc cành chĩa lên trời, còn cây trúc Hạ Long khi
mọc lại chĩa cành xuống đất. Loài trúc này gần đây thường được vạn
chài dùng làm cần câu hải sản rất chắc chắc.
Các đảo đá đổ bóng râm xuống vinh, chân đảo nhiều hang hốc
nên các loài cá sống dưới đáy, cá lớn, cá dữ sống gần bờ thường
quanh quẩn trong rừng đảo. Tài liệu của Phân viện Hải dương học
Hải Phòng cho thấy: Hạ Long có 1151 loài động vật thì đã gần 500
loại cá, 57 loài cua…Tài liệu lưu lại tại Bảo tàng Quảng Ninh cho
biết: vào năm 1898, tờ “ tin Hải Phòng” xuất bản bằng tiếng Pháp
đưa tin: “ rồng xuất hiện trên vịnh Hạ Long !”. Theo lời kể của viên
thiếu tá Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence có gặp đôi rắn
biển khủng lồ trên vịnh Hạ Long. Mỗi con vật này dài 20 m, trong
đó đầu và cổ dài chừng 4m, thân con vật này phủ một lớp lông ngắn
và màu nâu. Còn trong tập kí Hải Long của ông Nguyễn Tiến Phước
là nhân viên của Pháp trên tàu Espadon thường xuyên tuần trên vùng
biển Hạ Long, ông Phước kể lại rằng: ông cùng thủy thủ đoàn đã 3
lần chứng kiến đôi rắn này xuất hiện trên vịnh Hạ Long vào các năm
1898, 1900 và năm 2000.
Hơn 600 năm trước, Nguyễn Trãi sau khi từ quan để về Côn
Sơn ở ẩn, đã có một chuyến chu du dài ngày tới vùng non nước
Đông Bắc Nguyễn Trãi đã sửng sốt trước vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng
của vịnh Hạ Long và thốt lên: “Thiên khôi địa thiết phó kỳ quan”
(Kỳ quan đất dựng giữa trời cao). Một đặc trưng mà mỗi khi nhắc
12
đến Hạ Long thường làm người ta liên tưởng tới đó là những hình
hài đá đầy bí ẩn. Chính điều này tạo nên sự khu biệt rõ rệt cho Hạ
Long. Một thế giới sống động những sinh linh bên trong biết bao
hình hài bí ẩn bằng đá. Đi giữa Hạ Long ta ngỡ như lạc vào một thế
giới cổ tích bị hóa đá: đảo thì giống một người đang đứng hướng về
đất liền ( hòn Đầu Người), đảo thì giống một con rồng đang bay lượn

trên mặt nước ( hòn Rồng), đảo thì lại giống một ông lão đang ngồi
câu cá ( hòn Ông Lã Vọng), hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn
Lư Hương… Tất cả trông rất thực, thực đến kinh ngạc. Hình dáng
những đảo đá kỳ diệu ấy biến hóa khôn lường theo góc độ ánh sáng
trong ngày và theo góc nhin. Tiềm ẩn trong hang Đầu Gỗ, hang Sửng
Sốt, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hóa giữa
chốn trần gian.
Du ngoạn trên vịnh Hạ Long, du khách thường chú ý vào chân
các đảo đá, chỗ mấp mé mặt nước. Ở đây bao đời qua biển cả đã cần
cù chạm khắc vào chân đảo nhiều hình thù kỳ dị, tầng tầng lớp lớp,
trông xa tựa bức phù điêu lượn quanh chân đảo. Trải qua hàng triệu
năm, với sự tác động của nước biển, hình thù chạm khắc trên chân
đảo hằn sâu khiến nhiều chân đảo trở nên muôn hình muôn vẻ. Nhà
thơ Reny Alay ( New Zealald) khi đến thăm các đảo đá trên vịnh Hạ
Long đã làm một bài thơ có tựa đề “ Hạ Long”, bài thơ có câu : “
Trên mặt biển Đông Nam / Mỗi đỉnh một kỳ quan”.
• Đặc điểm về lịch sử - văn hóa.
Theo những nhà nghiên cứu về văn hóa và lịch sử vịnh Hạ
Long thì các đảo của vịnh Hạ Long có tên gốc là tên chữ nôm do
những người làm nghề chài lưới, Sơn tràng, lính đồn trú sinh sống
trên vùng biển Hạ Long từ xa xưa phát hiện và đặt tên như hòn Oản,
13
hòn Dù Dì, hòn Ghềnh Đám… Trải qua bao biến cố của tự nhiên và
lịch sử, một số không ít đảo mất tên gốc nôm, mang tên âm mới Hán
Việt hoặc tên tiếng Hoa và tiếng Pháp như Tuần Châu, Minh Châu,
Cẩu Thầu Chảy, Cống Tàu, Êcăng, Latáp… Đảo trên vịnh Hạ Long
được đặt tên căn cứ vào hình dáng ( giống người hoặc vật nào thì đặt
tên của người hoặc vật đó), hay căn cứ vào sự tích dân gian, sự kiện
lịch sử ( núi Bài Thơ, hang Trinh Nữ) hoặc căn cứ vào những đặc sản
có trên đảo hay vùng biển quanh đảo để đặt tên ( Ngọc Vừng, hòn

Kiến Vàng, đảo Khỉ…). Hang động vịnh Hạ Long cũng nổi tiếng bậc
nhất trên thế giới. Theo báo cáo của Ban quản lý vịnh Hạ Long thì
hiện nay chưa thể thống kê hết được tất cả các hang động trên 1969
đảo. Từ đầu thế kỉ XX, các nhà thám hiểm địa chất người Pháp khi
nghiên cứu vịnh Hạ Long đã khẳng định những hang động này được
kiến tạo trong khoảng thời gian kéo dài từ 2 triệu đến 11 ngàn năm
trước.
Vào năm 1937, một công nhân lò nấu thủy tinh trong lúc đào
cát để làm nguyên liệu chế tạo thủy tinh đã tình cờ phát hiện được
một chiếc rìu đá trên đảo Ngọc Vừng. Phát hiện này đã dẫn đến
những nhận xét bước đầu xác định Hạ Long không chỉ là kì quan
thiên nhiên mà còn là cái nôi của người tiền sử. Sau nhiều tháng tìm
tòi trên các đảo đá vịnh Hạ Long, các nhà nghiên cứu đã đi đến nhận
định: “ Những công cụ đá, đồ đựng bằng gốm, đồ trang sức bằng đá,
bằng xương… đã được thu thập và phát hiện ở Hạ Long đều thuộc
thời đại hậu kỳ đá mới – thời đại của người tiền sử”. Tiếp đến, váo
những năm 1960, tại di chỉ Tấn Mài – Hạ Long, đã khai quật được
những mảnh ghè của người vượn, những mũi tên đồng của thời Hùng
Vương. Các nhà khoa học đã khẳng định : Đã từng có một nền văn
14
hóa Hạ Long cách nay từ 3500 – 5000 năm. Từ thời hậu kỳ đá mới đã
có con người sinh sống trên vịnh Hạ Long, dấu vết của người tiền sử
đã được phát hiện tại các di chỉ Hang Luồn, Soi Nhụ và Tiên Ông…
Gồm đồ đá và tàn tích thức ăn, người tiền sử đã xác định vai trò
“kinh tế biển” đối với đời sống con người từ ngàn năm trước.
Trong số 1969 đảo của Hạ Long chỉ có 40 đảo là có người
sống, những đảo này có quy mô từ vài chục đến hàng ngàn hecta và
những đảo có người sinh sống tập trung chủ yếu ở phía đông và đông
nam vịnh Hạ Long. Nhiều vạn chài sống trôi nổi trên mặt nước. Khác
với những vùng biển khác trên đất nước Việt Nam thường có mưa to

gió lớn, vịnh Hạ Long có hàng ngàn hòn đảo như tường thành ngăn
sóng và bão lớn. Tàu thuyền trên vịnh không chỉ kà phương tiện đánh
cá mà còn là nhà của ngư dân, là nơi ăn ngủ và thờ cúng tổ tiên.
Những người dân chái trên vịnh Hạ Long gắn bó cả cuộc đời với
những con thuyền của họ từ khi sinh ra, lớn lên, lấy vợ gả chồng và
cho đến cả khi trở về cõi vĩnh hằng.
Bao đời nay, con thuyền của dân chài Hạ Long vẫn thế, dù to
hay nhỏ đều có 3 khoang: khoang mũi, khoang giữa và khoang sau.
Trong đó khoang giữa là khoang chính có mui chắc chắn và cố định
để thờ tự ông bà và cũng là nơi ngủ của bố mẹ và con cái nhỏ.
Khoang mũi là nơi để ngư cụ, thả lưới và giăng câu. Khoang sau
thường có mui là nơi ngủ của con cái lớn chưa lập gia đình, và khi
lập gia đình thì 2 bên gia đình phải gom góp làm một thuyền mới cho
đôi trẻ.
Hiện nay, dấu xưa còn đọng lại của làng chài cổ là những câu
hát giao duyên xưa vẫn còn được lưu truyền đến hôm nay mà lớp
thanh niên nam nữ làng chài hầu như ai cũng thuộc như lối hát đúm,
15
hò biển và hát đám cưới. Đám cưới của vịnh Hạ Long cũng độc nhất
vô nhị vì theo phong tục chỉ ăn tản, người dân chài không đi đánh cá.
Và những đêm trăng ấy, biển Hạ Long lung linh và huyền ảo. Thuyền
nhà trai đến thuyền nhà gái đón dâu, thay bằng những lời chào hỏi,
chúc tụng là những câu hát đối vui vẻ. Nếu nhà trai hát thắng thì nhà
gái mới chịu mở ngõ cho thuyền mình làm lễ gia tiên và đón dâu. Và
tất nhiên, bao giờ nhà trai cũng thắng và nhà gái bao giờ cũng giả vờ
thua.
• Đặc điểm kinh tế - xã hội
Hạ Long là trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng
Ninh. Hạ Long cũng là một đỉnh của tam giác công nghiệp miền Bắc
Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

- Về công nghiêp:
Việc khai thác than đã hình thành từ lâu và trở thành một thế
mạnh của thành phố với nhiều mỏ lớn: Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi
Béo và hàng chục mỏ nhỏ, mỗi năm khai thác trên 10 triệu tấn than
các loại. Gắn liền với các mỏ là các nhà máy sàng tuyển, cơ khí, các
xí nghiệp vận tải và bến cảng.
Hạ Long phát triển mạng công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật
liệu xây dựng, chế biến thực phẩm hải sản. Nhà máy đóng tàu Hạ
Long có thiết kế đóng tàu dưới 10 nghìn tấn, là nhà máy đóng tàu
đang chuẩn bị mở rộng và tăng thiết bị để có thể đóng tàu trọng tải
đến 50000 tấn có thiết kế lớn nhất nước ta.
Thành phố Hạ Long đang xây dựng một nhà máy điện là: Nhà
máy nhiệt điện Quảng Ninh có tổng công suất 1200 MW đặt ngay
cạnh Cầu Bang. Hạ Long có nhiều mỏ đất sét rất tốt, đang có 6 nhà
16
máy sản xuất gạch ngói chất lượng cao, cung cấp cho trong và ngoài
tỉnh, có một phần xuất khẩu. Thành phố Hạ Long có cảng nước sâu
Cái Lân đã được xác định là cảng quốc gia.
- Về nông nghiệp.
Với diện tích 400 hecta đất canh tác chỉ cung cấp được 50%
nhu cầu. Nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của Hạ Long là từ
các huyện Hoành Bồ, Yên Hưng, Đông Triều và từng các tỉnh Hải
Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang…chuyển đến. Thành phố có hơn 1000
ha đất rừng, một nửa diện tích đã trồng cây lâu năm chủ yếu là thông.
Ngư nghiệp là một thế mạnh do vùng biển rộng, nhiều chủng
loại hải sản và yêu cầu tiêu thụ lớn, nhất là phục vụ cho khách du
lịch và cho xuất khẩu. Thành phố đang đóng mới nhiều tàu thuyền
lớn để chuyển ra đánh bắt tuyến ngoài khơi.
- Về dịch vụ
Thành phố Hạ Long là một trung tâm buôn bán lớn. Hàng xuất

khẩu chủ yếu là than và hải sản, hàng nhập khẩu là xăng dầu, máy
móc, sắt thép, phương tiện vận tải. Hạ Long là đầu mối buôn bán các
mặt hàng công nghiệp, lương thực, thực phẩm cho sản xuất và tiêu
dùng của vùng mỏ và vùng du lịch. Chợ Hạ Long I là trung tâm buôn
bán lớn nhất của thành phố. Ngoài ra, thành phố còn đang xây dựng
nhiều công trình lớn như: chợ Hạ Long II ( hay còn gọi là chợ Long
Tòng); trung tâm thương mại An Hưng Plaza, khu đô thị Hạ Long,
khu trung tâm thương mại Cột 5.
- Về giao thông
Hạ Long nằm trên quốc lộ 18 nối từ Bắc Ninh tới cửa khẩu
Móng Cái đã được nâng cấp. Từ Hạ Long có thể đến Uông Bí và theo
17
đường quốc lộ 10 tới quốc lộ 1 xuyên Việt tại thành phố Ninh Bình
cũng sẽ được nâng cấp thành đường cao tốc theo chương trình “ hai
hành lang, một vành đai kinh tế”. Thành phố còn có những bãi đỗ cho
trực thăng và thủy phi cơ; hiện nay có máy bay trực thăng hàng tuần
đưa khách đi du lịch từ Hà Nội tới Bãi Cháy. Thành phố có ga đầu
đường sắt Kép – Hạ Long sẽ nối đến cảng Cái Lân.
- Về du lịch
Hạ Long là thành phố du lịch; một trung tâm du lịch lớn của
miền Bắc và Việt Nam. Gắn liền với vịnh Hạ Long, phường Bãi Cháy
và các phường Tuần Châu, Hùng Thắng đang là vùng phát triển các
khách sạn nhà hàng và xây dựng các công trình du lịch. Ở bờ biển bãi
cháy, bãi tắm đã được tu bổ và một công viên vui chơi giải trí đã
được hình thành.
b) Tổng quan về du lịch Hạ Long.
- Các loại hình du lịch ở vịnh Hạ Long:
Khi khám phá vịnh Hạ Long, khách du lịch trong và ngoài nước
ưa thích tham gia những loại hình sau:
+ Du lịch thăm quan: Du khách được ngắm cảnh, thăm quan các

hang động và vui chơi giải trí, tắm biển tại các bãi đảo trên vịnh.
+ Du lịch chèo thuyền phao ( Kayaking): Là kiểu du lịch lãng
mạn. Một chiếc tàu lớn đưa khách và những chiếc thuyền nhỏ ra
những vùng biển vắng để du khách tự chèo thuyền thám hiểm, khám
phá những điều mới mẻ trên vịnh.
+ Du lịch văn hóa: Dành cho du khách ham mê văn hóa, có
nhiều thời gian để thăm quan, tìm hiểu những di chỉ khảo cổ, giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể trên vịnh Hạ Long.
18
+ Du lịch sinh thá vịnh Hạ Long: Đưa du khách đến thăm quan
những khu vực đảo núi, vụng áng hoang sơ, các vùng biển có dải san
hô ngầm quý hiếm trên vịnh…
+ Du lịch nghỉ dưỡng: Vịnh Hạ Long với không khí trong lành,
khí hậu dễ chịu và phong cảnh ngoạn mục sẽ làm cho du khách cảm
thấy thỏa mái, thư giãn và phục hồi sức khỏe sau một thời gian làm
việc căng thẳng.
- Cơ sở hạ tầng của du lịch Hạ Long;
Một trong những biện pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành du
lịch Hạ Long là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng tạo đà cho du lịch
phát triển. Tính đến năm 2006, toàn tỉnh có hơn 700 cơ sở lưu trú các
loại với trên 10 nghìn phòng nghỉ. Riêng phương tiện vận chuyển
khách du lịch đường thủy trên vịnh Hạ Long có hơn 350 tàu thuyền,
trong đó có gần 60 tàu được trang bị tiện nghi hiện đại để phục vụ
khách lưu trú qua đêm trên vịnh Hạ Long. Ở đây có nhiều khách sạn
cao cấp như khách sạn Heritage( 4 sao – 101 phòng ), khách sạn Sài
Gòn - Hạ Long (4 sao – 205 phòng), khách sạn Plaza ( 4 sao – 192
phòng), khách sạn Hạ Long Bay, khách sạn Hạ Long 1, 2, 3… Hiện
nay hệ thống khách sạn đang được bổ sung một số khách sạn quy mô
vừa dưới dạng liên doanh với nước ngoài như khách sạn Hoàng Gia
( 5 sao – 360 phòng), khách sạn Hạ Long – Dream ( 4 sao – 200

phòng), khách sạn Bưu Điện ( 3 sao – 115 phòng)… Trong tương lai,
ngành du lịch Hạ Long sẽ có thêm nhiều khách sạn quốc tế hiện đại,
các khu vui chơi giải trí khác hình thành tại Hạ Long.
- Những thành tựu của du lịch Hạ Long hiện nay:
19
Theo viện nghiên cứu và phát triển du lịch Việt Nam cho biết,
số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh, chủ yếu đến với vịnh Hạ
Long, liên tục đạt tốc độ tăng bình quân 14%/ năm, trong đó chủ yếu
là khách quốc tế. Cách đây 7 năm, tổng lượng khách du lịch đến
Quảng Ninh chỉ đạt 1,9 triệu lượt, nhưng đến cuối năm 2006 đã vượt
con số 3 triệu. Còn năm 2007, lượng khách du lịch tăng khoảng 35%
so với năm ngoái với tổng thu từ phí tham quan du lịch đạt trên 43 tỉ
đồng.
Còn riêng Hạ Long, năm 2006, Hạ Long đón trên hơn 1,9 triệu
lượt khách du lịch, doanh thu đạt trên 980 tỉ đồng, trong đó phải kể
đến việc khai thông 2 tuyến du lịch đường biển với Trung Quốc ( Hạ
Long – Bắc Hải, Hạ Long – Hải Nam ). Những tháng đầu năm 2007,
lượng khách du lịch đến thành phố vẫn ở mức ổn định, 6 tháng đạt
1035 triệu lượt, trong đó khách quốc tế là 564 nghìn lượt, doanh thu
du lịch là 561 tỉ đồng, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm trứoc. Thành
phố tổ chức thành công lễ hội du lịch Hạ Long hàng năm với nhiều
hình thức mới la, thu hút đông đảo khách du lịch.
20
CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ VỚI DU LỊCH NƯỚC TA
NÓI CHUNG VÀ DU LỊCH HẠ LONG NÓI RIÊNG.
I. VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI DU LỊCH NÓI CHUNG.
2.1. Vai trò báo chí đối với du lịch nói chung.
Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa nhân loại báo chí
được xem là một hiện tượng xã hội. Báo chí ra đời do nhu cầu thông
tin - giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Từ khi ra đời đến

nay, báo chí luôn năng động trong việc phản ánh hiện thực đa dạng
sinh động và luôn vận động phát triển. Trong quá trình hoạt động
thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn đánh giá cao vai trò và tác
dụng to lớn của báo chí. Trong chỉ thị số 22-CT/TW ngày 17/10/1997
của BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam về “tiếp tục đổi mới và tăng
cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản” đã đánh giá
hoạt động báo chí nước ta có nhiều chuyển biến và tiến bộ tích cực
về nhiều mặt: “báo chí nói chung hoạt động có định hướng, thông tin
kịp thời, phong phú và đa dạng hơn…”. Thực tế, vị trí của báo chí
ngày càng vững chắc và có mối quan hệ chặt chẽ với các mặt khác
trong đời sống kinh tế xã hội.
Báo chí và du lịch có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại
lẫn nhau. Trong khuôn khổ ha j chế của bài nghiên cứu, người viết
chỉ đề cập tới vai trò của báo chí với du lịch.
Có thể nói, báo chí là kênh thông tin quan trọng hàng đầu để
thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển với vị trí là kênh tạo lập, định
hướng và hướng dẫn dư luận, ý nghĩa của thông tin báo chí rất quan
trọng. Qua chức năng định hướng dư luận xã hội, báo chí có thể dẫn
tới hành động xã hội, phù hợp với sự vận động của hiện thực theo
21
những chiều hướng chủ định. Chính vì thế, du lịch có thể sử dụng
báo chí như một phương tiện để quảng bá hình ảnh, hoạt động của
ngành tới đông đảo nhân dân, từ đó định hướng, lôi cuốn du khách
tham gia các chuyến du lịch, mở rộng hoạt động của ngành hơn nữa.
Thực tế hiện nay, phần lớn du khách tham gia các chuyến du
lịch mở rộng hoạt động của ngành hơn nữa.
Thực tế hiện nay, phần lớn du khách biết tới các địa điểm du
lịch hấp dẫn, các chương trình tham quan là qua kênh truyền thông
đại chúng. Những danh lam thắng cảnh, những địa điểm du lịch văn
hóa, qua góc nhỉn phản ánh có chọn lọc của báo chí đã tới công

chúng tiếp nhận với vẻ đẹp hấp dẫn nhất, từ đó lôi cuốn du khách,
khơi dậy trí tò mò muốn khám phá vẻ đẹp của điểm du lịch. Dần
dần, du lịch sẽ ngày càng phát triển.
Thực tế đã chứng minh, nhiều vẻ đẹp còn tiềm ân,r hoang sơ,
chưa được con người đầu tư khám phá. Nhưng dưới con mắt tinh tế,
nhạy bén của nhà báo, vẻ đẹp nơi đó được khai phá và đưa tới đông
đảo quần chúng đồng thời những dự án phát triển du lịch sẽ được đầu
tư để phát triển du lịch nơi đây. Việt Nam còn có tiềm năng về du
lịch rất lớn, vì thế báo chí cần tăng cường vai trò hơn nữa trong việc
phát hiện, phát triển những tiềm năng du lịch cho đất nước.
Với khoảng cách địa lý rộng lớn, nếu không có các phương tiện
truyền thông đại chúng thì các địa điểm du lịch sẽ khó được nhiều
người biết đến, ngay giữa các vùng, địa phương trong một quốc gia,
ấy là chưa nói tới trên phạm vi quốc tế. Thử đặt một ví dụ, nếu không
có báo chí thì liệu đông đảo người dân Việt Nam có biết tới “Kinh đô
ánh sáng” Pari, tới tháp nghiêng Pari (Ý), hay nhân dân thế giới có
22
biết tới Vịnh Hạ Long, động Phong Nha - Kẻ Bàng, Nha Trang…?
Câu trả lời hẳn là không quá khó. Như vậy, có thể nói báo chí phát
triển cũng là nấc thang phát triển vượt bậc của nganỳ du lịch hiện
đại: du lịch quốc tế. Bất kỳ một quốc gia hay một địa điểm du lịch
nào, muốn phát triển ngành du lịch thì không thể không tác rời sự vận
động của nó với báo chí.
Không chỉ dừng lại ở ca ngợi, biểu dương vẻ đẹp của những địa
điểm du lịch, báo chí còn thực hiện đúng mực chức năng của mình;
phản ánh thực tế những điam điểm du lịch còn hạn chế, các tour du
lịch còn yếu kém, hay thái độ của du khách đối với hoạt động du lịch
đều được báo chí tiếp thu, đăng tải, phân tích. Để từ đó rút ra được
những bài học kinh nghiệm trong khâu tổ chức, điều hành, nâng cao
nghiệp vụ du lịch, đưa ngành ngày càng phát triển trong giai đoạn

hiện nay và mai sau.
2.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành du
lịch và du lịch Hạ Long.
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối
ổn định với tốc độ trung bình ở mức khá cao (khoảng 20%), thị phần
du lịch Việt Nam trong khu vực đã tăng từ 50% năm 1995 lên trên
8% năm 2005, thu nhập từ ngành du lịch tăng lên nhiều lần. Đây là
thành công lớn góp phần giúp du lịch trở thành một trong những
ngành đóng góp lớn vào GDP. Để có được thành công đó là nhờ sự
quan tâm, đầu tư đúng mức của Đảng và Nhà nước vào hoạt động của
ngành. Chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước về hoạt động du
lịch tập trung chủ yếu vào luật Du lịch, quy định rõ về quyền hạn và
nghĩa vụ, vai trò, vị trí của ngành trong nền kinh tế và xã hội. Và tùy
theo từng thời kỳ cụ thể, có những sự thay đổi khác nhau trong bối
23
cảnh xã hội mà Đảng, Chính phủ có sự bổ sung hay thay đổi Luật phù
hợp.
Chính sách, đường loói phát triển du lịch hợp lý của Đảng và
Nhà nước đã thể hiện qua những thành quả mà ngành du lịch đã đạt
được. Giai đoạn 1999 - 2000 có thể khẳng định là giai đoạn bứt phá
trong tăng trưởng khách và thu nhập “Khách quốc tế tăng trên 9 lần,
từ 250 nghìn lượt (1990) lên 2,05 triệu lượt (2000) thu nhập tăng gấp
13 lần từ 1350 tỷ đồng
1
lên 17.400 tỷ đồng. Giai đoạn gần đây, mặc
dù gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ Đảng và Chính phủ, Bộ Du lịch đã
có những biện pháp táo bạo, thích hợp tháo gỡ kịp thời nên du lịch
vẫn phát triển mạnh “khách quốc tế năm 2001 đạt 2,33 triệu lượt,
năm 2005 đạt gần 3,47 triệu lượt, khách nội địa năm 2001 đạt 11,7
triệu lượt, 2005 đạt 16,1 triệu lượt.

Người Việt Nam đi du lịch nước ngoài năm 2005 ước khoảng
900 nghìn lượt
1
. Hơn 10 năm về trước, Du lịch Việt Nam đứng vào
hàng thấp nhất khu vực, nhưng hiện nay Việt Nam đã đuổi kịp và
vượt Philippin, Lào, Mianma…; chỉ còn sau Malayxia, Singapo, Thái
Lan và Inđônêxia. Theo đánh giá, hiện nay Việt Nam là một trong
những nước có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất khu vực và thế
giới. “năm 2004, du lịch Việt Nam được Hội đồng du lịch và lữ hành
thế giới xếp thứ 7 thế giới về tăng trưởng lượng khách trong số 174
nước; Việt Nam được xếp vào nhóm 10 điểm đến hàng đầu thế giới
1
.
Những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành Du lịch
ngày càng trở nên hợp lý. Chính vì vậy, nganỳ đã phát triển mạnh mẽ
và giữ vị trí vô cùng quan trọng trong xã hội. Hiệu quả, tác động lợi
ích của ngành du lịch tới đời sống xã hội ngày càng rõ nét. Hoạt động
1
Theo Tạp chí kinh tế và dự báo số 5/2007
24
du lịch đã thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo và khả năng tiêu
thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ. Mỗi năm, hàng chục lễ hội
truyền thống được khắc phục, tổ chức dần di vào nề nếp và lành
mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục, nhiều làng nghề thủ công
truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo têm các điểm tham
quan du lịch. Du lịch phát triển còn làm góp phần thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghè ở nhiều địa
phương. Đồng thời, du lịch phát triển sẽ tạo thêm nguồn thu để tu
tạo, các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát huy

di sản văn hóa.
Một trong những chủ trương phát triển du lịch Việt Nam là phải
gắn kết du lịch Việt Nam với du lịch Quốc tế. Trong thực tế, du lịch
Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động trong hội nhập du lịch
quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mắt với
các nước láng giềng, các nưc[s và khu vực “du lịch Việt Nam đã ký
29 hiệp định hợp tác du lịch song phương với những nước là thị
trường du lịch trọng điểm và đầu mối giao lưu quốc tế và hợp tác du
lịch đa phương 10 nước ASEAN, đã có quan hệ bạn hàng với trên
1000 hãng, trong đó có nhiều hãng lớn, của hơn 60 quốc gia và nhiều
lãnh thổ”
2
, Đảng và Chính phủ ta xác địnhm điều kiện nước ta là
thành viên của tổ chức du lịch thế giới, của Hiệp hội du lịch châu Á -
Thái Bình Dương, của Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á. Du lịch Việt
Nam đã tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch, nhờ đó tranh
thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để phát triển,
chủ động gắn kết với du lịch khu vực và thế giới. Tháng 11-2006,
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là mốc
2
Theo tạp chí Kinh tế và dự báo số 5/2007
25

×