Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tâm huyết của ông Võ Văn Kiệt với ngành thể thao Việt Nam pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.82 KB, 5 trang )

Tâm huyết của ông Võ Văn Kiệt với ngành
thể thao Việt Nam

“Đến giờ, tôi vẫn còn nhớ như in một ngày vào năm 1980, khi ấy tôi làm giám
đốc Sở TDTT TP.HCM và anh Sáu Dân lúc ấy đang là Bí thư Thành Ủy TP.HCM.
Lúc bấy giờ, cơ sở vật chất của ngành thể thao TP.HCM còn nghèo nàn lắm. Tôi
lang thang khắp TP.HCM mới chấm được miếng đất ở góc đường Võ Văn Tần -
Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Thế là tôi trình với anh Sáu Dân. Sau khi nghe tôi trình bày, anh Sáu Dân thốt
lên “Tốt! Rất tốt! Cái gì chứ vì thể thao, vì sức khỏe cộng đồng là phải bắt tay vào
ngay!”. Cái khó là mảnh đất mà tôi thích ấy có một phần là trụ sở cơ quan cấp
nước và phần còn lại dự định xây dựng trường học. Anh Sáu Dân liền lấy giấy bút
ra và viết cho tôi một tờ giấy giới thiệu.
Tôi cầm tờ giấy ấy đi và trực tiếp đến trình bày với những cơ quan có liên quan
và được ủng hộ một trăm phần trăm. Thật cảm động khi sau đó, anh Sáu Dân còn
cho ngành thể thao TP.HCM kinh phí 20 triệu đồng, trong tổng số tiền đầu tư là 45
triệu để chúng tôi kịp khởi công. Vài năm sau, TP.HCM có một khu tập luyện thể
thao cùng nhà thi đấu Phan Đình Phùng khang trang để đảm bảo tổ chức các giải
trong nước và quốc tế, đồng thời giải quyết sân tập cho người dân TP.HCM…”.
Lời kể của nguyên giám đốc Sở TDTT Lê Bửu khi nói về những “viên đá đầu
tiên” làm nền móng cho cơ sở vật chất của ngành thể thao TP.HCM như mới xảy
ra ngày hôm qua. Nói rồi ông Bửu vừa tự hào, vừa ngậm ngùi kể tiếp: “Đến Trung
tâm TDTT Phú Thọ tại TP.HCM, những ngày đầu cũng một tay anh Sáu Dân xin
đất cho chúng tôi làm tổ hợp Thể thao. Hồi ấy, Phú Thọ còn là bãi đất sình lầy và
những ao rau muống. Tôi liền trình kế hoạch, Anh Sáu rút trong túi ra cuốn sổ tay
ghi vài dòng vào đấy. Tôi mang xuống Phú Thọ và thế là được chấp thuận tất cả.
Từ đấy, chúng tôi mới phát quang những ruộng rau muống, giải tỏa những hộ dân
lấn chiếm để hình thành trung tâm TDTT…”.

Cũng có ai ngờ cái “duyên” giữa đồng chí Bí thư thành Ủy TP.HCM và ông
giám đốc Sở TDTT đã gắn chặt với nhau ra đến tận Trung ương. Khi ông Võ Văn


Kiệt nhậm chức Thủ tướng Chính phủ thì thời gian sau, ông Lê Bửu cũng được tin
tưởng giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT. Thỉnh thoảng “cặp thày
trò” ấy vẫn đánh banh với nhau và bàn chuyện thể thao cũng như bóng đá nước
nhà.
Ông Bửu sau này vẫn thừa nhận: “Nhiều người cứ nói “thời của tôi” mới làm
được cuộc cải cách lớn và bóng đá nước nhà có điều kiện mở cửa, cầu thủ Việt
Nam, VĐV Việt Nam có cơ hội “mang chuông đi đánh xứ người” tạo tiếng vang
trên đấu trường khu vực… Thực tế thì nhìn đến cơ ngơi thể thao Việt Nam, phải
nhớ đến người đã cho tôi niềm tin và nghị lực để đột phá là anh Sáu Dân.
Dù rất bận rộn với công việc nhưng bao giờ ngành thể thao Việt Nam cũng nhận
được sự quan tâm của anh Sáu. Hầu hết những gì tôi đề xuất đều được anh Sáu
“bật đèn xanh”, ủng hộ hết mình, “vướng” chỗ nào, anh Sáu gỡ cho chỗ đó. Sự tận
tụy nhưng không kém phần quyết liệt ấy khiến những người đầu ngành thể thao
như tôi không thể chùn bước trước những khó khăn…”.
Trước Đại hội LĐBĐVN khóa V, dù tuổi tác đã cao, nhưng nguyên Thủ tướng
Võ Văn Kiệt vẫn rất quan tâm đến bộ máy và cơ cấu trong ban chấp hành Liên
đoàn. Trước Đại hội, ông vẫn quan tâm, góp ý và nhấn mạnh: “Tôi rất tán thành
cách xây dựng LĐBĐVN như một tổng công ty; trong đó, vai trò của chủ tịch như
là chủ tịch hội đồng quản trị, quyết định đường lối phát triển; còn tổng thư ký như
một tổng giám đốc điều hành…”

Và gần đây, dù sức khỏe đã giảm sút nhiều và hay mệt hơn, nhưng ở những giải
bóng đá trẻ, ông vẫn luôn có mặt để bắt tay và động viên thế hệ tương lai của bóng
đá Việt Nam. Có lần ngồi hàn huyên tâm sự với những người đang giữ cương vị
trong bộ máy LĐBĐVN, ông chỉ góp ý nhỏ nhẹ: “Cố gắng đầu tư cho thế hệ trẻ để
có một đội tuyển vững mạnh vì đó là hy vọng và cũng là niềm vui, niềm hạnh
phúc của người dân”.

…Bây giờ thì những lời khuyên ấy vẫn còn nguyên giá trị. Chỉ tiếc là ngành thể
thao Việt Nam và bóng đá Việt Nam không còn có người ông, người cha và cũng

là người bạn thân thiết luôn ở bên cạnh để quan tâm, săn sóc…
Đặt tên đường Võ Văn Kiệt tại khu đô thị mới Vạn Tường

Nằm trong các hoạt động chào mừng Nhà máy lọc dầu Dung Quất ra mắt dòng
sản phẩm thương mại đầu tiên, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã công bố quyết định đặt
tên đường Võ Văn Kiệt để tưởng nhớ công lao to lớn của ông.
Tham dự buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo Đảng và
Nhà nước cùng gia đình cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Đường Võ Văn Kiệt bắt đầu
từ ngã ba Bình Long tiếp giáp Quốc lộ 1A đến cảng Dung Quất với chiều dài 23,6
km, rộng 28 mét với 4 làn xe.
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng,
điều chỉnh và thiết kế Khu đô thị mới Vạn Tường Khu đô thị mới Vạn Tường có
diện tích 3.828 ha, thuộc các xã Bình Hải, Bình Hòa, Bình Phú, Bình Phước và
Bình Trị của huyện Bình Sơn.
Khu đô thị Vạn Tường là một trong những trung tâm đô thị – công nghiệp –
dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; là khu trung tâm dịch vụ, tài
chính thương mại và du lịch phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung kết
hợp khu sinh thái bảo tồn thiên nhiên. Đây cũng là khu dân cư – chuyên gia phục
vụ Khu kinh tế Dung Quất.
Đặt tên kênh mang tên cố thủ tướng Võ Văn Kiệt

Mới đây, kỳ họp HĐND tỉnh An Giang đã thống nhất tờ trình số 53/TTr-UBND
của UBND tỉnh An Giang về việc đặt tên kênh T5 là kênh Võ Văn Kiệt và dựng
bia tưởng niệm cố thủ tướng Võ Văn Kiệt ở đầu tuyến kênh này.
Theo nội dung tờ trình, cố thủ tướng Võ Văn Kiệt là người con ưu tú của vùng
ĐBSCL. Trong thời gian kháng chiến, ông đã kề vai sát cánh chiến đấu cùng quân
dân Khu 9 nói chung, tỉnh An Giang nói riêng và là người am hiểu, rất cảm thông
với cuộc sống nhọc nhằn của người dân vùng lũ.
Trên cương vị thủ tướng, ông thường cùng lãnh đạo các tỉnh, các nhà khoa học
khảo sát vùng ĐBSCL, đặc biệt là tứ giác Long Xuyên và luôn nặng lòng trăn trở

làm cách nào để thoát nhanh nước lũ từ Campuchia tràn về để tránh tình trạng
ngập lũ nặng, đồng thời khai thác vùng đất hoang hóa để phát triển nông nghiệp.
Với mong muốn đó, ông quyết định cho thi công hệ thống kênh T4-T5-T6 vào
năm 1997.
Công trình đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội vô cùng lớn lao cho An Giang
và một số tỉnh thành Tây Nam bộ. Trong đó, kênh T5 dài 48km, có quy mô lớn
nhất, có vai trò quan trọng nhất nên được chọn làm đại diện để đặt tên kênh Võ
Văn Kiệt, đồng thời dựng bia tưởng niệm ông tại đầu tuyến kênh

×