Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 part 7 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.23 MB, 28 trang )

Chương 9. Tiến độ thực hiện Chương trình chế biến và thương mại lâm sản

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


171

Những số liệu trên đã phản ánh đúng mức độ tăng trưởng vượt bậc của ngành chế biến
gỗ của Việt Nam trong 5 năm vừa qua.
Bình luận về những thách thức trong quá trình phát triển:
Ngành chế biến và thương mại lâm sản thời kỳ 2005-2009 đã có những bước tiến vượt
bậc, tạo nên vị thế quốc tế của Việt Nam trên trường quốc tế trong lĩnh vực này, đem lại rất
nhiều việc làm, đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, ngành chế biến và thương mại lâm sản của Việt Nam đang đứng trước
những thách thức rất lớn. Đó là những thách thức từ nhu cầu giữ vững vị thế đã đạt được và
tiếp tục mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường hiện có và phát triển những thị trường mới.
Những thách thức chủ yếu bao gồm:
Nguyên liệu trong nước
Hiện nay ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào
nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Điều này đem lại nhiều bất lợi, như: làm tăng chi phí, giảm năng
lực cạnh tranh, góp phần tăng nhập siêu của quốc gia, Nhà nước, các doanh nghiệp và các
hiệp hội nên tập trung những nỗ lực để cải thiện chính sách, đầu tư tài chính, tổ chức và quản
lý, công nghệ và kỹ thuật phù hợp để sớm hình thành nguồn nguyên liệu trong nước đáp ứng
yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.
Mặt khác, khoảng 80% doanh nghiệp chế biến gỗ phân bố ở miền Nam, 20% doanh
nghiệp phân bố ở miền Bắc, trong khi miền Bắc chiếm trên 50% tổng diện tích rừng tự nhiên
và trên 60% diện tích rừng trồng. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp chế biến gỗ ở miền
Bắc cũng có nghĩa là tạo động lực cho phát triển trồng rừng sản xuất trong nước, giảm sự phụ
thuộc vào nguyên liệu gỗ nhập khẩu, giảm chi phí sản xuất cho bản thân doanh nghiệp chế
biến gỗ, tăng năng lực cạnh tranh.
Đảm bảo tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu cho đồ gỗ xuất khẩu


Hoa Kỳ đã ban hành Luật Lacey cấm gỗ và sản phẩm gỗ bất hợp pháp nhập vào thị
trường Hoa Kỳ. EU đã ban hành Quy định về trách nhiệm giải trình sẽ có hiệu lực từ tháng 3
năm 2013, Nhật Bản và Úc cũng áp dụng chính sách ngăn chặn gỗ bất hợp pháp vào thị
trường của họ. Nếu không muốn mất các thị trường nói trên, Việt Nam buộc phải sản xuất đồ
gỗ từ nguồn gỗ hợp pháp. Do vậy việc thiết lập và vận hành hệ thống đảm bảo đồ gỗ Việt
Nam xuất đi các thị trường trên được sản xuất từ nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp là yêu cầu






Đánh giá chung

Chương 9. Tiến độ thực hiện Chương trình chế biến và thương mại lâm sản

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


172
cấp bách hiện nay và Nhà nước cần phải có các hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người trồng
rừng giải quyết vấn đề này.
Lao động trong ngành chế biến gỗ
Cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp chế biến gỗ rất đáng lưu ý. Qua khảo sát tại
một số cơ sở, số lao động có trình độ đại học chỉ chiếm khoảng 3-5%, công nhân kỹ thuật
khoảng 25-30%, lao động phổ thông gần 70-75%. Như vậy việc sản xuất chủ yếu vẫn dựa
trên lấy số đông lao động không có tay nghề thay thế cho lao động được đào tạo. Thực tế này
gây không ít trở ngại cho doanh nghiệp trong cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động,
giảm chi phí sản xuất và không tạo ra những tiền đề cho sự phát triển về sau. Mặt khác các
doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay đang bị thiếu lao động trong mùa sản xuất hàng cao điểm

và tình trạng lao động bỏ việc hoặc thuyên chuyển diễn ra khá trầm trọng mà một nguyên
nhân là do lương công nhân quá thấp. Do đó cần có hệ thống đào tạo về kỹ thuật, chuyên
môn, nghiệp vụ, xây dựng, chế độ đãi ngộ xứng đáng và quản lý lao động trong ngành chế
biến gỗ, nhằm ổn định và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động của ngành.
Đổi mới công nghệ thiết kế và công nghệ sản xuất sản phẩm nhằm đạt được giá trị gia tăng
cao hơn
Những thành tựu của ngành chế biến xuất khẩu thời gian qua của Việt Nam nói chung
và đồ gỗ nói riêng chủ yếu dựa vào giá nhân công rẻ, số lượng sản xuất lớn. Thực chất tỷ suất
lợi nhuận và giá trị gia tăng trong đồ gỗ xuất khẩu chỉ đạt được ở mức thấp. Khi Việt Nam trở
thành quốc gia có thu nhập trung bình thì cũng đồng nghĩa với việc lợi thế về nhân công giá
rẻ sẽ dần mất đi. Nếu không chuyển sang sản xuất những mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia
tăng cao hơn, thì dễ bị rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình thấp. Vì vậy, ngành chế biến gỗ
xuất khẩu của Việt Nam cần đi vào hướng đổi mới công nghệ thiết kế và công nghệ sản xuất
sản phẩm nhằm đạt được giá trị gia tăng cao hơn.

Hệ thống quản lý Nhà nước và hệ thống thông tin về chế biến và thương mại lâm sản
Hệ thống quản lý Nhà nước về chế biến và thương mại lâm sản hiện chưa là một hệ
thống thống nhất hoạt động hữu hiệu từ trung ương xuống địa phương và cơ sở. Hệ thống này
chưa được quan tâm đúng mức về số lượng biên chế, năng lực cán bộ, chức năng nhiệm vụ,
nguồn lực để làm việc. Mặt khác, thông tin về chế biến và thương mại lâm sản rất phân tán,
thiếu hệ thống nên không tạo ra bức tranh vừa tổng hợp vừa chi tiết để hỗ trợ đắc lực cho việc
quản lý, điều hành. Vì thế các nỗ lực để cải thiện tình hình này là rất cần thiết.
Vật liệu phụ trợ
Hiện nay, bên cạnh việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ nước ngoài, Việt Nam phải chi ra
hàng trăm triệu USD để nhập các vật liệu phụ trợ. Thực tế này, nhìn từ góc độ phát triển kinh
doanh, cũng là cơ hội phát triển ngành này ở Việt Nam, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí và có
thể rút ngắn thời hạn giao hàng của các doanh nghiệp chế biến lâm sản.


Chương 9. Tiến độ thực hiện Chương trình chế biến và thương mại lâm sản


Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


173
Thị trường trong nước
Thị trường đồ gỗ trong nước, ước tính có dung lượng trên dưới 1 tỷ USD năm. Nhưng
hiện nay chưa có mấy doanh nghiệp chú ý đến thị trường này. Kết quả là một mặt thị trường
bị các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh, mặt khác nhu cầu thị trường thường được thỏa
mãn bởi đồ gỗ chất lượng chưa cao. Các doanh nghiệp chế biến gỗ cần tham gia phát triển thị
trường trong nước để góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống của người Việt Nam cũng như
thoát khỏi tình trạng gần như hoặc hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu. Mặt khác,
với hoạt động này doanh nghiệp sẽ có những điều kiện tốt hơn trong đối phó với tính thời vụ
của sản xuất đồ gỗ ngoài trời xuất khẩu

Lâm sản ngoài gỗ
Lâm sản ngoài gỗ là một lĩnh vực rất quan trọng trong đem lại việc làm và thu nhập cho
đồng bào vùng nông thôn miền núi và lợi ích kinh tế từ chế biến và xuất khẩu cho quốc gia.
Do vậy lĩnh vực này rất được coi trọng trong Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam
2006-2020 với mục tiêu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 800 triệu USD vào năm 2020. Tuy
nhiên trong thời gian qua lĩnh vực này còn chưa phát huy hết các tiềm năng sẵn có và bỏ lỡ
các cơ hội thị trường. Do đó trong giai đoạn 2011-2015, Nhà nước, các doanh nghiệp, các
hiệp hội ngành nghề cần có những nỗ lực thích đáng để phát triển lĩnh vực này.
Thương hiệu cho đồ gỗ Việt Nam
Việt Nam đã trở thành một trong những trung tâm lớn về chế biến và xuất khẩu đồ gỗ
trên thế giới, có quan hệ kinh doanh sâu rộng, kể cả mua nguyên vật liệu và tiêu thụ sản
phẩm, với thị trường toàn cầu. Sản phẩm đồ mộc ngoài trời do Việt Nam làm ra có chất lượng
đảm bảo, hiện diện ở nhiều chuỗi cửa hàng trên khắp thế giới nhưng dưới những tên tuổi
khác, thương hiệu khác là một thực tế đáng buồn. Do vậy, Việt Nam cần coi việc xây dựng
thương hiệu, làm cho sản phẩm do mình làm ra mang đúng tên mình khi xuất hiện trên thị

trường thế giới là một trong những ưu tiên trong thời gian tới.
Nguồn ảnh: GIZ Việt Nam

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


174









Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 –
2020
Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 – 2020: Nâng cao chất lượng và hiệu quả
của các hoạt động nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm nhằm phát triển nguồn nhân
lực có chất lượng cao cho ngành Lâm nghiệp. Lấy khoa học công nghệ làm động lực cho
phát triển ngành, gắn nghiên cứu, đào tạo với sản xuất và thị trường nhằm nâng cao các
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế lâm nghiệp, bảo vệ môi trường và cải thiện mức sống cho
những người dân làm nghề rừng.

Các chỉ tiêu đánh giá
 Chỉ số 3.4.1: Số người làm khoa học và công nghệ lâm nghiệp
 Chỉ số 3.4.2: Số lượng giống cây Lâm nghiệp được cấp chứng chỉ
 Chỉ số 3.4.3: Số đề tài khoa học được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng
 Chỉ số 3.4.4: Số cán bộ khuyến lâm/ nông lâm

 Chỉ số 3.4.5: Số học sinh, sinh viên Lâm nghiệp (các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp và dạy nghề) đang học, tuyển mới và tốt nghiệp
 Chỉ số 3.4.6: Số cán bộ nhà nước về Lâm nghiệp được đào tạo lại (chỉ số tương lai)
 Chỉ số 3.4.7: Số hộ nông dân được tiếp cận và hưởng lợi từ các hoạt động khuyến lâm,
khuyến nông, khuyến công (chỉ số tương lai)
 Chỉ số 3.4.8: Số nông dân tham gia các tổ chức khuyến lâm tự nguyện (chỉ số tương
lai)
Chương

Tiến độ thực hiện

Chương trình nghiên cứu,
giáo dục đào tạo

và khuyến lâm


10

Chương 10. Tiến độ thực hiện Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


175



Số người làm khoa học và công nghệ lâm nghiệp là số cán bộ khoa học các cấp có trình
độ từ kỹ sư hoặc tương đương trở lên của các viện, trường, doanh nghiệp đang có các hoạt

động nghiên cứu khoa học và công nghệ hoặc quản lý khoa học công nghệ trong ngành lâm
nghiệp tại thời điểm thống kê.
Bảng 66: Số người làm khoa học công nghệ lâm nghiệp tại Viện KHLN, Viện ĐTQHR và
Trường Đại học Lâm nghiệp
Năm Tổng GS-PGS Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học
2005 301

5

25

76

195

2006 293

4

26

59

204

2007 643

13

54


193

383

2008 662

13

60

246

343

2009 527

4

29

152

342

Nguồn: Bộ NN&PTNT

Số liệu bảng trên mới thống kê những người hưởng lương từ ngân sách sự nghiệp Khoa
học Công nghệ (KHCN) của Nhà nước, tập trung ở Viện Khoa học Lâm nghiệp (KHLN) và
một số ít ở Trường Đại học Lâm nghiệp (ĐHLN) và Viện ĐTQH rừng. Trong thực tế, số

người có tham gia hoạt động KHCN về lâm nghiệp còn nhiều hơn như ở các VQG, Công ty
giống, các Trung tâm bảo vệ rừng, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (VINAFOR), Khoa
Lâm nghiệp của các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường cao đẳng
và trung cấp lâm nghiệp ).
Cán bộ trình độ cao có xu hướng giảm do về hưu nhiều, trong khi nguồn bổ sung chậm.
Tính riêng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, số người thuộc biên chế và hưởng
lương từ ngân sách sự nghiệp KHCN của Nhà nước tham gia nghiên cứu và các hoạt động
khoa học công nghệ khác tăng từ 301 người năm 2005 lên 413 người (trong tổng số 527
người bao gồm cả lao động hợp đồng) năm 2010, trong đó chủ yếu tăng số Thạc sĩ (từ 76 lên
144 người) và đại học (từ 195 lên 241 người); trong khi số GS, PGS không thay đổi (5
người), thậm chí số tiến sĩ giảm từ 25 xuống 23 người. Việc giảm số lượng giáo sư và tiến sĩ
đồng nghĩa với việc giảm năng lực thực hiện các đề tài lớn có tính đột phá của ngành cũng
như phối hợp liên ngành.


Chỉ tiêu

3.4
.1

Số người làm khoa học và công
ngh
ệ lâm nghiệp

Chương 10. Tiến độ thực hiện Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


176



Số lượng giống được công nhận ngày càng tăng là kết quả của sự cố gắng liên tục từ
nhiều năm trước của ngành Lâm nghiệp. Trong sản xuất, các đơn vị lâm nghiệp và người dân
đã chú ý nhiều hơn đến chất lượng giống cho trồng rừng, nhất là trồng rừng kinh tế bằng các
nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước và đã góp phần tạo động lực cho nghiên cứu chọn tạo
giống.
Chất lượng giống trong trồng rừng ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ sử dụng giống tốt
tăng trong trồng rừng đã góp phần đưa năng suất rừng trồng lên 10-15m
3
/ ha/ năm, cá biệt lên
tới 20-30 m
3
/ ha/ năm. Công nghệ sản xuất giống bằng nuôi cấy mô kết hợp giâm hom đã phổ
cập rộng rãi trong sản xuất.
Bảng 67: Số giống và cây giống được công nhận và cấp giấy chứng nhận
Năm Số cây giống được chứng nhận Số giống được công nhận
2005 125.242.400

0

2006 195.950.500

8

2007 283.116.300

0

2008 337.892.000


8

2009 328.559.000

15

Nguồn: Bộ NN&PTNT

Giai đoạn 2006-2010, đã đầu tư 4 dự án giống cây lâm nghiệp với tổng số 81 tỷ đồng.
Kết quả đã xây dựng được 150 ha rừng giống, 28 ha rừng giống chuyển hoá, thu hái hạt của
1.135 cây trội tại rừng giống, vườn giống, tuyển chọn 533 ha lâm phần có nguồn giống tốt.
Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện KHLNđã xây dựng được 4 vườn giống vô
tính cho các loài bạch đàn camal, keo tai tượng, keo lá tràm và thông nhựa với tổng diện tích
8 ha, 6 vườn giống hữu tính cho các loài keo lá liềm, bạch đàn tere, bạch đàn uro và bạch đàn
pellita với tổng diện tích 15 ha.
So với năm 2005, tổng diện tích các loại nguồn giống đã tăng từ 5.966,95 ha lên
6.700,95 ha (tăng 11,2 %), chủ yếu là tăng các lâm phần tuyển chọn và rừng giống.





Chỉ tiêu

3.4.2

Số lượng giống cây lâm nghiệp
đư
ợc cấp chứng chỉ


Chương 10. Tiến độ thực hiện Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


177
Bảng 68: So sánh cơ cấu nguồn giống năm 2005 và 2010
Loại nguồn giống
Năm 2005
Diện tích xây dựng
mới giai đoạn
2006-2010 (ha)
Năm 2010
Diện tích (ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Lâm phần tuyển chọn 813,7

13,6

533

1346,7

20,0


Rừng giống chuyển
hoá
4.768,35

79,9

28

4.806,35

71,6

Rừng giống 215,2

3,6

150

365,2

5,4

Vườn giống 169,7

2,9

23

192,7


3,0

Tổng 5.966,95

100

734

6.700,95

100

Nguồn: Bộ NN&PTNT

Nhược điểm cơ bản trong nghiên cứu giống là chưa tạo được một tập đoàn nhiều loài
cây trồng phù hợp cho trồng rừng sản xuất ở các vùng sinh thái lâm nghiệp khác nhau và có
năng suất cao đủ sức cạnh tranh với cây công nghiệp và nông nghiệp, nhất là các loài cây bản
địa. Nghiên cứu cây trồng lâm nghiệp đòi hỏi phải đầu tư dài hạn với kinh phí lớn, tuy nhiên
mức đầu tư cho nghiên cứu lâm nghiệp rất hạn chế (chỉ trung bình khoảng 2 triệu USD/ năm).
Việc mua công nghệ trồng rừng cao sản của nước ngoài là một giải pháp phù hợp và nhanh
chóng để đẩy nhanh năng suất rừng trồng sản xuất chưa được các nhà hoạch định chính sách
quan tâm.




Nguồn ảnh: Trương Lê Hiếu
Chương 10. Tiến độ thực hiện Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm


Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


178



Trong 4 năm (2006-2009) tổng số đề tài đã được nghiệm thu và chuyển giao kết quả
cho sản xuất là 106, trong đó về lâm sinh là 55 đề tài chiếm 51%, công nghiệp rừng 42 đề tài
chiếm 39,6% và về kinh tế, chính sách lâm nghiệp 10 đề tài, chiếm 9,4%. Trong giai đoạn
2006-2010 mới có số liệu đến năm 2009 vì các đề tài kết thúc trong năm 2010 phải đến 2011
mới nghiệm thu đánh giá. Số đề tài kết thúc năm 2010 khá lớn vì là năm cuối chu kỳ kế
hoạch. Tương tự như vậy, số đề tài trong năm 2005 cao hơn các năm 2006 đến 2009.
Bảng 69: Số đề tài khoa học được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng
Năm Tổng Lâm sinh CNR KT-CS
2005 40

26

13

1

2006 34

12

22

0


2007 20

9

5

6

2008 28

20

6

2

2009 24

13

9

2

Nguồn: Bộ NN&PTNT

Trong 4 năm (2006-2009), số đề tài được nghiệm thu và chuyển giao kết quả cho sản
xuất bình quân 26,5 đề tài/ năm, nhiều hơn 4,1 đề tài/ năm so với giai đoạn 2001-2005 là 22,4
đề tài/năm.

Các đề tài giai đoạn 2006-2010 có quy mô lớn hơn và được đầu tư tập trung hơn. Năm
2005, trung bình 1 đề tài trọng điểm cấp Bộ chỉ được cấp 288,65 triệu đồng/ năm. Trong giai
đoạn 2006 – 2010, con số này tăng liên tục từ 737,8 triệu đồng/ đề tài/ năm (năm 2006) lên
1.159 triệu đồng/ đề tài/ năm (năm 2007), 1.149 triệu đồng/ đề tài/ năm (năm 2008) và 1.306
triệu đồng/ đề tài/ năm (năm 2009). Việc đầu tư có trọng điểm kết hợp với cơ chế đấu thầu
rộng rãi đã tạo điều kiện cho các đề tài giải quyết được các vấn đề lớn về kỹ thuật một cách
đồng bộ và hoàn chỉnh hơn.

Chỉ tiêu

3.4.3

Số đề tài khoa học lâm nghiệp
được nghiệm thu và đưa vào
ứng
dụng

Chương 10. Tiến độ thực hiện Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


179


Lực lượng cán bộ khuyến nông nói chung, bao gồm các lĩnh vực: Khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến công và khuyến ngư trên cả nước tính đến hết tháng 6/2010 cả nước có 33.577
người, tăng 34,1% so với thời điểm năm 2005. Phần lớn lực lượng cán bộ khuyến nông hiện
nay tập trung tại địa bàn các tỉnh miền Bắc, chiếm đến 80,1% trong tổng số. Trên địa bàn
miền Bắc, số cán bộ khuyến nông của vùng Trung du và miền núi chiếm gần 50% tổng số,

vùng Bắc Trung Bộ chiếm 38%, số còn lại (khoảng 12%) làm việc tại các tỉnh thuộc vùng
Đồng bằng sông Hồng. Qua số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng lực lượng cán bộ khuyến
nông hiện nay được ưu tiên bố trí tập trung tại các địa bàn có điều kiện sản xuất khó khăn.
Biểu đồ 45: Lực lượng cán bộ khuyến nông tại các cấp năm 2005 và 2009

Nguồn: BỔ SUNG NGUỒN

Số liệu chi tiết của lực lượng cán bộ khuyến nông hiện nay phân theo cấp quản lý cho
chúng ta thấy lực lượng này chủ yếu được bố trí ở địa bàn cấp thôn, xã chiếm trên 80% tổng
lực lượng, trong đó cấp xã chiếm 27,4%, cấp thôn, bản chiếm trên 55% trong tổng số. Riêng
lực lượng cán bộ khuyến nông cấp thôn, bản ở các tỉnh miền Bắc chiếm tới 91,3% tổng lực
lượng cán bộ khuyến nông cấp thôn, bản của cả nước và chỉ bố trí ở 2 vùng khó khăn là
Trung du - miền núi và Bắc Trung Bộ. Ở các tỉnh miền Nam, lực lượng này bố trí tập trung
chủ yếu ở vùng Tây Nguyên, chiếm 85,7% tổng số.
Hệ thống khuyến nông cấp tỉnh/Thành phố: Hiện nay ở tất cả 63 tỉnh/ thành phố
trong cả nước đều đã thành lập Trung tâm Khuyến nông với tổng số 2.065 cán bộ khuyến
nông, bình quân mỗi trung tâm khuyến nông tỉnh/ thành phố có 32,8 cán bộ viên chức. Trong
tổng số cán bộ khuyến nông làm việc ở các Trung tâm khuyến nông cấp tỉnh có 1.435 người
có trình độ đại học trở lên, chiếm 69,5%, 267 cán bộ trình độ trung cấp, chiếm 12,7% và 244
cán bộ có trình độ sơ cấp, chiếm 11,8%.

Chỉ tiêu

3.4.4



Số cán bộ khuyến nông/lâm

Chương 10. Tiến độ thực hiện Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm


Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


180
Hệ thống khuyến nông cấp huyện: Hiện nay, có 585/ 648 huyện trên cả nước có Trạm
khuyến nông huyện, chiếm 90,3% tổng số huyện. Các trạm khuyến nông huyện trực thuộc
Trung tâm Khuyến nông tỉnh hoặc UBND huyện với tổng số 3.741 người, bình quân mỗi
huyện có 6,4 người, trong đó số người có trình độ từ đại học trở lên là 2.656 người, chiếm
71%, trình độ trung cấp là 892 người và sơ cấp là 193 người.
Hệ thống khuyến nông cấp xã: Hiện nay, có 9.025 xã có nhân viên khuyến nông,
chiếm 96,6% tổng số xã. Số cán bộ có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 41%, dân tộc thiểu
số chiếm khoảng 20%. Các địa phương miền Bắc chiếm 74,1% số lượng cán bộ khuyến nông
cấp xã, tại một số tỉnh, như: Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang. Cán bộ
khuyến nông đã được hưởng lương theo ngạch chuyên môn đào tạo, còn ở các tỉnh khác mới
chỉ được hưởng phụ cấp từ 100.000 - 300.000 đồng/ tháng tuỳ theo điều kiện kinh tế của tỉnh.
Hệ thống khuyến nông cấp thôn, bản: Hiện cả nước chỉ có 15 tỉnh có khuyến nông
viên thôn bản với tổng số 18.466 người. Một số tỉnh có lực lượng khuyến nông viên thôn, bản
tương đối đầy đủ như: Nghệ An, Hà Giang, Cao Bằng, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Tây, Đắc
Lắc, Đắc Nông, Hậu Giang
Về trình độ đào tạo, tính đến thời điểm tháng 6/2010, trên cả nước cán bộ khuyến nông
có trình độ trên đại học bao gồm tiến sĩ và thạc sĩ có 151 người, chiếm 0,4% trên tổng số; cán
bộ trình độ đại học có 5.532 người, chiếm 16,5%; số cán bộ có trình độ cao đẳng là 4.149
người, chiếm 12,4%; số cán bộ có trình độ trung cấp là 2.515 người chiếm 7,5%; số còn lại là
cán bộ có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua trường lớp nào có 21.230 người, chiếm 63,2%.
Biểu đồ 46: Cơ cấu lược lượng cán bộ khuyến nông theo bằng cấp đào tạo

Nguồn: BỔ SUNG NGUỒN

Về cơ cấu cán bộ khuyến nông theo chuyên môn được đào tạo, tính chung trên cả nước,

số lượng cán bộ được đào tạo chuyên về lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật chiếm tỷ lệ cao
nhất là 16% trong tổng số, tiếp đến là lĩnh vực chăn nuôi thú y chiếm 10,8%, lĩnh vực lâm
Chương 10. Tiến độ thực hiện Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


181
nghiệp chiếm 4,5%, lĩnh vực thủy sản chiếm 3,5%. Tuy nhiên, cơ cấu lực lượng cán bộ
khuyến nông tại miền Bắc và miền Nam có sự khác biệt, cơ cấu cán bộ khuyến nông các lĩnh
vực trồng trọt, BVTV; chăn nuôi, thú y và khuyến ngư tại các tỉnh miền Nam có tỷ lệ cao hơn
ở các tỉnh miền Bắc, trong khi tỷ lệ cán bộ khuyến lâm tại các tỉnh miền Bắc có tỷ lệ cao hơn
tại các tỉnh miền Nam.
NN&PTNTSở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW là cơ quan quản lý trực
tiếp đối với Trung tâm Khuyến nông và các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh. Tuy
nhiên, cơ quan quản lý các trạm khuyến nông huyện chưa tập trung vào một đầu mối, cụ thể
hiện có 18 tỉnh các trạm khuyến nông huyện trực thuộc trung tâm khuyến nông tỉnh, 27 tỉnh
có trạm khuyến nông huyện trực thuộc UBND huyện và 8 tỉnh có trạm khuyến nông chịu sự
quản lý của phòng NN&PTNT tại các huyện hay phòng Kinh tế tại các thị xã.
Bảng 70: Cơ cấu lực lượng cán bộ khuyến nông theo ngành chuyên môn đào tạo tính
đến hết tháng 6/2010
Đơn vị tính: Người

Vùng
Tổng
cộng
Phân theo chuyên ngành đào tạo
Trồng
trọt.
BVTV

Chăn
nuôi.
Thú y
Lâm
nghiệp

Thuỷ

sản
Khác
Cả nước 33.577

5.356

3.626

1.523

1.179

21.893

Cơ cấu (%) 100,0

16,0

10,8

4,5


3,5

65,2

Miền Bắc 26.905

4.010

2.782

1.355

544

18.214

Cơ cấu (%) 100,0

14,9

10,3

5,0

2,0

67,7

Trung du - Miền núi 13.325


1.498

910

608

112

10.197

Đồng bằng sông Hồng 3.387

1.233

961

55

291

847

Bắc Trung bộ 10.193

1.279

911

692


141

7.170

Miền Nam 6.672

1.346

844

168

635

3.679

Cơ cấu (%) 100,0

20,2

12,6

2,5

9,5

55,1

Duyên hải Trung bộ 1.375


449

215

68

130

513

Tây Nguyên 2.215

263

138

64

6

1.744

Đông Nam bộ 772

189

125

25


45

388

Đồng bằng sông CL 2.310

445

366

11

454

1.034

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Lực lượng cán bộ khuyến nông trong thời gian qua phát triển nhanh về số lượng nhưng
tập trung chủ yếu ở cấp thôn, bản. Chất lượng cán bộ khuyến nông nói chung có nâng cao.
Tuy nhiên, do số lượng cán bộ khuyến nông cấp thôn, bản tăng nhiều nên trình độ đào tạo
còn hạn chế, phần lớn cán bộ khuyến nông cấp thôn, bản chỉ có bằng sơ cấp hoặc chưa qua
trường lớp nào. Lực lượng cán bộ khuyến lâm còn mỏng chưa đáp ứng yêu cầu hỗ trợ phát
triển sản xuất của ngành với đặc thù là địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, địa hình phức
tạp, chia cắt, dân cư thưa thớt.
Chương 10. Tiến độ thực hiện Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010



182



Các số liệu phân tích dưới đây chỉ tính số học sinh, sinh viên thuộc các ngành nghề lâm
nghiệp, gồm: Lâm sinh, lâm học, lâm nghiệp, lâm nghiệp xã hội, chế biến gỗ, khảm trai,
chạm khắc, khuyến nông lâm, cơ giới hóa lâm nghiệp, quản lý tài nguyên rừng và môi
trường, lâm nghiệp đô thị, nông lâm kết hợp, công nghệ sinh học, kinh tế lâm nghiệp, đang
học, tuyển mới và tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề do Bộ
NN&PTNT quản lý.
Bảng 71: Số học sinh, sinh viên thuộc hệ đại học, cao đẳng
Đơn vị tính: Người

Tình trạng 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Có mặt 3.581

3.689

4.048

4.206

4.373

6.063

Tuyển mới 1.119

980


1.156

1.205

1.095

1.093

Tốt nghiệp 786

704

782

911

894

852

Nguồn: Vụ TCCB – Bộ NN&PTNT

Số sinh viên theo học các chuyên ngành về lâm nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng
do Bộ NN&PTNT quản lý có mặt tại thời điểm đầu năm học, trong thời kỳ từ 2005 đến 2010
bình quân mỗi năm có 4.327 người. Tuy nhiên, do trong năm 2008 có một trường trung học
được nâng cấp một phần của trường thành cơ sở 2 của Trường đại học Lâm nghiệp nên số
sinh viên thuộc hệ đại học có mặt từ năm này trở đi đã tăng đáng kể về số lượng. Số sinh viên
có mặt đầu năm của năm 2010 so với năm 2005 đã tăng 69,3% và trong thời kỳ từ 2005 đến
2010 số lượng sinh viên có mặt vào đầu năm của hệ đại học và cao đẳng nói chung đạt tốc độ
tăng trưởng bình quân 14,1%/ năm.

Số học sinh viên tuyển mới hàng năm theo học hệ đại học - cao đẳng trong các năm từ
năm 2005 đến 2010 trung bình mỗi năm có 1.108 người. Tuy nhiên, số sinh viên tuyển mới
có xu hướng giảm, cụ thể trong năm 2010 số sinh viên tuyển mới chỉ bằng 97,7% so với năm
2005. Trong thời kỳ từ 2005 đến 2010, số sinh viên tuyển mới có tốc độ giảm bình quân
0,6%/ năm.
Số sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng thuộc các chuyên ngành lâm nghiệp tại các
trường do Bộ NN&PTNT quản lý trung bình mỗi năm trong các năm từ 2005 đến 2010 là 822
người và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 2% trong thời gian tương ứng.


Chỉ tiêu

3.4.5


Số học sinh, sinh viên các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp và dạy nghề lâm
nghiệp đang học, tuyển mới và tốt nghiệp

Chương 10. Tiến độ thực hiện Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


183
Bảng 72: Số học sinh, sinh viên thuộc hệ trung cấp
Đơn vị tính: Người

Tình trạng 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Có mặt 2.130


2.209

2.107

2.195

1.950

1.967

Tuyển mới 978

1.026

1.248

1.106

1.041

898

Tốt nghiệp 850

825

855

662


691

671

Nguồn: Vụ TCCB – Bộ NN&PTNT

Số học sinh học các chuyên ngành lâm nghiệp thuộc hệ trung cấp có mặt tại các trường
do Bộ NN&PTNT quản lý trong thời kỳ từ 2005 -2010 bình quân mỗi năm có 2.093 người và
có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2010, số lượng học sinh có mặt vào đầu năm chỉ
bằng 92,3% so với năm 2005. Tính chung cho cả thời kỳ 2005-2010, số học sinh theo học hệ
trung cấp giảm bình quân mỗi năm là 2%.
Số học sinh thuộc hệ trung cấp tuyển mới qua các năm cũng có tình hình tương tự, bình
quân mỗi năm chỉ tuyển 1.050 người. Tốc độ tuyển mới học sinh trung học trong thời kỳ
2005-2010 giảm bình quân mỗi năm 2,1%.
Số học sinh tốt nghiệp hệ trung cấp cũng không nằm ngoài xu thế chung. Bình quân
mỗi năm trong các năm từ 2005-2010 chỉ có 759 người tốt nghiệp. Số học sinh tốt nghiệp
trung cấp trong năm 2010 chỉ bằng 78,9% năm 2005. Trong thời kỳ từ 2005-2010, số lượng
học sinh tốt nghiệp hệ trung cấp giảm trung bình mỗi năm là 5,7%.
Bảng 73: Số học sinh. sinh viên thuộc hệ dạy nghề
Đơn vị tính: Người

Tình trạng 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Có mặt 2.532

2.599

2.432

2.944


2.967

4.163

Tuyển mới 1.674

1.761

1.959

2.122

2.167

2.264

Tốt nghiệp 1.273

1.173

1.164

1.426

506

1.164

Nguồn: Vụ TCCB – Bộ NN&PTNT


Số học sinh theo học hệ dạy nghề thuộc các trường dạy nghề do Bộ NN&PTNT quản lý
có mặt tại thời điểm đầu năm học, trong các năm từ 2005-2010 trung bình mỗi năm có 2.940
người. Số lượng học sinh học nghề tăng khá đều qua các năm là dấu hiệu tốt trong cơ cấu đào
tạo. Số lượng học sinh học nghề có mặt đạt tốc độ tăng bình quân 13,2% trong các năm từ
2005-2010. Riêng trong năm 2010, số học sinh học nghề có mặt tăng 64,4% so với năm 2005.
Số học sinh học nghề tuyển mới cũng có những tiến bộ nhất định, tăng 35,2% trong
năm 2010 so với năm 2005 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong thời kỳ từ
2005-2010 là 7,8%. Bình quân hàng năm các trường dạy nghề thuộc Bộ quản lý tuyển mới
1.991 người.
Số học sinh học nghề tốt nghiệp bình quân hàng năm trong các năm từ 2005-2010 là
1.118 người. Đây là con số khá thấp so với số học sinh tuyển mới hàng năm và giảm trung
Chương 10. Tiến độ thực hiện Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


184
bình mỗi năm là 2,2%. Điều này được lý giải là thời gian học nghề càng về sau càng lâu hơn
do yêu cầu của thị trường việc làm đòi hỏi lao động có tay nghề ngày một cao hơn.
Ngoài hệ thống trường thuộc Bộ NN&PTNT, còn một số trường đại học thuộc Bộ Giáo
dục và Đào tạo cũng có khoa Lâm nghiệp và đào tạo kỹ sư lâm nghiệp, bao gồm: Đại học
Nông - Lâm Thái Nguyên, Đại học Tây Bắc, Đại học Huế, Đại học Tây Nguyên, Đại học
Nông - Lâm Thủ Đức. Tuy nhiên, số liệu thống kê về số học sinh có mặt, tuyển dụng và tốt
nghiệp hàng năm của các trường này Vụ Tổ chức cán bộ chưa thu thập được.

Nguồn ảnh: Vụ KHCN&HTQT, TCLN, Bộ NN&PTNT
Chương 10. Tiến độ thực hiện Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010



185


Đánh giá chung:Kết quả thực hiện Tiểu chương trình nghiên cứu
Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp cho giai đoạn 2006-2020 trên cơ sở Chiến lược Phát
triển Lâm nghiệp Quốc gia giai đoạn 2006-2020 của Chính phủ đã được xây dựng với sự hỗ
trợ của tổ chức TBI Việt Nam và được phê duyệt, ban hành tại Quyết định số 78/2008/QĐ-
BNN ngày 1/07/2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Năm 2009-2010, Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam đang chủ trì xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược để trình Bộ
ban hành. Tổ chức TBI Việt Nam tiếp tục hỗ trợ trong việc xây dựng kế hoạch này.
Trong giai đoạn 2006-2010, nghiên cứu về lâm nghiệp có nội dung phong phú và đa
dạng hơn, bao gồm cả nghiên cứu cơ bản có định hướng, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu
triển khai với cả đối tượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ, định hướng nghiên cứu theo nhu cầu thị
trường và nâng cao thu nhập cho người dân tham gia quản lý và bảo vệ rừng.
Đã chọn, tạo được trên 120 giống cây lâm nghiệp được công nhận là giống quốc gia,
giống tiến bộ kỹ thuật đối với bạch đàn, keo, thông, tràm, có năng suất cao và khả năng
chống chịu điều kiện bất thuận và kháng sâu bệnh, được áp dụng rộng rãi trong sản xuất.
Công nghệ mô hom đã trở thành kỹ thuật phổ biến để tạo cây con có chất lượng và đồng đều.
Năng suất rừng trồng kinh tế đã tăng lên đáng kể, từ 8-10 m3/ha/năm vào những năm 1990
lên 20 - 30 m3/ha/năm. Nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp của Việt Nam đã đạt được trình
độ của các nước trong khu vực và một số nước tiên tiến.
Đã trồng hàng trăm ha rừng khảo nghiệm các giống mới chọn tạo và kỹ thuật thâm
canh, bao gồm cả cây bản địa cung cấp gỗ lớn, giá trị cao như: Tô hạp Điện Biên, Ươi, Gội
nếp, Dẻ cau, Xoan đào, Dó Trầm, Sở, Giổi Bắc, Lát Mexicô, Vối Thuốc,
Về Lâm sinh, đã sản xuất thành công chế phẩm Mycrorhyza phục vụ gieo ươm và trồng
rừng Sao Đen, áp dụng ở Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, , bảo tồn nguồn gen quý
hiếm các loài Thủy tùng, Pơ mu, Bách xanh, ứng dụng xạ khuẩn cố định đạm frankia cho
Phi lao, giải pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây bụi, cây thân thảo cố định cát để trồng rừng

phòng hộ vùng cát ven biển. Đã thiết kế, chế tạo thành công thiết bị tấm đệm giảm áp, thiết bị
nhổ gốc cây và thiết bị bơm thuốc trừ sâu tầm cao, đèn bẫy bướm phòng trừ sâu róm thông.
Xây dựng nhiều hướng dẫn kỹ thật như: Kỹ thuật trồng Chò chỉ và cây Sâng cho vùng Tây
Bắc, kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng rừng đước trồng phục vụ nông-lâm-ngư kết hợp tại
Minh Hải, ghép các loài Trám đen, Trám trắng và Trám ra quả 4 mùa, phòng trừ dịch hại
tổng hợp, phân lập nấm bệnh và lập danh mục các loài nấm bệnh đối với Bạch đàn và Keo.





Đánh giá chung
Chương 10. Tiến độ thực hiện Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


186
Về điều tra rừng, đã xây dựng được chương trình quản lý, giám sát diện tích rừng và đất
rừng, quản lý, giám sát lâm phận sau giao khoán dựa trên công nghệ thông tin và kỹ thuật
GIS. Thiết lập các Ô thứ cấp định vị cho các kiểu rừng tự nhiên để nghiên cứu lâu dài các hệ
sinh thái này. Xây dựng cơ sở cho điều chế rừng tự nhiên là rừng sản xuất. Đề xuất phân hạng
đất cấp vi mô cho trồng rừng 3 loài cây Keo lai, Keo tai tượng và Bạch đàn Urophylla nhằm
góp phần sử dụng đất hợp lý, trồng rừng năng suất cao và bảo vệ môi trường.
Lĩnh vực chế biến, bảo quản lâm sản: Đã bước đầu thành công trong dùng Tanin và
Dầu cóc hành để làm chế phẩm bảo quản gỗ đối với nấm và mối. Biện pháp ép định hình và
gia nhiệt điện cao tần để sản xuất một số sản phẩm xuất khẩu từ tre, nứa đan kết hợp với gỗ
bóc. Xác định được 3 loại nguyên liệu có hiệu lực là Xoan ta, Neem và Thàn mát dùng làm
thuốc bảo quản lâm sản phòng chống côn trùng và nấm.
Về chính sách: Đã phân tích tác động của các chính sách đến thị trường gỗ và sản phẩm

gỗ; xác định được giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và giá trị chưa sử dụng của ba loại rừng
phòng hộ, đặc dụng và sản xuất ở miền Đông Nam Bộ; xây dựng hướng dẫn xác định giá trị
môi trường và dịch vụ môi trường của rừng; xây dựng phương pháp định giá rừng và đề xuất
khung giá rừng làm cơ sở cho việc tiền tệ hóa giá trị của rừng trong các quan hệ kinh tế, góp
phần thay đổi nhận thức về giá trị của rừng.
Từ kết quả nghiên cứu đã xây dựng nhiều quy trình, hướng dẫn kỹ thuât để chuyển
giao, áp dụng cho sản xuất, như: Hướng dẫn kỹ thuật trồng Chò chỉ và cây Sâng cho vùng
Tây Bắc; quy trình và biện pháp kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng rừng đước trồng phục vụ
nông-lâm-ngư kết hợp tại Minh Hải; quy trình ghép các loài cây Trám đen, Trám trắng và
Trám ra quả 4 mùa; quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp, phân lập nấm bệnh và xác định
được danh mục các loài nấm gây bệnh nguy hiểm đối với Bạch đàn và Keo
Kết quả thực hiện Tiểu chương trình khuyến lâm
Giai đoạn 2006 – 2010, chương trình khuyến lâm đã triển khai ở 55 tỉnh với 51.575 hộ
tham gia xây dựng các mô hình, tổng kinh phí 76 tỷ đồng.
Chương trình trồng rừng thâm canh cây nguyên liệu đạt 26.054 ha, kinh phí khoảng
36,4 tỷ đồng, bao gồm các mô hình trình diễn với các giống mới và kỹ thuật thâm canh các
loài cây Bạch đàn, Keo lá tràm, Keo lai, Phi lao, Xoan ta, Tràm Úc, Thông, góp phần tăng
năng suất trồng rừng từ 1,5-2 lần so với các giống cũ.
Chương trình trồng rừng thâm canh cây đặc sản ngoài gỗ đạt 11.274 ha, kinh phí 32,1
tỷ đồng với các loại cây Ba kích, Giổi, Luồng, Mây nếp, Thảo quả, Tre Điềm trúc, Bời lời, Sa
nhân, Dó trầm, được trồng tại 60% các tỉnh, thành trong cả nước. Chương trình này bước
đầu được các địa phương áp dụng và nhân rộng, tạo thu nhập ổn định cho nông dân sống gần
rừng, đặc biệt nông dân miền núi phía Bắc có thu nhập bình quân từ 20-30 triệu đồng/năm, có
hộ thu nhập từ 50-60 triệu đồng/ha từ thảo quả, sa nhân dưới tán rừng.
Chương trình trồng rừng thâm canh cây gỗ lớn đạt 3.241 ha, kinh phí 5,8 tỷ đồng, bao
gồm các loài cây Sưa, Huỷnh, Lát Mêxico, nhằm mục tiêu cung cấp gỗ lớn cho chế biến,
xuất khẩu. Chương trình được thực hiện ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, ĐB sông Hồng,
Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Chương trình nông lâm kết hợp đã trồng được 891 ha, kinh phí 1,8 tỷ đồng, thực hiện ở
các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, bao gồm trồng cây ngắn ngày kết hợp cây dài

Chương 10. Tiến độ thực hiện Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


187
ngày cho thu hoạch bình quân 3 - 5 triệu đồng/ năm. Nhiều vườn rừng, trại rừng (ví dụ ở
Lạng Giang- Bắc Giang) cho thu hoạch từ 5- 10 triệu đồng/ năm.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ khuyến lâm cho cán bộ kiểm lâm: 4 khóa đào tạo tiểu giáo
viên khuyến lâm cho cán bộ kiểm lâm các tỉnh miền núi phía Bắc, 15 lớp đào tạo tiểu giáo
viên (TOT) với 450 học viên là cán bộ của các Chi cục Kiểm lâm các tỉnh phía Bắc, Trung
Bộ; biên soạn một số giáo trình, đĩa hình là công cụ giảng bài; phối hợp với Đài truyền hình
Trung Ương (VTV2, VTV16), các công ty truyền thông, các Trung tâm khuyến nông tỉnh và
Đài truyền hình địa phương.
Bước đầu có sự đổi mới cách tiếp cận khuyến lâm theo nhu cầu, bảo đảm chất lượng và
hiệu quả của các dịch vụ này, cải tiến tổ chức khuyến lâm theo hướng gắn chặt với tổ chức
của ngành Lâm nghiệp.
Kết quả thực hiện Tiểu chương trình Giáo dục và Đào tạo
Tổng số học sinh, sinh viên nhập học các trường đại học - cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp, dạy nghề trong 5 năm (2006 đến 2010) là 21.121 người, trong đó đại học - cao đẳng
là 5.529 người chiếm 26,2%, trung cấp chuyên nghiệp 5.319 người chiếm 25,2% và dạy nghề
10.273 người chiếm 48,6%.
Tổng số học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học - cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp, dạy nghề trong 5 năm (2006 đến 2010) là 13.280 người, trong đó đại học - cao đẳng
là 4143 người chiếm 31,21%, trung cấp chuyên nghiệp 3704 người chiếm 27,9% và dạy nghề
5.433 người chiếm 40,9%.
Tổng số học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học - cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp, dạy nghề năm 2010 so với 2005 là 92,36% (từ 2009 năm 2005 xuống 2.687 năm
2010), trong đó đại học - cao đẳng tăng 108,4% (từ 786 năm 2005 lên 852 năm 2010), trung
cấp chuyên nghiệp giảm còn 78,9% (từ 850 xuống 671) và dạy nghề giảm còn 91,4% (từ

1.273 xuống 1.164).

Về cơ cấu đào tạo, tỷ lệ số HS tốt nghiệp năm 2005 giữa đại học - cao đẳng : trung cấp
chuyên nghiệp : dạy nghề là 1 : 1,1 : 1,6 (786 : 850 : 1273) và năm 2010 là 1: 0,8 : 1,4 (825:
671: 1164). So với năm 2005, cơ cấu học sinh tốt nghiệp giữa các cấp học năm 2010 còn bất
hợp lý hơn.
Từ 2007 trở về trước, trong hệ thống trường thuộc Bộ NN&PTNT có 2 trường đào tạo
đại học và cao đẳng, 3 trường trung cấp chuyên nghiệp và 5 trường dạy nghề. Từ năm 2008,
thêm Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc đào tạo đại học - cao đẳng và dạy nghề, nâng số
cơ sở đào tạo đại học - cao đẳng lâm nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT lên 3 trường và số đào tạo
dạy nghề lên 6 trường.
Tổng kinh phí cho đào tạo các bậc học tăng 174,4%, từ 22.799 triệu đồng năm 2005 lên
39.767 triệu năm 2010.
Nhiều nội dung trong Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 – 2020 và kế
hoạch 5 năm 2006-2010 đã không đạt, như: Số lao động trong ngành được đào tạo nghề 25%
vào năm 2010, tăng 80% mỗi năm về đào tạo ngắn hạn, đạt chuẩn quốc tế về giáo dục trong
các cơ sở đào tạo lâm nghiệp vào năm 2010.
Chương 10. Tiến độ thực hiện Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


188
Các tồn tại chính trong nghiên cứu:
Việc đề xuất đề tài nghiên cứu chủ yếu vẫn theo cách truyền thống dựa trên các đề tài
mà các nhà nghiên cứu có thể làm được chứ không dựa trên nhu cầu thiết yếu của sản xuất và
thị trường. Các đề xuất nghiên cứu chủ yếu thường do các cơ sở đào tạo và nghiên cứu đề
xuất;
Vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp nói chung vẫn thấp nên
không thể đáp ứng yêu cầu đổi mới và đột phá cho khoa học công nghệ lâm nghiệp;

Thời gian thực hiện các đề tài/dự án nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học công nghệ lâm
nghiệp từ 3 đến 5 năm là quá ngắn, không đủ cơ sở để kiểm chứng đầy đủ và khách quan các
kết quả nghiên cứu do cây lâm nghiệp là cây lâu năm ít nhất 7 năm và nhiều nhất đến 20-30
năm hoặc lâu hơn nữa;
Số các kết quả nghiên cứu được đưa vào sản xuất còn hạn chế và nhiều nghiên cứu
chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất và đời sống.
Các tồn tại trong giáo dục đào tạo:
Quy mô và chất lượng đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy
và đào tạo còn nhiều bất cập. Số lượng cán bộ giảng dạy còn ít. Hệ thống thư viện và giáo
trình chưa kịp đổi mới. Hợp tác đào tạo trong nước và quốc tế về lĩnh vực lâm nghiệp mới chỉ
dừng lại ở những bước đi ban đầu. Khoảng cách về trình độ giữa các viện, trường trong nước
với các nước trong khu vực còn khá lớn. Đây chính là những thách thức và trở ngại lớn cho
quá trình thực hiện Chiến lược trong thời gian tiếp theo.
Các tồn tại trong khuyến lâm:
Một số tiến bộ kỹ thuật lâm nghiệp chưa thực sự đến với người dân miền núi. Một số
mô hình chưa thể hiện rõ kết quả, tính thuyết phục chưa cao, chưa được nông dân tự nhân
rộng một cách rộng rãi;
Thiếu giống mới, loài cây trồng mới có năng suất cao để chuyển giao cho hộ nông dân
miền núi và người nghèo;
Đội ngũ cán bộ khuyến lâm và lâm nghiệp cấp xã hiện nay vẫn trong tình trạng vừa yếu
lại vừa thiếu.
Giải pháp về khoa học công nghệ:
Việc xây dựng các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp theo các
chương trình đồng bộ từ thử nghiệm, xây dựng quy trình sản xuất, chuyển giao, ứng dụng
trực tiếp vào sản xuất, sơ chế và thương mại lâm sản cho người trồng rừng là giải pháp đúng
đắn để gắn nghiên cứu với sản xuất và thị trường, khắc phục tình trạng đề tài nghiên cứu
được đưa vào sản xuất còn rất hạn chế hiện nay;
Nghiên cứu khoa học lâm nghiệp đòi hỏi phải có nguồn đầu tư dài hạn và cần nhiều
năm để có được kết quả do tính chất dài hạn của cây lâm nghiêp. Do đó, khó có thể kỳ vọng
các viện, trường có những kết quả nghiên cứu đáp ứng yêu cầu cao và đa dạng trong ngành

lâm nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, bên cạnh các nỗ lực nghiên cứu của các viện,
trường, doanh nghiệp, thì hợp tác quốc tế trong việc chuyển giao công nghệ từ các nước và tổ
chức nghiên cứu khu vực và hỗ trợ đào tạo cán bộ nghiên cứu chủ chốt là rất cần thiết để rút
Chương 10. Tiến độ thực hiện Chương trình Nghiên cứu, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010


189
ngắn khoảng cách về khoa học công nghệ của nước ta với các nước khác trong khu vực trong
lĩnh vực lâm nghiệp;
Các đề tài nghiên cứu cần xuất phát từ nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến và nông
dân làm nghề rừng thay vì được các viện, trường và các cơ quan quản lý đề xuất như hiện
nay. Các đề tài nghiên cứu cần có sự tham gia của các viện, trường, doanh nghiệp Nhà nước
và tư nhân, cộng đồng và hộ gia đình để gắn nghiên cứu với sản xuất lâm nghiệp. Đề nghị Bộ
sớm triển khai xây dựng các quan hệ đôi tác giữa các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy với các
doanh nghiệp, công ty lâm nghiệp, hợp tác xã và cộng đồng để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất
và nghiên cứu khoa học một cách lâu dài;
Yêu cầu có sản lượng rừng trồng trung bình 20-30 m
3
gỗ/ ha/ năm hoặc hơn nữa và sản
xuất 10 triệu m
3
gỗ lớn chủ yếu từ rừng trồng với nguồn đầu tư hạn chế cho lâm nghiệp đòi
hỏi các nhà khoa học lâm nghiệp Việt Nam phải tập trung đầu tư giải quyết nhiệm vụ quan
trong này, thay vì đầu tư dàn trải như hiện nay, để có thể nâng cao đóng góp của ngành cho
nền kinh tế quốc dân và thu nhập của người dân làm nghề rừng bằng đa dạng hoá các nguồn
thu nhập trên đất lâm nghiệp.
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực:
Việc “Xây dựng đề án đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục đào tạo lâm nghiệp cả về

cơ cấu, chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và cơ chế quản lý…” như đã đề xuất
trong Chiến lược đến nay vẫn chưa thể thực hiện được. Bộ cần chỉ đạo Trường Đại học Lâm
nghiệp và một số trường khác tổ chức thí điểm xây dựng chương trình giảng dạy hướng tới
mục tiêu phát triển nhân cách, năng lực vận dụng và sáng tạo của cá nhân người học và
không nên truyền thụ kiến thức một chiều. Do vậy, chương trình phải vừa tinh giản những
kiến thức ôm đồm không cần thiết, vừa cập nhật những kiến thức hiện đại, mở rộng thế giới
quan cho học sinh. Phương pháp giảng dạy phải thay đổi, chuyển từ truyền thụ một chiều
sang tổ chức cho sinh viên làm việc và tự hình thành năng lực vận dụng và sáng tạo cá nhân.
Việc học gắn với phương thức mở, học không chỉ trên lớp mà còn gắn với tham quan, thực
nghiệm và thực hành tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu Ứng dụng rộng rãi giáo án điện tử,
thư viện điện tử và tăng số giờ học tiếng Anh. Việc kiểm tra, thi cử và đánh giá chất lượng
đào tạo cũng phải đổi mới đồng bộ, hạn chế kiểm tra kiến thức ghi nhớ, tăng cường hình thức
kiểm tra trắc nghiệm và chú trọng đánh giá năng lực hiểu và vận dụng vào thực tế của sinh
viên;
Đề án đổi mới cần phải có một lộ trình hợp lý bắt đầu ngay bằng đào tạo cán bộ đầu
đàn trẻ có năng lực cả về lý thuyết và thực tiễn ở trong và ngoài nước, xây dựng giáo trình
mới, xây dựng các cơ sở thực nghiệm và sản xuất, hợp tác giảng dạy, nghiên cứu với các
viện, trường đại học và đào tạo nghề trong nước, trong khu vực và quốc tế, tiến tới thử
nghiệm trong một số khoa trong các trường lâm nghiệp vào cuối kỳ kế hoạch 5 năm 2011-
2015;
Để đào tạo nông dân cần có đội ngũ cán bộ lâm nghiệp và khuyến lâm cơ sở (xã) được
đào tạo bài bản (theo mô đun) cả về lý thuyết và thực hành, cần xây dựng kế hoạch trung hạn
để đào tạo đội ngũ này sử dụng nguồn kinh phí đào tạo nghề cho nông dân của Chính phủ.
Việc đào tạo cho nông dân cần phải kết hợp đào tạo tại chỗ (chủ yếu do cán bộ lâm nghiệp và
khuyến lâm cơ sở hướng dẫn) với việc đào tạo từ xa sử dụng các phương tiện truyền thông
đại chúng như truyền hình và đài phát thanh và các phương tiện nghe nhìn khác.
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

190








Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 –
2020
Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động lâm nghiệp theo định hướng thị trường
và hội nhập quốc tế, có sự tham gia rộng rãi của khu vực hộ gia đình, cộng đồng và tư nhân;
kiện toàn hệ thống tổ chức đồng thời đổi mới công tác lập kế hoạch và giám sát ngành Lâm
nghiệp.

Các chỉ tiêu đánh giá
 Chỉ số 3.5.1: Số lao động trong các cơ sở hành chính, sự nghiệp Lâm nghiệp
 Chỉ số 3.5.2: Số doanh nghiệp, số lao động, số vốn, lỗ/ lãi của các doanh nghiệp chế
biến lâm sản
 Chỉ số 3.5.3: Số lâm trường đã được chuyển sang công ty/ doanh nghiệp lâm nghiệp
(theo nghị định 200) và diện tích quản lý
 Chỉ số 3.5.4: Giá trị Tài sản cố định của các doanh nghiệp Lâm nghiệp
 Chỉ số 3.5.5: Số hộ kinh tế cá thể lâm nghiệp và diện tích quản lý
 Chỉ số 3.5.6: Số lượng các trang trại lâm nghiệp, số lao động và diện tích quản lý
 Chỉ số 3.5.7: Doanh thu của các trang trại lâm nghiệp
 Chỉ số 3.5.8: Số lượng Hợp tác xã Lâm nghiệp (HTX LN) tham gia quản lý bảo vệ rừng
và diện tích quản lý (chỉ số tương lai)
 Chỉ số 3.5.9: Số cộng đồng thôn bản tham gia quản lý bảo vệ rừng và diện tích quản lý
(chỉ số tương lai)
Chương

Tiến độ thực hiện


Chương trình Đổi mới thể chế,
chính sách, kế hoạch

và giám sát ngành Lâm nghiệp


11

Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

191

Số lượng lao động đang làm việc trong các cơ sở hành chính sự nghiệp của ngành Lâm
nghiệp bao gồm số lao động đang làm công tác quản lý, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo,
khuyến lâm, kiểm lâm và các đơn vị sự nghiệp khác thuộc ngành Lâm nghiệp. Hiện chưa có
số liệu thống kê đầy đủ lực lượng lao động thuộc khối này. Cơ sở dữ liệu FOMIS chỉ mới có
thể thu thập được số liệu về lực lượng cán bộ kiểm lâm hiện đang làm việc tại các cơ quan
Trung ương và địa phương thuộc ngành và có thể so sánh với số liệu cơ sở 2005.

Bảng 74: Lực lượng lao động thuộc lực lượng kiểm lâm trong năm 2009
Vùng, miền
Tổng số
lao động
Lao động trong biên chế
Chia theo trình độ đào
tạo
Lực

lượng
kiểm lâm
địa bàn
Tổng số

Chia
ra:
Trên
đại học
Đại
học
Trung
cấp

Nam Nữ
Tổng số 10.346 9.235 8.328 907 66 4.304 4.610 4.353
Miền Bắc 5.862 5.252 4.663 589 59 2.720 2.315 2.865
Đồng bằng sông
Hồng 518 404 351 53 10 291 121 144
Đông Bắc Bộ 2.484 2.361 2.081 280 12 1.204 954 1.276
Tây Bắc Bộ 940 877 754 123 3 300 548 526
Bắc Trung Bộ 1.920 1.610 1.477 133 34 925 692 919
Miền Nam 4.484 3.983 3.665 318 7 1.584 2.295 1.488
Nam Trung Bộ 1.188 971 902 69 2 466 585 521
Tây Nguyên 1.474 1.348 1.225 123 2 581 741 561
Đông Nam Bộ 1.233 1.123 1.040 83 2 336 697 313
Đồng bằng sông Cửu
Long 589 541 498 43 1 201 274 93
Số lao động làm việc
tại Cục Kiểm lâm và

các đơn vị trực thuộc
771 633 563 70 36 238 274 224
Nguồn: Cục Kiểm Lâm – Bộ NN&PTNT

Đến năm 2009, lực lượng cán bộ viên chức thuộc ngành Kiểm lâm được bố trí làm việc
ở các địa phương có tổng số là 10.336 người, trong đó số lao động trong biên chế chính thức
là 9.235 người, với 8.328 lao động nam và 907 lao động nữ. Tỷ lệ lao động nam và nữ trong
biên chế chiếm trong tổng số lao động tương ứng là 90,2% và 9,8%. So với năm 2005, lực

Chỉ tiêu

3.5.1


Số lao động trong các cơ sở h
ành
chính, sự nghiệp Lâm nghiệp

Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

192
lượng cán bộ viên chức làm việc tại các địa phương thuộc ngành tăng 8,9%, trong đó, tại địa
bàn các tỉnh miền Bắc tăng 8,7% và tại địa bàn các tỉnh miền Nam tăng 9,2%. Số lượng lao
động trong biên chế tăng từ 8.199 người trong năm 2005 lên 9.235 người năm 2009, đạt tốc
độ tăng 12,6%, trong khi đó số lượng lao động tuyển dụng theo hình thức hợp đồng giảm,
năm 2009 số này chỉ còn 1.111 người so với năm 2005 là 1.299 người, giảm 14,5%.
Số lao động thuộc lực lượng Kiểm lâm trong năm 2009 so với năm 2005 tăng ở hầu hết
các vùng, trừ vùng Tây Nguyên giảm từ 1.515 người năm 2005 xuống còn 1.474 người năm

2009, mức giảm tương đương 2,7%. Trong các vùng còn lại, vùng có mức tăng nhiều nhất là
Tây Bắc, đạt mức tăng 22,4%, tiếp đến là các vùng Nam Trung Bộ tăng 19,4%, Đông Nam
Bộ tăng 18%, Đồng bằng sông Hồng tăng gần 11%
Đáng chú ý là số lao động nữ trong biên chế thuộc ngành Kiểm lâm, tuy tỷ lệ trong tổng
số vẫn còn thấp (dưới 10%) nhưng đã đạt mức tăng đáng kể qua các năm. Năm 2009, số lao
động nữ trong biến chế thuộc ngành làm việc tại các địa phương là 907 người so với 768
người trong năm 2005, đạt tốc độ tăng bình quân 4,2%/ năm. Trong đó, một số vùng có mức
tăng số lao động nữ khá ấn tượng là Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, các vùng này
đạt mức tăng bình quân hàng năm tương ứng là 5%, 6,8% và 9,9%.

Riêng số cán bộ kiểm lâm thuộc cấp Trung ương quản lý, bao gồm số cán bộ, viên chức
làm việc tại Cục Kiểm lâm và các đơn vị trực thuộc Bộ trong năm 2009 có 771 người, tăng
74 người, tương đương tăng 10,6% so với năm 2005. Trong tổng số, số lao động làm việc tại
Cục Kiểm lâm là 49 người, 100% thuộc biên chế chính thức, có 39 lao động nam và 10 lao
động nữ; số còn lại thuộc 3 đơn vị Kiểm lâm vùng và 6 vườn quốc gia là: Ba Vì, Cúc
Phương, Tam Đảo, Bạch Mã, Yok Đôn và Cát Tiên.
Về trình độ học vấn của lực lượng cán bộ công nhân viên chức thuộc lực lượng Kiểm
lâm phân bố tại các địa phương trong năm 2009 nói chung đã có sự chuyển biến đáng kể theo
hướng tăng dần trình độ được đào tạo. Biểu hiện bằng số lượng cán bộ có trình độ đại học và
sau đại học tăng nhanh hơn số lượng cán bộ có trình độ trung cấp. Cụ thể, số cán bộ có trình
độ tiến sĩ và thạc sĩ tăng từ 57 người trong năm 2005 lên 66 người trong năm 2009 (tăng
15,8%), số lượng người có trình độ đại học tăng từ 3.217 người trong năm 2005 lên 4.304
người trong năm 2009 (tăng 33,8%), trong khi số lượng có trình độ trung cấp chỉ tăng từ
4.519 người trong năm 2005 lên 4.610 người trong năm 2009 (tăng 2%).
Nguồn ảnh: Vụ KHCN&HTQT, TCLN, Bộ NN&PTNT
Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

193

Đáng chú ý là số cán bộ có trình độ đại học thuộc lực lượng Kiểm lâm đang làm việc tại
các địa phương trong năm 2009 so với năm 2005 đã đạt mức tăng khá ấn tượng. Tính chung
cả nước, số lượng cán bộ kiểm lâm có trình độ đại học tăng 33,8% từ năm 2005 đến năm
2009, trong đó các địa phương thuộc địa bàn miền Bắc đạt mức tăng 40,1% và các địa
phương thuộc địa bàn miền Nam đạt mức tăng 24,2%. Trong các vùng thì Đồng bằng sông
Cửu Long là vùng đạt mức tăng ấn tượng nhất, tăng gần gấp đôi; tiếp đến là các vùng Đông
Bắc tăng 50,5%; Bắc Trung Bộ tăng 35,2%; Đông Nam Bộ tăng 32,3%,…so với năm 2005.
Trình độ học vấn của số cán bộ làm việc tại Cục Kiểm lâm và các đơn vị trực thuộc
trong năm 2009 so với năm 2005 cũng đã có sự cải thiện đáng kể về chất lượng. Chỉ tính
riêng số cán bộ có trình độ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) đã tăng hơn 2,5 lần, từ 14 người trong
năm 2005 lên 36 người trong năm 2009, số cán bộ có trình độ đại học cũng đã tăng từ 211
người lên 238 người, tương đương 12,8% trong thời gian tương ứng. Ngoài ra, tỷ lệ cán bộ có
trình độ trung cấp của khối này giảm từ 53,1% xuống còn 50% trong các năm tương ứng.

Biểu đồ 47: Lượng cán bộ kiểm lâm địa bàn theo vùng trong các năm 2005 và 2009

Nguồn: Cục Kiểm Lâm, Bộ NN&PTNT

Trong các năm từ 2005 đến 2009, số lượng kiểm lâm địa bàn cũng đã tăng đáng kể, từ
3.699 người lên 4.353 người, đạt tốc độ tăng 17,7% trong thời kỳ trên. Một số vùng số lượng
kiểm lâm địa bàn tăng nhanh trong các năm qua là: Bắc Trung Bộ tăng 42,5%, Nam Trung
Bộ tăng 38,9%, Tây Bắc tăng 20,4%,… lực lượng này đã góp phần đáng kể trong công tác
bảo vệ rừng tận gốc trong thời gian qua theo chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn.
Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

194


Chỉ tiêu thống kê số lượng doanh nghiệp, số lao động, số vốn và kết quả kinh doanh
(lãi/lỗ) của các doanh nghiệp chế biến thuộc ngành Lâm nghiệp là chỉ tiêu thống kê được
Tổng cục Thống kê tổ chức thu thập hàng năm nhằm phản ánh thực trạng và kết quả kinh
doanh của ngành chế biến lâm sản của các địa phương, vùng, miền trong cả nước.
Doanh nghiệp thuộc đối tượng thống kê là các đơn vị thực hiện hạch toán kinh tế độc
lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân theo qui định của pháp luật hiện hành, hoạt động chuyên về
lĩnh vực chế biến lâm sản hoặc ngành sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp là chế
biến lâm sản.
Các phân tích dưới đây dựa trên cơ sở các số liệu cơ bản được thu thập, tổng hợp từ các
doanh nghiệp chế biến lâm sản qua các năm từ 2005-2009.
Về số lượng: Số doanh nghiệp chế biến lâm sản trong cả nước đã tăng liên tục và tăng
nhanh qua các năm. Nếu lấy năm sau so với năm trước thì tốc độ tăng của số lượng doanh
nghiệp tương ứng qua các năm từ 2005 đến 2009 là 18,3%, 17,6%, 29,6% và 10,1%. Còn nếu
lấy năm 2005 làm gốc thì đến năm 2009 số lượng doanh nghiệp chế biến lâm sản của cả nước
đã tăng gấp gần 2 lần.
Bảng 75: Số lượng doanh nghiệp thuộc ngành chế biến lâm nghiệp
Đơn vị tính: Người

Vùng, miền 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng số 1,717

2,031

2,389

3,097

3,410

Miền Bắc 906


1093

1291

1628

1764

Đông Bắc Bộ 221

263

346

433

434

Tây Bắc Bộ 20

20

33

32

45

Bắc Trung Bộ. 191


246

283

365

405

Đồng bằng sông
Hồng 474

564

629

798

880

Miền Nam 811

938

1098

1469

1646


Nam Trung Bộ 135

173

213

279

311

Tây Nguyên 99

95

113

145

170

Đông Nam Bộ 476

541

614

848

944


Đồng bằng sông Cửu
Long 101

129

158

197

221

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Chỉ tiêu

3.5.2

Số doanh nghiệp, số vốn, lỗ, lãi
của doanh nghiệp chế biến lâm
sản

Chương 11. Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, kế hoạch và giám sát ngành

Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010

195
Số lượng các doanh nghiệp chế biến lâm sản phân bố tương đối đều giữa 2 miền qua
các năm nói trên, với cơ cấu khoảng 52% số doanh nghiệp đóng trên địa bàn miền Bắc và
48% đóng trên địa bàn miền Nam. Điều đáng chú ý là các doanh chế biến lâm sản không tập

trung ở địa bàn có nhiều rừng mà chủ yếu được đóng gần nơi tiêu thụ sản phẩm, đó là địa bàn
vùng đồng bằng và nơi có các khu công nghiệp lớn. Cụ thể, tại miền Bắc, số doanh nghiệp
đóng ở vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm xấp xỉ 50% tổng số doanh nghiệp trong toàn miền,
còn ở miền Nam số doanh nghiệp đóng ở địa bàn Đông Nam Bộ chiếm gần 60% tổng số
doanh nghiệp. Các vùng Tây Bắc Bộ và Tây Nguyên là những vùng có nhiều rừng hiện nay
nhưng lại là những vùng có các doanh nghiệp chế biến lâm sản ít nhất, với chỉ hơn 2% tại
vùng Tây Bắc và 10% tại vùng Tây Nguyên tính trên tổng số doanh nghiệp đóng trên địa bàn
2 miền.
Về qui mô lao động: Tính bình quân qua các năm từ 2005-2009 cả nước có khoảng hơn
120 ngàn người làm việc trong các doanh nghiệp chế biến lâm sản, trong đó các tỉnh miền
Bắc chiếm khoảng 36,5% tổng số, số còn lại thuộc các tỉnh miền Nam. Tương tự như tình
hình phân bố doanh nghiệp, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp chế biến lâm sản
được tập trung chủ yếu tại 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Các vùng này
chiếm số lao động tương ứng là 61,3% và 64% tổng số lao động đang làm việc của các doanh
nghiệp chế biến lâm sản trên 2 miền.
Bảng 76: Tổng số lao động của các doanh nghiệp chế biến lâm nghiệp
Đơn vị tính: người

Vùng, miền 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng số 108,635

108,660

118,669

129,330

137,915

Miền Bắc 36,831


42,808

44,126

48,523

48,290

Đông Bắc Bộ 5,224

6,133

8,547

9,921

10,256

Tây Bắc Bộ 730

889

859

816

951

Đồng bằng sông

Hồng 25,205

28,445

26,011

28,657

26,965

Bắc Trung Bộ 5,673

7,342

8,710

9,130

10,120

Miền Nam 71,804

65,852

74,543

80,808

89,625


Nam Trung Bộ 14,360

15,394

15,224

15,023

13,456

Tây Nguyên 6,886

4,465

6,983

5,761

4,974

Đông Nam Bộ 46,329

39,705

45,146

51,231

62,341


Đồng bằng sông
Cửu Long 4,230

6,289

7,192

8,794

8,855

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Qui mô lao động bình quân một doanh nghiệp chế biến lâm sản của cả nước trong giai
đoạn 2005-2009 có xu hướng giảm dần đều. Nếu như năm 2005, qui mô số lao động bình
quân của 1 doanh nghiệp là 63,3 người thì đến năm 2009 chỉ còn 40,4 người. Tính bình quân
trong 5 năm số lao động trong mỗi doanh nghiệp chỉ có khoảng 50 người, trong đó ở miền
Bắc là 34 người và miền Nam là 67 người. Điều đáng chú ý ở đây là mặc dù ở vùng Đông
Bắc Bộ, nơi có qui mô về số lượng doanh nghiệp chỉ đứng thứ 3 trong các vùng, nhưng qui

×