Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hóa giải sự nguy hiểm của dị dạng mạch máu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.19 KB, 7 trang )

Hóa giải sự nguy hiểm của dị dạng
mạch máu
U mạch máu (hay còn gọi là dị dạng mạch máu) là bệnh tương
đối phổ biến, có thể gặp ở mọi nơi trong cơ thể từ não, tủy cho
tới tay, chân Nhưng đây là thách thức các nhà ngoại khoa vì
nguy cơ chảy máu, tử vong khi phẫu thuật là rất lớn. Bằng kỹ
thuật bơm keo sinh học gây tắc động mạch, các bác sĩ Khoa
Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Việt Đức dễ dàng lấy bỏ khối u
mạch máu, mang lại cơ hội sống cho nhiều người bệnh.
Phép màu
Anh Trần Văn H., 37 tuổi (Hải Dương) đến Khoa Phẫu thuật tạo
hình - Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng chảy máu ồ ạt và đã có
dấu hiệu hôn mê do khối u mạch máu xuất phát gần động mạch
cảnh của anh bị vỡ. Các bác sĩ cho biết, tình trạng bệnh nhân lúc
này rất nguy kịch vì đã mất 1/3 lượng máu của cơ thể. Ngay lập
tức bệnh nhân được cấp cứu truyền cùng lúc 3 đơn vị máu, đồng
thời các bác sĩ nhanh chóng tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân
bằng kỹ thuật bơm keo gây tắc động mạch, cắt bỏ khối u. ThS.
Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình cho biết, trước
đây, khi chưa có kỹ thuật bơm keo sinh học, trường hợp như của
anh H. rất khó để cứu sống. Các bệnh nhân bị u mạch máu không
thể phẫu thuật và dễ dàng tử vong khi u bị vỡ.
May mắn hơn bệnh nhân H. là khối u mạch máu trên đầu chưa vỡ
nhưng lúc nào anh Nguyễn Văn T., 43 tuổi (Nghệ An) cũng sống
với nỗi lo sợ nơm nớp cho tính mạng của mình. Đã nhiều năm nay,
bệnh nhân T. có một khối u nổi ngoằn nghoèo trên toàn bộ nửa đầu
bên phải, thăm khám cho thấy đó là một khối dị dạng mạch máu
thể động mạch, có nhiều mạch nổi to đập theo nhịp của nhịp tim.
Gần đây, khối u ngày càng to, anh đã đi khám nhiều nơi nhưng
không có cách chữa. Khi đến Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân T. đã
được chuyển đến Khoa Phẫu thuật tạo hình và được các bác sĩ điều


trị thành công.
Các bác sĩ cho hay, trước đây, đa phần bệnh nhân bị bệnh u dị
dạng mạch máu như vậy thường không hoặc rất hiếm khi được mổ,
chỉ chờ tới khi mạch máu bị vỡ, bệnh nhân được xử lý cấp cứu,
nếu may thì cứu sống được nhưng mất rất nhiều máu và tốn kém,
những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể tử vong.

Ca phẫu thuật dị dạng mạch máu.
Nhờ bàn tay vàng của thầy thuốc
Các chuyên gia cho biết, u máu do dị dạng động mạch não là nguy
hiểm nhất trong các loại dị dạng. Để có thể phẫu thuật cắt bỏ khối
u cho người bệnh, bác sĩ phải xác định nguồn cấp máu cho khối dị
dạng này là từ đâu bằng khả năng lâm sàng và chụp mạch máu.
Đồng thời chụp cộng hưởng từ để xem mức độ lan rộng của khối u,
chụp CT sọ não xem khối u đã xâm lấn vào xương sọ hoặc não hay
chưa. Nếu xâm lấn sọ não thì khả năng mổ sẽ rất khó khăn và nguy
cơ tử vong rất cao. Sau đó, các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, tiến
hành chụp mạch số hóa và tiêm keo sinh học trực tiếp vào vùng
động mạch cấp máu trực tiếp cho khối u. Sau khi tiêm, lượng máu
cung cấp cho khối u giảm đi nhiều, chờ khoảng 3 - 4 ngày chất keo
có tác dụng, nguồn máu tới khối u giảm, bệnh nhân được tiến hành
phẫu thuật mà không phải truyền máu.
Sau khi cắt bỏ khối u, các bác sĩ sẽ lấy vạt da lành xung quanh để
che phủ cho phần khối u đã được lấy đi, đảm bảo giá trị thẩm mỹ.
Thông thường mỗi ca mổ kéo dài 3 - 4 tiếng, nhưng nếu khối u lớn,
xương lộ nhiều, phần da bên cạnh không đủ để che lấp, các bác sĩ
sẽ phải lấy từ vùng da khác tới để tạo hình lại và nối bằng kỹ thuật
vi phẫu thì đôi khi cuộc mổ kéo dài lên hơn 10 tiếng.
Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân dị dạng mạch máu não là sự
rối loạn phát triển của các mạch máu trong thời kỳ bào thai. Bệnh

không phải là ung thư và khối u cũng không ác tính nhưng các
khối dị dạng này tự nhiên vỡ (không do chấn thương, thường do
mạch máu dị dạng căng quá mức), bệnh nhân sẽ bị xuất huyết não,
mất máu và tử vong.
Những yếu tố nguy cơ
Dị dạng mạch máu não có 2 loại: dị dạng động mạch và
dị dạng động tĩnh mạch. Hai loại dị dạng này đều gây
chảy máu tự nhiên, trong đó chảy máu do động mạch
nặng hơn. Bình thường, cấu tạo thành động mạch có 3
lớp: ngoài, giữa và trong, lớp giữa là lớp cơ chun có khả
năng đàn hồi cao, chịu được áp lực động mạch rất lớn mà
không vỡ. Nhưng vì một lý do nào đó, ở một số người khi
sinh ra có một đoạn động mạch não không có lớp cơ này,
do vậy, thành động mạch nơi đó bị phình to ra (giãn
mỏng) như quả nho hay như một cây nấm mọc lên ở thành
động mạch. Khi thành động mạch bị giãn mỏng thì nó có
thể vỡ ra bất kỳ lúc nào, đe doạ trực tiếp đến tính mạng
con người. Những yếu tố như stress, chấn thương sọ não,
bệnh vữa xơ động mạch, nhiễm trùng huyết gây viêm nội
mạc thành động mạch cũng tạo điều kiện cho phình
động mạch não.
PGS.TS. Bùi Quang Tuyển - Học viện Quân y
Kỹ thuật khó đòi hỏi trình độ chuyên môn cao
Đây là một kỹ thuật rất khó khăn, đòi hỏi bác sĩ phải có
trình độ chuyên môn cao. Thực tế nhiều nơi có máy chụp
mạch kỹ thuật số nhưng chưa thực hiện tiêm keo sinh học
gây tắc mạch để phẫu thuật khối u. Bởi nếu chụp không
chuẩn, hoặc tiêm sai một chút vào mạch máu nuôi não,
bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng hoặc liệt vĩnh viễn.
Hơn nữa, sau lấy bỏ u, phải thực hiện kỹ thuật vi phẫu để

nối vạt da phủ kín khối u. Bình thường, nếu không tai
biến, sau 7 - 10 ngày, bệnh nhân có thể ra viện. Thông
thường phẫu thuật có thể lấy được 90 - 100% khối u, sau
đó bệnh nhân phải tái khám theo hẹn của bác sĩ nhằm
theo dõi sự tiến triển và sự tái phát nếu có.
ThS. Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình

×