Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo sư, tiến sĩ vật lý Võ Văn Hoàng 2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.16 KB, 6 trang )

Giáo sư, tiến sĩ vật lý Võ Văn Hoàng
2

Ông tìm đường kết nối ra thế giới bên ngoài.
Thời gian đầu, chỉ dừng lại ở những bài báo trên các tạp chí nhỏ, chưa phải
dạng uy tín trên thế giới.
Nỗ lực từ hai bàn tay trắng
Năm 2004, cơ hội làm nghiên cứu sau TS (post-doc) tại ĐH Chungbuk, Hàn
Quốc trở thành một bước ngoặt đối với ông. Ông tranh thủ mọi điều kiện để làm
việc. Gần như 6 tháng không ra khỏi trung tâm thành phố, cập nhật và nâng cao
thông tin, kiến thức mình tụt hậu, tìm hướng nghiên cứu mới “bung” ra…
Đầu năm 2006, sang ĐH Bách khoa TP.HCM, ông bắt đầu đặt viên gạch đầu
tiên về lý tưởng một phòng thí nghiệm Vật lý tính toán (PTN VLTT).
Vậy là, sau 10 năm chật vật để ổn định cuộc sống kể từ ngày về nước, ông mới
được thật sự "lao" vào cái nghiệp của mình: nghiên cứu khoa học (NCKH)!
Ban đầu, phòng chỉ có một mình ông. Đến năm 2007, chỉ có ba thầy trò cho một
phòng nghiên cứu. Đến nay, phòng có 9 người.
PTN đơn sơ như một văn phòng: một tấm bảng trắng, mấy bàn làm việc kê dọc,
một cái tủ nhỏ khiêm nhường và 8 chiếc máy tính (trong đó có hai chiếc do trường
trang bị, một được tặng khi ra nước ngoài làm việc, còn lại đều do ông góp nhặt,
bỏ tiền túi ra mua dần dần).


Phòng thí nghiệm đơn sơ như một văn phòng
Thực ra, nó được trưng dụng từ văn phòng của bộ môn Vật lý ứng dụng của
khoa Khoa học ứng dụng.
Thông thường, trang bị cho một PTN VLTT quy mô nhỏ phải có khoảng 40
máy tính tốc độ cao nối mạng qua một hệ thống máy chủ (server) mạnh, cùng
những trang thiết bị phụ trợ: máy in, laptop + projector… Nhưng đấy vẫn là ước
mơ! Hiện ông và học trò vẫn phải… nhập nhờ vào hệ thống mạng của các nơi
khác, thậm chí của cả đồng nghiệp nước ngoài để tính toán.



Vậy mà chỉ trong vòng ba năm, nhóm nghiên cứu do ông gây dựng đã công bố
được 38 bài báo khoa học, với tổng IF (Impact Factor - chỉ số phản ánh mức độ
tham chiếu của cộng đồng khoa học vào các bài báo) > 52, đăng trên nhiều tạp chí
khoa học uy tín quốc tế: Physical Review B, E (Hội Vật lý Mỹ), European
Physical Journal B, D (Hội Vật lý châu Âu)…


Nhà khoa học tử tế

“Ấn tượng về số lượng”, đó là nhận xét của những người từng xem công trình
KH công bố trên tạp chí quốc tế. Chẳng hạn năm 2007, có thể đếm đến 17 bài báo
công bố trên các tạp chí khá uy tín của châu Âu và Mỹ. Nói như GS Vật lý Trần
Thanh Minh: “Những bài báo đó cho thấy anh Hoàng là người làm KH nghiêm túc
và tử tế!”.
Anh Ngô Minh Toàn, làm post-doc ngành Vật lý sinh học tại ĐH Maryland,
Mỹ, khâm phục: “đa số các bài báo được thực hiện ở trong nước, nên tôi nghĩ anh
Hoàng đã làm việc rất nghiêm túc và cực kì có năng lực. Rất hiếm nhà nghiên cứu
làm việc tại VN có thể làm được như vậy."
Hoạt động KH sôi nổi ở nước ngoài, hiện ông đang là phản biện thường trực
(regular referee) của các tạp chí: Non-Crystalline Solids (Mỹ), Nanotechnology
(Anh quốc), Central European Journal of Physics (Hội Vật lý châu Âu); tham gia
viết sách do Nhà xuất bản Nova Science Publishers.Inc, New York mời; được
International Biographical Centre (Cambridge, England) trao tặng danh hiệu The
Leading Scienctist of the World of 2007, 2008
Ông được thầy mình, GS David K. Belashchenko, cây đại thụ trong lĩnh vực
Vật lý chất lỏng và chất rắn có cấu trúc phi tinh thể, khoa Vật lý & Hóa học, Học
viện Công nghệ Moscow (Moscow State Technological University - tiền thân là
Trường Thép & Hợp kim Moscow, Nga), nhận xét là: “một nhà KH cẩn thận và
chính xác”, với đa số bài báo trong thời gian qua của ông “đều cho thấy ông là

người đi đầu trong lĩnh vực đó”.
Còn GS Matthieu Micoulaut, ĐH Universite Pierre et Marie (Paris, Pháp), đã
đọc, nghiên cứu, tham dự nhiều hội thảo và trích dẫn nhiều bài báo của ông, cho
biết: «Tôi nhận thấy chính sự tính toán và cân nhắc kĩ lưỡng trong các nghiên cứu,
là sự tích góp được từ những kinh nghiệm trước đây, đã tạo nên những nghiên cứu
thành công cho anh.”
Ở ba hướng nghiên cứu chính (Vật lý vật liệu tính toán, Vật lý nano tính toán và
Vật lý thống kê tính toán) mà ông đã nhắm tới và mở dần ra trong vòng 3 năm qua
cho PTN, có thể kể đến Vật lý nano tính toán: đi theo hướng nghiên cứu những hạt
nano có cấu trúc vô định hình, phân bố nguyên tử hỗn độn. (Trước nay người ta
chỉ làm hạt nano cấu trúc tinh thể, những nguyên tử phân bố ở những vị trí cố định
trong không gian).
Đây là lĩnh vực mà nhóm nghiên cứu đi tiên phong, được các nhà KH trong
ngành trên thế giới công nhận. Đến nay nhóm đã công bố hơn 19 bài báo về hướng
này… Ông khẳng định: “Nếu đi được hết những định hướng này, công việc cho
nhóm sẽ đủ đi trong 10 năm tới!”.
Nói chuyện với ông, tình cờ biết ông mới nhận được 3 hồ sơ của người nước
ngoài đề nghị qua VN làm việc và làm post-doc với ông. Vì họ nghĩ ông có một
LAB lớn để làm việc.
Ông cười: “Tôi bảo họ là tôi sẵn sàng hướng dẫn, nhưng xin được tài trợ kinh
phí để sống và làm việc ở đâu thì sang, chứ tôi thì không có tiền”.
Nói vậy là để “chặn đường” người ta, chứ ông buồn. Gần 20 năm làm việc trong
nước, ông thú thật mình chỉ được chi tất cả hơn 300 triệu đồng cho NCKH…
Hai năm gần đây, người ta bắt đầu chú ý đến ông vì bài báo KH quốc tế được
quan tâm (!)
Hỏi “dường như thầy là nhà KH cô đơn”, ông dừng lại, ôm mặt thở dài: “Tôi rất
muốn có SV vào để giao cho làm những hướng tôi thấy ở mức vừa vặn, nhưng
không có nhiều người để giao. Bây giờ tôi sợ mình phải dạy các môn đại cương
quá nhiều đến nỗi không nghiên cứu được…".
Tâm huyết và trăn trở với nền giáo dục nói chung, KH VN nói riêng, ông khẳng

định: “Thật ra nếu thay đổi cách thức quản lý KH và cách làm KH hiện nay, với
chính sách theo tiêu chuẩn quốc tế thì trong vòng chừng 5, 7 năm tới, KH mình
phát triển rất mạnh. Tôi biết còn không ít anh em không thua kém gì đồng nghiệp
quốc tế, vì lí do này, lí do nọ mà họ còn ở ẩn, chưa bật được đấy thôi".
Ông vẫn bảo: “Dù khó khăn cỡ nào, cũng quyết tâm đi tới đích”. Ông tin tưởng
và chờ mong trái ngọt mình đã và đang trồng trong KH, mảnh đất đầy sáng tạo mà
không ai có thể nói trước được điều gì sẽ đến ở thì tương lai…

×