Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hệ thống chuyển mạch tương tự và truyền dẫn số potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.71 KB, 3 trang )

Hệ thống chuyển mạch tương tự
và truyền dẫn số


Nǎm 1877, một nǎm sau khi phát minh ra điện thoại, dịch vụ chuyển
mạch được khởi sự tại Boston, Mỹ. Nǎm 1889, A.B.Strowger của Mỹ đã
sáng chế ra một hệ thống chuyển mạch tự động và sau đó, vào nǎm
1920, hệ thống chuyển mạch ngang dọc được lắp đặt lần đầu tiên tại
Thuỵ Điển. Nǎm 1948, hệ thống chuyển mạch ngang dọc thứ 5 được lắp
đặt ở Mỹ. Vào khoảng thời gian này, phòng thí nghiệm Bell của Mỹ
công bố sự phát triển thành công phương pháp điều khiển chương trình
được lưu trữ mà đã trở thành nền tảng cho các hệ thống chuyển mạch
(switching) điện tử đang được sử dụng hiện nay.
Mặt khác, lịch sử liên lạc số bắt đầu từ khi mà các hệ thống truyền dẫn
được số hóa, nó xuất hiện trước sự phát minh ra hệ thống chuyển mạch.
Việc truyền số có thể gửi 12 lần số lượng thông thường qua một đường
tiếng thông qua quá trình ghép kênh, đồng thời cho hiệu quả kinh tế cao
hơn. Vì lẽ đó, việc số hoá được thực hiện từ các chặng ngắn, quan trọng
thông qua việc sử dụng các hệ thống chuyển mạch tương tự;
Kết quả là, giao tiếp với hệ thống chuyển mạch được thực hiện bởi đơn
vị tiếng. Hơn nữa, nó có khả nǎng thực hiện một cách vừa đủ các thông
tin báo hiệu khác nhau và chính vì lẽ đó, công nghệ truyền dẫn được cải
tiến không dựa vào sự phát triển của công nghệ chuyển mạch. Các yêu
cầu vào thời điểm này, là những khía cạnh kinh tế được xem xét cho
việc truyền dẫn giữa các điểm;
Qua đó, việc số hoá các tuyến truyền dẫn được coi là chức nǎng giá cả
của các tuyến dây, các bộ ghép kênh và các bộ chuyển đổi A/D. Ngoài
ra, hệ thống chuyển mạch vào thời điểm này không tạo ra bất kỳ hạn chế
nào đối với sự đồng bộ được thực hiện bởi chức nǎng ghép kênh. Vì vậy,
chỉ có cải tiến các nguồn đồng hồ tinh thể trong các thiết bị truyền dẫn
và sự ổn định của đường thông là vấn đề phải xem xét.


Tuy nhiên, những lỗi đồng hồ tạo ra do các hệ thống chuyển mạch
không phải là những vấn đề nghiêm trọng bởi sự sử dụng phương pháp
chèn xung. Các thiết bị truyền dẫn được vận hành một cách ổn định bởi
sự đồng bộ chủ / tớ của các đường báo hiệu thu và phát được thực hiện
một cách bình thường. Hơn nữa, các dịch vụ được cung cấp hiện nay
chủ yếu là dịch vụ tiếng nên các qui chế vừa phải được áp dụng đối với
tốc độ lỗi bit (10-4).
Trên cơ sở này, phương pháp T2 (locap 96 đường), phương pháp T4
(274 Mbps), FT-2 và FT-3, là những phương pháp thông tin quang dung
lượng lớn được phát triển một cách thành công và được thương mại hoá
cùng với các bộ ghép kênh như M12, M23 và M34. Tất cả các bộ ghép
kênh này được ghép kênh theo phương pháp dị bộ qua việc chèn xung.

×