Quan sát và ghi chép hoạt động làm quen với
Toán của trẻ Mẫu giáo
Quan sát, ghi chép hoạt động của trẻ là điều rất cần thiết đối với giáo viên
và cán bộ quản lý mầm non. Có theo dõi và ghi chép được những trao đổi, thao
tác của trẻ trong hoạt động học- chơi mới thấy được khả năng của từng trẻ và
những tiến bộ rõ rệt của từng cá nhân để từ đó có phương pháp giáo dục trẻ thích
hợp.
Trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen với Toán ở lớp mẫu giáo 5
tuổi, giáo viên thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nhằm đạt một số kỹ năng
theo yêu cầu bài học. Trong khi dạy trẻ, các cô thường chú ý đến kết quả dạy trẻ
(làm được hay chưa làm được) để nhận xét, đánh giá mà chưa chú ý đến quá trình
hoạt động, cách giải quyết bài tập để qua đó cô có những biện pháp tác động tích
cực đối với trẻ.
Ví dụ: Khi cho trẻ thực hiện bài tập toán, cô giáo nói:” Con hãy điền số vào
ô trống, sau đó cộng hai số lại và viết kết quả vào ô cuối cùng.
Nếu quan sát kỹ 3 trẻ ta sẽ thấy các bé có cách giải quyết bài tập không
giống nhau, phần quan sát và ghi chép dưới đây là một hoạt động tại lớp Lá –
Trường Mầm Non 5, Quận 3 –Tp Hồ Chí Minh
Bé A:
1) Đếm các quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ nhất- ghi số vào
ô trống.
2) Đếm các quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ hai- ghi số vào ô
trống
3) Đếm tất cả các sách trên kệ (cả 2 nhóm) ghi vào ô trống cuối
cùng.
Kỹ năng: Đếm dãy số tự nhiên từ 1 đến 8. Kết quả : 8
Bé B
1)Đếm các quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ nhất – ghi số vào ô trống
2) Đếm quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ 2 – ghi số vào ô trống
3) Dùng kết quả của nhóm thứ nhất, đếm tiếp nhóm thứ hai- ghi kết quả.
Kỹ năng: Đếm tiếp từ một kết quả của nhóm thứ nhất đến hết phần tử của
nhóm thứ hai. Kết quả: B
Bé C:
1) Đếm các quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ nhất- ghi số vào
ô trống.
2) Dùng các ngón tay thay thế cho các phần tử của nhóm thứ hai
(3 ngón)
3) Đọc số của nhóm thứ nhất (5), đếm tiếp trên ngón tay (6,7,8)-
ghi kết quả
Kỹ năng: Đếm tiếp bằng vật thay thế (ngón tay),. Kết quả: 8
Trong 3 cách trên đều cho kết quả bằng 8. Nhưng rõ ràng trẻ đã có hoạt
động giải bài tập khác nhau. Đếm dãy số tự nhiên là kỹ năng quan trọng, cơ bản
khi làm quen với toán. Trẻ thường đã biết gọi tên dãy số tự nhiên từ khi mới tập
nói, dãy số từ 1 đến 10, đếm không thiếu một số nào, đếm đúng vị trí các số,biết
số đứng liền trước, số liền sau của dãy số.Nhưng đối với trẻ MG 5 tuổi, kỹ năng
này quá dễ so với trình độ hiểu biết của trẻ. Do đó cùng với hiểu biết về khái niệm
lập số, trẻ phải hiểu được con số, trẻ phải hiểu được con số là biểu tượng của 1 tập
hợp có các phần tử tương ứng. Từ hiểu biết đó giáo viên dạy trẻ kỹ năng đếm tiếp.
Đếm tiếp trực tiếp: Dùng số hạng nhóm thứ nhất- đếm tiếp phần tử của
nhóm thứ hai. (giống cách đếm của bé B)
Đếm tiếp bằng biện pháp sử dụng vật thay thế : Dùng ngón tay, dùng que
tính, chấm tròn…kỹ năng đếm tiếp của trẻ tìm ra đáp số chính xác hơn cho bài tập
của mình, tuy nhiên chúng ta không chỉ dừng ở đó.Trẻ phải được tiến tới kỹ năng
cao hơn: nắm vững tổng của hai số hạng.
Cách giải quyết của bé C sẽ cho ra kết quả nhanh nhất và chính xác. Kỹ
năng này có thể được vận dụng trong nhiều trường hợp, trong thực tế sinh hoạt
thường ngày của trẻ. Vậy giáo viên cần chú ý dạy trẻ cách giải bài tập nhanh và
chính xác nhất đó là cách giải thứ 3. Trong 3 trẻ, trẻ C có sự phát triển tư duy toán
tốt hơn trẻ A và trẻ B. tuy nhiên , đích nhắm của chúng ta dạy trẻ MG thêm bớt là
nhìn vào hai số hạng biếat ngay được số tổng. Kỹ năng này có thể thực hiện được,
với điều kiện trẻ phải được làm quen với nhiều bài tập, trò chơi toán, cũng như
được hoạt động thường xuyên với toán và tất nhiên phải có sự hoạt động tích cực
từ giáo viên.
Trong quá trình suy nghĩ, sáng tạo ra các trò chơi phục vụ hoạt động
MG, các GV đã có nhiều hình thức trò chơi giúp trẻ làm quen với toán rất tốt. Tuy
nhiên cần lưu ý có rất nhiều trò chơi thật sự chưa mang lại hiệu quả về mục đích
tăng cường kỹ năng, kiến thức, ngôn ngữ toán mà chỉ làm quen với hình thức toán
mà thôi.
Ví dụ: Giáo viên cho trẻ chơi một bộ tách trà làm bằng giấy bìa, mỗi chiếc
tách, ấm trà đều được cắt ra bằng hình dzích dzắc khác nhau, trên mỗi một mảnh
rời có 1 số hạng để khi cộng 2 số hạng lại được tổng là 9. Khi chơi, trẻ không chú
ý đến các số hạng đươc ghi trên 2 mảnh rời nhau của chiếc tách mà chỉ chú ý ráp
các đường dzich dzắc cho vừa khớp với nhau mà thôi. Trẻ ráp rất nhanh và rất
thành thạo. Nếu chỉ đứng xa và quan sát, ta có thể nghĩ: trẻ có kỹ năng toán rất tốt
vì kỹ năng ráp hình bộ ấm trà rất nhanh. Nhưng nếu ngồi lâu hơn, nghe trẻ trao đổi
với nhau, giáo viên sẽ giật mình vì trẻ chỉ trao đổi với nhau về hình dạng của chiếc
tách trà mà hoàn toàn không để ý đến con số mà cô đã ghi trên thẻ rời.
Tại sao trò chơi trên lại không đạt yêu cầu về kỹ năng hoạt động toán? Vì
khi thực hiện bộ trò chơi này trước tiên giáo viên vẽ tách, ấm trà đặt bài toán (Có
tổng bằng 9), sau đó mới cắt đôi ra. Như vậy trẻ chỉ việc tìm hai mảnh khớp răng
với nhau là xong, nên không quan tâm tới các con số.
Với trò chơi này có thể có các giải pháp như sau:
_Tạo nhiều mảnh rời có đường cắt tương tự 1 trong 2 mảnh ghép. Chỉ sai
1 chi tiết nhỏ cũng khó phát hiện.
_Các con số trên mảnh giấy giống nhau là khác nhau.
_Tạo thêm nhiều mảnh ghép có đường cắt giống nhaưnh 1 trong 2 mảnh
đã cắt. Trên đó viết những con số để khi ghép đúng khớp sẽ không được kết quả
bằng 9, trẻ phải sử dụng kiến thức toán, chú ý hình dạng của đường cắt dzich dzăc
vừa cộng 2 số hạng có tổng bằng 9 khi chơi trò chơi này và phải biết sắp xếp,
trang trí bộ trà cho đẹp mắt, có vị trí hợp lý.