Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tác động của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với Ngành Ngân hàng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.04 KB, 3 trang )

Tác động của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với Ngành
Ngân hàng Việt Nam
Cùng với cải cách kinh tế và mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng
trở thành tiêu điểm và nhân tố ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành những xung lực cho quá trình đổi mới và phát
triển của nền kinh tế và hệ thống tài chính Việt Nam. Trong đó, việc thực hiện Hiệp định
Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) là bước khởi đầu và có tầm quan trọng đặc biệt đối với
Việt Nam nói chung và Ngành Ngân hàng nói riêng. Nhằm chủ động trong quá trình hội nhập,
Ngành Ngân hàng đã nhận thức đầy đủ những lợi thế có thể phát huy và những khó khăn thách
thức phải vượt qua.
1. Khái quát về việc thực hiện Hiệp định của Ngân hàng Nhà nước
Trong lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam đã thực hiện đúng các cam kết trong Hiệp định, bao
gồm các quy định chung về lĩnh vực dịch vụ và các cam kết cụ thể tại Phụ lục G của Hiệp định.
Theo đó, phía Việt Nam đã tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho các TCTD Hoa Kỳ, từ
điều kiện cấp phép đến mức độ và phạm vi hoạt động tại Việt Nam….
Về nguyên tắc, các cam kết trong Hiệp định sẽ tự động có hiệu lực thi hành theo đúng lộ
trình đã cam kết. Do nhận thức được vấn đề này, NHNN đã kịp thời xây dựng và ban hành
hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các
cam kết trong lĩnh vực ngân hàng, cụ thể:
Luật các TCTD đã sửa đổi, bổ sung và có− hiệu lực từ ngày 01/10/2004 với những điều
khoản mang tính định hướng cho việc thực hiện các cam kết cụ thể theo Hiệp định;
Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 02/5/2001 về− tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài
chính và Nghị định số 65/NĐ-CP ngày 19/5/2005 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 16. Theo đó, pháp luật hiện hành của Việt Nam đã cho phép các TCTD nước
ngoài thành lập công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài;
Công văn số 404/NHNN-CNH ngày 22/4/2003− của NHNN hướng dẫn thực hiện Hiệp định
đã nêu rõ lộ trình nới lỏng hạn chế về tỉ lệ nhận tiền gửi từ các thể nhân, pháp nhân Việt Nam
không có quan hệ tín dụng theo đúng quy định tại điểm VI.B. 3(e) và (f) cột hạn chế tiếp cận thị
trường - Phụ lục G Việt Nam;
Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày− 12/8/2003 về việc ban hành quy chế chiết khấu,
tái chiết khấu của NHNN đối với các ngân hàng và Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày


10/11/2004 về giao dịch hối đoái của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối, Việt Nam đã
dành đối xử quốc gia đầy đủ đối với quyền tiếp cận NHTW trong các hoạt động tái chiết khấu,
swap, forward cho các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam;
Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày− 6/9/2004 về ban hành quy chế hoạt động bao
thanh toán của các TCTD và Quyết định số 351/2004/QĐ-NHNN ngày 7/4/2004 ban hành quy
chế về nghiệp vụ môi giới tiền tệ đã hướng dẫn cụ thể việc triển khai những dịch vụ này, đáp
ứng các cam kết trong Hiệp định;
Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày− 28/2/2006 về tổ chức hoạt động của chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện
TCTD nước ngoài. Nghị định này là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam thực hiện cam kết
cho phép ngân hàng Hoa Kỳ thành lập ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ tại Việt Nam;
Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày− 04/10/2002 về tổ chức hoạt động của công ty tài chính
cũng cho phép thành lập các công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn nước
ngoài;
Ngoài ra, Luật Đất đai ban hành năm 2003− cũng cho phép các doanh nghiệp được thế
chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại các TCTD hoạt động tại Việt Nam, bao gồm cả các
TCTD 100% vốn nước ngoài.
2. Tác động của Hiệp định
Qua 5 năm thực hiện, Hiệp định đã có những tác động tích cực đến công tác hoạch định
chính sách, tổ chức hoạt động, công tác cán bộ và cách thức làm việc của NHNN, cụ thể:
a) Đối với việc hoạch định chính sách và xây dựng văn bản pháp luật
Đã có những chuyển biến và thay đổi cơ bản trong việc hoạch định chính sách và xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật nhằm tuân thủ các cam kết trong Hiệp định cũng như những cam
kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành như
đã nêu trên nhằm thay thế, bổ sung và sửa đổi các quy định cũ cho phù hợp với thông lệ quốc
tế.
b) Về cơ cấu tổ chức và hoạt động
NHNN đang xây dựng đề án đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động theo hướng xây dựng
một NHTW hiện đại. Để thực hiện Hiệp định, Thống đốc đã giao cho các đơn vị chức năng
thuộc NHNN thực hiện những phần việc liên quan trực tiếp đến việc thực hiện Hiệp định. Cơ

cấu lại hệ thống các ngân hàng thương mại.
c, Về công tác cán bộ
Công tác cán bộ đã có những chuyển biến tích cực, từ khâu tuyển dụng đến đào tạo, từng
bước hình thành đội ngũ chuyên gia cho ngân hàng nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu ngày càng
cao của quá trình hội nhập. Tuy nhiên, việc đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực như luật pháp
quốc tế, về hội nhập kinh tế quốc tế, về quản lý và hoạt động của một NHTW hiện đại, cũng
như trình độ ngoại ngữ vẫn còn hạn chế.
d) Hỗ trợ các tổ chức tín dụng ( TCTD)
Nhờ việc xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật như trình bày ở phần trên
đã từng bước tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các TCTD theo hướng:
Tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng,− môi trường kinh doanh bình đẳng và ổn định cho
các TCTD, giảm dần sự phân biệt đối xử giữa các TCTD trong nước và nước ngoài, giữa các
loại hình TCTD trong nước;
Tạo điều kiện trao đổi thông tin giữa− các TCTD và giữa TCTD với NHNN;
Giảm dần sự can thiệp hành chính vào− hoạt động của TCTD theo hướng NHNN chỉ quản
lý vĩ mô và các TCTD được phát huy quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp
luật.
3. Những thách thức đối với Ngành Ngân hàng
Việc thực hiện Hiệp định tất yếu sẽ dẫn tới việc nới lỏng tiếp cận thị trường và thực hiện đối
xử quốc gia bình đẳng đối với các ngân hàng Hoa Kỳ. Khi Việt Nam gia nhập WTO, các nước
thành viên WTO cũng được hưởng những quyền lợi tương tự, điều này đặt ra những thách
thức đối với NHNN với tư cách là cơ quan quản lý tiền tệ ngân hàng:
Quá trình mở cửa thị trường tài chính− ngân hàng tạo ra thách thức đối với NHNN trong
việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ, đảm bảo các cân đối vĩ mô cơ bản và thúc đẩy
tăng trưởng;
Rủi ro thị trường tăng lên, nhiều nghiệp− vụ ngân hàng hiện đại được đưa vào áp dụng
trong thực tế, đòi hỏi NHNN phải đổi mới và học hỏi để nắm vững và quản lý có hiệu quả, đảm
bảo mục tiêu ổn định hệ thống và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Những nghiệp vụ ngân
hàng mới (như cung cấp thông tin tài chính, thanh toán tài sản tài chính, tín thác, quản lý tài
sản, kinh doanh ngoại hối và các công cụ tài chính phái sinh…) đòi hỏi công tác quản lý, giám

sát ngân hàng phải được nâng cao.
4. Một số giải pháp thúc đẩy tiến độ thực thi Hiệp định
Để khai thác có hiệu quả Hiệp định và vượt qua những khó khăn thách thức, Ngành Ngân
hàng đang cố gắng thực hiện những công việc sau:
- Khẩn trương cơ cấu lại mô hình tổ chức hoạt động của các NHTM và NHNN theo hướng
hình thành NHTW hiện đại, trong đó NHNN được trao quyền độc lập tương đối trong việc xây
dựng và thực thi chính sách tiền tệ.
- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, cải tiến quy trình sử dụng và bổ nhiệm cán
bộ, xây dựng một đội ngũ cán bộ giỏi về luật pháp tài chính – ngân hàng quốc tế, tinh thông về
ngoại ngữ và có đủ năng lực tư vấn về cơ chế chính sách nhằm bảo vệ thị trường trong nước
và giải quyết những vướng mắc trong trường hợp có tranh chấp quốc tế về lĩnh vực ngân hàng.
- Nâng cao năng lực hoạch định chính sách và xây dựng các văn bản pháp quy để tạo ra
một hành lang pháp lý đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế, các nguyên tắc của Hiệp định và
của WTO, từng bước tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp và tổ chức
tài chính.
- Sửa đổi hai Luật về ngân hàng và các văn bản pháp lý liên quan nhằm đảm bảo NHNN trở
thành NHTW hiện đại, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các TCTD về hoạt
động kinh doanh, từng bước áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân
hàng, đảm bảo hoạt động của các TCTD an toàn, hiệu quả;
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng phù hợp với
thông lệ quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam. Hoàn thiện các quy định về hình thức pháp lý, phạm
vi hoạt động và loại hình dịch vụ được phép cung cấp của các tổ chức tài chính nước ngoài tại
Việt Nam;
- Nghiên cứu xây dựng khung pháp lý cho các mô hình TCTD mới, các tổ chức có hoạt động
mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các TCTD như công ty xếp hạng tín dụng nhằm phát
triển hệ thống các TCTD;
- Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD;
- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng mới.
- Nâng cao năng lực thanh ra giám sát và hỗ trợ các NHTM trong nước nâng cao năng lực

quản lý, thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ
vững thị phần trong nước và từng bước vươn ra thị trường nước ngoài. Đồng thời, phối hợp
với các cơ quan giám sát ngân hàng các nước trong việc thực hiện thanh tra giám sát hoạt
động của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam để bảo vệ cho lợi ích của khách hàng trong nước.
XT- VPNHNN

×