Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh 2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.84 KB, 7 trang )

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
2


"Nguyễn Chí Thanh" - tên đặt của Hồ Chủ tịch
Bình sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng yêu quý, và tin tưởng tuyệt đối đại
tướng Nguyễn Chí Thanh.
Ngay từ năm 1946, khi Nguyễn Chí Thanh gặp Bác lần đầu, Người đã đặt cho ông
cái tên mới (để dễ dàng cho công tác hoạt động cách mạng lúc bấy giờ) là Nguyễn
Chí Thành. Nhưng Nguyễn Chí Thanh (bấy giờ còn là chàng thanh niên Nguyễn
Vịnh) thưa với Người là gia đình đã có một người tên Thành. Người bảo: “Vậy thì
lấy tên Thanh - Nguyễn Chí Thanh!”
Cũng chính đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đãi cơm thân mật đại tướng
Nguyễn Chí Thanh để tiễn ông trở lại chiến trường Miền Nam năm 1967. Nhưng,
đau xót thay, ông đã bất ngờ đột quỵ, để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho toàn quân,
toàn dân Việt Nam chúng ta, trong những ngày mà cuộc chiến đấu trên chiến
trường miền Nam đang bước vào giai đoạn gay go, ác liệt nhất.
Người trọng văn chương - hiền sĩ
Là một danh tướng lừng lẫy, oai phong lẫm lẫm như vậy, nhưng bản chất Nguyễn
Chí Thanh là một người vô cùng giản dị, dễ gần và giàu lòng nhân ái. Điều này,
nếu ai từng ở trong giới văn học - nghệ thuật lâu năm, hẳn đều đã rõ.
Năm 1954 - nhà thơ Hoàng Cầm nhớ lại, sau chiến thắng vang dội, chấn động địa
cầu ở mặt trận Điện Biên phủ, cấp trên yêu cầu nhà thơ Hoàng Cầm, Trưởng đoàn
ca múa nhạc của quân đội tổ chức một đêm liên hoan Văn nghệ mừng chiến thắng.
Là một nhà thơ có bề dày văn hoá truyền thống của dân tộc, lại là một người con
của đất Kinh Bắc, Hoàng Cầm suy nghĩ rằng, đêm văn nghệ này phải nên là một
đêm thật trữ tình, thật “mềm mại” để tương phản lại cái khốc liệt của chiến tranh
vừa qua, để nói với thế giới rằng Việt Nam chúng tôi chỉ thích hòa bình, không ưa
gì chiến tranh cả; cái đáng quý, đáng trọng nhất là những tinh hoa văn hoá lâu đời
của các dân tộc trên Trái đất này – trong đó có Việt Nam chúng tôi…
Nhưng không ngờ, buổi diễn vừa xong thì có một người thương binh cụt một cánh


tay, tên Th. đứng phắt dậy hô vang: "Đả đảo! Đả đảo những viên đạn bọc đường”.
Cả Hội trường như sôi lên phản đối chương trình văn nghệ đêm ấy do Hoàng Cầm
thiết kế, một cách quyết liệt.
Hoàng Cầm run lên vì quá lo sợ về sự “ngây thơ” và “dại dột” của mình.
Bỗng có một cán bộ điềm đạm đứng lên và nói mạch lạc, rõ ràng với người thương
minh cụt tay và nhiều người đang a-dua theo anh ta:

- Các đồng chí hãy trật tự! Các đồng chí đã chiến đấu dũng cảm, và đã có công với
Đất nước, thì các đồng chí sẽ được tặng thưởng Huân chương. Nhưng chúng ta,
không ai được phép công thần!
Thế là tất cả lại giữ nghiêm trật tự như lúc đầu.
Người đứng lên nói đó, chính là Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Và, sau này, nhà thơ Hoàng Cầm cũng chỉ được nhắc nhở hết sức nhẹ nhàng, chứ
không hề có sự trù dập hay định kiến này nọ trong cái vụ “ngây thơ chính trị” ấy
cả.
Ai đã từng làm ở Tạp chí Văn Nghệ quân đội cũng rất hiểu rằng, ít có một vị
Tướng nào có tầm nhìn, tầm nghĩ và cách ứng xử với văn nghệ sĩ sâu sắc, dài rộng
như đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Chính nhờ có tầm nhìn cỡ chính khách như thế, nên khi ông làm Tổng cục tưởng
Tổng cục Chính trị, ông đã mở rộng vai trò, chức năng của tờ Tạp chí Văn nghệ
quân đội thành ra hai mảng rõ rệt: Một bộ phận làm báo, một bộ phận sáng tác văn
học. Nhờ thế, tờ Tạp chí mới trở nên lớn mạnh, có uy tín trong cả nước.
Cũng nhờ sự quan tâm đúng mức của ông, Tạp chí Văn nghệ quân đội mới có trụ
sở tại số 4 Lý Nam Đế đàng hoàng, khang trang như ngày nay. (Bởi vì, trước năm
1957, tại ngôi biệt thự sang trong này là chỗ ở của 6 ông Cục trưởng, mà ông nào
cũng không muốn rời đi nơi khác cả, vì nó quá đẹp, vị trí lại ngay khu trung tâm
Thủ đô. Nhưng trước tấm gương sáng về sự chí công vô tư của thủ trưởng là Đại
tướng Nguyễn Chí Thanh, việc “giải toả mặt bằng” ở nhà số 4 ngày ấy trở nên đơn
giản, nhẹ nhàng).
Sát sao thực tế

Hẳn rằng, ai cũng biết ông chính là tác giả của “Gió Đại phong” trong phong trào
Hợp tác nông nghiệp - một phong trào đã góp phần quyết định sự đoàn kết và
thống nhất ý chí ở nông thôn Việt Nam, giúp sức đắc lực cho sự huy động sức
người và của cải cho cuộc kháng chiến chống Mỹ trước đây.
Ông cũng đồng thời là tác giả của phong trào “Sóng Duyên Hải” trong sự phát
triển Công nghiệp của miền Bắc chúng ta thời chiến tranh. Rồi cũng chính ông là
tác giả “Cờ ba nhất” trong phong trào thi đua toàn quân…Sự gần gũi, sát sao với
thực tế và nhìn xa trông rộng của ông là một bài học về công tác lãnh đạo cho hôm
nay trong xây dựng đất nước

Phải thật lâu, đất nước mới xuất hiện con người có thể vươn đến sự toàn tâm, toàn
tài như thế!
Những câu chuyện nhỏ mà làm nên huyền thoại về ông vẫn lan truyền và sống mãi
trong nhân dân.
Danh ngôn nhân loại có câu: "Những chính nhân không bao giờ chết”. Với tôi, đại
tướng Nguyễn Chí Thanh là người như thế trong lịch sử dân tộc.
Mối tình lớn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
“Thanh ơi!”, “Cúc ơi!”
Ở Thừa Thiên có một tập tục, ai chết đuối không tìm được xác, người nhà phải
chạy dọc bờ sông, gọi tên người đó, xác mới nổi lên. Và một ngày của năm 1947,
khi Bình – Trị - Thiên vỡ mặt trận, Ba Mẹ mỗi người chạy dọc một bên bờ sông
Hương, vừa chạy vừa gào tên nhau: “Thanh ơi!”, “Cúc ơi!”.
"Mẹ nghe người ta nói Ba bị Pháp bắn chết rồi ném xác xuống sông. Ba thì
nghe Mẹ qua sông bị pháo bắn chết trôi mất xác rồi.
Họ vấp ngã đứng lên chạy tiếp, gào tiếp Rồi hai vợ chồng nghe tiếng gọi tên,
nhìn thấy nhau. Mừng quá, hai người lội ào ra ôm nhau giữa sông "
Câu chuyện được cô Nguyễn Thanh Hà, con gái cả của Đại tướng Nguyễn Chí
Thanh kể lại sau hơn 60 năm vẫn với cảm xúc “không hình dung nổi sau khi đã
tuyệt vọng đến như vậy, nỗi mừng gặp lại đó như thế nào, có lẽ chỉ thiếu vỡ tim ra
mất”.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh gặp bà Nguyễn Thị Cúc năm 1934 ở xã Nam
Dương. Lúc đó ông đã ấn tượng với cô gái có khuôn mặt trái xoan và đôi mắt đen
thông minh. Nhưng mãi đến năm 1946, họ mới thành hôn. Ông bận hoạt động
cách mạng. Và bà đã chờ ông 12 năm.
Trong cuốn sách “Nguyễn Chí Thanh - sáng trong như ngọc, một con người”,
nhà văn Trần Công Tấn kể lại, đám cưới được tổ chức theo “đời sống mới”, chỉ
đãi tiệc trà với bánh in ngũ sắc, bánh phu thê…
Chàng rể đứng trước hai họ lúng túng quên trước quên sau, nói một câu như
khẩu hiệu xanh đỏ treo trên tường: “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ” khiến
bà con hai họ hoan nghênh nhiệt liệt

×