Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chảy dãi ở trẻ sơ sinh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.68 KB, 5 trang )

Chảy dãi ở trẻ sơ sinh
Một số bé rất hay bị chảy nước dãi, có thể chảy nước
dãi liên tục, kể cả khi thức hay khi ngủ. Vậy nguyên
nhân do đâu?
Hiện tượng này thường không đi kèm với tình trạng
viêm họng hoặc viêm lợi (google image)
Thông thường, bé hay chảy dãi là do tuyến nước bọt
hoạt động nhiều làm tăng tiết nước bọt trong miệng.
Hiện tượng này thường không đi kèm với tình trạng
viêm họng hoặc viêm lợi ở bé.

Một số bé có dấu hiệu chảy dãi nhiều trong giai đoạn
mọc răng và giảm dần sau đó. Một số bé khác lại gia
tăng tình trạng chảy dãi khi mải ngồi chơi hoặc xem
cái gì đó do miệng bé không khép chặt nên nước dãi
dễ chảy xuống thành dòng dưới cổ áo.

Nếu bé chảy nhiều nước dãi mà vẫn ăn uống tốt, tăng
cân đều thì các ba mẹ không cần quá lo lắng. Hơn
nữa, xét về mặt khoa học, trong nước bọt có chứa
Amylase, là Enzym thủy phân tinh bột, một khâu
quan trọng trong quá trình tiêu hoá. Vì vậy, tuyến
nước bọt hoạt động tốt sẽ giúp bé tiêu hóa và hấp thụ
thức ăn hiệu quả khi bước vào tuổi ăn dặm.

Hiện tượng chảy dãi thường mất đi khi trẻ đã lớn.

Chảy dãi có phải là bệnh lý không?

Nếu khi lớn trẻ vẫn tiếp tục có hiện tượng tăng tuyến
nước bọt thì đây là biểu hiện của bệnh lý nội khoa,


thường do rối loạn ở các tuyến, có liên quan đến yếu
tố thần kinh, khi ấy cần phải khám và điều trị ở các
chuyên khoa Tai Mũi Họng, Nội tiết, Tiêu Hoá.

Ăn ốc khi mang bầu có phải là nguyên nhân gây
chảy dãi ở trẻ?

Nhiều bà bầu lo lắng rằng nếu ăn nhiều ốc trong quá
trình mang thai thì bé sinh ra sẽ bị chảy dãi nhiều.
Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng khoa học nào
kết luận về vấn đề này. Ngược lại, các chuyên gia còn
chứng minh rằng, ăn ốc rất tốt cho bà bầu. Bởi vì ốc
chứa nhiều loại sinh tố như PP, B, A… và các chất
đạm mỡ, sắt, canxi… nên đặc biệt có lợi cho bà bầu.

Nên làm gì khi bé sơ sinh bị chảy dãi?

Hiện nay, chưa có thuốc nào làm giảm hiện tượng
tăng tuyến nước bọt khi trẻ còn nhỏ.

Để hạn chế ảnh huởng của hiện tượng này, các ba mẹ
có thể thường xuyên đeo yếm và dùng khăn sữa lau
nhẹ cho bé.

Ngoài ra, để nước dãi của bé không có mùi hôi, các
ba mẹ cần tăng cường vệ sinh răng miệng cho bé
hàng ngày, nhất là sau khi ăn.

Nếu bé trên 1 tuổi, các ba mẹ có thể tập cho bé đánh
răng bằng bàn chải mềm và thuốc đánh răng của trẻ

em. Bé có thể đánh răng ngày hai lần, một lần vào
buổi tối trước khi đi ngủ và một lần vào buổi sáng khi
ngủ dậy.
Theo Benconmoingay

×