Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
227
Trong giai đoạn 2005 - 2009, số dự án ODA lâm nghiệp được huy động và ký kết tăng
cao năm 2006 (17 dự án), nhưng sau đó giảm dần (Biểu đồ 53), thể hiện quan điểm giảm dần
hỗ trợ ODA cho Việt Nam của các nhà tài trợ quốc tế khi Việt Nam đã đạt được những thành
tựu nhất định trong phát triển kinh tế và thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Các dự án được
ký kết trong những năm gần đây chủ yếu là dự án không hoàn lại và liên quan tới các lĩnh vực
phòng hộ, môi trường, cơ chế phát triển sạch (CDM), thích ứng với biến đổi khí hậu
(BĐKH), vv… Trong cả giai đoạn chỉ có 04 dự án vay được cam kết, cụ thể là: Dự án Phát
triển ngành lâm nghiệp (WB3), Dự án Phát triển lâm nghiệp ở Sơn La, Hoà Bình (KfW7), Dự
án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên (ADB2) và Dự án Quản lý
đất lâm nghiệp bền vững (IDA).
Biểu đồ 53: Số dự án và vốn ODA giai đoạn 2005 - 2010
Nguồn: Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ NN&PTNT (2010).
Tổng số vốn ODA huy động được trong giai đoạn 2005 - 2010 là 220,7 triệu USD,
trong đó vốn không hoàn lại là 107,5 triệu USD (48%), vốn vay là 94 triệu USD (43%) và đối
ứng 19,3 triệu USD (9%). Tuy dự án vay có số lượng ít (4/51 dự án) nhưng tổng giá trị vốn
vay đạt 94,0 triệu USD (43%), gần bằng tổng vốn các dự án không hoàn lại là 107,5 triệu
USD, tương đương 48% (Biểu đồ 54). Vốn ODA huy động trong giai đoạn 2005 - 2010 có xu
hướng giảm dần, phù hợp với cam kết của các nhà tài trợ khi Việt Nam đang thoát khỏi nhóm
các nước nghèo có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 1.000 USD/ năm.
Chỉ tiêu
4.1.2
Số dự án ODA trong LN được ký
kết, thực hiện và vốn hỗ trợ
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
228
Biểu đồ 54: Vốn ODA giai đoạn 2005 – 2010 theo các hình thức khác nhau
Nguồn: Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ NN&PTNT (2010).
Trong giai đoạn 2006 – 2010, vốn ODA lâm nghiệp được phân bổ theo 5 chương trình
của Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 - 2020 theo mức độ không đồng đều
(Biểu đồ 55). Vốn ODA phân bổ cho Chương trình quản lý rừng bền vững chiếm tỷ trọng cao
nhất (60%), tiếp đến là Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ môi
trường chiếm 15%. Điều này thể hiện xu hướng quan tâm nhiều hơn của các nhà tài trợ đến
quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát huy các giá trị môi
trường của rừng.
Vốn ODA phân bổ cho Chương trình chế biến gỗ và thương mại lâm sản chiếm tỷ
trọng rất khiêm tốn (4%). Tuy nhiên, vốn ODA nới trên cũng phát huy tác động tích cực, góp
phần vào tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ của Việt Nam (giá
trị xuất khẩu lâm sản bình quân khoảng 3 tỷ USD/ năm) trong những năm gần đây.
Vốn ODA phân
bổ cho Chương trình
nghiên cứu giáo dục, đào
tạo và khuyến lâm và
Chương trình đổi mới thể
chế, chính sách, lập kế
hoạch và giám sát ngành
chỉ chiếm 6% và 2%
tương ứng trong tổng số
vốn ODA. Tỷ trọng vốn
ODA cho 2 chương trình
này thấp có thể lý giải là
do đây là những lĩnh vực
được Nhà nước quan tâm
và bố trí nguồn lực từ ngân sách Nhà nước.
Vốn ODA lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 cũng được phân bổ không đều theo các
vùng lâm nghiệp. Biểu đồ 56 cho thấy có 34% vốn ODA được phân bổ cho vùng Tây
Biểu đồ 55: Phân bổ vố ODA Lâm nghiệp theo 5 chương trình
Nguồn: FSSP CO, MARD (2010).
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
229
Nguyên, 21% cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, 11% cho vùng Bắc Trung Bộ, 9% cho
mỗi vùng Đông Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, 5% cho vùng Tây Bắc và chỉ có 2%
cho vùng Đồng bằng Sông Hồng.
Biểu đồ 56: Phân bổ vố ODA Lâm nghiệp theo vùng
Nguồn: Văn phòng Đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT (2010).
Cơ cấu phân bổ vốn ODA theo vùng nói trên cho thấy sự quan tâm nhiều hơn của các
nhà tài trợ đối với các khu vực như Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung… đang phải đối mặt
với tình trạng suy giảm tài nguyên rừng cũng như chịu tác động, ảnh hưởng tiêu cực và
thường xuyên của điều kiện khí hậu, thời tiết bất lợi, ảnh hưởng đến mục tiêu xóa đói, giảm
nghèo cũng như cải thiện sinh kế cho người dân địa phương. Tại các khu vực này, nhiều dự
án vay ODA lớn được triển khai trong thời gian qua, trong đó phải kể đến Dự án Bảo vệ rừng
và phát triển nông thôn (WB1) với 26,175 triệu USD, Dự án Khu vực lâm nghiệp và Bảo vệ
rừng đầu nguồn (ADB1) với 25,06 triệu USD, Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam
(WB3) với 74,5 triệu USD, Dự án Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn các tỉnh Miền Trung
(JBIC) với 248 tỷ VNĐ, Dự án Phát triển lâm nghiệp và cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên
(ADB2) với 81,420 triệu USD, … Ngoài ra, nhiều dự án lâm nghiệp không hoàn lại và hỗ trợ
kỹ thuật cũng đã và đang được triển khai tại các khu vực này.
Khu vực Tây Bắc, tuy cũng có nhiều điều kiện giống và thậm chí nhiều nơi còn bất lợi
và khó khăn hơn khu vực Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung nhưng chưa thực sự được
nhiều quan tâm của các nhà tài trợ thông qua nguồn vốn ODA. Đến nay, duy nhất có dự án
ODA vốn vay lâm nghiệp quy mô vừa đang được triển khai tại khu vực là Phát triển lâm
nghiệp ở Sơn La, Hoà Bình (KfW7) với tổng số vốn 12 triệu USD, trong đó 9,48 triệu USD
vốn vay và 2,52 triệu USD vốn viện trợ. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật cũng không nhiều so với
các vùng Tây Nguyên và miền Trung.
Giai đoạn 2006 - 2010 cũng đánh dấu sự tham gia rộng rãi của các nhà tài trợ quốc tế
và các đối tác lâm nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp. Hiện đang có khoảng 48 tổ chức (nhà tài
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
230
trợ, tổ chức thực hiện) đang tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp tại các
vùng khác nhau của Việt Nam (Biểu đồ 57). Các tổ chức này đang hỗ trợ và triển khai 81 dự
án trong đó có 25 dự án triển khai ở cấp quốc gia (Trung ương), 7 dự án triển khai ở cấp
vùng, 49 dự án triển khai ở cấp tỉnh, huyện và vườn quốc gia (thuộc 35 tỉnh). Nếu tính đến
năm 2012 thì tổng số vốn ODA được triển khai theo các dự án trên sẽ đạt giá trị 216,5 triệu
USD.
Biểu đồ 57: Sự tham gia của các nhà tài trợ trong lĩnh vực ODA Lâm nghiệp
Nguồn: Văn phòng Đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT (2010).
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
231
Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trường pháp
lý cao hơn để thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật
ĐTNN đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992,
1996, 2000, cùng với các văn bản dưới Luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo
luật thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhằm cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về
đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, tạo điều
kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư thay thế Luật Đầu tư nước
ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
Mặc dù các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp được quan
tâm ưu đãi trong thời gian qua nhưng cho đến nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên
nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, kết quả thu hút FDI vào lĩnh vực nông lâm nghiệp
chưa được như mong muốn. Tính đến tháng 5/ 2009, mới có 476 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với 2,9 tỷ
USD vốn đăng ký, chiếm gần 2% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam.
Đến hết năm 2007, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có 933 dự án còn hiệu lực, với
khoảng 2,02 tỷ USD thực hiện trên tổng vốn đăng ký hơn 4,4 tỷ USD (Bảng 83). Các dự án
về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất bằng 53,71% tổng vốn đăng ký của
ngành. Tiếp theo là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67% tổng vốn đăng
ký của ngành. Lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7%. Cuối cùng là
lĩnh vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án.
Bảng 83: Tình hình đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp đến 2008
Nông, lâm nghiệp Số dự án Vốn đăng ký (USD) Vốn thực hiện (USD)
Nông-Lâm nghiệp 803
4.014.833.499
1.856.710.521
Thủy sản 130
450.187.779
169.822.132
Tổng số 933
4.465.021.278
2.026.532.653
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010)
Cho đến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành Nông,
Lâm, Ngư nghiệp nước ta, trong đó các nước châu Á (Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc,
Hồng Kông ) chiếm 60% tổng vốn đăng ký vào ngành Nông nghiệp (riêng Đài Loan là
Chỉ tiêu
4.1.3
Số dự án và tổng số vốn FDI
trong lâm nghiệp
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
232
28%). Các nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có Pháp (8%), quần đảo
British Virgin Islands (11%). Một số nước có ngành Nông nghiệp phát triển mạnh (Hoa Kỳ,
Canada, Australia) vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta.
Các dự án FDI trong ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam.
Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành, đồng bằng sông Cửu Long
13%, Duyên Hải Nam Trung Bộ 15%. Miền Bắc và khu vực miền Trung, lượng vốn đầu tư
còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông Hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với
tổng vốn đăng ký của cả nước.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong lĩnh vực lâm nghiệp hiện có khoảng 32 dự án FDI đã
được cấp phép và có 22 dự án đang hoạt động. Tổng số vốn hiện đang được đầu tư cho các
dự án đang hoạt động là 640,3 triệu USD, tương đương 12.806 tỷ đồng (xem Bảng 84). Các
dự án trên chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu; trồng rừng phòng hộ,
môi trường, LNXH; trồng rừng - chế biến; và chế biến gỗ.
Về số dự án, lĩnh vực chế biến gỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số dự án đăng ký
(13/32) và số dự án đã đầu tư hoạt động (9/22). Tiếp theo là lĩnh vực trồng rừng - chế biến và
trồng rừng phòng hộ, môi trường, LNXH khác nhau về số dự án đăng ký (8/32 và 7/32 tương
ứng) nhưng đều có cùng số dự án hoạt động (6/22). Các lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu đứng
cuối cùng với 4/32 dự án đăng ký và chỉ có 1/22 dự án đang hoạt động.
Bảng 84: Hiện trạng đầu tư nước ngoài vào lâm nghiệp
TT Loại dự án Số dự án Vốn đầu tư DA đã đầu tư
Số
lượng
% Triệu
USD
Tỷ VNĐ % Số
lượng
Vốn bình
quân/DA
1 Trồng rừng 4 12,5 18,8 376 2,9 1 18,8
2
Trồng rừng
phòng hộ, môi
trường, LNXH
7 21,9 52 1,040 8,1 6 8,7
3
Dự án trồng
rừng - chế
biến
8 25,0 493,5 9,870 77,1 6 82,3
4
Dự án chế
biến gỗ
13 40,6 76 1,520 11,9 9 8,4
Tổng số 32 100,0 640,3 12,806 100,0 22 27,3
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Về vốn, lĩnh vực trồng rừng - chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất về tổng lượng vốn FDI
(77,1% và 493,5 triệu USD). Tiếp theo là lĩnh vực chế biến gỗ với 11,9% (76 triệu USD).
Lĩnh vực trồng rừng phòng hộ, môi trường, LNXH đứng thứ ba với 8,1% (52 triệu USD).
Thấp nhất phải kể đến lĩnh vực trồng rừng chỉ đạt 2,9% tương đương với 18,8 triệu USD về
tổng lượng vốn. Như vậy, có thể thấy rằng trong khi các nhà tài trợ quan tâm nhiều hơn tới
lĩnh vực phát triển và sử dụng rừng phòng hộ, đặc dụng thì các nhà đầu tư nước ngoài lại chú
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
233
ý nhiều hơn tới các hoạt động liên quan tới rừng sản xuất, nhất là trồng rừng kết hợp chế biến
và chế biến gỗ.
Vốn FDI bình quân cho một dự án thực hiện là 27,3 triệu USD. Tuy nhiên, có những dự
án có tổng vốn đầu tư cao hơn rất nhiều mức bình quân trên như:
- Dự án Trồng rừng và sản xuất bột giấy tại Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Móng
Cái, tỉnh Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư là 375 triệu USD;
- Dự án Trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến giấy, bột giấy tại các huyện của
tỉnh Sơn La với tổng vốn đầu tư là 85 triệu USD;
- Dự án Nhà máy chế biến bột giấy tại Khu công nghiệp Trần Quốc Toản, Đồng
Tháp với tổng vốn đầu tư là 31 triệu USD.
Nguồn ảnh: FSSP CO
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
234
Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ là vốn để thực hiện các đề án, đề tài nghiên cứu
khoa học và công nghệ bao gồm toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư bao
gồm chi phí cho việc khảo sát, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế, xây dựng, chi phí mua sắm,
lắp đặt thiết bị, thực hiện các hoạt động KHCN và các chi phí khác ghi trong dự toán. Hiện
ngân sách nhà nước vẫn là nguồn lực chính cho hoạt động khoa học công nghệ của ngành lâm
nghiệp. Tuy nhiên, nguồn vốn hạn chế của ngân sách nhà nước và của các nguồn vốn đầu tư
khác vẫn là một trở ngại cho hoạt động khoa học công nghệ và nghiên cứu lâm nghiệp.
Tổng số vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp
giai đoạn 2005 – 2009 là 207.309 triệu đồng, bình quân 41,5 tỷ đồng/ năm, chủ yếu cho các
lĩnh vực: lâm sinh 136.618 triệu đồng (65,9%), công nghiệp rừng 18.796 triệu đồng (9,1%),
kinh tế - chính sách 8.130 triệu đồng (3,9%) và lĩnh vực khác 27.336 triệu đồng (13,2%)
(xem Biểu đồ 58). Như vậy, có thể thấy rằng đầu tư cho khoa học – công nghệ trong lĩnh vực
lâm sinh vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, thể hiện sự quan tâm và định hướng của ngành trong
thời gian qua nhằm nâng cao năng suất của rừng trồng và chất lượng của rừng tự nhiên đang
ở mức độ thấp.
Biểu đồ 58: Vốn đầu tư cho khoa học – công nghệ 2005 – 2009 (triệu đồng)
Nguồn: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ NN&PTNT (2010).
Trong thời gian qua, nhiều vấn đề bất cập về cơ chế, chính sách lâm nghiệp đã và
đang được các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu chính sách, các chủ rừng và
người dân sống dựa vào rừng nhận diện và khuyến nghị để hoàn thiện. Tuy nhiên, đầu tư cho
Chỉ tiêu
4.1.4
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học
và công nghệ lâm nghiệp
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
235
nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách lâm nghiệp lại chưa được quan tâm thỏa đáng, thể
hiện ở tỷ trọng vốn đầu tư từ 2005 đến 2009 chiếm nhỏ nhất (3,9%) với lượng vốn khoảng 8
tỷ đồng, bình quân 1,6 tỷ đồng/ năm. Điều này giúp lý giải tại sao trong thời gian qua trong
lĩnh vực lâm nghiệp lại thiếu vắng các cơ chế, chính sách mang tính đột phá, khả thi và phù
hợp với thực tiễn để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành lâm nghiệp.
Theo năm, đầu tư cho các lĩnh vực khoa học – công nghệ cũng biến động theo các xu
thế khác nhau (Biểu đồ 59). Trong khi đầu tư cho các lĩnh vực như lâm sinh, công nghiệp
rừng và đổi mới công nghệ đều có xu hướng tăng từ 2005 đến 2009, đầu tư cho lĩnh vực kinh
tế - chính sách và lĩnh vực khác lại giảm đi.
Biểu đồ 59: Diễn biến vốn đầu tư cho KH-CN lâm nghiệp theo lĩnh vực
Nguồn: Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ NN&PTNT (2010).
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
236
Vốn đầu tư lâm sinh trong giai đoạn 2005 - 2010 chủ yếu liên quan tới triển khai thực
hiện nhiệm vụ của Dự án 661 theo Nghị quyết số 73/2006/QH11 của Quốc hội. Tổng số vốn
thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng từ năm 2005 đến 2010 chiếm khoảng 9.321.403
triệu đồng, bình quân 1.553.000 triệu đồng/ năm. Trong tổng số vốn này, vốn từ ngân sách
Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (59,3%), vốn tư nhân và nước ngoài chiếm tỷ lệ tương
đương (15,6% và 15,2%) và vốn từ thuế tài nguyên chiếm tỷ trọng thấp nhất (0,7%) (xem
Biểu đồ 60).
Như vậy, có thể thấy rằng việc thực hiện các mục tiêu của Dự án 661 nói chung và
nhiệm vụ theo Nghị quyết số 73/2006/QH11 của Quốc hội nói riêng vẫn chủ yếu dựa vào
nguồn ngân sách Nhà nước cân đối cho ngành lâm nghiệp hàng năm. Việc huy động các
nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước vào phát triển và bảo vệ rừng trong những năm qua vẫn
chưa thực sự có kết quả chuyển biến rõ nét. Ngoài ra, thuế tài nguyên thu được từ các hoạt
động khai thác rừng tự nhiên hàng năm chiếm giá trị không đáng kể, vì vậy không thể đóng
vai trò trong việc “lấy nguồn thu từ rừng để phục vụ cho phát triển và bảo vệ rừng” theo tinh
thần Nghị quyết Hội nghị TW 7 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Biểu đồ 60: Vốn đầu tư cho Dự án 661 giai đoạn 2005-2010
Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT (2010).
Biến động theo năm của các nguồn vốn cho Dự án 661 diễn ra theo hai xu thế trái
ngược nhau (Biểu đồ 61). Các nguồn vốn như tín dụng, nước ngoài, thuế tài nguyên có xu thế
Chỉ tiêu
4.1.5
Giá trị thực hiện vốn đầu tư lâm
sinh
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
237
giảm từ năm 2005 đến 2009 và đạt mức rất thấp vào năm 2010. Riêng vốn tư nhân tăng mạnh
từ 2005 đến 2008, gắn với phong trào đầu tư trồng rừng sản xuất trong bối cảnh đất trồng
rừng còn nhiều nhưng lại giảm nhiều từ sau năm 2008. Ngược lại, vốn Ngân sách Nhà nước
lại có xu thế tăng với tốc độ thấp từ 2005 đến 2008 và sau đó tăng đột biến từ 2008 đến 2010.
Việc tăng vốn ngân sách Nhà nước với tốc độ và quy mô lớn có thể được lý giải là do cam
kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đảm bảo nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo cho
ngành lâm nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra theo Nghị quyết số 73/2006/QH11 của Quốc hội vào
năm 2010.
Biểu đồ 61: Diễn biến các nguồn vốn cho Dự án 661 giai đoạn 2005 – 2010
Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT (2010).
Việc đảm bảo vốn thực hiện dự án hàng năm không tương xứng với kết quả đạt được.
Qua 4 năm thực hiện nghị quyết số 73/2006/QH11 của Quốc hội (2006 – 2009), mặc dù các lĩnh
vực đã gần đạt kết quả so với mục tiêu đề ra như: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 110,8%, trồng
rừng 86,4% (riêng trồng rừng phòng hộ, đặc dụng mới đạt 76%, trồng rừng sản xuất đã đạt
89,7%) nhưng vốn đầu tư mới đạt 44,5% (trong đó ngân sách Nhà nước đạt 64% và các
nguồn vốn khác đạt 39%). Đến hết năm 2010, hầu hết các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch của Dự
án trồng mới 5 triệu ha rừng đều vượt so với Nghị quyết 73/2006/NQ-QH11 của Quốc hội
nhưng hiện vẫn còn 550 tỷ cần được bổ sung cho các địa phương, đơn vị đã thực hiện các
nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2010 được điều chỉnh sau Hội nghị trực tuyến của Ban chỉ đạo
dự án 661 Trung ương (tháng 4 năm 2010). Sự mất cân đối giữa kết quả thực hiện về mặt
khối lượng và vốn giải ngân cho thấy chất lượng của các hoạt động trồng rừng sẽ bị ảnh
hưởng, nhất là tỷ lệ thành rừng cũng như năng suất rừng trồng trên ha/ năm.
Nhận định
Trong giai đoạn 2005 - 2009, cơ cấu vốn đầu tư cho ngành Lâm nghiệp có sự thay đổi
rõ rệt. Ngoài vốn FDI chủ yếu đầu tư cho lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu và chế biến, hoạt
động chủ yếu của ngành Lâm nghiệp, nhất là phát triển rừng, chủ yếu vẫn dựa vào nguồn từ
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
238
ngân sách Nhà nước và ODA. Vốn huy động từ tư nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, LTQD
chiếm tỷ trọng thấp mặc dù đã có hàng loạt cơ chế, chính sách được ban hành nhằm khuyến
khích đầu tư trong lâm nghiệp như: Luật Đầu tư số 59/2005/QH và các văn bản hướng dẫn,
Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2007, số 164/2008/QĐ-TTg ngày 11
tháng 12 năm 2008 và số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách
phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015, Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày
20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Nghị
quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về hỗ trợ 62 huyện nghèo
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, những diện tích có điều kiện thuận lợi, gần
các trung tâm dân cư đều đã được trồng hết. Một trong những thách thức lớn đối với ngành
Lâm nghiệp là trong thời gian tới các hoạt động lâm nghiệp sẽ phải tiến hành trên những địa
bàn xa hơn, sâu hơn, điều kiện tự nhiên khó khăn hơn. Vì vậy, chi phí đầu tư cũng sẽ cao hơn
và cơ hội tiêu thụ sản phẩm cũng khó khăn hơn. Những yếu tố bất lợi đó không khuyến khích
các địa phương, các chủ rừng trong công tác phát triển và bảo vệ rừng, có thể làm giảm hay
chậm tiến độ để đạt được mục tiêu phát triển của ngành.
Trong những năm tới, thay đổi về cơ cấu và mục tiêu sử dụng các nguồn lực trong
ngành Lâm nghiệp có thể diễn ra theo các xu thế sau đây:
- Tỷ trọng vốn từ Ngân sách Nhà nước đầu tư cho ngành lâm nghiệp sẽ giảm dần,
tập trung vào lĩnh vực như: phát triển, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, ven
biển, nơi xung yếu; bảo vệ rừng đặc dụng; hỗ trợ phát triển rừng sản xuất;
nghiên cứu, xây dựng thể chế, chính sách lâm nghiệp; và đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực;
- Nguồn vốn ODA cũng sẽ giảm, chủ yếu dành cho các lĩnh vực: phát triển rừng
phòng hộ đầu nguồn, ven biển; quản lý rừng bền vững; bảo tồn đa dạng sinh
học; phát triển dịch vụ môi trường (REDD+, PES và tín chỉ carbon) và các hoạt
động nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Đầu tư tư nhân (trong nước và FDI) có thể sẽ tăng nhờ các chính sách khuyến
khích đầu tư phù hợp, chủ yếu vào các lĩnh vực: trồng rừng sản xuất, rừng
nguyên liệu gỗ, rừng CDM; phát triển công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu
và tiêu dùng trong nước; tiếp thị và thương mại lâm sản; đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực.
Trong bối cảnh đó, để đáp ứng được nhu cầu về nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực lâm
nghiệp trong những năm tới, ngành lâm nghiệp cần có những bước tiến mạnh mẽ trong việc
hoàn thiện và xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư và tài chính trong lâm nghiệp nhằm tạo
ra những chính sách mang tính đột phá nhằm đa dạng hóa các nguồn lực, giúp phát huy lợi
thế và giá trị của ngành Lâm nghiệp, góp phần đạt được mục tiêu phát triển của ngành.
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
239
Kinh phí đầu tư cho khuyến lâm giai đoạn từ năm 2005 đến 2009 chủ yếu tập trung
phục vụ mục tiêu Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2005 - 2020. Trong giai đoạn
này chương trình khuyến lâm đã được triển khai ở 55 tỉnh có rừng với 894 mô hình, thu hút
40.179 hộ tham gia với tổng kinh phí đầu tư trên 74 tỷ đồng.
Nhìn chung kinh phí đầu tư cho khuyến lâm tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn
năm trước, đặc biệt trong năm 2009 kinh phí đầu tư tăng gần gấp đôi so với năm 2008. Tính
trong giai đoạn 2005-2009 kinh phí đầu tư cho khuyến lâm đạt tốc độ tăng bình quân mỗi
năm 15%.
Mục tiêu chính của các chương trình khuyến lâm là nâng cao nhận thức của người dân
về phát triển và quản lý rừng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật gây trồng các loài cây lâm nghiệp,
từng bước đưa diện tích đất dốc ở vùng núi do phá rừng làm nương rẫy trong nhiều năm vào
canh tác có hiệu quả, góp phần tăng độ che phủ của rừng, tạo thu nhập cho nông dân, ổn định
cuộc sống, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Biểu đồ 62: Kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến lâm
Nguồn:
Tổng hợp trong giai đoạn 2005-2009, một số chương trình khuyến lâm chính đã thực
hiện đạt kết quả tốt, gồm:
Chương trình trồng rừng thâm canh cây nguyên liệu: Đã xây dựng được khoảng
28.635 ha mô hình trình diễn, gồm các loài cây: Bạch đàn lai, keo lai, các loài keo, bạch đàn
Chỉ tiêu
4.2.1
Kinh phí đầu tư cho khuyến lâm
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
240
tuyển chọn cho năng suất cao trên địa bàn các tỉnh miền núi phía bắc, miền Trung và Tây
Nguyên.
Chương trình trồng rừng thâm canh cây đặc sản: Đã trồng được khoảng 12.000 ha
mô hình trình diễn, bao gồm các loài cây chủ yếu: Thảo quả, sa nhân, dẻ ván, trám lấy quả,
tre lấy măng Phát triển các loài cây làm dược liệu dưới tán rừng tập trung chủ yếu ở các
tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Chương trình thâm canh cây gỗ lớn: Xây dựng trên 6.277 ha mô hình trình diễn trồng
thâm canh cây gỗ lớn bao gồm các loài cây mọc nhanh, cây bản địa với các phương thức khác
nhau nhằm góp phần cung cấp nguyên liệu gỗ lớn cho chế biến, xuất khẩu. Chương trình
được thực hiện ở một số tỉnh miềm núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Chương trình canh tác bền vững trên đất dốc: Xây dựng trên 967 ha mô hình trình
diễn các kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc nhằm chuyển giao các kỹ thuật canh tác cho
nông dân, góp phần thay đổi nhận thức của người dân về tập tục canh tác lạc hậu trên đất dốc.
Chương trình thực hiện chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Qua thực hiện chương trình khuyến lâm, nhất là các mô hình trình diễn tổ chức trồng
rừng đã thực sự góp phần quan trọng trong chiến lược xây dựng lại vốn rừng, phát triển nghề
rừng nhân dân, cải thiện môi trường và tăng thu nhập hàng năm cho nông dân.
Mô hình khuyến lâm cũng đã góp phần trong việc xoá đói giảm nghèo, thu hút và tạo
công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở nông thôn. Tuy với thời gian chưa dài, nhiều loài
cây lâm nghiệp chưa đến thời kỳ thu hoạch, các mô hình khuyến lâm đã thực hiện phương
thức nông lâm kết hợp, trồng cây ngắn ngày kết hợp cây dài ngày, nên nhiều mô hình đã cho
thu hoạch bình quân hàng năm từ 3-5 triệu đồng/ năm. Nhiều vườn rừng, trại rừng cho thu
hoạch từ 5-10 triệu đồng/ năm. Đặc biệt những mô hình trồng cây lâm đặc sản như: tre măng,
quế, hồi, bời lời đỏ đã cho thu nhập khá cao.
Các mô hình khuyến lâm đã thực sự chuyển đổi được nhận thức của người dân miền
núi từ chỗ chỉ biết khai thác lợi dụng rừng sang biết kinh doanh tổng hợp, tạo thu nhập từ đất
rừng, đồng thời tái tạo lại rừng đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội.
Tuy nhiên do điều kiện kinh phí hạn chế nên người dân ở một số vùng cao, vùng sâu
chưa được tiếp cận nhiều với các tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp. Một số mô hình có kết quả và
hiệu quả chưa cao. Các hộ nghèo thường ít có cơ hội tham gia do không có vốn đối ứng theo
quy định của Chính phủ gây khó khăn trong việc nhân rộng mô hình.
Ngoài việc bố trí nguồn kinh phí đầu tư cho công tác khuyến lâm tăng về số tuyệt đối
qua các năm, cơ cấu đầu tư cho hoạt động khuyến nông nói chung và hoạt động khuyến lâm
nói riêng có nhiều thay đổi qua các năm từ 2005 đến 2009. Cụ thể, cơ cấu đầu năm 2009 so
với cơ cấu đầu tư năm 2005 đã có sự chuyển dịch đáng kể, theo hướng giảm đầu tư đối với
các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, tăng đầu tư các lĩnh vực tuyên truyền, đào tạo và khuyến
lâm. Riêng cơ cấu kinh phí đầu tư cho khuyến lâm đã tăng từ 13% trong năm 2005 lên 16%
trong năm 2009.
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
241
Biểu đồ 63: Cơ cấu đầu tư kinh phí cho khuyến lâm năm 2005 và 2009
Nguồn:
Kết quả cụ thể về thực hiện chương trình khuyến lâm từ năm 2005 - 2009, như sau:
Năm 2005:
Chương trình được hỗ trợ 12 tỷ đồng chiếm 12,5% trong tổng số kinh phí đầu tư cho
các chương trình khuyến nông nói chung. Tổng diện tích xây dựng mô hình khuyến nông là
3.797 ha, thu hút 4.523 hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình, mỗi mô hình có từ 30 đến
40 hộ, mỗi hộ được hưởng từ 0,7 đến 1 triệu đồng thông qua việc mua cây giống, vật tư và
tập huấn. Có 3 loại mô hình chính được triển khai, gồm:
- Mô hình trồng cây gỗ lớn, như: Lát Mêxicô, giỏi bắc, sa mộc, thông Caribê,…tổng
cộng có 924 ha tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung;
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
242
- Mô hình trồng cây nguyên liệu, như: Keo lai, bạch đàn mô hom, keo tai tượng,…với
647 ha, tập trung chủ yếu ở miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ và một số tỉnh ở khu
vực miền núi phía Bắc;
- Mô hình cây đặc sản rừng, như trám ghép, tre lấy măng, dó trầm, thảo quả, mây, bời
lời đỏ,…với diện tích 1.734 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Nam
Bộ và Tây Nguyên.
Đa số các mô hình đều đạt kết quả tốt góp phần đáng kể trong chiến lược xây dựng lại
vốn rừng, phát triển nghề rừng nhân dân, cải thiện môi trường và tăng thu nhập của hộ nông
dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Thay đổi được nhận thức của người dân miền núi từ chỗ
chỉ biết khai thác rừng sang biết bảo vệ, kinh doanh tổng hợp, tạo thu nhập từ rừng, đồng thời
tái tạo lại rừng, đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội.
Năm 2006:
Tổng kinh phí thực hiện năm 2006 thuộc chương trình khuyến lâm là 10,45 tỷ đồng,
chiếm 9,5% tổng kinh phí đầu tư xây dựng các chương trình khuyến nông nói chung, ngoài ra
còn có 1.950 triệu đồng giành cho đầu tư khuyến lâm trọng điểm. Quy mô của chương trình
là 6.510 ha, với 76 mô hình các loại, trên 214 điểm trình diễn với sự tham gia của 6.411 hộ,
bình quân mỗi hộ được hỗ trợ 1,9 triệu đồng. Số hộ được tập huấn, tham quan là 14.784 lượt
hộ nông dân, địa bàn triển khai chủ yếu thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây
Nguyên. Các chương trình khuyến lâm triển khai với 4 nội dung chủ yếu, gồm: Trồng thâm
canh cây lâm đặc sản; trồng thâm canh cây nguyên liệu; trồng thâm canh cây gỗ lớn và nông
lâm kết hợp trên đất sau nương rẫy. Kết quả đạt được:
- Nhiều hộ nông dân miền núi ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang đã
có thu nhập cao từ trồng cây lâm sản dưới tán rừng;
- Hơn 80% số hộ nông dân vùng nguyên liệu giấy đã biết áp dụng kỹ thuật trồng rừng
thâm canh đạt năng suất 15-20 m
3
/ năm đối với rừng bạch đàn, keo lai;
- Khuyến lâm đã góp phần đa dạng hoá cây trồng vùng đất cát ven biển bằng giống keo
chịu hạn, lim, phi lao lai,… vừa có tác dụng phòng hộ vừa mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho nông dân;
- Góp phần thay đổi nhận thức của người dân miền núi từ khai thác tận dụng rừng tự
nhiên sang bảo vệ và xây dựng rừng bền vững, tạo thu nhập, góp phần xóa đói giảm
nghèo;
- Các mô hình khuyến lâm góp phần tăng độ che phủ rừng đảm bảo môi trường sinh
thái, bên cạnh đó các mô hình về lâm đặc sản, rừng nguyên liệu, canh tác nông lâm
kết hợp trên đất sau nương rẫy góp phần chuyển giao những phương pháp canh tác
mới về lâm nghiệp cho người dân, giúp họ tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Năm 2007:
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
243
Kinh phí đầu tư cho chương trình khuyến lâm là 13,3 tỉ đồng, chiếm 10,8% tổng nguồn
kinh phí, tăng 7,3% so với năm 2006, chương trình hỗ trợ, xây dựng mô hình trình diễn với
quy mô là 6.919 ha, thu hút 6.446 hộ nông dân tham gia trực tiếp và 7.586 hộ tham gia gián
tiếp. Bình quân mỗi hộ được hỗ trợ 2,067 triệu đồng.
Chương trình khuyến lâm năm 2007 tập trung xây dựng một số mô hình trọng điểm
nhằm khai thác lợi thế và nâng cao hiệu quả của sản xuất lâm nghiệp, từng bước chuyển sản
xuất quảng canh, tận dụng, tận thu sang đầu tư thâm canh như các chương trình: Trồng rừng
thâm canh cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao; trồng rừng thâm canh cây nguyên liệu; nông lâm
kết hợp; cải tạo rừng nghèo kiệt thành rừng kinh tế giá trị cao… Đã góp phần giải quyết công
ăn việc làm, tăng thu nhập, đa dạng hóa sản phẩm lâm nghiệp, đặc biệt là cải thiện môi
trường sinh thái, nâng cao độ che phủ của rừng, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình
trồng mới 5 triệu hecta rừng.
Năm 2008:
Chương trình khuyến lâm triển khai với kinh phí là 14,1 tỷ đồng, chiếm 9% tổng nguồn
kinh phí, tăng 6% so với năm 2007. Một số kết quả đạt được như sau:
- Chương trình trồng rừng nguyên liệu với quy mô 3.818 ha, 132 điểm trình diễn, thu
hút 2.958 hộ tham gia;
- Chương trình trồng thâm canh cây lâm sản ngoài gỗ với quy mô 1.772 ha, 79 điểm
trình diễn, có 1.886 hộ tham gia;
- Chương trình trồng rừng cây gỗ lớn với quy mô 837 ha, 35 điểm trình diễn, có 667 hộ
tham gia;
- Chương trình lâm nông kết hợp với quy mô 129 ha, 5 điểm trình diễn, có 105 hộ tham
gia.
Các đơn vị đã thực hiện tốt từ khâu chọn điểm, chọn hộ, hướng dẫn các hộ khai hoang,
phát dọn thực bì, đào hố, lựa chọn cây giống đảm bảo chất lượng, bố trí thời vụ trồng hợp lý
nên tỷ lệ cây sống đạt trên 95%, cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Năm 2009:
Chương trình khuyến lâm năm 2009 được đầu tư tổng kinh phí 24,1 tỷ đồng, chiếm
13,5% tổng nguồn, tăng 50% so với năm 2008. Kết quả triển khai như sau:
- Chương trình trồng rừng nguyên liệu với quy mô 3.817 ha, 137 điểm trình diễn, thu
hút 2.989 hộ tham gia.;
- Chương trình trồng thâm canh cây lâm sản ngoài gỗ với quy mô 1.634 ha, 74 điểm
trình diễn, có 1.735 hộ tham gia;
- Chương trình thâm canh cây gỗ lớn với quy mô 572 ha, 58 điểm trình diễn, có 496 hộ
tham gia;
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
244
- Chương trình lâm nông kết hợp sau nương rẫy với quy mô 191 ha, 3 điểm trình diễn,
có 150 hộ tham gia.
Kết quả đem lại là năng suất rừng trồng tăng đáng kể, như mô hình rừng nguyên liệu
đạt năng suất 15-20 m
3
/ năm. Tỷ lệ cây sống đạt trên 90%, cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Các mô hình khuyến lâm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Đối với các mô hình
trồng cây nguyên liệu sau chu kỳ trồng cho lợi nhuận từ 40-50 triệu đồng/ha. Chương trình
góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ rừng, cải thiện và nâng cao thu
nhập cho người dân miền núi, góp phần xã hội hóa nghề rừng.
Ngoài ra, trong năm 2009 chương trình đã chuyển giao được một số tiến bộ kỹ thuật nổi
bật như: Kỹ thuật trồng thâm canh các loài keo mọc nhanh được chọn lọc kỹ từ dòng keo Úc;
trồng thâm canh cây thảo quả, mây, ba kích dưới tán rừng tự nhiên,…
Song song với việc xây dựng các mô hình khuyến lâm hàng năm, các chương trình đào
tạo, tập huấn cho cán bộ, khuyến lâm viên và hộ nông dân làm khuyến lâm đã được triển
khai, tạo chuyển biến mạnh mẽ và thu hút được hơn 15.000 lượt người tham gia; qua đó đã
thực sự giúp họ làm nghề rừng có hiệu quả hơn, đời sống ổn định hơn.
Nguồn ảnh: Trương Lê Hiếu
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
245
Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động ở nông thôn là chỉ tiêu thống kê phản
ánh lực lượng lao động đang có mặt tại địa bàn nông thôn tại một thời điểm nhất định. Độ
tuổi lao động ở nông thôn hiện nay được tính đối với nam giới từ 16 - 60 tuổi, đối với nữ giới
từ 16 - 55 tuổi. Người có khả năng lao động là người nằm trong độ tuổi qui định nói trên,
không kể số học sinh đang đi học và người bị tàn tật hoặc mất sức lao động. Tổng cục Thống
kê thu thập số liệu lao động hàng năm thông qua hệ thống báo cáo hành chính và từ các cuộc
Tổng điều tra nông nghiệp – nông thôn được tổ chức với chu kỳ 5 năm 1 lần.
Lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động ở nông thôn được chia làm 8
nhóm đang làm việc trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, bao gồm: Nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản, công nghiệp (bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp), xây dựng, thương nghiệp,
vận tải và các ngành dịch vụ khác. Ngoài ra, còn có chỉ tiêu số người thuộc khu vực nông
thôn tuy đang trong tuổi lao động và có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm.
Do tổng điều tra nông nghiệp nông thôn tiếp theo sẽ bắt đầu vào năm 2011, nên tạm
thời phải sử dụng số liệu điều tra năm 2001 và 2006 để phân tích. Số liệu tổng điều tra nông
nghiệp và nông thôn chu kỳ 2001-2005 cho thấy cả nước có hơn 31 triệu lao động trong độ
tuổi có khả năng lao động đang sống ở khu vực nông thôn, trong đó đang làm việc trong lĩnh
vực nông nghiệp chiếm 75,9%, lâm nghiệp chiếm 0,2%, thủy sản 3,5%, thương nghiệp 6,1%,
công nghiệp 5,9% và lĩnh vực dịch vụ chiếm 4,4%. Ngoài ra, có khoảng 1,5% tổng số lao
động, tương đương khoảng 0,5 triệu người có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm.
Bảng 85: Cơ cấu ngành nghề của lao động nông thôn
Lĩnh vực Chu kỳ 2001-2005
Chu kỳ 2006-2010
Tăng, giảm
(+/-)
Tổng số 100,00
100,00
0,00
- Nông nghiệp 75,91
65,54
-10.39
- Lâm nghiệp 0,24
0,30
0.06
- Thủy sản 3,45
4,56
1.11
- Công nghiệp 5,86
9,21
3.35
- Xây dựng 1,50
3,24
1.74
- Thương nghiệp 6,06
8,88
2.82
- Vận tải 1,01
1,39
0.38
- Dịch vụ khác 4,44
5,67
1.23
- Không có việc làm 1,53
1,20
-0.33
Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn - Tổng cục Thống kê
Chỉ tiêu
4.2.2
Số lao động trong độ tuổi có khả
năng lao động ở nông thôn
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
246
Đến chu kỳ điều tra 2006-2010, lực lượng lao động có khả năng lao động ở nông thôn
tăng lên 33,4 triệu lao động, về số tuyệt đối tăng hơn 2 triệu lao động, tương đương 6,6% so
với chu kỳ trước (2001-2005). Về cơ cấu lao động theo ngành nghề cho thấy số lao động
đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ còn chiếm 65,5% tổng số, giảm 10,4% so với
chu kỳ điều tra trước, trong khi tỷ lệ lao động làm việc trong các lĩnh vực khác đều tăng, cụ
thể: Số lao động đang làm việc trong ngành lâm nghiệp chiếm 0,3%, tăng 0,1% so với chu kỳ
điều tra trước; lao động thủy sản chiếm 4,6%, tăng 1,1%; lao động thương nghiệp 8,9%, tăng
2,8%; lao động công nghiệp 9,2%, tăng 3,3% và lĩnh vực dịch vụ chiếm 5,7%, tăng 1,2%. Tỷ
lệ số người chưa có việc làm giảm từ 1,5% trong chu kỳ điều tra trước xuống còn 1,2%, giảm
0,3% trong chu kỳ điều tra này.
Biểu đồ 64: Tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp giảm mạnh qua 2 chu kỳ điều tra
Nguồn:
Như vậy, so với chu kỳ điều tra trước, về số tuyệt đối số lao động làm việc trong lĩnh
vực nông nghiệp giảm 2.024 ngàn người, cộng với số người chưa có việc làm giảm hơn 77
ngàn người, tổng cộng có khoảng 2,1 triệu lao động được thu hút sang các lĩnh vực khác ở
nông thôn trong chu kỳ điều tra 2006-2010. Kết quả điều tra cho thấy lĩnh vực sản xuất công
nghiệp, bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp, đã thu hút nhiều lao động nông thôn nhất với 1,1
triệu người, tiếp đến là lĩnh vực thương nghiệp thu hút 0,96 triệu người, số lao động còn lại
được thu hút vào các lĩnh vực khác như: Xây dựng, dịch vụ, thủy sản và lâm nghiệp.
Về trình độ chuyên môn, số liệu chu kỳ điều tra năm 2006-2010 cho thấy có đến 91,8%
số lao động ở nông thôn chưa qua đào tạo và không có bằng hoặc chứng chỉ về chuyên môn.
Điều này cho thấy rằng trình độ chuyên môn của lao động đang làm việc ở khu vực nông
thôn hiện nay rất thấp, tuy nhiên, so với chu kỳ điều tra trước con số này là 93,8%, giảm 2%,
tương đương với số tuyệt đối là 822 ngàn người đã trải qua các lớp đào tạo trong thời kỳ 5
năm.
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
247
Số lượng lao động nông thôn có bằng cấp chuyên môn đang chiếm một tỷ lệ rất thấp,
tuy nhiên số liệu thu được qua 2 chu kỳ điều tra cho thấy tỷ lệ lao động có bằng cấp đã có sự
cải thiện đáng kể. Cụ thể: Tỷ lệ lao động có bằng đại học trở lên chiếm 1,08% trong tổng số
lao động ở nông thôn, tăng so với mức 0,69% trong chu kỳ điều tra trước; tỷ lệ lao động có
trình độ cao đẳng chiếm 1,14% so với chu kỳ trước chỉ 0,77%, tỷ lệ lao động có trình độ
trung cấp chiếm 2,97% so với chu kỳ trước chỉ 2,45% và tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp
hoặc công nhân kỹ thuật chiếm 2,97% so với chu kỳ trước chỉ 2,28%.
Bảng 86: Cơ cấu trình độ chuyên môn của lao động nông thôn
Trình độ chuyên môn
Chu kỳ 2001-
2005
Chu kỳ 2006-2010
Tăng, giảm
(+/-)
Tổng số 100,00
100,00
0,00
- Chưa qua đào tạo 93,82
91,84
-1,98
- Sơ cấp, công nhân kỹ thuật 2,28
2,97
0,69
- Trung cấp 2,45
2,97
0,52
- Cao đẳng 0,77
1,14
0,37
- Đại học trở lên 0,69
1,08
0,39
Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn - Tổng cục Thống kê
Về độ tuổi của lao động nông thôn trong chu kỳ điều tra 2006-2010 cho thấy: Số lao
động trong độ tuổi từ 15-19 tuổi chiếm 8,5%; từ 20-29 tuổi chiếm 28,8%; từ 30-39 tuổi chiếm
27,9%; từ 40-49 tuổi chiếm 23,8% và từ 50 tuổi trở lên chiếm 11%. Qua số liệu cơ cấu độ
tuổi của lao động nông thôn hiện nay chúng ta dễ dàng nhận thấy nhóm lao động trẻ tuổi nhất
(từ 15-19 tuổi) chiếm tỷ lệ ít hơn nhóm lao động nhiều tuổi nhất (trên 50 tuổi) là 2,5% điều
này phán ánh một thực trạng chung là lực lượng lao động ở nông thôn đang có xu hướng già
hóa.
Về số lao động trong độ tuổi ở nông thôn hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp trong
chu kỳ điều tra 2006-2010 có tổng số 98.086 người, trong đó có 36.997 lao động nữ, chiếm
35,6%. Còn cơ cấu lao động lâm nghiệp phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho thấy có
89,4% số lao động chưa qua đào tạo; 4,16% có trình độ sơ cấp hoặc công nhân kỹ thuật,
3,29% có trình độ trung cấp, 1,49% có trình độ cao đẳng và 1,69% có trình độ đại học trở lên.
Như vậy, so với mặt bằng chung thì trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động hoạt động
trong lĩnh vực lâm nghiệp đều khá hơn ở tất cả các nhóm trình độ của lao động khu vực nông
thôn nói chung. Cũng theo kết quả điều tra nói trên, trong tổng số hơn 98 ngàn lao động hoạt
động trong lĩnh vực lâm nghiệp chỉ có gần 42 ngàn lao động làm việc chuyên trong lĩnh vực
lâm nghiệp, chiếm tỷ lệ 42,8%, số lao động còn lại làm kiêm các ngành khác, chủ yếu là nông
nghiệp chiếm tới 80%, kiêm thủy sản chiếm 10,5%, kiêm công nghiệp và xây dựng chiếm
3,8% và kiêm dịch vụ chiếm 6,1%.
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
248
Kinh phí đầu tư cho giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực lâm nghiệp là chỉ tiêu mới được
thu thập lần đầu trong cơ sở dữ liệu FOMIS. Số liệu thu thập hiện tại mới chỉ giới hạn trong
phạm vi các trường đại học lâm nghiệp, cao đẳng nông lâm, trung học lâm nghiệp và công
nhân kỹ thuật dạy một số nghề thuộc lĩnh vực lâm nghiệp do Bộ NN&PTNT trực tiếp quản
lý. Cụ thể: Hệ đại học và cao đẳng có 2 trường gồm: Đại học Lâm nghiệp và Cao đẳng Nông
lâm; Hệ trung học có 3 trường: Trung học Lâm nghiệp Trung ương 1, Trung học Lâm nghiệp
số 2 và Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên; Hệ dạy nghề từ năm 2005-2007 có 5 trường,
gồm: Trường công nhân kỹ thuật (CNKT) Lâm nghiệp TW 1, Trường CNKT Lâm nghiệp số
3, Trường CNKT lâm nghiệp TW 4, Trường CNKT Chế biến gỗ TW và Trường dạy nghề
NN&PTNT Trung bộ, từ 2008-2010 ngoài số liệu của 5 trường trên còn có thêm trường Cao
đẳng nghề Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung bộ.
Các số
liệu được sử
dụng để phân
tích tốc độ
tăng trưởng
dựa trên cơ
sở chuỗi số
liệu từ 2005-
2010, số bình
quân 5 năm
được tính từ
2006-2010.
Nguồn số
liệu do Vụ
Tổ chức cán
bộ thuộc Bộ
NN&PTNT cung cấp.
Tính chung trong thời kỳ từ 2006-2010 tổng kinh phí Bộ NN&PTNT đầu tư cho giáo
dục, đào tạo thuộc cả 3 loại hình đại học, cao đẳng; trung học và dạy nghề thuộc lĩnh vực lâm
nghiệp thuộc ngành đạt gần 151 tỷ đồng, bình quân mỗi năm đã chi gần 30,2 tỷ đồng; nguồn
kinh phí đầu tư tăng nhanh qua các năm, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 11,8%,
năm sau luôn cao hơn năm trước. Số kinh phí đầu tư trong năm 2010 tăng 60,1% so với năm
2006.
Biểu đồ 65: Tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục đào tạo lâm nghiệp
Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ NN&PTNT
Chỉ tiêu
4.2.3
Kinh phí đầu tư cho giáo dục và
đào tạo trong LN
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
249
Kinh phí đầu tư bình quân hàng năm trên một học sinh, sinh viên thuộc ngành lâm
nghiệp nói chung trong thời kỳ từ 2006-2010 đạt 1.822 ngàn đồng, đạt tốc độ tăng bình quân
6,3%/ năm; riêng năm 2010 so với năm 2006 tăng 26%.
Bảng 87: Số học sinh, sinh viên, kinh phí đầu tư cho giáo dục, đào tạo lâm nghiệp từ
2006 - 2010
Hệ
đào
tạo
Chỉ tiêu\ Năm 2006 2007 2008 2009 2010 BQ 1
năm
Tốc độ
tăng
BQ
Chung
Số HS, SV (người) 14.966
15.751
16.777
15.684
19.135
16.463
5.1%
Tổng KP (triệu đồng) 24.681
25.109
30.149
31.232
39.767
30.187
11.8%
BQ 1 HS,SV (ngàn
đồng) 1.649
1.594
1.797
1.991
2.078
1.822
6.3%
Đại
học -
cao
đẳng
Số HS, SV (người) 5.373
5.986
6.322
6.362
8.008
6.410
7.9%
Tổng KP (triệu đồng) 6.607
8.159
9.280
10.161
13.358
9.513
19.5%
BQ 1 HS,SV (ngàn
đồng) 1.230
1.363
1.468
1.597
1.668
1.465
10.8%
Trung
cấp
Số HS, SV (người) 4.060
4.210
3.963
3.682
3.536
3.890
-2.2%
Tổng KP (triệu đồng) 6.784
6.210
7.719
7.039
7.131
6.977
3.3%
BQ 1 HS,SV (ngàn
đồng) 1.671
1.475
1.948
1.912
2.017
1.804
5.7%
Dạy
nghề
Số HS, SV (người) 5.533
5.555
6.492
5.640
7.591
6.162
6.7%
Tổng KP (triệu đồng) 11.290
10.740
13.150
14.033
19.278
13.698
11.4%
BQ 1 HS,SV (ngàn
đồng) 2.040
1.933
2.025
2.488
2.540
2.205
4.3%
Nguồn: Vụ TCCB (tổng hợp từ các trường)
Đối với hệ đại học và cao đẳng trong thời kỳ 2006-2010, Bộ NN&PTNT đầu tư số tiền
gần 47,6 tỷ đồng, bình quân mỗi năm hơn 9,5 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm là 19,5%. Riêng kinh phí đầu tư cho năm 2010 so với năm 2006 tăng gấp hơn 2 lần.
Kinh phí đầu tư bình quân hàng năm trên một sinh viên thuộc hệ đại học, cao đẳng
trong thời kỳ từ 2006 - 2010 đạt 1.465 ngàn đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 10,8%/ năm;
riêng năm 2010 so với năm 2006 tăng 35,6%.
Đối với hệ trung học trong thời kỳ 2006 - 2010, Bộ NN&PTNT đầu tư số tiền gần 34,9
tỷ đồng, bình quân mỗi năm gần 7 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là
3,3%. Riêng kinh phí đầu tư cho năm 2010 so với năm 2006 tăng hơn 5,1%.
Kinh phí đầu tư bình quân hàng năm trên một học sinh thuộc hệ trung học trong thời kỳ
từ 2006 - 2010 đạt 1.804 ngàn đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 5,7%/ năm; riêng năm 2010 so
với năm 2006 tăng 5,7%.
Đối với hệ dạy nghề trong thời kỳ 2006-2010, Bộ NN&PTNT đầu tư số tiền gần 68,5 tỷ
đồng, bình quân mỗi năm gần 13,7 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là
11,4%. Riêng kinh phí đầu tư cho năm 2010 so với năm 2006 tăng hơn 71%.
Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
250
Kinh phí đầu tư bình quân hàng năm trên một công nhân dạy nghề trong thời kỳ từ
2006 - 2010 đạt 2.205 ngàn đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 4,3%/ năm; riêng năm 2010 so
với năm 2006 tăng 24,5%.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, hệ đại học, cao đẳng và dạy nghề trong thời gian từ 2005
- 2010 được Bộ quan tâm đầu tư nhiều kinh phí hơn so với hệ trung học.
Nguồn ảnh: Vụ KHCN&HTQT, TCLN, Bộ NN&PTNT
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010
251
PHẦN III
K
ết luận
và Định hướng