Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tạo mối quan hệ để phát triển nghề nghiệp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.62 KB, 4 trang )

Tạo mối quan hệ để phát triển nghề nghiệp
Mục đích của việc tạo mối quan hệ trong kinh doanh là có được thông
tin, mở rộng tầm nhìn của bạn trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh và
thiết lập các mối quan hệ cá nhân có thể giúp bạn tiến xa hơn trong sự
nghiệp. Ngay cả khi bạn đang hài lòng với công việc của mình thì bạn
cũng nên luôn luôn nhìn về phía trước. Một vài bước sau đây có thể giúp
cho quá trình này.
Bước 1: Tìm cách mở rộng các mối quan hệ của bạn:
Hãy tìm kiếm các mối quan hệ công việc bên ngoài công ty để cho việc
tạo mối quan hệ trong công việc của bạn sẽ được tiếp tục lâu dài cho dù
bạn làm bất cứ công việc gì. Hãy gia nhập các tổ chức chuyên môn mà
bạn quan tâm và tham gia ít nhất mỗi tháng một hoạt động. Ngoài ra,
bạn hãy thường xuyên hỏi những người mình quen biết xem họ có biết ai
để giới thiệu cho bạn không. Thật sự thì việc mở rộng quan hệ rất thú vị.
Nếu bạn tìm thấy những người có cùng mối quan tâm với bạn, bạn sẽ
cảm thấy rất thích thú việc này và sẽ không xem nó là một việc vô bổ
nữa.
Bước 2: Biết mình muốn gì ở người khác và mình có thể mang lại gì
cho người khác
Nhiều người không thích việc tạo quan hệ bởi họ cho rằng nhờ một
người lạ giúp đỡ là một điều không hay. Vì bản chất tự nhiên của con
người là muốn giúp đỡ người khác, bạn sẽ thấy rằng đa số mọi người sẽ
rất dễ dàng tiếp nhận nếu bạn có cách tiếp cận họ thích hợp. Nếu bạn
biết rằng bạn sẽ gặp gỡ một mối quan hệ tiềm năng thì đừng có nhận
được bao nhiêu danh thiếp là quẳng vào trong cặp bấy nhiêu rồi đến khi
chuẩn bị đi gặp ai đó thì mới lôi danh thiếp của người ấy ra. Thay vào
đấy hãy chuẩn bị trước cho một cuộc trò chuyện bằng cách tự hỏi mình
cần gì từ phía người ấy.
Tạo mối quan hệ là một sự cộng tác. Mỗi khi bạn yêu cầu một điều gì
hay bạn gặp gỡ một mối quan hệ tiềm năng, bạn nên nghĩ đến việc giúp
đỡ lại họ. Hãy lắng nghe họ để hiểu rõ bạn có thể giúp gì cho họ.


Bước 3: Liên hệ
Khi tiếp cận một mối quan hệ tiềm năng, hãy tỏ ra thân thiện, tôn trọng
và nói chuyện ngắn gọn. Dù cho bạn quen biết với người đó như thế nào
thì cũng luôn luôn nhớ rằng người đó đang giúp bạn. Sau này nhớ gởi lời
cảm ơn đến người đó.
Bước 4: Giữ liên lạc thường xuyên
Sau cuộc gặp gỡ đầu tiên thành công, bạn có nhiệm vụ phải giữ liên lạc
thường xuyên. Người bạn gặp gỡ có cho bạn lời khuyên hay đề nghị bạn
thực hiện việc gì đó không. Nếu có, bạn nên liên hệ thường xuyên với
người ấy để nhắc người ấy nhớ bạn là ai và thông báo cho người ấy biết
tình hình diễn tiến công việc. Cập nhật thông tin về tình hình thay đổi
công việc của người ấy và đảm bảo rằng người ấy cũng nắm các thông
tin liên quan về bạn. Hẹn gặp lại người ấy và trong những dịp nghỉ Lễ,
gởi cho người ấy một tấm thiệp kèm với một lời chúc dễ thương.
Nếu bạn là người nhút nhát thì ngay cả những cuộc gặp gỡ tự nhiên nhất
cũng là cả một vấn đề với bạn. Có thể bạn không thích hỏi xin người
khác dù chỉ là một lời khuyên liên quan đến một lĩnh vực hoặc một
miếng chewing gum. Một số chuyên gia đã khuyên chúng ta hãy vượt
qua nỗi lo sợ bằng cách trò chuyện với các mối quan hệ tiềm năng về
các lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn cảm thấy hứng thú nhất.
Khi bạn trò chuyện với các đối tác tiềm năng qua điện thoại, nhớ ghi chú
lại để khỏi quên những gì mình đã nói. Bạn cũng nên dành thời gian
buổi sáng để thực hiện các cuộc trò chuyện thế này bởi vì lúc đó năng
lượng của bạn dồi dào nhất, giúp cho giọng nói của bạn chuyên nghiệp
hơn trong suốt cuộc trò chuyện.
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

×