Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

quá trình hình thành công tác quản lý tài chính bảo hiểm xã hội việt nam thực trạng và giải pháp p4 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.15 KB, 9 trang )

§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
quyền lợi cho một số công chức đã làm việc dưới thời Pháp, sau đó đi theo
kháng chiến nay đã già yếu. Sau cách mạng tháng Tám thành công do còn
khó khăn về nhiều mặt nên chế độ chỉ được thực hiện đến năm 1949.
Năm 1950, Hồ Chủ Tịch kí Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 ban
hành quy chế công chức và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 ban hành quy
chế công nhân. Theo các Sắc lệnh trên, công chức và công nhân đã có những
quyền lợi về chế độ hưu trí. Nhìn lai chính sách BHXH giai đoạn này chúng
ta có thể nhận thấy các chính sách được xây dựng và thực hiện ngay sau khi
dành được độc lập tuy hoàn cảnh đất nước còn rất nhiều khó khăn. Mặt
khác các chính sách triển khai thực hiện không đầy đủ, chỉ mới thực hiện
được một số chế độ cơ bản với mức trợ cấp thấp nhằm đảm bảo cuộc sống
tối thiểu cho bộ phận công nhân, viên chức Nhà nước. Nguồc chi 100% lấy
từ NSNN, chưa hề có sự đóng góp của các bên.
Đến ngày 27/12/1961, Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH tạm thời về
các chế độ BHXH cho cán bộ, công nhân viên kèm theo Nghị định 218/ CP.
Tiếp theo đó là Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 ban hành Điêu lệ BHXH
tạm thời đối với quân nhân. Như vậy đối tượng được tham gia BHXH đã mở
rộng, và áp dụng cho 6 loại chế độ gồm: hưu trí, mất sức lao động, tử tuất,
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Như vậy là các chế
độ của BHXH Việt Nam được triển khai khá đầy đủ từ rất sớm. Hơn nữa tài
chính thời kì này bắt đầu quy định có sự đóng góp một phần của các xí
nghiệp, phần còn lai vẫn do NSNN cấp. Đến năm 1985 cùng với cải cách
tiền lương, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 236/HĐBT có những
sửa đổi bổ xung quan trọng như tăng tỉ lệ đóng góp của các đơn vị sản suất
kinh doanh. Tuy vậy, thời kì này do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu
là sản xuất gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ cộng với cơ chế quản lí bao cấp
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
không hiệu quả nên BHXH hầu như không có thu và NSNN vẫn phải bù cấp
là chính. Đây cũng là giai đoạn tổ chức quản lí BHXH không ổn định, ro
nhiều Bộ ngành khác nhau đảm nhiệm ( Bộ nội vụ, Bộ Lao động Thương


binh và Xã hôi, Bộ tài chính, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam). Song chịu trách nhiệm quản lí chính là Bộ Lao động Thương binh và
Xã hôi và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thư VI ( tháng 12/1986) đề ra đường lối
đổi mới toàn diện, xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ
chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền kinh
tế. Cùng với sự đổi mới chung của đất nước, chính sách BHXH cũng có
những chuyển biến. Nội dung cải cách lần này tập trung vào cải cách cơ chế
bao cấp trong quản lí, mở ra loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Đến ngày 22/6/1993 Chính phủ ban hành Nghị định 43/CP về những quy
định tạm thời chế độ BHXH. Trong đó có quy định tăng mức đóng BHXH
và đặc biệt người lao động phải đóng BHXH. Cơ chế hoạt động của BHXH
được quy định trong chương XII của Bộ Luật lao động do Quốc hội khoá IX
thông qua ngày 23/6/1994, sau đó được cụ thể hoá trong Điều lệ BHXH và
hai Nghị định 12/CP và 45/CP ban hành năm 1995. Từ đây ngành BHXH
Việt Nam chuyển sang trang mới trong lịch sử phát triển của mình.
1.2. BHXH Việt Nam giai đoạn sau 1995.
Đây là giai đoạn chính sách và quản lí hoạt động BHXH có những đổi
mới thực sự từ cơ chế tập chung, bao cấp không đóng BHXH vẫn được
hưởng BHXH sang hoạt động theo nguyên tắc có đóng có hưởng, có chia sẻ
rủi ro. Về quản lí hoạt động BHXH từ chỗ phân tán do nhiều cơ quan khác
nhau đảm nhận, nay tập chung thống nhất về một đầu mối là BHXH Việt
Nam. Trên cơ sở quy định đóng BHXH, chính sách thời kì này xác lập rõ cơ
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
chế hình thành và sử dụng quỹ BHXH. Theo đó quỹ BHXH Việt Nam do
BHXH Việt Nam quản lí chỉ chịu trách nhiệm đối với người lao động từ
năm 1995 trở đi, còn NSNN đảm bảo chi trả cho những đối tượng nghỉ làm
việc trước năm 1995.
BHXH Việt Nam mở rộng đối tượng tham gia, bao gồm thêm các
doanh nghiệp kinh tế có sử dụng 10 lao động trở lên ( hiện nay là bắt buộc

đối với mọi doanh nghiệp có sử dụng lao động); cán bộ xã phường, thị trấn;
các lao động làm việc trong các cơ sở Y tế, Giáo dục, Văn hoá và Thể thao
ngoài công lập. BHXH cũng quy định lại hiện nay chỉ còn 5 chế độ trợ cấp :
ốm đau; tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; thai sản; hưu trí và tử tuất
(bỏ chế độ nghỉ mất sức lao động). Điều lệ BHXH và hai Nghị định 12/CP
và 45/CP là những quy định pháp lí được thực hiện đến nay và chỉ có những
sửa đổi nhỏ.
Với mục đích:
+Thực hiện cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ trong tình hình
mới trong chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn
2001- 2010.
+Phục vụ và đáp ứng yêu cầu tốt hơn cho người tham gia BHXH,
BHYT và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức sủ dụng
người lao động đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
+Phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của cả hệ thống
BHXH và BHYT.
Ngày 24/1/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
20/2002/ QĐ- TTg về việc chuyển BHYT sang BHXH Việt Nam.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
Ngày 16/12/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 100/CP quy định
chức năng, nhiệm cụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.
Trong đó khẳng định BHXH Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính
phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT (gọi chung là
BHXH) và quản lí Quỹ BHXH theo quy định của pháp luật. Đến tháng
1/2003 Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ra Quyết định số 02/2003/QĐ- TTg
ban hành về quy chế quản lí tài chính đối với BHXH Việt Nam. Kèm theo
đó là Quy chế quản lí tài chính đối với BHXH Việt Nam bao gồm những
quy định chung áp dụng trong quản lí tài chính.
2. Chính sách BHXH Việt Nam từ năm 1995 đến nay.
Nghị định số 12/CP ban hành ngày 26/1/1995 của chính phủ ban hành

Điều lệ BHXH áp dụng đối với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và
mọi người lao động theo loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện thống nhất
trong cả nước. Các chế độ BHXH trong Điều lệ này gồm có: chế độ trợ cấp
ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động- bệnh nghề
nghiệp, chế độ trợ cấp hưu trí, chế độ trợ cấp tử tuất. Những người làm việc
ở những đơn vị, tổ chức sau đây là những đối tượng phải tham gia BHXH
bắt buộc: các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên, người Việt Nam
làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức nước
ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các tổ chức kinh doanh dịch vụ, doanh
nghiệp thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng đoàn thể, lực lượng vũ
trang, các đơn vị hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị,
chính trị- xã hội.
Ngày 15/7/1995 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 45/CP về
Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
quân đội nhân dân, công an nhân dân. Các chế độ BHXH này gồm có: chế
độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động-
bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất.
Nghị định số 09/ 1998/NĐ- CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ sửa
đổi, bổ xung một số điều củ Nghị định 50/CP ngày 26/7/2995 của Chính phủ
về chế độ sinh hoạt phí đối cới cán bộ xã, phường, thị trấn. Cán bộ cấp xã
tham gia đóng BHXH và hưởng chế độ hưu trí và mai táng là những cán bộ
làm công tác Đảng, chính quyền và trưởng các đoàn thể: Chủ tịch Mặt trận,
Hội trưởng hội phụ nữ, Hội trưởng hội nông dân, Hội trưởng Hội Cựu chiến
binh, Bí thư đoàn THCS Hồ Chí Minh và các cán bộ chưc danh chuyên môn
là Văn phòng Uỷ ban nhân dân xã, địa chính, tư pháp, tài chính- kế toán.
Chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh
vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao được quy định trong Nghị định số 73/
1999/ NĐ- CP ngày 19/8/1999. Nghị định này cho phép thành lập các cơ sở

ngoài công lập dưới các hình thức như bán công, dân lập, tư nhân hoạt động
trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao nhưng phải phù hợp với
quy hoạch của Nhà nước, không theo mục đích thương mại và đúng theo
quy định của của pháp luật. Người lao động làm việc trong các cơ sở ngoài
công lập được tham gia và hưởng mọi quyền lợi về BHXH như người lao
động trong các đơi vị công lập.
Đối với người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài phải tham gia BHXH bắt buộc và được hưởng các chế độ
BHXH hưu trí và tử tuất. Điều này được quy định trong Nghị định số
52/1999/ NĐ- CP ban hành ngày 20/9/1999.
Ngày 15/12/2000 Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2000/NĐ- CP
về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp, và sinh hoạt phí
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
đối với các các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí.
Trong đó có quy định tăng mức tiền lương tối thiểu từ 180 000 đồng lên 210
000 đồng/ tháng. Cùng năm đó Chính phủ cũng ban hành Nghị định số
71/2000/ NĐ-CP quy định việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ công
chức đến độ tuổi nghỉ hưu. Tức là cán bộ công chức đến tuổi nghỉ hưu được
xem xét kéo dài thêm thời gian công tác đối với các đối tượng làm công tác
nghiên cứu, những người có học vị tiến sĩ, chức danh Giáo sư, Phó giáo sư,
những người có tài năng. Thời gian kéo dài có thể từ 1 đến 5 năm với điều
kiện cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng có nhu cầu và cán bộ, công chức đó tự
nguyện và có đủ sức khoẻ để làm việc.
Năm 2001 Chính phủ tiếp tục ra hai Nghị định 04/2001/NĐ-CP và
61/2001/NĐ-CP. Nghị định 04 quy định chi tiết về một số điều của Luật Sĩ
quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 về chế độ chính sách đối với sĩ
quan thôi phục vụ tại ngũ, sĩ quan chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp
hoặc công chức quốc phòng. Nghị định 61 quy định về tuổi nghỉ hưu của
người lao động khai thác hầm lò. Tuổi nghỉ hưu là 50, đủ 20 năm đóng
BHXH và có ít nhất 15 năm làm công việc nêu trên. Tuổi nghỉ hưu có thể

tăng lên nhưng không quá 55 khi người lao động không đủ số năm đóng
BHXH.
Nghị định 100/ 2002/ NĐ- CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ quy
định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt
Nam. Trong đó nêu rõ các vị trí, chức năng, có 19 điểm quy định quyền hạn
và nhiệm vụ của BHXH Việt Nam.
Ngày 9/9/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ- CP đã
sửa đổi, bổ xung một số điều của Điều lệ BHXH Việt Nam.
3. Cơ cấu tổ chức, quản lí của BHXH Việt Nam.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ thực
hiện việc quản lí Nhà nước về BHXH: xây dựng và trình ban hành pháp luật
về BHXH; ban hành các văn bản pháp quy về BHXH thuộc thẩm quyền;
hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện BHXH. Chính phủ thành lập
hệ thống tổ chức BHXH thống nhất để quản lí quỹ và thực hiện các chế độ,
chính sách về BHXH theo quy định của pháp luật.
Theo điều 3, Nghị định số 100/2002/ NĐ- CP có quy định: BHXH
Việt Nam được tổ chức, quản lí theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ
Trung ương tới địa phương, gồm có ba cấp:
1. Cấp Trung ương là BHXH Việt Nam.
2. Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương ( gọi chung là BHXH tỉnh) trực thuộc
BHXH Việt Nam.
3. Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là BHXH
huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ( gọi chung là
BHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh.
BHXH Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ Trung
ương xuống địa phương. Cơ quan quản lí là Hội đồng quản lí BHXH Việt
Nam, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thủ tướng Chính phủ về các hoạt
động chỉ đạo, điều hành và quản lí của mình. Tổng giám đốc là đại diện

pháp nhân của BHXH Việt Nam, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề
nghị của Hội đồng quản lí. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Thủ tướng
Chính phủ và Hội đồng quản lí về thực hiện chính sách, chế độ BHXH và
quản lí quỹ BHXH theo quy định của pháp luật.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
Giúp việc cho tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc và các phòng
ban nghiệp vụ chuyên môn. Bộ máy quản lí giúp việc cho Tổng giám đốc tại
BHXH Việt Nam hiện nay gồm có:
1. Ban Chế độ chính sách BHXH.
2. Ban Kế hoạch- Tài chính.
3. Ban thu BHXH.
4. Ban chi BHXH.
5. Ban BHXH tự nguyện.
6. Ban giám định Y tế.
7. Ban tuyên truyền BHXH.
8. Ban Hợp tác quốc tế.
9. Ban Tổ chức cán bộ.
10. Ban kiểm tra.
11. Văn phòng.
12. Trung tâm Nghiên cứu khoa học BHXH.
13. Trung tâm Công nghệ thông tin.
14. Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH.
15. Trung tâm lưu trữ.
16. Báo BHXH.
17. Tạp chí BHXH.
Theo điều 9 Nghị định 100/2002/NĐ- CP, tổ chức BHXH tỉnh và
BHXH huyện được tổ chức và hoạt động theo quy định của Tổng giám đốc.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
BHXH tỉnh, BHXH huyện cũng có tư cách pháp nhân, có dấu, có tài khoản
và trụ sở riêng.







SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ BHXH VIỆT NAM
(Theo Nghị định số 100/2002/CP- NĐ ngày 6/12/2002 của Chính Phủ)














CHÍNH PHỦ


H

I
ĐỒ
NG QU


N LÝ

Tổng giám
đ
c

Các Phó
t

ng giám
- Ban chế độ, chính sách BHXH
- Ban Kế hoạch - Tài chính
- Ban Thu BHXH
- Ban Chi BHXH
- Ban BHXH tự nguyện
- Ban Giám định y tế
- Ban Tuyên truyền BHXH
- Ban Hợp tác quốc tế
- Ban Tổ chức - Cán bộ
- Ban Kiểm tra
- Văn phòng
- Trung tâm Nghiên cứu khoa học BHXH
- Trung tâm CNTT
- Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng NVBHXH
- Trung tâm lưu trữ
- Báo BHXH
- Tạp chí BHXH
- Đại diện BHXHVN tại TP. HCM


Giám đốc
Các Phó
giám đốc
- Phòng Chế độ, chính sách
- Phòng Kế hoạch - Tài chính
-

Phòng Thu

Bảo hiểm xã
hội Việt
Nam

B

o hi

m xã
h

i c

p t

nh

×