Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 part 10 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.6 MB, 19 trang )

Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


255


Xu thế toàn cầu
Mức độ tàn phá rừng có dấu hiệu giảm nhưng vẫn cao ở mức đáng báo động. Việc phá
rừng - chủ yếu do chuyển đổi rừng nhiệt đới sang đất nông nghiệp – có dấu hiệu giảm ở nhiều
nước nhưng lại tiếp tục tăng ở nhiều nước khác. Hàng năm khoảng 13 triệu ha rừng bị chuyển
đổi hoặc bị mất trong thập niên 2000 - 2010 so với 16 triệu của thập niên 1990 - 2000. Brazin
và Indonesia là hai nước bị mất nhiều rừng trong thập niên 1990 đã giảm mất rừng đáng kể
trong thập niên này, ngược lại Australia do hạn hán nghiêm trọng và cháy rừng lại bị mất
nhiều rừng hơn từ năm 2000. Châu Phi và Nam Mỹ vẫn dẫn đầu trong việc mất rừng. Trong 2
thập kỷ qua Châu Phi đã mất gần 75 triệu ha rừng, còn Nam Mỹ cũng đã mất trên 82 triệu ha.


Biểu đồ 68: Tỷ lệ diện tích rừng bị mất trên toàn cầu

Nguồn: FAO


Biểu đồ 68 cho thấy rừng toàn cầu bị mất 0,2%, 0,12% và 0,14% tương ứng với các
thời kỳ 1990-2000, 2000-2005 và 2005-2010. Rừng Châu Á giảm 0,10% thời kỳ 1990 - 2000,
sau đó tăng 0,48% và 0,29% thời kỳ 2000 - 2005 và 2005 - 2010. Rất đáng chú ý là việc liên
tục tăng diện tích rừng ở vùng Ca-ri-bê trong suốt hai thập kỷ qua với mức 0,87%, 0,90% và
0,60%.



13.2



Mức độ tàn phá rừng

Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


256
Xu thế ASEAN và Việt Nam
Biểu đồ 69: Tỷ lệ diện tích rừng bị mất ở ASEAN

Nguồn: FAO


Trong ASEAN, Indonesia là nước mất nhiều rừng nhất trong thời gian qua, nhất là thời
kỳ 1990-2000 khi hàng năm Indonesia mất trung bình trên 1,9 triệu ha tương đương 1,75%
tổng diện tích rừng, thời kỳ 2000-2005 giảm xuống 310.000 ha/năm tương đương 0,31%,
nhưng lại tăng lên 685.000 ha/năm thời kỳ 2005-2010 tương đương 0,71%. (biểu đồ 13.4).
Kết quả là trong 20 năm qua Indonesia đã mất trên 24 triệu ha rừng.
Trong 3 thời kỳ đánh giá nói trên ASEAN mất 1,08%, 0,32% và 0,51% tổng diện tích
rừng với tổng diện tích bị mất trong 2 thập kỷ là hơn 33 triệu ha. Nước mất nhiều rừng thứ 2
trong ASEAN là Myanmar, với mức 1,17%. 0,90%, 0,95% cho các thời kỳ 1990-2000, 2000-
2005 và 2005-2020 với tổng diện tích rừng bị mất trong 2 thập niên vừa qua là 5,9 triệu ha.
Trong các thời kỳ này chỉ có 2 nước ASEAN tăng được diện tích rừng. Đó là Việt Nam với
mức tăng 2,28%, 2,21% và 1,08%; và Philippines với 0,80%, 0,76% và 0,73%.
Trong thập kỷ tới, diện tích rừng bị mất có thể sẽ giảm đi nhưng vẫn sẽ còn là con số

tuyệt đối và tỷ lệ % đáng kể, ngay cả việc tăng cường trồng rừng ở một số nước.
Diện tích rừng Việt Nam tăng trong 2 thập kỷ qua không có nghĩa là rừng tự nhiên của
Việt Nam không bị mất. Thực tế là trong 2 thập kỷ qua Việt Nam đã mất mỗi năm vài chục
ngàn ha rừng tự nhiên. Số diện tích rừng tự nhiện bị mất này, khi tính vào tổng diện tích rừng,
đã được bù trừ bởi diện tích trồng rừng mới hàng năm trên dưới khoảng 200.000 ha. Do đó,
ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng mới Việt Nam cần coi trọng việc bảo vệ rừng tự
nhiên, đặc biệt là tránh việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên tùy tiện, thiếu căn cứ
vững chắc.
Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


257



Trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên ở một số nước và khu vực đã bù lại đáng kể diện
tích rừng toàn cầu bị mất. Rừng trồng và cây trồng đa mục đích, đến năm 2010 là 264 triệu
ha, tương đương 7% tổng diện tích rừng toàn cầu. Từ năm 2000 đến 2010 mỗi năm có
khoảng 5 triệu ha rừng được trồng mới, trong đó khoảng ba phần tư là trồng cây bản địa, một
phần tư là cây nhập nội. Theo đánh giá của FAO, có 33 nước có diện tích rừng trồng, tính đến
2010, trên 1 triệu ha. Việt Nam là nước thứ 15 trong 33 nước này với diện tích rừng trồng,
đến 2010, là trên 3,5 triệu ha.
Bảng 88: Diện tích rừng trồng của 15 nước đứng đầu về diện tích rừng trồng
Số
TT

Nước
Diện tích rừng trồng (1 000 ha)

1990 2000 2005 2010
1 Trung Quốc 41,950

54,394

67,219

77,157

2 Hoa Kỳ 17,938

22,560

24,425

25,363

3 Nga 12,651

15,360

16,963

16,991

4 Nhật 10,287

10,331

10,324


10,326

5 Ấn độ 5,716

7,167

9,486

10,211

6 Canada 1,357

5,820

8,048

8,963

7 Ba lan 8,511

8,645

8,767

8,889

8 Xu đăng 5,424

5,639


5,854

6,068

9 Phần lan 4,393

4,956

5,904

5,904

10 Đức 5,121

5,283

5,283

5,283

11 Ukraine 4,637

4,755

4,787

4,846

12 Thailand 2,668


3,111

3,444

3,986

13 Thụy điển 2,328

3,557

3,613

3,613

14 Indonesia -

3,672

3,699

3,549

15 Việt Nam 967

2,050

2,794

3,512


Nguồn: FAO

Trong các nước ASEAN, có 4 nước có trên 1 triệu ha rừng trồng, đứng đầu là Thái
Lan với gần 4 triệu ha, tiếp theo là Indonesia với 3,55 triệu ha, Việt Nam đứng thứ ba với
3,51 triệu ha, Malaysia đứng thứ tư với 1,81 triệu ha (biểu đồ 70).




13.3



Trồng rừng quy mô lớn

Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


258
Biểu đồ 70: Diện tích rừng trồng ở các nước ASEAN

Nguồn: FAO


Hiện tại rừng trồng của Việt Nam có mức tăng trưởng chậm, gỗ rừng trồng chủ yếu để
sản xuất dăm gỗ, ít có gỗ kích thước đủ lớn và chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất đồ gỗ.
Trong thập kỷ tới khi nhu cầu bảo vệ rừng tự nhiên tiếp tục gia tăng, nhu cầu sản phẩm

chế biến từ gỗ rừng trồng mở rộng, có thể nhận thấy xu thế tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng ở
nhiều nước. Việt Nam cũng sẽ đi theo xu thế này cộng với việc nâng cao năng suất và chất
lượng rừng trồng, để bên cạnh việc cung cấp nguyên liệu cho ngành giấy sẽ đáp ứng ngày
càng lớn hơn nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ.
Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


259


Đánh giá của FAO năm 2010 chỉ ra rằng rừng toàn cầu chứa trong sinh khối của nó 289
gigatonne cac-bon. Nếu quản lý rừng bền vững, trồng rừng mới và phục hồi rừng tăng khả
năng chứa cac-bon thì ngược lại phá rừng, làm rừng suy thoái hoặc quản lý rừng yếu kém sẽ
làm giảm khả năng này của rừng. Trên quy mô toàn cầu khả năng chứa các-bon trong thời kỳ
2005-2010 giảm khoảng 0,5 gigatonne trên năm, chủ yếu là do mất rừng.
Rừng Việt Nam năm 2010,
theo đánh giá của FAO, có sức chứa
992 triệu tấn các-bon trong sinh
khối tươi, tăng 214 triệu tấn so với
năm 1990, tương đương 28%. Trong
cùng kỳ, Malaysia tăng 390 triệu tấn
tương đương 14%, Philippines tăng
22 triệu tấn tương đương 3%. Tất cả
các nước còn lại, không kể
Singapore và Đông Timor, đều
giảm. Trong đó Indonesia giảm 20%
tương đương 3.318 triệu tấn,
Campuchia giảm 24% tương đương

145 triệu tấn, Lào giảm 9% tương
đương 112 triệu tấn, Myanmar giảm
23% tương đương 476 triệu tấn.
Trong các nước ASEAN, sức chứa của 1 ha rừng Việt Nam (72 tấn/ha) đứng thứ 4, sau
Malaysia (157 tấn/ha), Indonesia (138 tấn/ha), Philippines (82 tấn/ha).
Biểu đồ 71: Khối lượng các bon trên 1 ha rừng

Nguồn: FAO


Bảng 89: Sức chứa các-bon của rừng ASEAN
Đơn vị tính : triệu tấn các-bon

Nước 1990 2000 2005 2010
Căm-pu-
chia
609

537

485

464

Indonesia 16,335

15,182

14,299


13,017

Lào 1,186

1,133

1,106

1,074

Malaysia 2,822

3,558

3,362

3,212

Myanmar 2,040

1,814

1,734

1,564

Philippines 641

655


660

663

Thailand 908

881

877

880

Việt Nam 778

927

960

992

Nguồn: FAO



13.4



Rừng là bể chứa các-bon


Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


260


Toàn cầu
Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng là một xu thế nổi trội của lâm nghiệp thế
giới và khu vực trong thời gian qua. Đòi hỏi ngày một cao của thị trường về gỗ có nguồn gốc
bền vững là động lực mạnh mẽ cho xu thế này. Từ năm 2005 đến 2010, diện tích rừng được
cấp chứng chỉ đã tăng gấp đôi. Cho đến cuối năm 2010, tổng diện tích rừng được cấp chứng
chỉ, theo những bộ tiêu chuẩn khác nhau, là 383 triệu ha (bảng 90), bằng 9% tổng diện tích
rừng toàn cầu và khoảng 18% tổng diện tích rừng sản xuất toàn cầu. Xu thế này dự kiến sẽ
tiếp tục với tốc độ cao hơn trong thập niên tới.
Bảng 90: Diện tích rừng được cấp chứng chỉ tính đến tháng 12/2010
Hệ thống
chứng chỉ
Quản lý rừng Chuỗi cung cấp
Diện tích rừng
được chứng chỉ
(triệu ha)
Số nước có
diện tích được
chứng chỉ
Số chứng chỉ
CoC
Số nước có đơn vị
được cấp chứng

chỉ CoC
FSC 134

81

19,173

105

AFTS 10

1





PEFC 232

34

7,522

34

MTCC 5

1




1

LEI 2

1

6

1

Tổng 383

118

26,701



Nguồn: FSC, PEFC, MTCC, LEI, AFTS

Biểu đồ 72: Phân bố diện tích rừng được cấp chứng chỉ.

Nguồn: FSC, PEFC, MTCC, LEI, AFTS



13.5



Quản lý rừng bền vững và chứng
chỉ rừng

Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


261
ASEAN và Việt Nam
Hiện ASEAN đã có trên 8 triệu ha rừng được cấp các loại chứng chỉ khác nhau. Trong
đó Malaysia chiếm 62,4%, Indonesia 36,4%, Lào 1,0%, Việt Nam với diện tích rừng được
chứng chỉ 15.720 ha chỉ chiếm 0,2%.
Biểu đồ 73: Phân bố rừng ASEAN đã được chứng chỉ

Nguồn: FSC, PEFC, MTCC, LEI


Trong hơn một thập niên vừa qua, quản lý rừng bền vững (QLRBV) luôn là ưu tiên
trong chương trình nghị sự của Chính phủ, đặc biệt được nhấn mạnh trong chương trình tái cơ
cấu ngành Lâm nghiệp và Chiến lược Lâm nghiệp. Tiếp nối chủ trương này, Chiến Lược Lâm
nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 đã được ban hành với 5 chương trình, trong đó QLRBV là một
trong ba chương trình chủ đạo với mục tiêu đạt
chứng chỉ FSC cho 30% diện tích rừng sản xuất
vào năm 2020. Cho đến nay đã có ba đơn vị được
cấp chứng chỉ FSC FM quản lý rừng bền vững
với tổng diện tích 15.720 ha.
Để đạt được mục tiêu 30% diện tích rừng
sản xuất (khoảng 2,5 triệu ha) được cấp chứng
chỉ vào năm 2020 thì Việt Nam cần sớm thực

hiện: (i) phân tích những nhân tố thực tế liên
quan đến mục tiêu, (ii) xây dựng kế hoạch và (iii)
thực hiện kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết để
đạt mục tiêu nói trên.

Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


262


Trong mấy năm gần đây số lượng các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ FSC CoC đã
có bước nhảy vọt rất lớn. Tính đến tháng 12/2010 trên toàn thế giới đã có 19.173 chứng chỉ
FSC CoC. Trong đó Việt Nam có 231 chứng chỉ, bằng 1.2% tổng số chứng FSC CoC toàn
cầu.
Trong thời gian này số
lượng các doanh nghiệp có chứng
chỉ FSC CoC của Việt Nam có
tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng của
Việt Nam là rất chậm so với các
nước trong khu vực. Từ tháng
1/2008 đến tháng 12/2010 số
lượng chứng chỉ FSC CoC của
Việt Nam chỉ tăng có 1,6 lần trong
khi, cùng kỳ này, Trung Quốc đã
tăng 4,2 lần, Nhật Bản tăng 2,4
lần, Indonesia 3,7 lần, Malaysia
tăng 2, 2 lần, Hàn Quốc tăng 24,6

lần, Singapore tăng 4,8 lần, Đài
Loan tăng 4,8 lần, Ấn Độ tăng 39
lần, Thái Lan tăng 6,3 lần. Như
vậy, nếu so với các nước trong
khu vực, trừ một số nước chưa có
sự hiện diện đáng kể trên thị
trường đồ gỗ toàn cầu, thì Việt
Nam trong thời gian qua có bước
tụt lùi rất lớn. Nếu ở thời điểm
tháng 1 năm 2008, Việt Nam có
nhiều chứng chỉ hơn tất cả các
nước ASEAN cộng lại, thì tới thời
điểm tháng 12 năm 2010 vị trí này đã mất. Nếu tính thêm 160 chứng chỉ PEFC CoC của
Malaysia thì tổng số chứng chỉ CoC của Malaysia là 298, đã vượt Việt Nam rất xa. Với số
lượng chứng chỉ CoC như hiện nay, Việt Nam sẽ gặp những bất lợi trên thị trường thế giới.
Do vậy, Việt Nam cần phải nỗ lực rất lớn để lấy lại đẳng cấp đã mất của mình trong lĩnh vực
này.
Bảng 91: Số chứng chỉ FSC COC được cấp
Nước
Thời
điểm
tháng
1/2008
Thời điểm
tháng
12/2010
Mức tăng
(lần)
Trung Quốc 369


1,562

4.2

Nhật Bản 578

1,379

2.4

Hong Kong 94

398

4.2

Việt Nam 148

231

1.6

Indonesia 48

176

3.7

Malaysia 64


138

2.2

Hàn Quốc 7

172

24.6

Singapore 23

111

4.8

Đài Loan 16

76

4.8

Ấn Độ 4

156

39.0

Thái Lan 7


44

6.3

Philippines 4

3



Lào 0

1



Căm-pu-
chia 0

1



Brunei 0

0



Myanmar 0


0



Nguồn: FSC


13.6

Sự phát triển nhảy vọt số lượng
các doanh nghiệp có chứng chỉ
CoC

Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


263


Trong vài năm gần đây thế giới đã chứng kiến những biến đổi to lớn từ phía thị trường,
tác động đến các mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, chống
lại việc khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp. Tiêu biểu nhất trong lĩnh vực này là việc ban
hành và thực hiện chính sách mua sắm công (xanh) của các chính phủ, chính sách mua hàng
của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ và đồ gỗ vào thị trường EU và Hoa Kỳ. Đỉnh cao của xu
thế này là việc bổ sung Luật Lacey của Hoa Kỳ và chương trình FLEGT của EU.





13.7


Biến đổi thị trường đồ gỗ toàn
cầu

Nguồn ảnh: FSSP CO

Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


264

Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là những thay đổi khí hậu theo thời gian, gồm cả thay đổi tự nhiên và
những thay đổi do hoạt động của con người gây ra. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu thể
hiện ở: (i) sự nóng lên của nhiệt độ bề mặt trái đất, (ii) sự thay đổi thành phần và chất lượng
khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất, (iii) sự dâng
cao của mực nước biển do tan băng dẫn tới ngập úng ở các vùng đất thấp và các hải đảo, (iv)
sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất
đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người, (v) sự thay
đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự
nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác, (vi) sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh
thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, địa quyển.
Kết quả nghiên cứu của WB
cho biết Việt Nam sẽ là một trong 5

quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất
bởi biến đổi khí hậu. Nếu mực nước
biển dâng cao thêm 1 m, sẽ có 5.000
km
2
của Đồng bằng sông Hồng bị
chìm trong nước biển. Trong điều kiện
tương tự, diện tích bị ngập của Đồng
bằng sông Cửu Long ước tính từ
15.000 – 20.000 km
2
. Sự ngập lụt như
vậy sẽ là thảm họa môi trường, kinh tế
và xã hội chưa từng có, ở Việt Nam, từ
trước tới nay. Sản lượng lương thực
mất do diện tích ruộng đất bị ngập là 12% (khoảng 5 triệu tấn). Nhưng nghiêm trọng hơn thế
là đất đai bị nhiễm mặn do nước biển xâm lấn làm cho năng suất lúa và cây trồng bị suy giảm
nặng nề. Kết quả theo tính toán của WB, trong điều kiện nước biển dâng cao thêm 1 m, Việt
Nam sẽ mất 5% diện tích đất, 10% thu nhập GDP và 10,8% dân số phải chịu những tác động
trực tiếp.
Biến đổi khí hậu là do khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, biện pháp hữu hiệu nhất
để ngăn ngừa biến đổi khí hậu chính là giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Điều này
được thể hiện trong Công ước Kyoto sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2012 mà, cho đến thời
điểm hiện tại, chưa có công ước mới thay thế.


13.8


Biến đổi khí hậu, REDD và quản

lý rừng bền vững

Nguồn ảnh: FSSP CO

Chương 13. Dự báo xu thế phát triển lâm nghiệp khu vực, thế giới và Việt Nam

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


265
REDD và quản lý rừng bền vững
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề biến đổi khí hậu, Việt Nam đã thành lập
Ban Chỉ đạo Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu với sự
tham gia của các Bộ/ngành trong đó có Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, và những Bộ/ngành
liên quan khác.
Vì một phần tư lượng khí thải các-bon là do chặt phá rừng gây ra, cho nên nhận thức về
quan hệ giữa biến đổi khí hậu khí hậu với việc quản lý rừng, trên phạm vi toàn cầu, cũng như
từng quốc gia ngày càng rõ ràng hơn. Điều này có thể thấy thông qua các sự kiện quốc tế: (i)
trong khi Nghị định Kyoto chưa đề cập nhiều về vai trò của rừng với phát thải gây hiệu ứng
nhà kính thì (ii) COP 15 tại Copenhagen, Đan Mạch, đã khẳng định vai trò của rừng và quản
lý rừng với biến đổi khí hậu, và (iii) đến COP 16 tại Cancun, Mehico, nơi các nước đã nhất trí
việc thành lập “Quỹ Xanh” 100 tỷ USD thì vai trò của rừng với biến đổi khí hậu còn cao hơn.
Theo xu thế nói trên, Việt Nam đã thành lập Mạng lưới REDD quốc gia với các nhiệm
vụ: (i) xây dựng một kế hoạch hành động (bao gồm cả lộ trình) cho việc xây dựng và thực thi
hệ thống REDD của Việt Nam; (ii) thiết lập các mốc và thời hạn cho việc thực hiện từng hợp
phần của kế hoạch hành động; (iii) điều phối đóng góp của các đối tác phát triển quốc tế, đảm
bảo sử dụng hỗ trợ cho việc thực thi kế hoạch hành động; (iv) tiến hành xem xét và đánh giá
thường kỳ công tác thực hiện kế hoạch hành động và tìm kiếm giải pháp khắc phục các vấn
đề liên quan.



Nguồn ảnh: Trần Hiếu Minh, TCLN, Bộ NN&PTNT

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


266





Chương

Kết luận và khuyến nghị


14

Chương 14. Kết luận và khuyến nghị

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


267


Sau 4 năm thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp và kế hoạch 2006-2010, ngành
Lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Các hoạt động lâm nghiệp đã chuyển từ
dựa vào quốc doanh sang phát triển lâm nghiệp xã hội với nhiều thành phần kinh tế tham gia

trong đó vai trò nòng cốt trong trồng rừng là các hộ gia đình và trong chế biến lâm sản là các
doanh nghiệp tư nhân. Các dự án lâm nghiệp đã được thực hiện có hiệu quả, nhất là Dự án
661 và các dự án ODA đã làm thay đổi và nâng cao nhận thức của các cơ quan chính phủ và
xã hội về vai trò và tác dụng của rừng.
Tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt bình quân 2,8%/năm, vượt chỉ tiêu kế
hoạch của Chính phủ là 1,5-2%, nhưng còn thấp hơn mục tiêu của Bộ là 3,6%. Tổng sản
phẩm quốc nội của ngành Lâm nghiệp theo Tổng cục Thống kê chỉ đạt khoảng 1% GDP quốc
gia, do thống kê chưa đầy đủ (nếu tính đủ GDP lâm nghiệp hoàn toàn có thể đạt 3-4% GDP
quốc gia như mục tiêu đề ra trong Chiến lược và nếu tính cả giá trị của chế biến lâm sản và
xuất khẩu, GDP của ngành còn cao hơn nữa). Xuất khẩu đồ gỗ có những bước tiến ngoạn
mục. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 2010 có thể đạt 3,2 tỷ USD phù hợp với mục tiêu của
CLPTLN đề ra vào năm 2010 và có mức tăng trưởng bình quân gần 20%/năm trong 5 năm
qua.
Trong giai đoạn 2006-2010, độ che phủ rừng đã tăng từ 37,0% năm 2005 lên 37,7%
năm 2006, 39,1% năm 2009 và dự kiến lên 39,5% năm 2010, bình quân tăng 0,4%/ năm. Chỉ
tiêu kế hoạch đề ra là 42,6% vào năm 2010 là không thể đạt được, tuy nhiên kết quả này là cố
gắng rất lớn của ngành lâm nghiệp, đặc biệt của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, của các
chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất (QĐ 147) và của các dự án ODA trong ngành Lâm
nghiệp. Độ che phủ rừng tăng đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu tác hại
của lụt, bão, sói mòn đất, biến đổi khí hậu
Tổng diện tích rừng đã tăng từ 12,60 triệu ha năm 2005, lên 12,87 triệu ha năm 2006,
13,258.843 triệu ha năm 2009 và dự kiến tăng lên 13,452.858 triệu ha năm 2010. Sản lượng
khai thác gỗ từ 3,2 triệu m
3
năm 2006 lên gần 4,95 triệu m
3
năm 2010, tăng 53%, trong đó
khai thác gỗ rừng trồng chiếm khoảng 92%.
Mục tiêu “xóa đói giảm nghèo nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền
núi” đã có một số chuyển biến cơ bản khi tỷ lệ nghèo đã giảm trong giai đoạn 2006-2009 ở

các tỉnh có nhiều rừng. Tỷ lệ nghèo chung cả nước đã giảm từ 19,5% năm 2004 xuống 14,5%
năm 2008, trong đó vùng trung du và miền núi phiá Bắc từ 38,3% năm 2004 xuống 31,6%
năm 2008, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung từ 25,9% năm 2004 xuống 18,4% năm
2008 và Tây nguyên từ 33,1% năm 2004 xuống 24,1% năm 2008.


14.1

Kết luận về tiến triển của ngành
Lâm nghiệp trong giai đoạn
2006-2010

Chương 14. Kết luận và khuyến nghị

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


268
Trong ngành Lâm nghiệp, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhất là trong tuyển
chọn, tạo giống mới, nhân giống bằng công nghệ mô, hom đựợc đưa vào sản xuất, góp phần
cải thiện năng suất, chất lượng rừng. Hiện nay, rừng sản xuất được trồng mới 60% bằng
giống tiến bộ kỹ thuật. Tỷ lệ thành rừng đối với rừng trồng từ dưới 50% lên 80%, nhiều nơi
năng suất rừng trồng đã đạt 15- 20 m
3
/ha/năm.

Giai đoạn 2005-2010 cũng là giai đoạn có nhiều chính sách đột phá trong ngành lâm
nghiệp. Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai
đoạn 2007-2015 đã đưa diện tích rừng trồng sản xuất trong 5 năm đạt 838.830 ha bằng 112%
kế hoạch được giao. Quyết định 380/2007/QĐ-TTg về thí điểm chi trả dịch vụ môi trường ở 2

tỉnh Sơn La và Lâm Đồng và Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi
trường đã đưa Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ
môi trường rừng. Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về tổ chức và quản lý hệ
thống rừng đặc dụng với các chính sách đầu tư và hỗ trợ cho công tác quản lý rừng đặc dụng.
Nguồn ảnh: GIZ Việt Nam

Chương 14. Kết luận và khuyến nghị

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


269


Tăng trưởng của ngành Lâm nghiệp còn thấp và chưa bền vững, lợi nhuận ít, sức cạnh
tranh yếu, tiềm năng của rừng chưa được khai thác hợp lý nhất là gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ và
các dịch vụ môi trường. Rừng trồng cũng như rừng tự nhiên năng suất và chất lượng thấp,
chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ lớn cho
công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Mục tiệu sản xuất 10 triệu m
3
gỗ lớn vào năm 2020 để
thay thế 80% gỗ nhập khẩu là khó hoàn thành, vì đến nay chưa vẫn có giải pháp khả thi.
Rừng tự nhiên là rừng sản xuất hiện có chủ yếu là rừng nghèo và mới phục hồi. Chất lượng
rừng đặc biệt là rừng tự nhiên giầu vẫn tiếp tục suy giảm do khai thác không hợp pháp và do
chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Công nghiệp chế biến gỗ và LSNG tuy phát triển nhanh, nhưng tự phát, chưa vững chắc,
thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh thấp, sự liên kết và phân công sản xuất
rất hạn chế, sản xuất gia công là chính, thiếu công nghiệp phù trợ, chưa xây dựng được thương
hiệu trên thị trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp hiện đại, nguồn gỗ chủ
yếu phụ thuộc vào nhập khẩu, không có chiến lược phát triển gỗ lớn trong nước.

Tác động của ngành với việc xoá đói giảm nghèo của ngành còn rất hạn chế. Trong các
vùng lâm nghiệp trọng điểm, tỷ lệ nghèo tuy có giảm trong 5 năm qua, nhưng vẫn là các vùng
có tỷ lệ nghèo cao nhất. Thu nhập từ rừng của các hộ gia đình còn rất hạn chế, tuy Nhà nước
có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả còn chưa cao. Số liệu thống kê năm 2009 cho các tỉnh có
nhiều rừng cho thấy tỷ lệ đói nghèo ở vùng Tây Bắc và Đông Bắc Bộ là cao nhất, tỷ lệ các xã
“thoát nghèo” của Chương trình 135 giai đoạn II còn rất thấp. Xoá đói giảm nghèo là một chỉ
tiêu tổng hợp đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp của nhiều ngành, trong đó ngành lâm nghiệp chỉ
góp phần thực hiện mục tiêu này.
Tác động của rừng với môi trường còn hạn chế, do năng lực phòng hộ của rừng còn hạn
chế chủ yếu là rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng non mới phục hồi, do công tác bảo vệ rừng đặc
biệt là rừng tự nhiên giầu và trung bình còn chưa đạt yêu cầu, mặc dù ngành đã có nhiều cố
gắng. Vai trò quan trọng của rừng tự nhiên kể cả rừng nghèo kiệt đối với phòng hộ, bảo tồn
ĐDSH và biến đổi khí hậu toàn cầu chưa được quan tâm đúng mức.
Khó khăn bao trùm của ngành Lâm nghiệp là thiếu các nguồn vốn đầu tư và tín dụng
ưu đãi cho cả 3 loại rừng. Nguồn đầu tư từ ngân sách cho ngành Lâm nghiệp thấp và chưa
thực sự công bằng so với các ngành khác, nhiều tỉnh vẫn phải dựa vào nguồn vốn ngân sách
của t\Trung ương và vốn ODA. Nguồn vốn vay ưu đãi dài hạn vẫn chưa đến được các doanh
nghiệp và hộ gia đình.


14.2



Các vấn đề tồn tại

Chương 14. Kết luận và khuyến nghị

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010



270


Để ngành Lâm nghiệp có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế quốc dân, cho bảo vệ
môi trường sinh thái và góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân miền núi, đặc biệt cho
trên 12 triệu đồng bào các dân tộc thiểu số, ngành Lâm nghiệp cần tập trung vào các ưu tiên
của ngành cho giai đoạn 2011-2015:
• Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên và rừng trồng để bảo đảm vai trò phòng hộ môi
trường, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu gỗ và LSNG cho
nền kinh tế quốc dân. Chỉ tiêu độ che phủ rừng sẽ không phải là chỉ tiêu quan trọng nhất
phải thực hiện vì diện tích đất lâm nghiệp khó có thể tăng lên trong khi mà quỹ đất lâm
nghiệp vẫn đang giảm dần và đang là nguồn chủ yếu để mở rộng sản xuất nông nghiệp,
phát triển công nghiệp, tái định cư,… Xây dựng và hoàn thiện các chính sách đầu tư cho
rừng phòng hộ và rừng đặc dụng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất cần
phải là những ưu tiên cao nhất.
• Đẩy mạnh Chương trình giống cây lâm nghiệp tập trung phát triển rừng trồng gỗ lớn bao
gồm nhập giống và công nghệ trồng rừng gỗ lớn cao sản phù hợp, để thay thế dần gỗ
nhập khẩu.
• Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý 3 loại rừng cho các loại chủ rừng (doanh nghiệp
nhà nước và tư nhân, ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng, nhóm hộ gia đình, cộng
đồng) bao gồm các hoạt động kiểm kê rừng, xây dựng kế hoạch quản lý rừng bền vững
tiến tới xin cấp chứng chỉ rừng khi có điều kiện, ưu tiên chứng chỉ rừng cho rừng trồng
sản xuất.
• Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong xây dựng quy hoạch/ kế hoạch sử dụng
đất lâm nghiệp, tiến tới xây dựng lâm phận quốc gia ổn định để bảo đảm an ninh môi
trường, nguồn gỗ ổn định và tính bền vững của các quy hoạch/ kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng (như chủ trương ổn định diện tích trồng lúa là 3,8 triệu ha của Chính phủ).
• Đẩy mạnh thí điểm, thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (FPES, REDD+), cói đó là
một nguồn thu quan trọng để hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia quản lý bảo vệ rừng.

Cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế chi trả DVMTR có hiệu quả và có tính khả thi và coi
trọng vai trò của cộng đồng, chính quyền địa phương và lực lượng Kiểm lâm trong công
tác bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH.


14.3



Khuyến nghị chung

Chương 14. Kết luận và khuyến nghị

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


271
• Xây dựng các tổng công ty lâm nghiệp sản xuất và kinh doanh đa dạng ở các tỉnh có
nhiều rừng để làm nòng cốt cho trồng rừng gỗ lớn (trồng 70.000 ha/ năm tức là cần 1 triệu
ha cho chu kỳ trồng rừng 15 năm) để cung cấp gỗ lớn cho giai đoạn sau 2020.
• Tiếp tục giao rừng tự nhiên chủ yếu cho cộng đồng quản lý và sử dụng và giao đất trồng
rừng sản xuất chủ yếu cho các hộ gia định miền núi còn thiếu đất sản xuất lâm nghiệp.
• Những thành tựu của ngành chế biến xuất khẩu thời gian vừa qua của Việt Nam nói
chung và đồ gỗ nói riêng chủ yếu dựa vào giá nhân công rẻ, số lượng sản xuất lớn. Thực
chất, tỷ suất lợi nhuận và giá trị gia tăng trong đồ gỗ xuất khẩu chỉ đạt được ở mức thấp.
Khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thì lợi thế về nhân công giá rẻ sẽ
dần mất đi. Nếu Việt nam không chuyển sang sản xuất những mặt hàng xuất khẩu có giá
trị gia tăng cao hơn, thì dễ bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp. Vì vậy, ngành chế
biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam cần đi vào hướng đổi mới công nghệ thiết kế và công
nghệ sản xuất sản phẩm nhằm đạt được giá trị gia tăng cao hơn và Nhà nước cần có chính

sách hỗ trợ tín dụng và kỹ thuật cho việc đổi mới công nghệ này, bao gồm cả việc phát
triển công nghiệp phù trợ.

Nguồn ảnh: Trương Lê Hiếu
Chương 14. Kết luận và khuyến nghị

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


272



a) Thống nhất định nghĩa về ngành Lâm nghiệp:
Theo định nghĩa của FAO đã được nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận thì “Lâm
nghiệp là một ngành kinh tế bao gồm các hoạt động chủ yếu gắn với sản xuất hàng hoá có
liên quan đến gỗ (gỗ tròn cho công nghiệp, củi, than củi, gỗ xẻ, ván nhân tạo, bột giấy, giấy
và đồ mộc), sản xuất chế biến lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ từ rừng”.
Căn cứ vào thực tiễn Việt Nam, Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp 2006-2020 đã đưa ra
một quan niệm đầy đủ hơn về ngành Lâm nghiệp, phù hợp với điều kiện Việt Nam cũng như
phù hợp với định nghĩa của FAO: “Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao
gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như gây trồng,
khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và cung cấp các dịch vụ môi trường
1

liên quan đến rừng; ngành lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường,
bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói giảm nghèo đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn
định xã hội và an ninh quốc phòng.
Vì vậy, giá trị sản xuất theo cách tính hiện nay của Tổng cục Thống kê có thể hiểu là
giá trị “lâm nghiệp thuần tuý” về mặt thống kê để không thống kê trùng lặp và giá trị sản xuất

đầy đủ của ngành Lâm nghiệp theo định nghĩa trong Chiến lươc phát triển Lâm nghiệp.

b) Xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành trong việc cung cấp và chia sẻ thông tin
Nhiều chỉ tiêu liên quan đến ngành lâm nghiệp do các Bộ, ngành khác thu thập đặc biệt
là các chỉ tiêu về dân số, lao động, việc làm, về các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, đầu
tư, tài khoản quốc gia, thương mại, giá cả, khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, mức sống
dân cư, bảo vệ môi trường Quá trình thu thập số liệu thống kê cho giai đoạn 2005-2010 của
các Bộ, ngành và các Cục, Vụ, đơn vị trong Bộ NN&PTNT cho thấy có thể thu thập được
nhiều số liệu thống kê, nếu có sự phối hợp liên ngành trong việc cung cấp, chia sẻ thông tin
và có nguồn kinh phí phù hợp để hỗ trợ việc thu thập số liệu. Cần tiếp tục có sự phối hợp
giữa Tổng cục Thống kê và Tổng cục Lâm nghiệp trong việc tính giá trị sản xuất và tổng sản
phẩm trong nước hoặc giá trị tăng thêm của ngành và phối hợp trong các chương trình điều
tra thống kê của TCTK như Điều tra dân số và lao động, Điều tra Nông nghiệp, Nông thôn và
Thủy sản, Điều tra vốn đầu tư, Điều tra doanh nghiệp, Điều tra cơ sở sản xuất cá thể, Tổng

1
Phòng hộ đầu nguồn điều tiết nguồn nước, sinh thuỷ chống xói mòn, hạn chế bối lấp hồ, hạn chế lũ lụt, giảm
thiểu thiệt hại cho vùng hạ lưu. Phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chăn sóng, lấn biển bảo vệ sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khu dân cư và các công trình ven biển. Phòng hộ môi trường sinh thái, điều hòa khí
hậu, chống ô nhiễm ở các khu đô thị, công nghiệp, giảm thiểu tác hại của khí thải nhà kính (hấp thụ và lưu giữ
CO2), cung cấp các nguồn gien quý hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học, du lịch sinh thái và nghỉ dường…v.v.


14
.
4


Khuyến nghị cải tiến bộ chỉ tiêu giám sát
ngành và thu thập số liệu, xây dựng báo

cáo ti
ến độ cho giai đoạn 2011
-
2015

Chương 14. Kết luận và khuyến nghị

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


273
điều tra cơ sở kinh tế, hành chính và sự nghiệp, Điều tra thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng,
du lịch và dịch vụ, Điều tra mức sống hộ gia đình … để có các thông tin về ngành Lâm
nghiệp đầy đủ hơn. Dự án FORMIS cần hỗ trợ để thực hiện các nghiên cứu này để làm cơ sở
cho việc cung cấp và chia sẻ thông tin dài hạn giữa các ngành. Tương tự, giữa Tổng cục Quản
lý đất đai và Tổng cục Lâm nghiệp cần có sự phối hợp trong kiểm kê/ thống kê rừng và đất
lâm nghiệp, trong xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, trong xây dựng
phân loại rừng và đất lâm nghiệp và trong giao và cho thuê rừng và đất lâm nghiệp để bảo
đảm các số liệu thống kê là thống nhất giữa hai ngành.

c) Xây dựng Kế hoạch phối hợp giữa các cơ quan có liên quan của Bộ Nông nghiệp và
Phát triên nông thôn trong việc thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin chuyên
ngành Lâm nghiệp
Hiện nay sự phối hợp giữa các cơ quan trong Bộ NN&PTNT trong thu thập, tổng hợp
và cung cấp thông tin chuyên ngành Lâm nghiệp còn rất hạn chế, vì thiếu quy chế bắt buộc
các đơn vị có liên quan phải cung cấp thông tin thống kê và vì chưa có cán bộ thống kê
chuyên ngành và chưa có nguồn kinh phí hoạt động trong mỗi cơ quan,đơn vị của Bộ. Vì Bộ
NN&PTNT cần xây dựng một đơn vị thống kê lâm nghiệp trong Tổng cục Lâm nghiệp để
làm đầu mối thu thập và sử lý thông tin trong nội bộ Tổng cục và với cơ quan lâm nghiệp/
kiểm lâm cấp tỉnh. TCLN cũng cần phối hợp với Trung Tâm Tin học và Thống kê và các

Cục, Vụ, Viện trong Bộ NN&PTNT xây dựng kế hoạch phối hợp và chia sẻ thông tin chuyên
ngành lâm nghiệp. Đề nghị Dự án FORMIS tiếp tục hỗ trợ duy trì và củng cố Nhóm kỹ thuật
giám sát liên ngành hiện nay để thu thập thông tin, tổ chức khảo sát chuyên đề và hỗ trợ xây
dựng và vận hành hệ thống FORMIS
d) Thực hiện Dự án FORMIS (Phát triển hệ thống quản lý thông tin ngành LN) để tiếp
tục các hoạt động xây dựng hệ thống FOMIS hiện nay.
- Tiếp tục thủ nghiệm và hoàn chỉnh bộ chỉ tiêu chuyên ngành và vận hành Hệ thống
FOMIS nhằm tiếp tục cung cấp thông tin trong lĩnh vực lâm nghiệp hàng năm và xây
dựng báo cáo tiến độ 5 năm một lần.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn chi tiết (Manual) về cách tính toán các chỉ tiêu thống kê
chuyên ngành lâm nghiệp trên cơ sở tham khảo thành quả của các nghiên cứu chuyên
ngành, các hướng dẫn kỹ thuật của TCTK và TT TH-TK. Tài liệu hướng dẫn này cần
trình bày theo khung hướng dẫn của Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của UNSD.
- Hỗ trợ xây dựng và củng cố hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin và giám sát chuyên
ngành lâm nghiệp cho các đơn vị chủ yếu của Bộ NN&PTNT.
- Tiếp tục nghiên cứu, thủ nghiệm và bổ xung các chỉ tiêu về chất lượng rừng, các dịch vụ
môi trường rừng (PFES), REDD+ và chế biến và thương mại lâm sản./.



×