ĐẶT VẤN ĐỀ
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất để nuôi dưỡng trẻ đặc biệt trong nhưng
tháng đầu của đời sống. Sữa mẹ là tài sản vô giá mà người mẹ dành cho con,
cũng là quyền lợi mà trẻ sinh ra đều được quyền hưởng.
Sữa mẹ được khẳng định là loại sữa tốt nhất vì cung cấp đầy đủ chất
dinh dưỡng, đặc biệt là sữa non trong những ngày đầu sau đẻ. Sữa non mang
nhiều kháng thể giúp cho trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn, giúp cho ruột
trưởng thành tốt theo thời gian. Trong những ngày đầu mới sinh, sữa me là
an toàn nhất cho hệ tiêu hoá của trẻ. Theo Kawer (Bang Lavesh) tại Hội Nghị
Nhi khoa lần thứ 17 ở Manila (Phi Luật Tân), trẻ bú sữa mẹ bị nhiễm trùng hô
hấp, nhiễm trùng tai ít hơn trẻ bú sữa bò 2 lần, tiêu chảy ít hơn 3 lần, viêm
phổi hoặc suy dinh dưỡng ít hơn 4 lần [23 ].
Sữa mẹ nhất là sữa non trong những ngày đầu, ngoài tính chất chống
nhiễm khuẩn, sữa mẹ còn tránh cho trẻ các bệnh dị ứng như chàm, hen do
có nhiều IgA. Ngoài ra cho bú mẹ làm tăng tình cảm giữa mẹ và con, người
mẹ có cảm giác hạnh phúc sau khi trải qua cuộc sinh đẻ đau đớn, và giúp trẻ
dần thích nghi với cuộc sống bên ngoài.
Cho con bú thời gian sớm nhất trong ngày đầu sau sinh bảo vệ sức khoẻ
cho bà mẹ là hạn chế chảy máu sau sinh, giúp tử cung co hồi tốt, giảm tỷ lệ
ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng và bà mẹ sẽ không có
kinh nguyệt trong thời gian 6 - 9 tháng, nhờ vậy thực hiện được kế hoạch hoá
gia đình [10], [13].
Đặc biệt gần đây người ta nói đến giá trị tuyệt đối của sữa mẹ đối với
sự thông minh của trẻ nhất là sữa non. Khi trẻ ra đời, trẻ sơ sinh đã có đủ số tế
bào não trong năm đầu, các dây thần kinh được myeline hoá để giúp não
trưởng thành 85%, muốn myeline hoá tốt trẻ cần 2 chất quan trọng trong sữa
1
mẹ đó là galactose và các acide béo như linoleic và arachidonic mà trong sữa
bò không có [5], [17].
Sữa mẹ là thức ăn an toàn và tốt nhất cho trẻ, nuôi con bằng sữa mẹ là
phương pháp tích cực nhất để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ thời gian
sau này.
Mặc dù Tổ chức y tế thế giới và Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc đã
khuyến nghị việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn từ ngay sau khi đẻ cho đến
4-6 tháng tuổi và duy trì cho con bú cùng với thức ăn bổ sung đầy đủ cho đến
2 năm tuổi hoặc lâu hơn nữa[Tổ chức y tế thế giới (1993), Khoá học về tham
vấn nuôi con bằng sữa mẹ, tr. 1-7.]. Tuy nhiên số đông phụ nữ nước ta vẫn
bắt đầu cho trẻ bú sữa nhân tạo, hoặc uống nước, dịch khác những ngày đầu
sau sinh.
Để có chứng cứ khoa học, góp phần tư vấn cho cộng đồng thực hiện
đúng những tham vấn chương trình nuôi con bằng sữa mẹ của Tổ chức y tế
thế giới , chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài "Tìm hiểu tình hình nuôi
dưỡng ngày đầu sau sinh ở trẻ sơ sinh tại thành phố Huế".
Đế tài được thực hiện nhằm các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ thời gian các bà mẹ cho trẻ bú lần đầu tiên kể từ khi
sinh .
2. Ghi nhận các loại nước uống khác ngoài sữa mẹ mà người mẹ cho
trẻ uống ngày đầu sau sinh.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỮA MẸ VÀ LỢI ÍCH VIỆC NUÔI
CON BẰNG SỮA MẸ
1.1.1. Nghiên cứu tình hình nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới
Con người là một loại động vật bậc cao, thuộc nhóm động vật cho con
bú, từ thuở ban sơ đã biết sinh con và cho con bú để duy trì nòi giống. Nuôi
con bằng sữa mẹ tận dụng nguồn sữa non là một phương pháp tự duy trì của
nhân loại bằng nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất, phù hợp nhất, là nguồn tài
nguyên thiên nhiên vô tận mà tạo hoá đã ban tặng cho con người.
Theo thời gian cùng với sự phát triển của nền y học trên thế giới từ năm
1930 đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của
sữa mẹ, lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ, tác dụng ưu việt nhất của việc
tận dụng nguồn sữa non ngày đầu của mẹ.
Leonado Mata (Cost Rica 1932) đã khẳng định sữa non có tác dụng rất
rõ trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do tiêu chảy ở trẻ sơ sinh[].
Datha MCR, Heinonen Krassin, Gaull GE Helsinal, Fintand (New
York, USA) đã kiểm tra nhận thấy khối lượng năng lượng và thể tích của thức
ăn trong sữa mẹ hơn hẳn sữa bò.[4]
Dr. Elsiem Widdewson đã chứng minh sữa non là thức ăn đầu tiên của
trẻ sơ sinh mà không có gì thay thế được [5].
Giáo sư Kobayaski (Nhật Bản) đã nhận thấy sự hình thành nhân cách
và tâm lý con người tương lai trong quá trình nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.
3
Ở Thuỵ Điển từ năm 1950 - 1980 tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn ngày đầu như
sau: năm 1950 chiếm 75%, năm 1960 chiếm 61%, năm 1970 chiếm 38% năm
1980 chiếm 60% [23].
Do tính chất ưu việt của sữa mẹ nên từ những năm 1970 ở các nước
châu Âu người ta có khuynh hướng giảm các nhà máy sản xuất sữa bò và
khuyến khích các bà mẹ cho con bú sữa mẹ .
WHO, UNICEF (1981) đã công bố văn bản chương trình khuyến cáo
nuôi con bằng sữa mẹ và cũng trong năm 1981 WHO đã ra luật Quốc tế về
việc kinh doanh các loại thức ăn thay thế sữa mẹ với mục tiêu: nhằm đóng
góp vào việc cung cấp dinh dưỡng an toàn đầy đủ cho trẻ ngày đầu sau sinh,
bằng cách bảo vệ và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và cách sử dụng
đúng các loại thức ăn bổ sung thay thế khi cần thiết [25].
1.1.2. Nghiên cứu tình hình nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam
Từ lâu các bà mẹ Vi ê ệ tt Namđã nuôi con bằng sữa của chính mình
nhưng mà cho đến năm 1983 chương trình sữa mẹ mới chính thức ra đời tại
Việt Nam. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sữa mẹ và
tác dụng của sữa mẹ đối với đời sống của trẻ sau này như:
- Sữa mẹ và Xerophthalmia ở trẻ bị suy dinh dưỡng (BS Trần Thị
Ngân, BS Đặng Ngọc Hà, BS Quách Thị Minh)
- Tìm hiểu tập quán nuôi con bằng sữa mẹ (BS Đào Thị Diễn và cộng
sự.
- Nguyên nhân mất sữa của người mẹ và ảnh hưởng của sữa mẹ đến sức
khoẻ bệnh tật của trẻ (GS Nguyễn Thu Nhạn, BS Đào Thị Diễn, BS Nguyễn
Phú Đạt, BS Hoàng Kim Thanh và cộng sự)
- Sữa mẹ và bệnh suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em lứa tuổi 1 - 12 tháng
(GS Nguyễn Thu Nhạn, BS Trần Thị Nga và cộng sự).
4
- Nồng độ bài tiết IgA trong sữa mẹ (BS Nguyễn Văn Bằng và cộng sự)
- Vai trò của sữa mẹ nhất là sữa non những ngày đầu sau sinh trong
vấn đề phòng chống các dịch bệnh nhiễm khuẩn, ỉa chảy, suy dinh dưỡng.
- Năm 1984 tại thành phố Hồ Chí Minh khảo sát trên 2510 trẻ thấy tỉ lệ
trẻ bú sữa mẹ đơn thuần 92,5%, tỷ lệ các bà mẹ cho con bú sữa mẹ sau khi
sinh 1,3%, tỷ lệ cho con bú sữa mẹ 24 giờ sau khi sinh 23,4%, tỷ lệ cho con
bú sữa mẹ trễ hơn 24 giờ sau khi sinh 74,2%. Ngoài ra còn có tập quán cho trẻ
uống nước cam thảo , nước đun sôi để nguội, nước mật ong .
- Một nghiên cứu được tiến hành tại Yên Dũng tỉnh Hà Bắc năm 1991.
Khảo sát trên 398 gia đình và 198 bà mẹ có con dưới 12 tháng tuổi cho thấy:
có 60% bà mẹ cho con bú ngay sau sinh, 80 - 88% trẻ sơ sinh được cho uống
nước đường trong 24 giờ đầu sau sinh, 20% bà mẹ không đủ sữa mẹ [13]û.
- Ngày 10/6/1994 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 307/TTg
quyết định một số vấn đề về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa
mẹ để hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ và với mục tiêu khẳng định tính ưu
việt của sữa mẹ, khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ, và quy định sử
dụng các loại thức ăn thay thế sữa mẹ khi cần thiết [21].
- Tháng 9/1995 tại thành phố Hồ Chí Minh báo cáo nghiên cứu của
M.Hegenaure, Lê Thị Hạnh cho thấy tỷ lệ bú mẹ đơn thuần 75%, tỷ lệ bú mẹ
ngay sau khi sinh 35%, tỷ lệ bú mẹ sau sinh 24 giờ 29%, tỷ lệ bú mẹ sau 24
giờ 16% .
- Theo GS Tạ Thị Ánh Hoa ở Việt Nam, mặc dù tỷ lệ phụ nữ cho con
bú ngay sau đẻ cao (90%) nhưng sự hiểu biết về sữa mẹ rất hạn hẹp do đó
chưa biết cách sử dụng và bảo vệ nguồn sữa mẹ.[22]
- Tại Quảng Nam - Đà Nẵng năm 1997 theo báo cáo của Nguyễn
Hoàng Châu, Nguyễn Thị Lợi cho thấy trên 90% các bà mẹ đều cho con bú
ngay ngày đầu sau sinh song chưa hiểu biết đầy đủ về lợi ích của việc nuôi
5
con bằng sữa mẹ. Có tới 32,67% không biết bất kỳ một lợi ích nào của sữa
mẹ. Tỷ lệ bú mẹ ngay trong những giờ đầu sau sinh còn thấp 42,8%, vẫn còn
48,38% uống chất thay thế trước khi bú lần đầu, số trẻ bú mẹ hoàn toàn chiếm
33,67% [12].
1.2. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH ƯU VIỆT CỦA SỮA MẸ ĐỐI VỚI TRẺ
- Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ ngay trong ngày đầu sau
sinh,sữamẹ luôn là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, ngay
cả khi mẹ bị bệnh, gầy ốm thì trong sữa mẹ vẫn có đủ những chất cần thiết
như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp
thu và phát triển của cơ thể trẻ, trẻ bú mẹ sẽ lớn nhanh và phòng được suy
dinh dưỡng.
- Chất đạm và chất béo trong sữa mẹ dễ hấp thu và tiêu hoá, có men
Lipase giúp tiêu hoá chất mỡ. Đường lactose trong sữa mẹ có nhiều hơn các
loại sữa khác. Chất sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu nên bú sữa mẹ sẽ không thiếu
máu do thiếu Fe. Sữa mẹ có đầy đủ lượng nước cần thiết cho trẻ ngay cả khi
trời nắng. Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn thì không cần bổ sung thêm bất cứ
loại thức uống nào khác. Sữa mẹ có đầy đủ lượng canxi và phosphat nên giúp
trẻ phát triển tốt.
- Thành phần của sữa mẹ luôn không như nhau: nó thay đổi theo thời
gian từ đầu bữa bú cho đến cuối bữa bú, nó cũng thay đổi giữa các bữa bú và
có thể khác nhau vào các giờ khác nhau trong ngày. Vì vậy cho trẻ bú bao lâu
sau sinh, bú hoàn toàn hay không hoàn toàn có tác dụng trực tiếp đến đời sống
trẻ thời gian sau sinh.
Các loại sữa mẹ như sau:
+ Sữa non: có từ tháng thứ 4 của bào thai và tiếp tục trong 6 ngày đầu
sau sinh.
+ Sữa chuyển tiếp: từ ngày thứ 7 - 14
6
+ Sữa vĩnh viễn: từ tuần thứ 3 trở đi
Đề tài mà chúng ta nghiên cứu ở đây là vấn đề nuôi dưỡng trẻ ngày đầu
sau sinh nên ta quan tâm nhiều nhất vào sữa non của mẹ.
- Sữa non: là sữa được sản xuất ra trong ngày đầu sau sinh có màu vàng
nhạt đặc sánh (tỷ trọng 1.04 - 1.06 so với sữa vĩnh viễn 1.030 - 1.035), có pH
7.7 nhiều protein, ít lactose và chất béo so với sữa vĩnh viễn.
Các thành phần của 100g sữa mẹ
Loại sữa Protein Lactose Chất béo
Sữa non 2,2 - 5,8 4,1 - 7,6 2,8 - 3,1
Sữa chuyển tiếp 1,1 - 2,1 5,7 - 7,6 2,9 - 3,4
Sữa vĩnh viễn 0,3 - 1,8 7,3 - 7,5 3,3 - 3,4
Sữa non vì đặc nên rất nhiều năng lượng, giúp trẻ chống đói rét mặc dù
lượng sữa không nhiều. Cùng với thời gian giá trị năng lượng của sữa non
cũng giảm dần và cố định từ ngày thứ 7 trở đi.
Sự thay đổi giá trị năng lượng của 1000ml sữa non mẹ.
Số ngày sau sinh 1 2 3 4 5 6 7
Kcalo/lít 1.500 1.100 800 750 700 675 650
- Sữa non phải là thức ăn đầu tiên của trẻ sơ sinh khi trẻ ra đời bởi vì
các thành phần phù hợp với nhu cầu ban đầu. Đối với trẻ sơ sinh mỗi ngày
cần tăng cân 25g cơ thể và 2g chất não [5], [11].
Sữa non giàu chất diệt khuẩn giúp trẻ tránh được các bệnh nhiễm trùng
mặc dù lúc sinh trẻ hít phải nước ối bẩn hoặc dịch âm đạo của mẹ. Chẳng
những trước mắt mà lâu dài sau này trẻ ít bị tiêu chảy, viêm phổi suy dinh
dưỡng nhờ ưu thế của vi khuẩn lactobifidus ở ruột, các chất diệt khuẩn gồm
lactofferina có tác dụng hạn chế sử dụng sắt của vi khuẩn vì vậy hạn chế
chúng phát triển.[17]
7
- Các Globulin miễn dịch chủ yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể
chống các bệnh đường ruột và một số bệnh virus.
- Lysozym là một loại men có nhiều trong sữa mẹ nó phá huỷ một số vi
khuẩn gây bệnh và phòng ngừa một số bệnh virus.
- Tế bào Bạch cầu trên 4000/mm3 có khả năng tiết ra IgA, lactoferin,
lysozym, interferon có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn gây
bệnh.
- Yếu tố Bifidus là một cacbon Hydrat có chứa Nitrogen cần cho các vi
khuẩn lactobacillus phát triển. Vi khuẩn này có tác dụng kìm hãm sự phát
triển các vi khuẩn gây bệnh, hạn chế phát triển Ecoli ở ruột.
- Các chất diệt khuẩn trên đây giảm đi rất nhanh từ giờ thứ 2 sau khi
sinh,vì vậy tranh thủ cho trẻ bú ngay trong giờ đầu để tận hưởng các chất quý
đó.
- Ngoài ra sữa non rất giàu vitamin A, gấp 10 lần so với sữa vĩnh viễn,
bú sữa non sớm trẻ có đủ vitamin A dự trữ ở gan, Vitamin A giúp trẻ tăng
trưởng và tăng cân nhanh [22],[23].
- Để phù hợp với hoạt động chưa tốt của thận trong những ngày đầu
sữa non chứa ít calcium, phosphore so với sữa vĩnh viễn.
- Sữa non còn có tác dụng xổ nhẹ giúp cho việc tống phân su.
- Sữa vàng nhạt được chảy ra sớm trong bữa bú được gọi là sữa đầu,
sữa hơi trắng được chảy ra muộn hơn trong một bữa bú được gọi là sữa cuối
bữa. Sữa non chứa nhiều Protein hơn sữa trưởng thành, sữa cuối bữa chứa
nhiều mỡ hơn sữa đầu bữa.
Sữa đầu bữa tạo với lượng lớn và cung cấp nhiều protein, lactoza và
các chất dinh dưỡng khác. Vì trẻ bú được một lượng sữa lớn, trẻ nhận được
tất cả lượng nước mà trẻ cần, không cần cho trẻ uống thêm các đồ uống khác
8
khi trẻ mới sinh hoặc trẻ chưa đầy 6 tháng tuổi ngay cả khi có khí hậu nóng,
các bà mẹ có thói quen cho trẻ uống thêm các loại nước khác ngoài sữa mẹ
sau khi trẻ bú mẹ trong ngày đầu tiên vô tình làm cho trẻ no thêm mà giảm đi
số lần bú sữa mẹ, là một việc làm không cần thiết và không có lợi cho sự phát
triển cơ thể trẻ.
Đôi khi bà mẹ lo lắng sữa của mình quá loãng, nhưng sữa không bao
giờ là quá loãng cả. Điều quan trọng cho đứa trẻ là có cả sữa đầu lẫn sữa cuối
để nhận đầy đủ toàn bộ lượng nước cần thiết, và các chất dinh dưỡng mà sữa
mẹ mang lại cho trẻ [10].
1.3. NHỮNG LỢI ÍCH CHO TRẺ BÚ MẸ NGAY TRONG NGÀY ĐẦU
SAU SINH
1.3.1. Những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ ngay ngày đầu sau sinh
Nuôi con bằng sữa mẹ sớm nhất trong ngày đầu sau sinh là cần thiết
cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ, góp phần quan trọng giúp cho trẻ có cơ
sở phát triển tốt trong thời gian sau này.
Sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất mà không có bất kỳ loại nước nào có
thể có được. Các chất dinh dưỡng của sữa mẹ đều dễ tiêu hoá nên trẻ ít bị rối
loạn tiêu hoá, tăng bài tiết phân su.
Bú mẹ chống lại nhiễm trùng, dị ứng như chống lại bệnh thấp tim,
chống lại vi khuẩn gây viêm màng não, giảm viêm tai giữa, chống thiếu máu,
bú mẹ tránh sụt cân cho trẻ, giảm béo phì, giảm đau, chống loãng xương,
giảm thoát vị bẹn.
Sữa mẹ rất sạch, trẻ bú trực tiếp nên đảm bảo vệ sinh răng miệng,
xương hàm phát triển tốt, răng mọc đều đặn. Đặc biệt bú mẹ tăng chỉ số thông
minh. Trẻ bú mẹ ít bị bệnh hơn những trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa
mẹ và giảm biến chứng chết đột ngột ở trẻ.
9
- Sau khi sinh người mẹ được do con bú ngay là góp phần tăng tình
cảm giữa mẹ và con, người mẹ cảm thấy hạnh phúc hơn, ấm áp hơn sau khi
đã trải qua một cuộc đẻ đau đớn và mệt nhọc, cuộc sống trở nên đáng yêu
hơn.
Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tiết kiệm được kinh phí và thời gian hơn khi
dùng các loại thức uống khác ngoài sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn thức ăn sẵn có
mà người mẹ ban cho con ngay trong ngày đầu sau sinh, nếu đi tìm nguồn
thức ăn, nước uống khác ngoài sữa mẹ như nước mật ong, nước cam thảo
chưng, sữa pha, cũng cần mất một thời gian tìm kiếm, pha chế mới có được.
Nuôi con bằng sữa mẹ bảo vệ sức khoẻ bà mẹ giảm nguy cơ ung thư buồng
trứng, ung thư vú ở bà mẹ. Giúp tử cung mẹ co hồi nhanh, giảm nguy cơ
chảy máu sau sinh, và có thể phòng thiếu máu cho bà mẹ, nuôi con bằng sữa
mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu sau sinh cũng là biện pháp kế hoạch hoá gia
đình.Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn thì trí thông minh của trẻ đó được
phát triển tốt. Đối với những trẻ có cân nặng sơ sinh thấp khi được nuôi
dưỡng bằng sữa mẹ tốt ngay từ ngày đầu sau sinh thì những trắc nghiệm về trí
thông minh của trẻ đó sau này sẽ tốt hơn nhiều so với trẻ nuôi bằng sữa nhân
tạo hay trẻ uống các loại nước pha chế khác ngoài sữa mẹ.
Trẻ được bú mẹ sớm hơn trong ngày đầu sau sinh sẽ tận dụng được
nguồn sữa non sẵn có trong cơ thể mẹ, sẽ giúp cho trẻ có sức đề kháng tốt,
phòng chống bệnh tật và miễn dịch tốt sau này đối với các bệnh nhiễm khuẩn
thông thường và giúp trẻ phát triển tốt hơn về thể chất lẫn tinh thần.
1.3.2. Tính ưu việt của việc cho trẻ bú sớm ngay trong giờ đầu sau sinh:
- Ta biết rằng sữa non đã có trong cơ thể mẹ ngay từ lúc trẻ mới sinh ra.
Nếu bà mẹ cho trẻ bú ngay từ lúc sinh ra sẽ tận dụng được nguồn sữa non vô
giá mà người mẹ dành cho con vì trong sữa non có:
+ IgA kháng thể chống khuẩn tại chỗ.
10
+ Lactofferine có tác dụng hạn chế sử dụng sắt của vi khuẩn vì vậy hạn
chế chúng phát triển, đây là yếu tố chống lại nhiễm khuẩn đường ruột.
+ Lysosyme có nhiều trong sữa mẹ gấp 1000 so với sữa bò nó có khả
năng diệt một số vi khuẩn, bảo vệ đối với một số virus.
+ Tế bào bạch cầu trên 4000/mm3 có nhiều nhất trong sữa non, bạch
cầu này tiết ra IgA, lactofferine, lysozym, Interferone.
+ Yếu tố Bifidus giúp phát triển lactobacillus bifidus và hạn chế phát
triển Ecoli ở ruột [5], [17], [19].
1.4. NHỮNG NGUY HIỂM TRONG VIỆC CHO BÚ MẸ KHÔNG
HOÀN TOÀN NGÀY ĐẦU SAU SINH, CHO TRẺ UỐNG THÊM
NƯỚC KHÁC NGOÀI SỮA MẸ:
- Dễ tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp
- Tiêu chảy kéo dài
- Suy dinh dưỡng, thiếu vitamin
- Có nguy cơ tử vong cao
- Dễ dị ứng và không dung nạp sữa
- Tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính
- Tăng cân quá mức
- Điểm trắc nghiệm chỉ số thông minh thấp
- Tăng nguy cơ thiếu máu ung thư vú và buồng trứng
- Có thể có thai sớm
- Ngăn cản sự gắn bó tình cảm mẹ con
1.4.1. Nước mật ong:
Dân gian ta có tập quán dùng nước mật ong ngay ngày đầu sau sinh cho
trẻ, tuy nhiên mật ong không dễ tìm, đôi khi dùng phải những loại mật ong bị
11
pha chế trên thị trường, trong mật ong lại có đường, nếu dùng mật ong cho trẻ
dù là sơ lưỡi hay cho trẻ uống trẻ sẽ nuốt vào dạ dày và cảm giác no kéo dài sẽ
giảm số lần bú trong ngày đầu tiên và lượng sữa non mà trẻ bú vào , vô tình ta
đã làm mật ong thay thế sữa mẹ cho trẻ trong ngày đầu sau sinh, trẻ không thu
nhận được sữa non quý giá, điều này có tác hại rất lớn đến sự phát triển của trẻ
sau này.
1.4.2. Nước cam thảo:
Cũng như mật ong cam thảo chưng là loại nước mà các bà mẹ hay
người nhà pha chế dùng cho trẻ em ngày đầu sau sinh, cũng như mật ong cam
thảo có vị ngọt, khi dùng cho trẻ, trẻ có cảm giác no sẽ giảm số lần bú mẹ, vô
tình đã làm mất đi lượng sữa non quí giá mà ngay ngày đầu người mẹ có khả
năng cung cấp cho trẻ .
1.4.3. Nước đun sôi để nguội:
Nước đun sôi để nguội mà người mẹ thường dùng cho trẻ sau lần bú mẹ
đầu tiên phần lớn là do thói quen vì nghĩ đây là cách giúp trẻ khỏi khô miệng,
nhưng điều đó không đúng, vì trong sữa mẹ đã đủ lượng nước cung cấp cho
trẻ, cần thiết cho sinh lý phát triển của trẻ rồi, vô tình dùng thêm nước đun sôi
để nguội, lại làm cho trẻ thêm no và giảm số lần bú mẹ, không tận dụng hết
nguồn sữa non mà người mẹ sẵn có để cung cấp cho trẻ trong ngày đầu tiên,
mất đi bao nhiêu lợi ích mà sữa non mang lại cho trẻ trong ngày đầu sau sinh.
12
1.4.4. Sữa pha bà mẹ dùng cho trẻ trong ngày đầu tiên
Sự khác nhau của các loại sữa
Sữa mẹ Sữa bò Sữa hộp
Nhiễm vi khuẩn không có thể có thể khi pha
Kháng thể Có Không có Không có
Yếu tố phát triển Có không có không có
Đạm Số lượng đủ tiêu hoá quá nhiều khó tiêu
hoá
Một phần vừa
phải
Mỡ Đủ các Acid béo cần
thiết có men Lipaza
để tiêu hoá mỡ
Không đủ các Acid
béo cần thiết, không
có men lipaza
Không đủ các
Acid béo cần
thiết, không có
men lipaza
Sắt Số lượng ít hấp thu
tốt
Số lượng ít hấp thu
không tốt
Cho thêm hấp
thu không tốt
Vitamin Số lượng ít hấp thu
tốt
Không đủ vitamin
A, C
Cho thêm
Nước Đủ Cần thêm Cần thêm
Qua bảng trên ta thấy dùng sữa pha thêm: sữa bò hay sữa hộp là không
tốt cho trẻ ngay ngày đầu sau sinh.
1.5. NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA
MẸ NGÀY ĐẦU TIÊN ĐẠT HIỆU QUẢ
- Cho trẻ bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt (ngay giờ đầu tiên để tận
dụng nguồn sữa non của người mẹ).
- Cho trẻ ngậm bắt vú đúng.
- Cho trẻ bú thường xuyên cả ngày lẫnđêm khi nào trẻ cần
- Cần vệ sinh bầu vú sạch sẽ trước khi trẻ bú , kích thích trẻ bú.
- Tuyệt đối cho bú mẹ hoàn toàn không cho trẻ uống thêm thức uống
khác ngoài sữa mẹ.
13
- Trẻ sinh non, nhẹ cân: khuyến khích bà mẹ vắt sữa ngay từ đầu để
giúp chảy sữa tốt, nhắc mẹ vắt ít sữa trước lúc cho trẻ bắt vú. Nếu trẻ không bú
được cần vắt sữa vào cốc thật sạch và cho trẻ ăn bằng thìa, tuyệt đối không bú
bình. Động viên, kiên trì cho con bú, bú mẹ sẽ được cải thiện khi trẻ lớn dần.
14
CHƯƠNG 2
XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
+ Các bà mẹ sinh thường.
+ Tất cả các bà mẹ sau sinh ngày đầu tiên tại thành phố Huế
+ Trong đó 150 bà mẹ vùng nông thôn thành phố Huế
150 bà mẹ thuộc thành phố Huế
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
+ Khoa sản bệnh viện Trung ương Huế.
+ Từ ngày 1/10/2006 đến ngày 31/12/2006
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu
Cỡ mẫu: chọn 300 bà mẹ và trẻ sinh thường tại Bệnh viện Trung ương
Huế, trong đó 150 bà mẹ vùng nông thôn Huế, 150 bà mẹ Nội thành Huế.
2.3.3. Các bước tiến hành
- In mẫu phiếu điều tra.
- Sinh viên làm đề tài liên hệ trường đại học Y khoa Huế giới thiệu đến
khoa sản bệnh viện trung ương Huế để lấy mẫu.
- Tiếp xúc với bà mẹ sau sinh ngày đầu, nói chuyện, phỏng vấn bà mẹ
theo mẫu điều tra và trực tiếp ghi vào phiếu điều tra.
2.3.4. Một số thuật ngữ sử dụng cho bà mẹ:
- Bú mẹ hoàn toàn: Nghĩa là không cho thêm bất cứ đồ ăn thức uống gì
khác ngoài sữa mẹ ngay cả nước (trừ thuốc và vitamin)
15
- Lý do cho uống hoàn toàn sữa mẹ trong ngày đầu: đây là kiến thức
hiểu biết của các bà mẹ, bà mẹ nói rõ lý do cho bú mẹ hoàn toàn mà không
cần dùng thêm bất kỳ loại thức ăn, nước uống nào khác ngoài sữa mẹ cho trẻ,
sữa mẹ có phải là tốt nhất cho trẻ không.
- Bú mẹ không hoàn toàn: là ngoài bú mẹ ra bà mẹ còn dùng thêm các
loại thức ăn nước uống khác cho trẻ: nước đun sôi để nguội, nước mật ong,
nước cam thảo chưng, sữa pha
- Sau sinh bao lâu người mẹ cho con bú: giờ được tính khi bà mẹ thực
hiện cuộc đẻ an toàn xong bé ra đời từ đó được tính là giờ đầu tiên .
- Lý do bà mẹ cho uống thêm các loại nước khác ngoài sữa mẹ như
nước đun sôi để nguội, nước mật ong, nước cam thảo chưng, sữa pha các loại,
nước này giúp ích gì cho trẻ bà mẹ trả lời trực tiếp cho ta.
2.3.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Thu thập thông tin giờ ngày tháng năm sinh của trẻ
(Ngày và giờ sinh theo bệnh án Bệnh viện)
- Cân nặng trẻ mới sinh ra, theo hồ sơ bệnh án của mẹ
- Ghi thông tin trẻ và kết quả cân nặng sau sinh vào phiếu điều tra.
- Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ theo mẫu phiếu điều tra
2.4. CÁC KỸ THUẬT ÁP DỤNG
2.4.1. Khai thác giờ ngày tháng năm sinh của trẻ
Bằng cách dựa vào bệnh án, có thể đối chiếu với lời khai người nhà hay
bà mẹ để tăng thêm độ chính xác ngày giờ sinh của trẻ.
2.4.2. Cân nặng trẻ sinh tại phòng sinh theo hồ sơ bệnh án mẹ
Đây là cân nặng lúc sinh mà cán bộ y tế cân tại phòng sinh và ghi lại
được trong hồ sơ bệnh án mẹ
16
2.4.3. Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ theo mẫu phiếu điều tra
- Giới tính nam hay nữ, con thứ mấy
- Sau sinh bao lâu hoặc từ khi nhận con bà mẹ bắt đầu cho con bú.
- Đối với những bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn không thêm bất cứ
thức ăn nước uống gì khác ta cần phỏng vấn thêm kiến thức về người mẹ, vì
sao bà mẹ cho bú sữa mẹ hoàn toàn mà không dùng thêm các loại nước uống
khác, giữa dùng sữa mẹ hoàn toàn và dùng thêm các loại nước uống khác có
lợi gì cho trẻ ngày đầu sau sinh.
- Các loại nước uống bà mẹ cho trẻ uống sau sinh ta chỉ chọn 3 loại
nước dân gian hay dùng và thông thường nhất hiện nay đối với các bà mẹ là:
nước mật ong, nước cam thảo chưng, nước đun sôi để nguội.
- Thời điểm mà các bà mẹ cho uống các loại nước này (nếu có) là trước
lần bú mẹ đầu tiên hay sau lần bú mẹ đầu tiên và giờ thứ mấy: Giờ này được
tính là giờ kể từ sau khi sinh xong (giống như giờ được bú sữa mẹ).
- Lý do mà các bà mẹ cho uống các loại nước này: rất nhiều lý do
nhưng ta thẩm vấn bà mẹ là lý do nào quyết định nhất ngắn gọn và đầy đủ
nhất mà người mẹ đi đến dùng các loại nước trên cho trẻ sau khi trẻ bú mẹ,
hoặc trước khi trẻ bú mẹ, có những lý do tích cực nhất mà người mẹ hiểu biết,
kể cả thói quen.
- Sữa pha mà các bà mẹ dùng cho trẻ uống ngày đầu tiên sau sinh, sữa
pha mà người mẹ dùng cho trẻ ở đây rất nhiều loại: sữa bò, sữa bột có
đường , cần hỏi thời gian cho uống sữa pha, do sữa mẹ ít không đáp ứng đủ
nhu cầu cho trẻ, mẹ bị bệnh, hay thói quen, hay mẹ cần thêm gì cho trẻ ngay
sau sinh. Lý do nên chọn lý do chung nhất, ngắn nhất, đầy đủ nhất.
- Thông tin về mẹ
17
Họ và tên, địa chỉ mẹ, tuổi mẹ, đây là phần phỏng vấn trực tiếp mẹ đối
chiếu đã ghi qua hồ sơ bệnh án.
Nhóm tuổi mẹ, được phân vào các nhóm tuổi.
Nghề nghiệp mẹ: nghề nông, CBCC, Buôn bán, lao động chân tay, nội trợ,
nghề khác, nghề khác ở đây là ngoài các nghề kể trên, đôi khi một người rất nhiều
nghề nhưng không nghề nào là chính cả. Trình độ văn hoá mẹ được phân theo các cấp
độ: mù chữ, cấp 1, cấp 2, cấp 3, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, đại học, sau đại
học.
2.5. CÁC MỐI LIÊN QUAN
- Tuổi các bà mẹ đã được điều tra
- Nghề nghiệp các bà mẹ đã được điều tra
- Trình độ văn hoá các bà mẹ được điều tra
- Xác định giờ bú mẹ đầu tiên kể từ khi sinh
Trong đó tìm mối liên quan giữa tỷ lệ giờ bú mẹ đầu tiên kể từ khi sinh
theo: địa dư mẹ, theo tuổi mẹ, theo nghề nghiệp mẹ, theo trình độ văn hoá mẹ.
Sau đó tìm mối tương quan giữa các nhóm và rút ra kết luận.
- Xác định tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn ngày đầu tiên sau sinh,
trong đó tìm mối liên quan giữa tỷ lệ bà mẹ cho bú mẹ hoàn toàn ngày đầu
tiên sau sinh theo: địa dư mẹ, theo tuổi mẹ, theo nghề nghiệp mẹ, theo trình
độ văn hoá mẹ.
- Xác định tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú không hoàn toàn ngày đầu tiên sau
sinh cho uống thêm: nước mật ong, nước cam thảo chưng, nước đun sôi để
nguội. Tìm mối liên hệ giữa tỷ lệ các bà mẹ cho bú mẹ không hoàn toàn ngày
đầu tiên theo: địa dư mẹ, theo tuổi mẹ, theo nghề nghiệp mẹ, theo trình độ văn
hoá mẹ.
18
- Xác định tỷ lệ các bà mẹ cho uống thêm sữa pha trong ngày đầu tiên,
trong đó tìm mối liên quan giữa tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ uống sữa pha trong
ngày đầu tiên sau sinh theo: địa dư mẹ, theo tuổi mẹ, theo nghề nghiệp mẹ,
theo trình độ văn hoá mẹ
Từ những mối liên quan trên ta rút ra kết luận.
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Xử lý số liệu theo thống kê y học thông thường với sự hỗ trợ của phần
mềm EPI INPO 6.04.
- Phân tích kết quả
+ Thống kê mô tả tình hình chung của quần thể nhóm điều tra.
+ Dùng các bảng biểu đồ để biểu thị.
+ Sử dụng cách tính tỷ lệ phần trăm đơn thuần.
+ Để tìm mối liên quan, ta áp dụng Test (2
Công thức tính (2
))()()(
)(
2
2
dbcadcbá
bcadn
++++
−
=
χ
Công thức tính (2 hiệu chỉnh của Yates
))()()(
)2/|(|
2
2
dbcadcbá
nbcadn
++++
−−
=
χ
Nếu (2 = 3,84 ( p = 0,05, Nếu (2 > 3,84 ( p < 0,05 ,
có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
19
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA
Tổng số bà mẹ 300 trong đó 150 nông thôn Huế
150 thành phố Huế
Bảng 3.1. Tuổi của các bà mẹ
Tuổi Số lượng Tỉ lệ %
< 18t 01 0,34
18 - 25t 89 29,66
26 - 35 172 57,33
36 - 40t 33 11.00
> 40t 5 1,67
Tổng cộng 300 100%
λ
2
= 442,04
P < 0,001
Nhận xét: Qua bảng 1 số bà mẹ được điều tra trong độ tuổi 26 - 35t
chiếm 57,33%. So sánh lứa tuổi từ 26 - 35t với các lứa tuổi khác có ý nghĩa
thống kê với P < 0,001.
Biểu đồ 1: Độ tuổi các bà mẹ
20
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của các bà mẹ
Nghề nghiệp Số lượng Tỉ lệ %
Nông 18 6
CBCC 85 28,33
Buôn bán 65 21,67
Lao động chân tay 39 13
Nghề khác 93 31
Tộng cộng 300 100%
λ
2
= 82,17
P < 0,001
Qua bảng 2: Các bà mẹ được điều tra nghề nghiệp là CBCC chiếm cao nhất
28,33%. So sánh với các nghề khác có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P
< 0,001.
Bảng 3.3. Trình độ văn hoá của các bà mẹ
Trình độ văn hoá Số lượng %
Mù chữ 1 0,33
Cấp 1 33 11
Cấp 2 141 47
Cấp 3 59 19,67
CĐ - THCN 41 13,67
Đại học 25 8,33
Sau đại học
Tổng cộng 300 100%
λ
2
= 282,19 p< 0,001
Qua bảng 3: Đa số các bà mẹ được điều tra có trình độ văn hoá cấp 2
trở lên chiếm tỷ lệ 88,67%. Nhóm trình độ này với mù chữ và cấp 1 là
11,33% sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,001.
21
3.2. XÁC ĐỊNH GIỜ BÚ MẸ KỂ TỪ KHI SINH
3.2.1. Tỷ lệ giờ bú mẹ đầu tiên kể từ khi sinh theo địa dư
Bảng 3.4.Tỷ lệ giờ bú mẹ đầu tiên kể từ khi sinh theo địa dư
Giờ cho bú lần
đầu
Thành phố Nông thôn Tổng cộng
sl % sl % sl %
Giờ đầu 66 22 48 16 114 38
Giờ 2 56 18,66 52 17,33 108 36
Giờ 3 19 6,33 37 12,33 56 18,66
Giờ 4 4 1,33 5 1,66 2 0,66
Giờ 5 2 0,66 2 0,66
Giờ 6 2 0,66 2 0,66 4 1,34
> 6 giờ 3 1 4 1,34 7 2,34
Tổng cộng 150 50,00 150 50,00 300 100.000
λ
2
= 89,50
P < 0,001
λ
2
= 81,79
P < 0,001
λ
2
= 410,75
P < 0,001
Biểu đồ 3.2. Giờ bú mẹ đầu tiên theo địa dư.
Tổng cộng cả nông thôn và thành phố
Tỷ lệ các bà mẹ cho con bú giờ đầu chiếm tỷ lệ 38% cao nhất so với
các giờ còn lại sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,001.
3.2.2. Tỷ lệ giờ cho bú theo tuổi mẹ
Bảng 3.5. Tỷ lệ giờ cho bú theo tuổi mẹ
22
Giờ cho bú
lần đầu
< 18t 18-25t 26-35t 36-40t > 40t Tổng cộng
sl % sl % sl % sl % sl % sl %
Giờ đầu 38 12,67 63 21 12 4 1 0,33 114 38
Giờ 2 1 0,33 24 8 72 24 8 2,67 3 1 108 36
Giờ 3 18 6 28 9,33 10 3,33 56 18,67
Giờ 4 2 0,67 7 2,33 9 3
Giờ 5 1 0,33 1 0,33 2 0,67
Giờ 6 3 1 1 0,33 4 1,33
> 6 giờ 2 0,67 2 0,67 2 0,67 1 0,33 7 2,33
T.C 1 0,33 88 29,34 174 58 32 10,67 5 1,66 300 100
λ
2
15,82 = λ
2
49,341 =
λ
2
57,014 =
P < 0,001 P < 0,001 P < 0,001
Qua bảng 5:
- Nhóm tuổi 18 - 25t tỷ lệ cho bú giờ đầu chiếm tỷ lệ cao nhất 12,67%,
giờ 2: 8%, Giờ 3: 6%; giờ thứ 4: 0,67%; giờ thứ 5: 0,33%, giờ thứ 6: 1%; >
6giờ: 0,67%. Sự khác biệt giờ đầu so với các giờ còn lại có ý nghĩa thống kê
với P < 0,001.
23
3.2.3. Tỷ lệ giờ cho bú lần đầu kể từ khi sinh theo nghề nghiệp mẹ
Bảng 3. 6. Tỷ lệ giờ cho bú lần đầu kể từ khi sinh theo nghề nghiệp mẹ
Giờ cho
bú lần
đầu
Nông CBCC Buôn bán Lao động
chân tay
Nghề khác Tong cong
sl % sl % sl % sl % sl % sl %
Giờ đầu 2 0,67 48 16 23 7,67 2 0,67 39 13 114 38
Giờ 2 8 2,67 25 8,33 24 8 21 7 30 10 108 36
Giờ 3 6 2 7 2,34 14 4,67 14 4,67 15 5 56 18,67
Giờ 4 1 0,33 2 0,67 2 0,67 1 0,33 3 1 9 3
Giờ 5 1 0,33 1 0,33 2 0,67
Giờ 6 3 1 1 0,33 4 1,33
> 6 giờ 1 0,33 1 0,33 1 0,33 4 1,33 7 2,33
T.C 18 6 86 28,67 65 21,67 39 13 92 30,66 300 100
λ
2
= 37,05
P < 0,001
λ
2
= 14,71
P < 0,05
λ
2
= 27,39
P < 0,001
Qua bảng 6:
- Số bà mẹ là CBCC tỷ lệ cho bú giờ đầu là 16% chiếm tỷ lệ cao nhất,
giờ 2 là 8,33%; giờ 3 là 2,34%; giờ 4 là: 0,67%; giờ 6 là 1%; trên 6 giờ là
0,33%. So sánh giờ đầu và các giờ còn lại là 6% so sánh tỷ lệ bà mẹ cho bú
trong 2 giờ đầu so với các giờ bà mẹ cho bú sau 2 giờ có ý nghĩa thống kê với
P < 0,001
24
3.2.4. Tỷ lệ giờ cho bú lần đầu theo trình độ văn hoá mẹ
Bảng 3.7. Tỷ lệ giờ cho bú lần đầu theo trình độ văn hoá mẹ
Giờ bú
lần đầu
Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 CĐTHCN ĐH Sau ĐH Tong
sl % sl % sl % sl % sl % sl % sl % sl %
Giờ đầu 10 3,34 36 12 29 9,67 23 7,67 165,34 114 38
Giờ 2 12 4 56 18,6721 7 13 4,34 6 2 10
8
36
Giờ 3 6 2 40 13,33 6 2 3 1 1 0,33 56 18,67
Giờ 4 3 1 4 1,33 1 0,33 1 0,33 9 3
Giờ 5 2 0,66 2 0,67
Giờ 6 1 0,33 3 1 2 0,66 1 0,33 7 2,33
> 6 giờ 1 0,33 33 11 14046,665919,67 42 14 258,33 30
0
100
λ
2
=
65,30
P < 0,001
λ
2
=65,30
P < 0,001
λ
2
=
410,75
P < 0,001
Qua bảng 7:
- Các bà mẹ có trình độ văn hoá CĐ ,THCN. Tỷ lệ cho bú giờ đầu
tiên là 7,67 cao nhất, giờ thứ 2 là 4,34%, giờ thứ 3 là: 1%; giờ thứ 4 là:
0,33%; giờ thứ 6 là: 0,33%; > 6 giờ là 0,33%. So sánh các bà mẹ cho bú trong
giờ đầu tiên so với các giờ còn lại có ý nghĩa thống kê với P < 0,001.
3.3. TỶ LỆ CHO BÚ MẸ HOÀN TOÀN NGÀY ĐẦU SAU SINH
25