Cái Bang: Sự thật và
Huyền thoại
Lịch sử Cái Bang có thể nói là từ rất lâu đời, danh xưng “Thiên Hạ Đệ Nhất Bang”
không phải tự nhiên mà có. Nhờ tinh thần quật cường và nhân số đông đảo, phái
này luôn chiếm một vị trí đáng kể trong võ lâm Trung Nguyên. Danh tiếng trên
Giang hồ của Cái Bang lừng lẫy hàng trăm năm, nhân tài Ngọa hổ tàng long, thời
nào cũng có. Trong bốn bể Đông Tây Nam Bắc, nơi nào có ăn xin, nơi đó có Cái
Bang. Những đệ tử trong bang thương yêu giúp đỡ nhau, chia sẻ mọi thứ, tạo nên
một khối thống nhất luôn theo phò Chính nghĩa.
Cái Bang là bang hội tập trung những tên ăn mày hành khất có rất đông hội viên,
thường khoảng trên dưới vài chục vạn người thanh thế cực kì to lớn. Các đệ tử Cái
Bang thường được chia theo đẳng cấp, mới gia nhập là cấp 1, đệ tử 1 túi rồi từ từ
theo công lao và thời gian mà thăng cấp từ từ lên 2 , 3 , 4 … Cao nhất là các
trưởng lão 8, 9 túi rồi trên nữa là Phó Bang Chủ và Bang Chủ. Bang Chủ Cái Bang
rất được quần hào trọng vọng vì là người nắm trong tay sinh mệnh của hàng vạn
đệ tử. Người có thể chi phối hầu hết các lực lượng võ lâm chính phái cùng với
phái Thiếu Lâm là lãnh tụ võ lâm Trung Nguyên. Một bên được ví với Thái Sơn,
còn 1 bên là Bắc Đẩu của võ lâm.
Trong lịch sử Cái Bang đã chịu nhiều khó khăn nhưng không quên mục tiêu của
mình là tôn vinh chữ “nghĩa” và giúp người khó khăn. Vì vậy, Cái Bang trở thành
môn phái gần gũi với dân nghèo và trở thành trung tâm của Bách Đạo dựa trên nền
tảng sức mạnh của dân chúng.Tất cả mười ba thành đều là lãnh địa của Cái Bang.
Dù cho đi đến đâu thì cũng có thể thấy ăn mày và trong số những ăn mày đó thì
phần lớn là người của Cái Bang. Phần lớn đệ tử của Cái Bang đã làm cho Cái
Bang trở thành môn phái mạnh nhất và Cái Bang được coi là “tai mắt của thiên
hạ”. Trong vô số những môn phái của giang hồ thì Cái Bang là môn phái có thế
mạnh về tin tức nhất.Tất cả thu nhập của Cái Bang đều dựa vào việc xin ăn.
Nhưng việc xin ăn này không phải là do bất hạnh hay vì miếng ăn đơn thuần. Mục
đích xin ăn của Cái Bang là kết bạn và cuối cùng là ra tay nghĩa hiệp.
Các đệ tử của Cái Bang có quyền học võ của bất kì môn phái nào, hay có thể được
Bang Chủ truyền dạy võ công. Nhưng Cái Bang cũng có 2 môn Thần Công trấn
phái là Hàng Long Thập Bát Chưởng cùng Đả Cẩu Bổng Pháp. Hai môn võ này
được truyền tụng đời đời, các Bang Chủ chấp chưởng đại quyền đều phải biết 2
môn công phu này. Hàng Long chưởng có thể không biết nhưng nhất định phải
thông thạo 36 chiêu Đả Cẩu Bổng. Suốt các đời Bang chủ luôn phải lãnh đạo Bang
chúng hành hiệp trượng nghĩa, cứu khổ phò nguy đối phó ngoại xâm nội phản
chống lại các thế lực ác độc của võ lâm. Vì vậy Cái Bang luôn có thanh thế rất lớn
trên giang hồ và luôn nhận được sự kính trọng mến phục của đồng đạo võ lâm.
Trong đó nổi tiếng nhất là Hồng Thất Công, bang chủ đời 18 của Cái Bang, người
đã đạt đến cảnh giới 2 loại võ công trên.
Lịch sử Cái bang:
Theo lời kể của Hồng Thất Công, thì Cái Bang có lịch sử cũng khá lâu đời.
Khoảng vào thời Đường sau khi Thiếu Lâm khai môn lập phái, vị Tổ Sư mở bang
sáng lập bang phái cùng với 18 chiêu Hàng Long chưởng. Còn Đả cẩu Bổng pháp
thì chưa được hoàn thiện , truyền qua từng đời thì tới đời thứ 3 vị Bang chủ này
thêm vào thành 36 chiêu Đả Cẩu Bổng hoàn chỉnh …Truyền qua nhiều đời, thời
cực thịnh của Cái Bang có thể là từ lúc Tiêu Phong tiếp nhiệm Cái Bang. Ông là vị
Bang Chủ được đánh giá là tài ba nhất của Cái Bang với bao nhiêu công trạng to
lớn lập được cho võ lâm Trung Nguyên và triều đình Đại Tống.
Lực lượng Cái Bang lúc đó khoảng hơn 60 vạn người, tiếc thay anh hùng thường
bị trời ghen ghét. Nên Tiêu Phong đoản mạng, lập tức Cái Bang như rắn mất đầu
chẳng còn oai phong như khi xưa. Mãi tới khi Hồng Thất Công nắm quyền mới có
thể khôi phục phần nào uy danh lừng lẫy của Bang phái năm xưa. Sau Hồng Thất
Công là Hoàng Dung, vị Bang chủ nữ đầu tiên của Cái Bang từ khi mở bang
(người thứ hai là Sử Hồng Thạch), cũng đã lập nhiều đại công tạo dựng lại thanh
thế cho Cái Bang trên giang hồ. Rồi Lỗ Hữu Cước , Gia Luật Tề thay nhau tiếp
nhiệm … Qua nhiều năm , Cái Bang càng lúc càng suy vi, cho đến thời của Sử
Hoả Long thì Hàng Long Thập Bát Chưởng thất truyền còn Cái Bang chỉ là 1 bang
hội hạng 2 trên giang hồ …
Qua nhiều năm, cơ chế của Cái Bang có đôi chút thay đổi. Thời Bắc Tống , ngoài
Tứ Đại Trưởng Lão Cái Bang còn có 2 vị trưởng lão là Truyền Công , Chấp Pháp ,
qua thời Nam Tống , các vị trưởng lão lại chia ra 2 phe : Áo Dơ , Áo Sạch và cũng
chỉ còn 4 vị, đến thời Nguyên Minh chỉ còn 2 vị lãnh đạo cao nhất là Trưởng Bát
Long Đầu và Trưởng Bảng Long Đầu cùng tên Chấp Pháp …
Các Bang Chủ Cái Bang qua các thời kì :
- Uông Kiếm Thông : Bang chủ đời thứ 16
- Tiêu Phong : Bang chủ đời thứ 17
- Hồng Thất Công : Bang chủ đời thứ 18
- Hoàng Dung : Bang chủ nữ duy nhất , đời thứ 19
- Lỗ Hữu Cước : Bang chủ đời thứ 20
- Gia Luật Tề : Bang chủ đời thứ 21
Sau đó còn 2 vị là Sử Hoả Long , Giải Phong ( trong Tiếu Ngạo Giang Hồ ) :
không rõ đời thứ bao nhiêu …
Hệ thống võ công:
Ưu điểm của võ công Cái Bang là có tính thực dụng và thực tiễn cao. Không duy
trì, giữ gìn lễ nghi và lề thói như những môn phái khác của Bách Đạo. Võ công
của Cái Bang chuyên đánh lạc hướng đối phương, nên thoạt nhìn nó có vẻ lén lút
hèn hạ. Thế nhưng, ẩn bên trong nó là triết lý của những bậc thầy không màng tới
thế sự. Võ công Cái Bang không ảo diệu thâm thúy. Trong các loại võ công, võ
công Cái Bang chỉ có mấy ưu điểm được bổ sung là mang tính lịch sử và truyền
thống (Đả Cẩu Bổng Pháp hay Giáng Long Thập Bát Chưởng…). Do đó, hầu hết
những đệ tử đều bị nguy hiểm vì chạy theo lợi ích lớn mà từ bỏ thân thể mình.
1.Cái Bang Chưởng Pháp :
Cao thủ Cái bang càng đánh càng dồi dào sức lực, khi sinh mạnh lâm nguy võ
công được phát huy tới mức tột đỉnh.Đệ tử Cái bang thiện chiến giáp lá cà, đồng
thời né tránh đòn đánh gần rất lanh lẹ. Những kẻ ra đòn nặng với đệ tử Cái bang
đều phải chuốc lấy phần thiệt. Họ càng ra nhiều đòn liên hoàn, công lực càng tăng
lên gấp bội và có thể kết liễu kẻ địch từ xa. Đến khi nhận ra ý đồ của họ, kẻ địch
tiến thoái lưỡng nan, chạy trốn không được mà chống cự cũng không nổi.
Võ công tuyệt học của Cái Bang Chưởng pháp là Hàng Long Thập Bát Chưởng,
còn gọi là Giáng Long Thập Bát Chưởng, môn võ công trấn phái của Cái Bang.
Giáng Long Thập Bát Chưởng được xem là 1 trong 3 chiêu thức lợi hại nhất võ
lâm, cùng sánh ngang với tuyệt kỹ võ học của Thiếu Lâm và Võ Đang. Sau đây là
tên 15 chiêu của Giáng Long Thập Bát Chưởng, 3 chiêu cuối của Giáng Long
Thập Bát Chưởng tương truyền đã không còn hiện hữu giang hồ sau khi Hồng
Thất Công rời Cái Bang mai danh ẩn tích, các bang chủ về sau của Cái Bang
không ai có thể luyện được 3 chiêu này :
1 . Kháng Long Hữu Hối
2 . Phi Long Tại Thiên
3 . Quần Long Vô Thủ
4 . Tiềm Long Hốt Dụng
5 . Bàn Long Thực Nhật
6 . Song Long Xuất Hải
7 . Đột Như Kì Lai
8 . Lợi Thiệp Đại Xuyên
9 . Kiến Long Tại Điền
10. Hoặc Dược Tại Uyên
11. Lý Sương Băng Chí
12 . Hồng Tàm Ư Lục
13 . Chấn Kinh Bách Lý
14 . Thần Long Bãi Vĩ
15 . Long Chiến Vũ Dã
Bộ chưởng pháp này là võ công chí cương của thiên hạ, bao đời Bang Chủ Cái
Bang nhờ nó mà thành danh giang hồ uy lực tuỳ theo người sử dụng.
Hoàng Dung: Nữ bang chủ duy nhất của Cái Bang
Trích dẫn từ lời tác giả Kim Dung:
Những cao thủ về môn chưởng pháp này có thể kể là Tiêu Phong, Hồng Thất
Công, Quách Tĩnh. Tiếc thay, từ sau thời Anh Hùng Xạ Điêu, vật đổi sao dời
Hàng Long Chưởng cũng theo đó mà thất truyền cùng với sự suy vi của Cái Bang.
Đến thời Gia Luật Tề thì chắc không học nổi toàn bộ, Quách đại hiệp đành phải
gửi gắm hi vọng vào hậu thế trong thanh Ỷ Thiên kiếm… Nhớ lại sau này bang
chủ Cái Bang Sử Hoả Long chỉ tập thành có 12 chiêu mà tiếc cho Tiêu Phong 1
thân anh hùng lại vùi thây nơi hiểm địa …
2.Cái Bang Bổng Pháp
Đả Cẩu Bổng Pháp: Công nhận là tổ sư khai môn lập phái của Cái Bang thật lạ,
một mặt sử dụng tên 1 con linh vật, Rồng để đặt tên cho chưởng pháp (Hàng Long
thập bát chưởng) mặt khác sử dụng tên một con vật tầm thường, Cẩu để gọi môn
Bổng Pháp chí bảo trấn bang…
Như ta đã biết, Đả Cẩu Bổng Pháp gắn liền với cây Đả Cẩu Bổng danh lừng thiên
hạ. Tương truyền tất cả các Bang Chủ Cái Bang khi tiếp nhiệm trọng trách đều
được Bang Chủ tiền nhiệm dạy cho môn võ công thần diệu này. Nhưng có lẽ ít ai
biết được hình dáng thực sự của cây Đả cẩu Bổng. Bởi nó dài 3 thước lẻ 7 phân,
hình thẳng và làm bằng trúc xanh. Còn Đả Cẩu Bổng của Bang Chủ thì làm bằng
Lục ngọ , có màu xanh như trúc vậy. Một cây gậy tầm thường như vậy nhưng lại
có quyền lực tối cao, có thể sai khiến hàng vạn vạn Bang Chúng dưới quyền.
Tiếp theo là bàn về Đả Cẩu Bổng Pháp, lộ Bổng Pháp này gồm 36 chiêu chia theo
8 chữ khẩu quyết : buộc, đập, trói đâm, khều, dẫn, khoá, xoay. Tuỳ tình hình địch
thủ và gia số võ công mà sử dụng 1 trong 8 chữ khẩu quyết này là có thể khắc địch
chế thắng. Điểm lợi hại của Bổng Pháp này là người võ công kém hơn khi đụng
đối thủ mạnh cũng có thể chiến thắng nổi, chiêu thức Bổng Pháp biến ảo tinh diệu
tuyệt kì. Có thể điểm sơ sơ qua vài chiêu:
1. Ngao Khẩu Đoạt Trượng (dùng cướp gậy)
2. Áp Thiên Cẩu Bối (khẩu quyết chữ Khoá)
3. Bổng Đả Song Khuyển (chữ Đập)
4. Bát Thảo Tầm Xà (chữ Đâm)
5. Lục Phản Cẩu Điện (chữ Đâm )
6. Bát Cẩu Triều Thiên ( chữ Khoá )
Người có thể sử dụng thuần thục Đã Cẩu Bổng Pháp lại là nữ bang chủ duy nhất
của Cái Bang, đồng thời cũng là bang chủ đời 19 của Cái Bang : Hoàng Dung.
Nói đến Cái Bang là ta nói nghĩ ngay đến “Thiên Hạ Đệ Nhất Bang”, nghĩ đến các
nhân vật Hồng Thất Công, Kiều Phong (Tiêu Phong), Quách Tĩnh v.v…. Ngoài
danh hiệu “Thiên Hạ Đệ Nhất Bang” ra, ta còn dễ dàng liên tưởng đến Giáng Long
Thật Bát Chưởng, Đã cẩu bổng pháp. Đệ tử Cái Bang phân bố khắp nơi, đông tay
nam bắc đâu có ăn xin, là nơi đó có phân đà của Cái Bang.
Kết cấu bang phái:
Cấp cao nhất, thống lĩnh bang phái: Bang chủ.
Bang chủ lấy bốn biển làm nhà, ngao du đây đó, không cố định một nơi. Nguyên
nhân 1 phần là do bang phái trải rộng khắp thiên hạ, nên bang chủ không thể ngồi
một nơi mà quản lý bang hội, nên phải nay nơi này, mai nơi khác giám sát bang
chúng. Tuy nhiên, vào mỗi đầu tháng phải đến Hồ Động Đình để họp cùng gặp các
trưởng lão trong bang, xử lý những công việc quan trọng. Bang chủ Cái Bang võ
công xuất chúng, lại ngày đây mai đó, nên hành hiệp trượng nghĩa khắp nơi. Rất
nhiều người trong chốn giang hồ mang ơn bang chủ Cái Bang, vì thế rất được
đồng đạo chốn giang hồ kính trọng.
Dưới bang chủ là trưởng Lão. Ví dụ như truyền công trưởng lão (dạy võ công),
chấp pháp trưởng lão, chưởng côn trưởng lão v.v…. Nhiệm vụ là giúp đỡ bang
chủ xử lý công việc trong bang. Đảm đương chức vụ trưởng lão, phải là đệ tử 9
túi.
Kế đến, đó là đệ tử 8 túi. Giữ cương vị hộ pháp trong bang. Thường gồm có 5
người, xưng là Ngũ Đại Hộ Pháp, gồm : Đông Đàng Hộ Pháp, Tây Đàng Hộ Pháp,
Nam Đàng Hộ Pháp, Bắc Đàng Hộ Pháp, Trung Đàng Hộ Pháp. Nhiệm vụ của họ
là phân công quản lý các phân đà ở 5 khu vực khác nhau của Trung Nguyên.
Tiếp theo đó là đệ tử 7 túi, thường giữ chức vụ trưởng phân đà ở 1 thành thị nào
đó, kế đến là dệ tự sáu túi, năm túi, bốn túi, ba túi, hai túi, một túi, và không có túi
nào.