Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 part 8 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 28 trang )

Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

199


Tính đến năm 2005, cả nước có 365 Lâm trường Quốc doanh (LTQD) và công ty lâm
nghiệp, trong đó có 110 LTQD hạch toán phụ thuộc và 245 LTQD, công ty lâm nghiệp là
doanh nghiệp thành viên của các Tổng công ty.
Tính đến năm 2009, thực hiện Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của
Chính phủ về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển LTQD, các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, các tổng công ty Nhà nước có lâm trường thành viên đã xây dựng Đề án “Sắp
xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh” và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bảng 77: Kết quả sắp xếp LTQD
STT

Nội dung
Lâm trường/Công
ty lâm nghiệp
I Truớc khi sắp xếp (12/2005) 365

- Doanh nghiệp độc lập 243

- Số doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc 25

- Số đơn vị phụ thuộc 97

II Sau sắp xếp (2009)


1 Doanh nghiệp được sắp xếp lại 157

- Công ty, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trong
đó:
+ Doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc
+ Số đơn vị phụ thuộc
136


17

62

- Trung tâm lâm nghiệp 4

- Công ty TNHH 1 thành viên 14

- Công ty cổ phần 3

2 Ban quản lý rừng 96

- Do chuyển đổi từ lâm trường, công ty lâm nghiệp thành ban quản lý
rừng
68

- Tách rừng phòng hộ từ các lâm trường, công ty lâm nghiệp thành
lập mới
28

3 Giải thể 14


Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2009


Chỉ tiêu

3.5.3

Số lâm trường đã được chuyển sang
công ty/ doanh nghiệp lâm nghiệp
(theo Nghị định 200)
và diện tích quản lý

Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

200
Theo đó, có 157 LTQD chuyển thành công ty lâm nghiệp, trong đó 17 công ty có đơn
vị thành viên phụ thuộc; số đơn vị thành viên phụ thuộc là 62 đơn vị; 14 công ty trách nhiệm
hữu hạn (Công ty TNHH) một thành viên 100% vốn Nhà nước; 03 công ty cổ phần; 4 trung
tâm lâm nghiệp, 96 Ban quản lý rừng được thành lập hoạt động như đơn vị sự nghiệp có thu,
trong đó có 68 Ban quản lý rừng được thành lập từ 68 LTQD chuyển đổi sang và 28 ban quản
lý rừng được hình thành do tách diện tích rừng phòng hộ từ các LTQD, công ty lâm nghiệp;
giải thể 14 LTQD. Kể từ ngày 1/7/2010, nhiều Công ty Lâm nghiệp đã chuyển đổi thành
Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu vốn.
1.1 Diện tích rừng và đất rừng LTQD/ công ty lâm nghiệp đang quản lý:
Tính đến năm 2005, 365 LTQD, công ty lâm nghiệp quản lý 4.081.150,43 ha diện tích
đất tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp: 3.914683 ha, trong đó đất rừng sản xuất: 2.114.933 ha
(chiếm 54% diện tích đất lâm nghiệp); đất rừng phòng hộ: 1.686.543 ha (chiếm 43%); đất

rừng đặc dụng: 32.483 ha (chiếm 3%).
Tính đến năm 2009, 157 công ty lâm nghiệp quản lý: 2.190.400 ha; 96 Ban quản lý
rừng được thành lập sau khi sắp xếp lại LTQD quản lý 1.140.145 ha. Như vậy, bình quân 1
công ty lâm nghiệp quản lý khoảng 14.471 ha đất tự nhiên. Diện tích đất chuyển giao cho địa
phương, sau khi sắp xếp lại LTQD (2005-2009), khoảng 0,5 triệu ha và chuyển giao cho các
ban quản lý rừng mới là 1,2 triệu ha.
Bảng 78
: Diện tích đất đai sau khi sắp xếp lại LTQD trong toàn quốc

Đơn vị
Đơn vị Diện tích đất (ha)
Số đơn
vị
LT phụ
thuộc
Tổng diệ
n
tích đất
Trồng
cây
hàng
năm
Trồng
cây lâu
năm
Nuôi
trồng
thủy sản

Khác

Đất
rừng SX

Đất
rừng PH

Đất
rừng
Đặc
dụng
Đất
khác
TỔNG CỘNG



257


68


3.332.457


54.163


27.262



19.740


100.964


1.932.989


1.105.260


30.714


61.366


Công ty LN
157

68

2.190.400

49.212

22.057


8.551

57.900

1.651.849

361.237

6.550

33.045

BQL rừng
96

0

1.140.145

4.926

5.157

11.188

43.064

280.602

743.001


23.945

28.262

Trung tâm,
trạm 4

0

1.912

26

49

1

0

538

1.022

219

58

Nguồn: Bộ NN và PTNT (Ban đổi mới và quản lý doanh nghiệp nông nghiệp), năm 2009


1.2 Nhận xét:
 Về cơ bản, các LTQD trong toàn quốc đã được sắp xếp lại theo Nghị định số
200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ, chuyển thành các công ty lâm
nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp quản lý từ
3.914683 ha xuống còn 2.272.102 ha. Nếu theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, tính đến 1/1/2009 diện tích đất lâm nghiệp đang sử dụng là 14,76 triệu ha, thì
diện tích đất lâm nghiệp các công ty lâm nghiệp đang quản lý chỉ chiếm 15,5%.
Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

201
 Một số công ty lâm nghiệp đã đi vào ổn định sản xuất kinh doanh, vốn và tài sản của
doanh nghiệp được quản lý, sử dụng có hiệu quả hơn, cơ chế hoạt động của doanh
nghiệp được thay đổi phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, các
công ty có rừng sản xuất là rừng tự nhiên thuộc loại rừng giầu, rừng trung bình có chỉ
tiêu khai thác, có đủ quỹ đất để phát triển rừng trồng sản xuất, hoạt động có hiệu quả
với việc đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh.
 Khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ:
 Các công ty lâm nghiệp chưa thích ứng được đầy đủ với việc chuyển sang hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp, thiếu chính sách tài chính, tín dụng thích hợp với kinh doanh
rừng tự nhiên (kinh phí để bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển rừng tự nhiên nghèo kiệt),
lúng túng trong việc định giá rừng làm căn cứ giao vốn.
 Hầu hết các công ty lâm nghiệp chưa có kế hoạch quản lý rừng và đất lâm nghiệp được
giao hoặc đã có kế hoạch quản lý rừng (phương án điều chế rừng đơn giản) nhưng
chưa được sử dụng như một công cụ pháp lý để quản lý rừng và đất lâm nghiệp được
giao.
 Thực hiện chủ trương đóng cửa rừng, hạn chế khai thác gỗ một cách cứng nhắc đã làm
cho doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư vào rừng, nhưng vay vốn lại rất khó khăn. Rừng
giao cho doanh nghiệp gọi là rừng sản xuất, nhưng doanh nghiệp không có quyền tự

chủ, tự chịu trách nhiệm.
 Chưa hoàn toàn tách bạch giữa hoạt động sản xuất kinh doanh với việc thực hiện
nhiệm vụ công ích.
 Các lâm trường chỉ có quyết định thành lập, theo đó, phạm vi đất được giao quản lý chỉ
xác định trên bản đồ kèm theo mà không được chỉ rõ ngoài thực địa. Thực tế ngay bản
thân nhiều tổ chức, công ty cũng không biết được cụ thể ranh giới, phạm vi, diện tích
rừng quản lý của mình.
 Ở nhiều tỉnh, công ty lâm nghiệp, không có quyền tự chủ tài chính trong kinh doanh
rừng tự nhiên vì chính sách của địa phương quy định tiền bán đấu giá cây đứng do
ngành tài chính thu và cấp phát lại cho công ty cũng chẳng khác gì như một đơn vị sự
nghiệp bảo vệ rừng.
 Các công ty lâm nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì không
có tiền chi trả cho việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính, mặc dù Nghị định 200/2004/NĐ-
CP quy định ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí này cho các công ty lâm nghiệp.
Thêm vào đó, các công ty phải trả tiền thuê đất hàng năm, trong khi vốn sản xuất kinh
doanh còn không có, nên không thể chi trả cho việc thuê đất này.
 Nhiều công ty lâm nghiệp sản xuất, kinh doanh trên một diện tích rất lớn về đất đai
(bình quân 14.000 ha/ Cty), chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng còn thấp kém,
nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, liên quan tới cả an ninh quốc phòng.
Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

202
 Hiện nay, các công ty lâm nghiệp đều ở tình trạng thiếu vốn đầu tư xây dựng rừng.
Theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP, các công ty lâm nghiệp được giao quản lý những
diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt, đang trong thời kỳ nuôi dưỡng,
phục hồi, chưa được phép khai thác gỗ (địa bàn công ty đóng ở vùng sâu, vùng xa,
vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số) thì được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để quản
lý, bảo vệ các khu rừng này theo cơ chế như đối với rừng phòng hộ nhưng trên thực tế

họ không nhận được hỗ trợ gì.
 Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ công nhân viên hạn chế. Họ chưa có hỗ trợ nào
đáng kể về mặt khoa học công nghệ và đào tạo nâng cao năng lực quản lý và sản xuất.
1.3 Đề xuất
 Tiếp tục rà soát, chuyển các công ty lâm nghiệp sang thực hiện cơ chế kinh doanh theo
hướng chỉ nên duy trì và củng cố ở những nơi quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu
tập trung (rừng trồng, rừng tự nhiên) phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản.
 Tổ chức lại công ty lâm nghiệp theo hướng thành lập các tổng công ty lâm nghiệp kinh
doanh tổng hợp lâm công nghiệp mà công ty lâm nghiệp là các đợn vị thành viên hạch
toán độc lập.
 Thể chế hoá cơ chế quản lý có tính đặc thù của công ty lâm nghiệp. Cụ thể:
 Nhà nước chỉ giao quỹ rừng và đất theo đúng khả năng quản lý (về nhân lực, vốn…)
của công ty lâm nghiệp hiện có, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các công ty lâm nghiệp.
 Hoàn thiện cơ chế chính sách giao rừng tự nhiên theo hướng giao rừng rõ ràng, cụ thể,
đồng thời với quyền hạn, quyền lợi cũng rõ ràng, minh bạch.
o Lựa chọn 1: Thực hiện cơ chế giao rừng tự nhiên cho các công ty lâm nghiệp để
sản xuất kinh doanh có định giá trị rừng và có thu hồi lại giá trị rừng đã sử dụng
thông qua thực hiện chính sách giá cây đứng.
o Lựa chọn 2: Thực hiện cơ chế chính sách thuê rừng tự nhiên để sản xuất kinh
doanh
 Công ty lâm nghiệp phải có quyền tài sản đối với rừng tự nhiên được giao hoặc thuê.
Rừng tự nhiên là tài nguyên quốc gia, nhưng rừng tự nhiên được quy hoạch là rừng sản
xuất, mà Nhà nước đã giao cho công ty phải trở thành tài sản của công ty, một loại vốn
quan trọng nhất mà Nhà nước giao, công ty được sử dụng vốn này theo nguyên tắc bảo
toàn vốn và có hoàn trả. Tuy nhiên, cũng cần làm rõ mối quan hệ giữa thuế tài nguyên,
tiền thuê rừng, tiền giá cây đứng đối với rừng tự nhiên.
 Thực hiện chế độ thuê đất (có đấu thầu), đặt các công ty lâm nghiệp vào thế cạnh tranh
sử dụng đất, vì nếu không có cạnh tranh, người ta không thể nào khai thác tối đa các
lợi thế so sánh, không thể nào có động lực tạo lập những lợi thế so sánh mới.

Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

203
 Bãi bỏ việc quy định hạn mức khai thác gỗ rừng tự nhiên và xét cấp hạn ngạch khai
thác cho các công ty, chuyển sang chế độ khai thác theo phương án điều chế rừng được
cấp có thẩm quyền phê duyệt (5 năm điều chỉnh một lần) và có chế tài nếu vi phạm
phương án điều chế rừng.
 Hỗ trợ vốn đầu tư hoặc hỗ trợ lãi suất vay cho khoản vốn đầu tư vào rừng tự nhiên
nghèo kiệt và rừng phục hồi để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng rừng.
 Việc cổ phần hoá công ty lâm nghiệp chỉ nên tiến hành đối với rừng trồng. Đối với
rừng tự nhiên không nên cổ phần hoá, vì chưa có điều kiện để định giá rừng một cách
chính xác (đo đếm chính xác trữ lượng rừng, định giá lâm sản ngoài gỗ, tính toán các
dịch vụ môi trường của rừng) nên dễ dàng lợi dụng, làm thất thoát tài sản của Nhà
nước.
Nguồn ảnh: FSSP CO

Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

204


Doanh nghiệp lâm nghiệp là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm
nghiệp với đặc trưng cơ bản nhất là lấy rừng và đất rừng làm tư liệu sản xuất chủ yếu. Tài sản
cố định trong công ty lâm nghiệp chủ yếu là nhà làm việc, các công trình lâm sinh, thiết bị
vận chuyển, thiết bị máy móc trong xưởng sơ chế lâm sản…
Doanh nghiệp lâm nghiệp được

chia thành nhiều loại tuỳ thuộc vào mục
tiêu nghiên cứu. Phân loại theo sở hữu
vốn trong doanh nghiệp, có doanh nghiệp
lâm nghiệp Nhà nước (chủ yếu là công ty
lâm nghiệp từ LTQD chuyển đổi sang),
doanh nghiệp lâm nghiệp tư nhân, công
ty cổ phần, công ty hợp doanh.
Hiện nay, không có số liệu chính
xác về vốn cố định của các công ty lâm
nghiệp trong phạm vi toàn quốc. Doanh
nghiệp lâm nghiệp tư nhân, công ty cổ
phần, công ty hợp doanh trong ngành lâm nghiệp rất ít và hầu hết có vốn cố định nhỏ.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2005, tổng số vốn của
các LTQD là 671.895 triệu đồng, trong đó vốn cố định 428.849 triệu đồng, bình quân vốn cố
định của 01 LTQD là 1.165 triệu đồng. Căn cứ vào số liệu của đoàn công tác liên ngành kiểm
tra việc sắp xếp, đổi mới và quản lý sử dụng đất đai nông, lâm trường quốc doanh tại Công
văn số 2102/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 11/7/2008 của Bộ NN&PTNT, vốn cố định trong các
công ty lâm nghiệp dao động từ 500 triệu - 4 tỷ đồng.
Nhận xét: Giai đoạn 2005-2009, về cơ bản, đã chuyển đổi các LTQD sang công ty lâm
nghiệp, nhưng quy mô vốn cố định của các công ty tăng lên rất chậm, khoảng 1/3 số công ty
lâm nghiệp trong toàn quốc có khai thác rừng trồng nên có điều kiện đầu tư thêm về tài sản
cố định trong doanh nghiệp.
Hiện nay, không có chỉ tiêu thống kê về giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp lâm
nghiệp nói chung.

Chỉ tiêu

3.5.4



Giá trị tài sản cố định của các
doanh nghiệp lâm nghiệp

Nguồn ảnh: FSSP CO

Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

205

Hộ kinh tế cá thể lâm nghiệp được hình thành và phát triển từ khi thực hiện chính sách
giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân.
Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2005, Nhà nước đã giao cho
khoảng 1,1 triệu hộ gia đình, cá nhân với diện tích 3.473 triệu ha đất lâm nghiệp, bằng 23,7%
diện tích đất lâm nghiệp đang sử dụng trong toàn quốc (14,6 triệu ha). Đất lâm nghiệp giao
cho hộ gia đình bao gồm cả rừng tự nhiên, rừng trồng và đất trống với cơ cấu như sau: 45% là
rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng thứ sinh phục hồi; 25% là rừng trồng (rừng trồng bằng vốn
của Nhà nước giao lại cho dân và dân tự trồng); 30% là đất trống đồi núi trọc. Hộ gia đình
chủ yếu được giao diện tích đất rừng sản xuất (1,8 triệu ha), đất rừng phòng hộ (1.595 triệu
ha); rừng đặc dụng (68.277ha).
Đến năm 2008, Nhà nước đã giao cho khoảng 1,3 triệu hộ gia đình, cá nhân với diện
tích 3.826 triệu ha đất lâm nghiệp, bằng 26,2% diện tích đất lâm nghiệp đang sử dụng trong
toàn quốc. Đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình bao gồm cả rừng tự nhiên, rừng trồng và đất
trống với cơ cấu như sau: 60,6% là rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng thứ sinh phục hồi;
26,4% là rừng trồng (rừng trồng bằng vốn của Nhà nước giao lại cho dân và dân tự trồng);
12,8% là đất trống đồi núi trọc. Hộ gia đình chủ yếu được giao diện tích đất rừng sản xuất
(2.317.504 ha), đất rừng phòng hộ (1.466.510 ha); rừng đặc dụng (42.025 ha).
Nhận xét: Từ năm 2005-2008, số hộ kinh tế cá thể lâm nghiệp chủ yếu là hộ gia đình
tăng khoảng 200 ngàn hộ. Bình quân mỗi năm tăng khoảng 50 ngàn hộ. Diện tích đất lâm

nghiệp các hộ kinh tế cá thể quản lý tăng 353.000 ha, bình quân mỗi năm tăng 88.250 ha. Tuy
nhiên, diện tích đất lâm nghiệp bình quân 1 hộ lại giảm, năm 2005 là 3,157 ha, vào năm 2008
chỉ còn 2,943 ha. Diện tích đất lâm
nghiệp bình quân 1 hộ giảm, chủ yếu là
do những hộ gia đình được giao đất lâm
nghiệp trong vài năm gần đây với diện
tích nhỏ, trong đó có hộ gia đình được
giao đất lâm nghiệp do các LTQD chuyển
giao cho địa phương. Diện tích đất trống
mới có xu hướng giảm do một phần diện
tích đất đã được trồng rừng.




Chỉ tiêu

3.5.5


Số hộ kinh tế cá thể lâm nghiệp
và diện tích quản lý

Nguồn ảnh: FSSP CO

Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

206


Tiêu chí xác định kinh tế trang trại quy định tại Thông tư liên tịch số
69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2006), đến năm 2005, cả nước có 2.547 trang trại
lâm nghiệp với diện tích 56.276 ha. Trang trại lâm nghiệp phân bố tập trung ở miền Bắc:
66,31% tổng số trang trại lâm nghiệp cả nước, miền Nam: 33,69%; 2 vùng có nhiều trang trại
nhất là Đông Bắc (786) và Bắc Trung Bộ (759). Bình quân cả nước 1 trang trại quản lý 22,9
ha (20,8 ha đất lâm nghiệp), hơn gấp 4 lần diện tích đất lâm nghiệp bình quân của 1 hộ gia
đình và bằng 2/3 mức hạn điền về đất lâm nghiệp của 1 hộ. Về cơ cấu trang trại theo quy mô
diện tích sản xuất, trang trại có quy mô dưới 10 ha là 200 (chiếm 7,8% tổng số trang trại); từ
10 đến dưới 20 ha là 1.666 (61,8%), từ 20 đến dưới 50 ha là 667 (26,2%) và từ 50 ha trở lên
là 107 trang trại (4,2%). Lực lượng lao động: 18.862 lao động, bình quân 1 trang trại sử dụng
7,7 lao động, trong đó 3,5 lao động thường xuyên.

Bảng 79: Trang trại lâm nghiệp năm 2005
Vùng
Tổng số
trang trại
Diện tích (ha) Lao động (người)
Đất tự
nhiên
Trong đó đất
lâm nghiệp
Tổng
số
Lao động thường
xuyên
I. Cả nước 2,547

56,276


51,308

16,862

8,680

1. Miền Bắc 1,694

41,101

37,050

13,002

6,053

ĐB sông Hồng 90

2,122

2,056

1,004

278

Đông Bắc 786

15,755


12,995

4,809

2,778

Tây Bắc 59

1,465

1,374

431

269

Bắc Trung Bộ 759

21,760

20,665

6,758

2,728

2. Miền Nam 763

15,175


13,988

5,860

2,672

Duyên hải Trung
bộ
386

7,620

7,393

2,817

1,301

Tây Nguyên 46

1,122

1,072

431

204

Đông Nam Bộ 181


4,215

3,563

1,288

636

ĐB sông Cửu Long 150

2,217

1,961

1,324

486

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006



Chỉ tiêu

3.5.6

Số lượng các trang trại lâm
nghiệp, số lao động và diện tích
đất quản lý


Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

207
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cả nước (2008) có khoảng
3.300 trang trại lâm nghiệp với diện tích quản lý: 61.050 ha. 2 vùng có nhiều trang trại nhất là
Đông Bắc (886) và Bắc Trung Bộ (859). Bình quân cả nước 1 trang trại quản lý 18,5 ha.
Về quy mô trang trại lâm nghiệp, số trang trại dưới 10 ha là 200 (78%), số trang trại), từ
10 ha đến dưới 20ha là 1.666 (51,8%), từ 20 đến dưới 50 ha là 667 (26,2%) và từ 50 ha trở
lên là 197 (4,2%).

Bảng 80: Quy mô diện tích đất lâm nghiệp bình quân 01 trang trại theo vùng
Đơn vị tính: ha/ trang trại

Các vùng
Năm
2005 2008
I. Cả nước 20.8

18.5

1. Đồng bằng Sông Hồng 22.8

22.1

2. Đông Bắc Bộ 16.5

16.9


3. Tây Bắc Bộ 23.3

15.8

4.Bắc Trung Bộ 27.2

20.2

5.Duyên hải Nam Trung Bộ 19.2

18.5

6. Tây Nguyên 23.3

18.8

7. Đông Nam Bộ 19.7

21.7

8. Đồng bằng Sông Cửu Long 13.1

14.9

Nguồn: Tổng cục Thống kê, niên giám thống kê năm 2006, 2008



Bảng 81: Cơ cấu trang trại lâm nghiệp phân theo quy mô sản xuất năm 2008

Các vùng
Cơ cấu trang trại lâm nghiệp (%)
Dưới 20
ha
Từ 20-
<50ha
50-<100ha Trên 100ha
I. Cả nước 70.7

25.3

3.4

0.6

1. Đồng bằng Sông
Hồng
56.9

35.3

7.8

-

2.Đông Bắc Bộ 75.2

22.0

2.4


0.4

3.Tây Bắc Bộ 71.8

23.4

4.8

-

4. Bắc Trung Bộ 69.8

25.4

3.6

1.2

5.Duyên hải Nam Trung
Bộ
67.5

28.4

3.9

0.2

6.Tây Nguyên 66.7


28.6

4.7

-

7. Đông Nam Bộ 61.0

31.0

6.0

2.0

8.Đồng bằng Sông Cửu
Long
78.9

21.2

-

-

Nguồn: tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2008


Đến nay, có khoảng 55% trang trại lâm nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Về nguồn gốc đất cho phát triển trang trại, đa số các trang trại sử dụng đất từ quỹ

đất lâm nghiệp giao sử dụng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân. Một số chủ trang
trại thuê đất của các chủ sử dụng đất khác hoặc nhận khoán đất của LTQD (công ty lâm
nghiệp).
Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

208


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2005, giá trị sản lượng hàng hoá bán ra bình
quân 1 trang trại trong toàn quốc khoảng 42,9 triệu đồng/ năm; thu nhập bình quân 1 trang
trại rất thấp 22,3 triệu đồng/ năm. Vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có giá trị sản lượng hàng
hoá bán ra và thu nhập bình quân 1 trang trại cao nhất toàn quốc. 25 tỉnh có giá trị sản lượng
hàng hoá bán ra bình quân 1 trang trại trên 50 triệu đồng/ năm, trong đó chỉ có 2 tỉnh có giá
trị sản lượng hàng hoá bán ra bình quân 1 trang trại vượt trên 100 triệu đồng/ năm (Đồng Nai,
Tây Ninh). Về thu nhập bình quân 1 trang trại, chỉ có 2 tỉnh có thu nhập bình quân 1 trang
trại trên 50 triệu đồng/ năm (Đồng Nai, Bình Phước), 18 tỉnh có thu nhập bình quân 1 trang
trại trên 30 triệu đồng/ năm.
Từ năm 2005-2009, giá trị sản lượng hàng hoá bán ra và thu nhập bình quân 1 trang trại
có xu hướng tăng lên. Năm 2005, giá trị hàng hoá bán ra bình quân 1 trang trại trong phạm vi
toàn quốc 42,9 triệu đồng, đến năm 2007 đạt 87,1 triệu đồng, tăng khoảng 2 lần so với năm
2005. Năm 2009, giá trị sản lượng hàng hoá bán ra đạt 151,3 triệu đồng tăng hơn 3 lần so với
năm 2005 và tăng 35% so với năm 2008. Về thu nhập bình quân 1 trang trại, năm 2005 đạt
22,3 triệu đồng, đến năm 2007 đạt 39,6 triệu đồng tăng 77% so với năm 2005; năm 2009 đạt
60 triệu đồng, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2005 và tăng 5% so với năm 2008.
Năm 2009, 39 tỉnh có giá trị sản lượng hàng hoá bán ra bình quân 1 trang trại trên 50
triệu đồng/ năm, trong đó 14 tỉnh có giá trị sản lượng hàng hoá bán ra bình quân 1 trang trại
trên 100 triệu đồng/ năm (trong khi đó năm 2005 chỉ có 2 tỉnh). Về thu nhập bình quân 1
trang trại, 19 tỉnh có thu nhập bình quân 1 trang trại trên 50 triệu đồng (năm 2005 chỉ có 2

tỉnh), 28 tỉnh có thu nhập bình quân 1 trang trại trên 30 triệu đồng (năm 2005 có 18 tỉnh).
1.1 Nhận xét chung
Giai đoạn 2005-2009, kinh tế trang trại lâm nghiệp phát triển đã góp phần khai thác
thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc đưa vào sản xuất lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng
đất, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng
nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá, tạo ra các vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung cung cấp cho
công nghiệp chế biến lâm sản. Đồng thời, góp phần huy động lượng tiền trong dân để đầu tư
cho phát triển sản xuất lâm nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho lao động ở nông thôn cũng
như cải thiện môi trường sinh thái.



Chỉ tiêu

3.5.7


Doanh thu của các trang trại lâm
nghiệp

Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

209

Bảng 82: Giá trị sản lượng hàng hoá bán ra và thu nhập bình quân 1 trang trại lâm nghiệp
Các
vùng
Năm 2005 2007 2008 2009

Giá trị
sản
lượng
HH bán
ra /1
TT
Thu
nhập/1
TT
Giá trị
sản
lượng
HH
bán ra
/1 TT
Thu
nhập/1
TT
Giá trị
sản
lượng
HH bán
ra /1
TT
Thu
nhập/1
TT
Giá trị
sản
lượng

HH bán
ra /1
TT
Thu
nhập/1
TT
I. Cả nước 42,9 22,3 87,1 39,6 112,0 57,0 151,3 60,0
1. Đồng
bằng Sông
Hồng
40,2 19,0 44,3 22,3 48,2 23,8 47,1 20,7
2. Đông Bắc
Bộ
36,2 20,7 52,4 30,5 81,6 46,3 88,1 88,3
3. Tây Bắc
Bộ
52,2 30,1 91,6 54,6 198,7 62,2 144,0 92,9
4.Bắc Trung
Bộ
50,7 26,0 65,7 38,3 81,6 44,3 91,3 30,3
5.Duyên hải
Nam Trung
Bộ
30,8 13,1 53,3 26,8 69,7 39,8 68,6 45,9
6. Tây
Nguyên
231,8 60,7 115,0 63,0 331,4 28,9
7. Đông
Nam Bộ
63,7 36,4 151,7 73,9 299,7 112,3

8. Đồng
bằng Sông
Cửu Long
47,0 24,6 93,7 47,4 145,2 102,7 140,0 60,5
Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê


1.2 Một số hạn chế
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước chưa được thể chế hoá thành những chính sách cụ
thể, việc giao và cho thuê đất chưa được thực hiện chu đáo, nhiều chủ trang trại vẫn còn
băn khoăn chưa thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

210
- Hầu hết các xã chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển trang trại nên khi hộ nông dân có
điều kiện muốn phát triển mô hình này thì UBND xã lúng túng trong điều hành.
- Trang trại lâm nghiệp còn trong giai đoạn mới phát triển, hiệu quả sản xuất kinh doanh
thấp so với các loại trang trại nông nghiệp, thuỷ sản.
- Quy mô trang trại nhỏ và phát triển tự phát, diện tích đất của trang trại tương đối ổn
định, song việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm. Vì vậy, các chủ trang
trại chưa thật sự yên tâm khi bỏ vốn đầu tư vào việc phát triển trang trại. Nhiều chủ
trang trại thuê đất của các chủ sử dụng đất khác hoặc nhận đất khoán của nông, lâm ngư
trường nhưng hiện tại họ không được hưởng quyền của người thuê đất hoặc nhận khoán
đất mà pháp luật quy định. Chính vì vậy, các chủ trang trại không muốn bỏ vốn đầu tư.
- Số lượng lao động trong mỗi trang trại thấp, xu hướng tăng sử dụng lao động làm thuê
(thời vụ), hầu hết lao động chưa được qua đào tạo.
- Điều hành tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự nhiệt tình
của chủ trang trại.

- Hầu hết các chủ trang trại mới tập trung vào việc mở rộng diện tích, áp dụng kinh
nghiệm truyền thống, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới vẫn còn hạn
chế, nên chất lượng sản phẩm không cao.
- Nguồn lực tài chính rất hạn chế, vốn đầu tư chủ yếu là vốn tự có, thiếu vốn để mở rộng
sản xuất.
- Không tạo được sự liên kết giữa phát triển trang trại với sự hình thành các vùng sản
xuất tập trung. Một số chủ trang trại chưa nắm bắt kịp thời yêu cầu của thị trường để
định hướng sản xuất nên sản phẩm làm ra có lúc khó tiêu thụ, hiệu quả chưa cao,
thường bị ép cấp, ép giá.
- Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích kinh tế trang trại, nhưng ngoài một số
trang trại có quy mô lớn đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, còn phần lớn các
trang trại có quy mô nhỏ chưa được hưởng những ưu đãi của Nhà nước về đầu tư, tài
chính, tín dụng…
1.3 Đề xuất
a. Quy hoạch vùng phát triển trang trại
Để trang trại lâm nghiệp phát triển tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, hình thành các vùng
sản xuất tập trung, tạo ra khả năng cạnh tranh mới, khắc phục tình trạng trang trại phát triển
tự phát, các tỉnh cần rà soát lại quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
xác định các vùng phát triển trang trại, công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát
triển trang trại, chủ yếu là các vùng đất trống, đồi núi trọc, đất còn hoang hoá, bãi bồi ven
sông, ven biển.
b. Chính sách đất đai
Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

211
- Tiếp tục giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
trang trại làm cơ sở pháp lý để chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
- Tạo điều kiện ra đời thị trường bất động sản về đất lâm nghiệp, thể chế hoá việc

thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng đất lâm nghiệp, mở rộng quy mô hạn
điền trong tích tụ đất lâm nghiệp.
c. Chính sách đầu tư và tín dụng
- Mở rộng hình thức cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn theo chu kỳ kinh doanh
của cây rừng; chính sách hỗ trợ lãi suất vay trồng rừng gỗ lớn, nuôi dưỡng rừng tự
nhiên nghèo kiệt; miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
d. Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho chủ trang trại và tay nghề của
người lao động, nâng cao trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ ở các
trang trại.
e. Hỗ trợ trang trại tiếp cận thị trường, tiêu thụ nông lâm sản hàng hoá
- Hướng dẫn các cơ sở công nghiệp chế biến hợp đồng tiêu thụ lâm sản hàng hoá
với các chủ trang trại. Tuyên truyền, hướng dẫn và giúp đỡ các trang trại, thực
hiện liên kết giữa các trang trại với các doanh nghiệp để phát triển sản xuất, chế
biến và tiêu thụ lâm sản.
f. Thông tin về trang trại lâm nghiệp
Hiện nay, trong niên giám thống kê, trang trại lâm nghiệp được thống kê chung với
trang trại trồng cây lâu năm, nên không có số liệu chính xác về trang trại lâm nghiệp (số
lượng, quy mô diện tích, vốn đầu tư, vốn sản xuất, lao động, doanh thu, lợi nhuận…). Đề
nghị cần bổ sung chỉ tiêu trang trại lâm nghiệp trong niên giám thống kê hàng năm.

Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

212


Theo kết quả tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn năm 2006 của Tổng cục Thống
kê, cả nước mới có 30 hợp tác xã lâm nghiệp, trong đó 20 HTX thành lập mới và 10 HTX
chuyển đổi, với số xã viên bình quân là 16 lao động/ HTX. Số HTX có hoạt động dịch vụ là

20 và có hoạt động sản xuất là 19. Doanh thu bình quân của một HTX chỉ từ 200-300 triệu
đồng.
Theo số liệu của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), tính đến
năm 2009 (theo báo cáo của 64 tỉnh, thành phố), toàn quốc có 8.845 hợp tác xã, trong đó:
HTX nông nghiệp: 8.452; HTX khai thác thủy sản: 74; HTX nuôi trồng thuỷ sản: 263; HTX
nghề muối: 56. Như vậy, không có hợp tác xã chuyên lâm nghiệp, chỉ có một số hợp tác xã
nông - lâm nghiệp, trong đó tham gia các hoạt động lâm nghiệp chủ yếu như: quản lý và tiếp
thị sản phẩm gỗ rừng trồng, nhận khoán trồng rừng, bảo vệ rừng từ các tổ chức Nhà nước,
phát triển lâm sản ngoài gỗ, lai tạo, nhân giống và cung ứng các loại giống cây trồng lâm
nghiệp…Diện tích rừng nhận khoán bảo vệ có quy mô từ vài ha đến hàng trăm ha, nhận
khoán trồng rừng có quy mô nhỏ hơn từ vài ha đến hàng chục ha.
Nhận xét:
- Giai đoạn 2005-2009, số lượng HTX lâm nghiệp tăng rất chậm, diện tích đất lâm
nghiệp quản lý của mỗi hợp tác xã rất nhỏ bé chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp
nhận khoán từ các tổ chức Nhà nước, một số hợp tác xã quản lý những khu rừng
trong phạm vi làng, bản với quy mô nhỏ bé vài ha hoặc vài chục ha, hầu như
không có sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Để khuyến khích hình thành các HTX lâm nghiệp, cần có chương trình hỗ trợ, bao
gồm hình thành HTX, tăng cường năng lực và đào tạo cho các HTX như kỹ năng
kinh doanh, quản lý tài chính, tiếp thị, kết nối với nhà cung cấp…
- Cần bổ sung chỉ tiêu HTX lâm nghiệp trong chỉ tiêu chung thống kê về hợp tác xã.


Chỉ tiêu

3.5.8


Số lượng HTX LN tham gia quản lý
bảo vệ rừng và diện tích quản lý


Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

213

Hiện nay, không có số liệu chính xác về diện tích rừng và đất lâm nghiệp cộng đồng
dân cư thôn bản tham gia quản lý. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp cộng đồng dân cư thôn
bản tham gia quản lý bao gồm: (1) Diện tích rừng và đất lâm nghiệp cộng đồng được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền giao sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp (có quyết
định hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); (2) Diện tích rừng và đất lâm nghiệp cộng
đồng đang quản lý, sử dụng theo truyền thống từ xưa tới nay nhưng chưa được Nhà nước
giao (chưa có bất kỳ một loại giấy tờ hợp pháp nào); và (3) Diện tích rừng và đất lâm nghiệp
cộng đồng nhận khoán với các chủ rừng là cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp (thông
qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng hàng năm hoặc khoán sử dụng đất rừng lâu năm, 50 năm).
Từ năm 1991 đến nay, có 2 đợt điều tra khảo sát mang tính chuyên đề do Cục Kiểm
lâm, Cục Lâm nghiệp (nay là Tổng cục Lâm nghiệp) tổ chức. Số liệu do Bộ Tài nguyên và
Môi trường cung cấp chủ yếu là số liệu thống kê diện tích đất lâm nghiệp cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền đã có quyết định giao cho cộng đồng dân cư thôn bản hoặc đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo kết quả điều tra đánh giá sơ bộ về hiện trạng quản lý rừng cộng đồng của Cục
Kiểm lâm được trình bày tại Hội thảo quốc gia “Khuôn khổ chính sách hỗ trợ quản lý rừng
cộng đồng ở Việt Nam”, tổ chức vào ngày 14 - 15/11/2001 tại Hà Nội, tính đến tháng 6/2001,
các cộng đồng dân cư thuộc 1.203 xã, 146 huyện của 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương tham gia quản lý khoảng 2,35 triệu ha rừng và đất rừng, trong đó có khoảng 1,2 triệu ha
diện tích rừng và đất lâm nghiệp được Nhà nước giao để sử dụng ổn định lâu dài vào mục
đích lâm nghiệp, còn lại là diện tích cộng đồng quản lý theo truyền thống (214.006 ha) và
nhận khoán từ các tổ chức của Nhà nước (936.327 ha)
Theo báo cáo kết quả điều tra lâm nghiệp cộng đồng do Cục Lâm nghiệp thực hiện với

sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của FAO vào tháng 5/ 2008, tính đến năm 2008, có 10.006
cộng đồng dân cư thôn trên phạm vi cả nước thuộc tuyệt đại đa số là các dân tộc thiểu số
đang quản lý và sử dụng 2,79 triệu ha rừng và đất trống đồi trọc, trong đó: 1,92 triệu ha đất
có rừng (tương đương 68,6%) và 0,87 triệu ha đất trống đồi trọc (tương đương 31,4%). Trong
2,79 triệu ha cộng đồng dân cư thôn đang tham gia quản lý, có 1,64 triệu ha (tương đương
58,8%) cộng đồng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao sử dụng ổn định lâu dài vào
mục đích lâm nghiệp (có quyết định hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); 0,25 triệu ha
(tương đương 8,9%) cộng đồng đang quản lý, sử dụng theo truyền thống từ xưa tới nay
nhưng chưa được Nhà nước giao (chưa có bất kỳ một loại giấy tờ hợp pháp nào); 0,9 triệu ha
(tương đương 32,3%) cộng đồng nhận khoán với các chủ rừng là cơ quan Nhà nước hoặc các
doanh nghiệp (thông qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng hàng năm hoặc khoán sử dụng đất
rừng lâu năm, 50 năm).

Chỉ tiêu

3.5.9

Số cộng đồng thôn bản tham gia
quản lý bảo vệ rừng và diện tích
quản lý

Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

214
Trong toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp cộng đồng đang quản lý, diện tích đất
có rừng chiếm tới 68%, còn đất trống đồi trọc chỉ chiếm 32%; diện tích rừng do cộng đồng
quản lý chiếm khoảng 14% so với tổng diện tích rừng của cả nước. Trong diện tích đất có
rừng thì rừng tự nhiên chiếm tuyệt đại đa số (96%), rừng trồng chỉ có 4%. Về phân chia ba

loại rừng, cộng đồng quản lý chủ yếu là rừng và đất rừng phòng hộ, đặc dụng (71%), rừng
sản xuất chỉ chiếm 29% (xem Phụ lục 01,02,03)
Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến năm 2009, cộng
đồng dân cư thôn đang tham gia quản lý 761.971 ha đất lâm nghiệp, trong đó chỉ được giao
sử dụng ổn định lâu dài là 170.327 ha đất lâm nghiệp, giao để quản lý 591.644 ha. Có sự sai
khác về số liệu trên có thể do các lý do sau:
 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp cộng đồng dân cư thôn bản tham gia quản lý (theo
kết quả điều tra của Cục Lâm nghiệp) bao gồm 3 loại: (1) Diện tích rừng và đất lâm
nghiệp cộng đồng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao sử dụng ổn định lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp (có quyết định hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất); (2) Cộng đồng đang quản lý, sử dụng theo truyền thống từ xưa tới nay nhưng
chưa được Nhà nước giao (chưa có bất kỳ một loại giấy tờ hợp pháp nào); và (3)
Cộng đồng nhận khoán với các chủ rừng là cơ quan hoặc các doanh nghiệp Nhà
nước. Trong khi đó, số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường không bao gồm loại
(2) và (3).
 Một số địa phương mới có quyết định giao rừng cho cộng đồng, nhưng chưa làm thủ
tục giao đất cho cộng đồng nên ngành tài nguyên và môi trường không thống kê
vào. Ví dụ: riêng tỉnh Sơn La đã có quyết định giao trên 400.000 ha rừng cho cộng
đồng quản lý nhưng chưa làm thủ tục giao đất cho cộng đồng.
 Sự phối hợp cập nhật thông tin giữa 2 ngành tài nguyên và môi trường, nông nghiệp
và phát triển nông thôn chưa chặt chẽ, chưa kịp thời.
1.1 Nhận xét
- Theo số liệu của Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, so với năm 2001, diện tích rừng
và đất rừng cộng đồng dân cư thôn tham gia quản lý năm 2008 tăng khoảng 44 ngàn
ha (mỗi năm tăng bình quân khoảng 6.286 ha), so với diện tích đất quy hoạch cho
mục đích lâm nghiệp theo Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020
(16,24 triệu ha ), thì cộng đồng hiện đang quản lý sử dụng khoảng 17,20% diện tích
đất lâm nghiệp và 37 tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp cộng đồng hiện đang quản lý.
- Trong thời gian tới một số địa phương vẫn tiếp tục triển khai giao đất, giao rừng cho
cộng đồng dân cư thôn sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, nên khả

năng diện tích rừng và đất lâm nghiệp do cộng đồng dân cư tham gia quản lý có thể
sẽ tăng lên so với năm 2008. Điều này chứng tỏ quản lý rừng cộng đồng là một
trong những loại hình quản lý rừng ngày càng có vị trí quan trọng ở Việt Nam.
- Diện tích đất lâm nghiệp do cộng đồng quản lý và sử dụng chủ yếu tập trung ở vùng
đầu nguồn, vùng sâu và vùng xa, đi lại khó khăn. Điều này càng khẳng định vị trí vô
Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

215
cùng quan trọng của cộng đồng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn và cung cấp các
dịch vụ môi trường khác. Tuy nhiên, diện tích rừng sản xuất của cộng đồng chiếm
tỷ lệ thấp, chủ yếu là rừng phòng hộ, đặc dụng, lại ở nơi có điều kiện khó khăn sẽ
hạn chế khả năng kinh doanh rừng và ảnh hưởng đến thu nhập của cộng đồng.
- Mô hình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn quản lý và sử dụng được
nhiều tỉnh đánh giá là mô hình giao rừng có hiệu quả nhất, đặc biệt ở các vùng đồng
bào dân tộc ít người có truyền thống sinh hoạt theo cộng đồng với các phong tục,
luật tục đơn giản nhưng có hiệu quả về quản lý sử dụng rừng và nơi mà các quyết
định cộng đồng vẫn đang là một chuẩn mực văn hoá. Rừng sau khi giao cho cộng
đồng nhìn chung đã được bảo vệ tốt hơn so với trước đây.
1.2 Khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ
1.2.1 Về khía cạnh pháp lý
- Trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam, chưa khẳng định rõ địa vị pháp
lý của cộng đồng. Luật Dân sự năm 2005 (Luật cơ bản) chưa thừa nhận cộng đồng
là một pháp nhân. Chính vì vậy, mặc dù cộng đồng là “chủ rừng” đã được quy
định trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (Luật chuyên ngành), nhưng không có
các quyền như các chủ rừng khác như không có quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng
được giao. Cộng đồng được giao rừng nhung không được vay vốn của Nhà nước
như các chủ rừng khác.

- Chưa có văn bản pháp luật chính thức về quản lý rừng cộng đồng để làm cơ sở
cho việc nhân rộng các mô hình thử nghiệm của các dự án ODA và trong nước.
- Rừng giao cho cộng đồng chủ yếu là rừng nghèo kiệt hoặc rừng tự nhiên non
manh mún và ở các vùng sâu vùng xa, trước đây do UBND xã quản lý, mà trong
nhiều năm tới chưa thể có thu nhập từ rừng, trong khi đó Nhà nước chưa có hỗ trợ
gì cho họ sau khi giao rừng.
- Thiếu các chính sách hỗ trợ dài hạn của Nhà nước sau khi giao rừng. Nhiều dự án
quốc tế và trong nước đã thử nghiệm giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn quản
lý. Các mô hình thử nghiệm là khá bài bản nhưng khó có thể nhân rộng do thiếu
sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Nhà nước cho cộng đồng sau khi giao rừng và
đất lâm nghiệp.
- Thiếu chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn cho cộng đồng
khi năng lực của cộng đồng và người lãnh đạo cộng đồng về quản lý rừng còn rất
hạn chế.
- Thiếu các cơ chế chính sách dài hạn bảo đảm sinh kế lâu dài cho gia đình họ, đặc
biệt khi họ gặp khó khăn như mất mùa, bệnh tật họ sẽ buộc phải quay lại phá
rừng, khai thác rừng trái phép để tồn tại.
Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

216
1.2.2 Về khía cạnh thực tiễn
- Có nhiều nơi cộng đồng dân cư thôn quản lý rừng tốt, nhất là những khu rừng
cộng đồng đã quản lý từ lâu đời mang tính truyền thống (rừng gắn với tạo nguồn
nước, cung cấp gỗ củi cho cộng đồng, gắn với tâm linh của đồng bào dân tộc ).
Tuy nhiên, cũng có nơi cộng đồng được giao rừng nhưng quản lý chưa tốt, nặng
về khai thác lâm sản để giải quyết khó khăn trước mắt cho cộng đồng, chưa chú ý
đến bảo vệ và phát triển rừng, nhất là những cộng đồng mới được giao rừng trong
thời gian gần dây.

- Có nhiều mô hình cộng đồng quản lý rừng có hiệu quả nhưng chưa được tổng kết,
đánh giá mang tầm quốc gia để khái quát thành những đề xuất chính sách, công
tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của cộng đồng trong quản lý
rừng còn hạn chế
1.2.3 Về nhận thức: Tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, như:
- Có ý kiến cho rằng giao rừng cho cộng đồng sẽ dẫn đến mất rừng, vì cộng đồng
không có năng lực quản lý rừng, không đưa được những tiến bộ kỹ thuật vào cộng
đồng, rừng sẽ bị chia cắt, phân tán, không hình thành những vùng rừng tập trung
để đáp ứng quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giao rừng
cho cộng đồng chủ yếu là để họ khai thác lâm sản phục vụ cho nhu cầu gia dụng
của người dân, thậm chí dễ bị chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, như vậy vốn
rừng sẽ nghèo đi, không đạt được mục đích quản lý rừng bền vững.
- Có ý kiến còn đồng nhất giữa “cộng đồng” với “tập thể hoá”, cho rằng giao rừng
cho cộng đồng sẽ phục hồi mô hình “tập thể hoá” như trước kia, chỉ phục vụ lợi
ích cho một số người.
- Ý kiến khác cho rằng, chỉ nên giao rừng cho những cộng đồng có truyền thống
gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hóa, tín ngưỡng, nơi còn
duy trì tính cộng đồng bền chặt, các cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa đang sống
dựa vào rừng, không bị ảnh hưởng của cơ chế thị trường.
1.3 Đề xuất
- Nhà nước cần khẳng định rõ tư cách pháp lý của cộng đồng dân cư thôn trong
quản lý tài nguyên rừng.
- Xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật, các quy chế, các quy trình quy
phạm… để việc thực hiện phát triển lâm nghiệp cộng đồng thống nhất trong phạm
vi cả nước (chính sách giao đất, giao rừng, chính sách hỗ trợ sau giao đất, giao
rừng, chính sách khai thác lâm sản và hưởng lợi đối với cộng đồng dân cư
thôn…).
- Bộ NN&PTNT cần có một kế hoạch chỉ đạo các địa phương triển khai hợp lý,
không nóng vội, nhất là khi tiến hành giao đất, giao rừng cho cộng đồng không
nên làm ồ ạt, chạy theo số lượng, tránh tình trạng làm cho các khu rừng và đất lâm

Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

217
nghiệp lớn, tập trung bị chia xẻ manh mún. Việc giao ồ ạt, không hợp lý, nhất là
những vùng nhạy cảm về gỗ có thể gây nên những hậu quả không mong muốn,
tình trạng phá rừng có thể mạnh hơn.
- Những kết quả về lâm nghiệp cộng đồng thời gian qua là rất đáng quý, song đây
chỉ là bước đầu. Nhiều vấn đề có liên quan cần phải nghiên cúu, nhiều kết quả
nghiên cứu trước đây cần được kiểm chứng trong thực tế, vì vậy, công tác nghiên
cứu, xây dựng mô hình cần được coi trọng và tiếp tục thực hiện.
- Cần có chương trình khuyến lâm cho cộng đồng về quản lý rừng tự nhiên (điều tra
rừng cộng đồng, thiết kế khai thác, kỹ thuật nuôi dưỡng rừng, khoanh nuôi phục
hồi rừng…), về trồng rừng…
- Trong khi chưa xây dựng được các chính sách hoàn chỉnh cho lâm nghiệp cộng
đồng, Nhà nước cho phép vận dụng những điểm phù hợp của các chính sách đã có
cho cộng đồng, như hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu cho cộng đồng dân cư thôn trồng,
chăm sóc, khoanh nuôi, làm giàu rừng, bảo vệ diện tích rừng và đất trồng rừng
được giao theo chính sách hỗ trợ cho hộ gia đình tham gia chương trình 661; cho
phép thành lập quỹ bảo vệ rừng của cộng đồng, áp dụng chính sách hưởng lợi từ
rừng.
- Tổng kết đánh giá các mô hình quản lý rừng cộng đồng đã được các tổ chức, dự
án quốc tế hỗ trợ trong nhiều năm qua, mô hình quản lý rừng cộng đồng theo
truyền thống, mô hình quản lý rừng cộng đồng được hình thành từ khi được Nhà
nước giao đất, giao rừng tại một số địa phương, rút ra bài học kinh nghiệm và
nhân rộng mô hình.
- Cần tổ chức điều tra, khảo sát diện tích rừng và đất lâm nghiệp cộng đồng đang
tham gia quản lý bao gồm 3 loại như đã đề cập ở trên để có số liệu chính xác, làm
cơ sở cho việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, chính sách liên quan đến lâm

nghiệp cộng đồng ở Việt Nam.
Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

218


Từ năm 2005 đến 2010, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương đã ban hành
137 văn bản QPPL liên quan đến chính sách, thể chế về lâm nghiệp, trong đó: Luật: 6 văn
bản; Nghị định: 36 văn bản; Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: 14 văn bản; Thông
tư, Quyết định, Chỉ thị cấp Bộ: 81 văn bản.
Tuy nhiên, có văn bản chỉ đề cập đến chính sách, thể chế về lâm nghiệp tại một hoặc
vài điều trong văn bản đó, thậm chí thể hiện ở một số câu chữ trong văn bản đó. Trong 137
văn bản được ban hành từ năm 2005 đến nay, có khoảng 126 văn bản còn hiệu lực pháp lý.
1.1 Phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật.
- Sắp xếp, đổi mới và phát triển LTQD.
- Điều chỉnh chính sách đầu tư và tín dụng cho phù hợp với Luật Đầu tư năm 2005;
thể chế hoá Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn.
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân và cộng đồng dân cư thôn; quy định chính sách hưởng lợi từ rừng.
- Quy định về khai thác, kiểm tra, kiểm soát lâm sản.
- Quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; rà soát 3 loại rừng;
quản lý việc chuyển mục đích sử dụng rừng, chuyển đổi giữa các loại rừng.
- Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
- Kiện toàn lực lượng kiểm lâm (chức năng, nhiệm vụ, chế độ phụ cấp ưu đãi, kiểm
lâm địa bàn ).
- Kiện toàn một số định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến lâm nghiệp; nghiệm thu
trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng,

khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên.
- Thể chế hoá một số Luật: Thương mại, Chất lượng hàng hoá, Thuế tài nguyên,
Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế VAT, Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Số lượng văn bản pháp quy được
xây dựng trong 5 năm qua liên
quan đến Lâm nghiệp

Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

219
1.2 Tồn tại, hạn chế của các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách lâm
nghiệp
- Chính sách còn thiếu ổn định, mang tính bao cấp, chưa góp phần đẩy nhanh xã hội
hoá nghề rừng và chuyển sang cơ chế thị trường, thường tập trung vào mục tiêu
chuyển từ tình trạng rừng vô chủ thành rừng có chủ.
- Các chính sách về lâm nghiệp và phát triển miền núi đã được xây dựng rất tản
mạn hoặc cho từng nhóm đối tượng khác nhau (hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số…),
cho các vùng khác nhau (Tây Nguyên, vùng II vùng III), với nhiều khoản hỗ trợ
khác nhau (vốn, vay tín dụng ưu đãi, đất đai, nhà ở, gỗ, trồng rừng, khoán bảo vệ
rừng, khuyến nông, khuyến lâm, nghiên cứu khoa học, cơ sở hạ tầng…) nhưng
tính khả thi không cao do thiếu vốn, do liên quan đến quá nhiều cơ quan, thủ tục
hỗ trợ phức tạp, không còn quỹ đất và nguồn gỗ để cấp v.v Trong khi đó, 3/4
diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng không được cấp tiền khoán bảo vệ
rừng, cho nên rừng vẫn tiếp tục bị phá, đặc biệt đối với những vùng còn nhiều
rừng tự nhiên giầu và trung bình.
- Quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền quản lý, quyền kinh doanh, quyền hưởng lợi
về rừng và đất lâm nghiệp, quyền tài sản đối với rừng tự nhiên chưa được quy

định rõ ràng trong các văn bản pháp luật hiện hành; chưa đánh giá đúng vai trò
phát triển nền lâm nghiệp nhiều thành phần, quá nhấn mạnh đến vai trò của khu
vực kinh tế Nhà nước trong việc quản lý tài nguyên rừng.
- Thiếu các văn bản pháp luật thể chế hoá việc giao rừng tự nhiên cho tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân và cộng đồng.
- Chưa có các chế định pháp lý cụ thể về việc thực hiện các quyền của người sử
dụng rừng (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn
bằng giá trị quyền sử dụng rừng); đấu thầu, đấu giá các loại rừng.
- Chính sách đầu tư, tín dụng thiếu tính khả thi chưa phù hợp với đặc điểm lâm
nghiệp, người dân không tiếp cận được nguồn vốn này.
- Chính sách khoán rừng và đất lâm nghiệp không hấp dẫn người dân nhận khoán,
tạo sự phụ thuộc của người dân vào nguồn bao cấp của Nhà nước.
- Cơ chế chính sách hưởng lợi từ rừng chưa rõ ràng, còn nhiều bất cập, nặng về xác
lập cơ chế chia sẻ lợi ích các sản phẩm hiện vật hiện có của rừng mà thiếu hoặc đề
cập chưa đủ đến hai vấn đề hết sức quan trọng, đó là tạo động lực đầu tư lâu dài
và chưa tính đến các giá trị dịch vụ môi trường rừng để xác lập cơ chế hưởng lợi.
Nội dung quy định hưởng lợi còn nhiều điểm chưa rõ, khó thực hiện do bị lệ thuộc
quá nhiều vào các tiêu chuẩn kỹ thuật quản lý rừng theo mô hình lâm nghiệp quốc
doanh trước đây.
- Chậm đưa ra các chính sách phù hợp và kiên quyết để điều chỉnh đất đai của các
lâm trường quốc doanh.
Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

220
- Thiếu chính sách khuyến khích phát triển chế biến lâm sản.
- Thiếu chính sách về thị trường lâm sản, hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thiếu chính sách liên doanh, liên kết giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến, tiêu
thụ lâm sản (liên kết 4 nhà).

1.3 Những vấn đề pháp luật hiện hành chưa điều chỉnh
- Chính sách tài chính, tín dụng thích hợp với kinh doanh rừng tự nhiên (kinh phí để
bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển rừng tự nhiên nghèo kiệt), giá cho thuê rừng.
- Doanh nghiệp lâm nghiệp, theo quy định của Luật Đất đai, thuộc đối tượng thuê
đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất, trong khi đó lại chưa có các văn bản
pháp luật quy định cụ thể về giá thuê đất lâm nghiệp hoặc thu tiền sử dụng đất lâm
nghiệp. Khi doanh nghiệp lâm nghiệp chuyển sang chế độ thuê hoặc giao đất có
thu tiền sử dụng đất thì quyền của chủ rừng thay đổi như thế nào (đặc biệt đối với
đất có rừng tự nhiên) cũng chưa được quy định cụ thể.
- Quyền hưởng lợi trên đất lâm nghiệp đối với tổ chức (doanh nghiệp, ban quản lý
rừng đặc dụng, phòng hộ, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức nghiên cứu và phát
triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề, các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp được
Nhà nước giao đất, giao rừng, cộng đồng dân cư thôn (Quyết định 147/ 2007/QĐ-
TTg chỉ đề cập đối với rừng trồng là rừng sản xuất).
- Quyền hưởng lợi của các đối tượng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân…) được Nhà
nước cho thuê rừng và đất lâm nghiệp.
- Quyền hưởng lợi của các đối tượng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân…) trong trường
hợp nhận chuyển quyền sử dụng rừng, cho thuê lại rừng, hưởng lợi từ quyền thế
chấp vay vốn ngân hàng Nhà nước…
- Quyền hưởng lợi của các đối tượng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư thôn…) đối với các giá trị sử dụng gián tiếp của rừng (giá trị điều tiết nguồn
nước, bảo vệ đất hạn chế xói mòn, kinh doanh du lịch dựa vào hệ sinh thái rừng,
hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng…).
- Chính sách về đồng quản lý rừng và lâm nghiệp cộng đồng.
- Chính sách bảo hiểm đối với rừng trồng.
- Đảm bảo tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu cho đồ gỗ xuất khẩu sang các thị
trường lớn (EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc).
- Khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất vật liệu phụ trợ cho ngành chế biến gỗ
cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Khuyến khích chế biến lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu.

Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

221
- Khuyến khích hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã lâm nghiệp; hình thành mối liên
kết giữa các nhà sản xuất nguyên liệu và chế biến, xuất khẩu lâm sản; hình thành
hiệp hội, hội các chủ rừng.
1.4 Các thay đổi về thể chế trong việc thành lập Tổng cục Lâm nghiệp
- Ngày 10/9/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2009/NĐ-CP, theo văn bản
này, từ ngày 1/11/2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành lập 3 Tổng
cục mới gồm: Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản và Tổng cục Thủy lợi
trên cơ sở sắp xếp tổ chức một số đơn vị thuộc Bộ.
- Ngày 25/01/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 04/2010/QĐ-
TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục
Lâm nghiệp. Theo văn bản này, Tổng cục Lâm nghiệp là cơ quan trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý Nhà nước và thực thi
nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước, quản lý, chỉ
đạo các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
- Về cơ cấu tổ chức, Tổng cục Lâm nghiệp được thành lập trên cơ sở sắp xếp tổ
chức của Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm và điều chuyển một số cán bộ công tác
từ Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính (trực thuộc Bộ).
Các đơn vị trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp gồm có 9 đơn vị giúp Tổng cục trưởng
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước: (1) Vụ Kế hoạch - Tài chính; (2) Vụ Khoa học, Công
nghệ và Hợp tác quốc tế; (3) Vụ Phát triển rừng; (4) Vụ Sử dụng rừng; (5) Vụ Bảo tồn thiên
nhiên; (6) Cục Kiểm lâm; (7) Văn phòng Tổng cục (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh);
(8) Thanh tra Tổng cục; (9) Cơ quan quản lý CITES Việt Nam. 7 đơn vị sự nghiệp trực thuộc
Tổng cục: (1) Viện Điều tra, Quy hoạch rừng; (2) Vườn quốc gia Tam Đảo; (3) Vườn quốc
gia Ba Vì; (4) Vườn quốc gia Cúc Phương; (5) Vườn quốc gia Bạch Mã; (6) Vườn quốc gia

Cát Tiên; (7) Vườn quốc gia Yok Đôn.
- Về Lãnh đạo Tổng cục: Tổng cục Lâm nghiệp có Tổng cục trưởng và 3 Phó Tổng
cục trưởng. Tổng cục trưởng do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn kiêm nhiệm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phân cấp quản lý một số nhiệm vụ cho
Tổng cục lâm nghiệp tại Quyết định số 1604/QĐ-BNN-TCCB ngày 15/6/2010 và Quyết định
số 3122/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/11/2010, như:
 Về kế hoạch: Đề xuất phân bố chi tiết vốn đầu tư cho các dự án thuộc ngành do Tổng
cục Lâm nghiệp theo dõi, quản lý trên cơ sở khung vốn được Bộ giao, quản lý công tác
quy hoạch, điều tra cơ bản thuộc ngành lâm nghiệp
 Về đầu tư: Đề xuất chủ trương đầu tư, bao gồm cả danh mục, thứ tự các dự án đầu tư ưu
tiên trong lĩnh vực lâm nghiệp. Đối với dự án có vốn trái phiếu chính phủ, ngân sách tập
trung trong nước, sau khi được Bộ trưởng quyết định cho phép lập dự án, Tổng cục
Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

222
Lâm nghiệp chủ trì thẩm định đối với các dự án lâm nghiệp (dự án lâm sinh, dự án
giống lâm nghiệp, các công trình phụ trợ cho công trình lâm sinh ), các dự án tăng
cường năng lực quản lý chuyên ngành (bảo tồn các động thực vật quý hiếm, phòng
chống cháy rừng, chống sa mạc hoá )
 Về tài chính: Nghiên cứu đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách tài chính cho lĩnh
vực chuyên ngành lâm nghiệp, xây dựng kế hoạch tài chính, dự toán và giao dự toán
cho các đơn vị trực thuộc Tổng cục theo kế hoạch tài chính được Bộ trưởng giao…
 Về khoa học, công nghệ và môi trường: Đề xuất với Bộ giao TCLN các đề tài, dự án
khoa học công nghệ, quản lý trực tiếp và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án thuộc lĩnh
vực chuyên ngành của Tổng cục
 Về tổ chức cán bộ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các
cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục, đề xuất, trình Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, bổ

nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm đối với Phó Tổng cục trưởng và lãnh đạo cấp trưởng
các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục; tổ chức và quyết định tuyển dụng công chức
cho cơ quan quản lý Nhà nước thuộc Tổng cục theo chỉ tiêu được giao
 Tổng cục Lâm nghiệp cũng đã ban hành các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của
các đơn vị trực thuộc Tổng cục lâm nghiệp, như: Cục Kiểm lâm, Vụ Sử dụng rừng, Vụ
Phát triển rừng, Vụ Kế hoạch và Tài chính, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Thanh tra Tổng cục, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Viện
Điều tra Quy hoạch rừng
 Cho đến nay, ở cấp tỉnh, cấp huyện, chưa có sự thay đổi về tổ chức đối với các cơ quan
thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh, cấp huyện quản lý Nhà nước và
thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lâm nghiệp sau khi Tổng cục Lâm nghiệp được
thành lập.
 Giai đoạn 2005-2010, các văn bản pháp luật được ban hành liên quan đến lâm nghiệp đã
góp phần vào việc bổ sung, hoàn thiện, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho công tác
quản lý ngành và từng bước thực hiện những chuyển đổi mang tính chiến lược, từ nền
lâm nghiệp lấy quốc doanh làm chính sang nền lâm nghiệp nhân dân có nhiều thành
phần kinh tế tham gia (lâm nghiệp xã hội), chuyển nền lâm nghiệp chủ yếu dựa vào khai
thác, sử dụng tài nguyên rừng sang bảo vệ, nuôi dưỡng, gây trồng rừng, thực hiện phân
cấp quản lý về lâm nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.
 Bước đầu đã xây dựng một số chính sách có tính đột phá, như chính sách hỗ trợ trồng
rừng sản xuất (Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015), chính sách chi
trả dịch vụ môi trường rừng (Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính
phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng), Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg
ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công
trình lâm sinh.
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

223












Các chỉ tiêu đánh giá về đầu tư tài chính
 Chỉ số 4.1.1: Tổng số vốn thực tế đầu tư cho Lâm nghiệp
 Chỉ số 4.1.2: Số dự án ODA trong Lâm nghiệp được ký kết, thực hiện và vốn hỗ trợ
 Chỉ số 4.1.3: Số dự án và tổng số vốn FDI trong lâm nghiệp (ký kết, thực hiện)
 Chỉ số 4.1.4: Đầu tư cho nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp
 Chỉ số 4.1.5: Giá trị thực hiện vốn đầu tư lâm sinh


Các chỉ tiêu đánh giá về đầu tư nguồn nhân lực
 Chỉ số 4.2.1: Kinh phí đầu tư cho Khuyến lâm
 Chỉ số 4.2.2: Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động ở nông thôn
 Chỉ số 4.2.3: Kinh phí đầu tư cho giáo dục và đào tạo trong Lâm nghiệp (chỉ số tương
lai)
Chương

Tiến độ thực hiện

Đầu tư tài chính cho ngành
Lâm nghiệp



12

×