Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Nguyễn Văn Thành K55-KTDN, bài kiểm tra nhà nước pháp luật đại cương pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.43 KB, 5 trang )

Kiểm tra nhà nước pháp luật đại cương –G.v:Hoàng Thị Kim Quế
Họ và tên :Nguyễn Văn Thành
Lớp: K55-KTDN
Mã SV: 10050106
Kiểm tra: nhà nước pháp luật đại cương
Câu I: Nêu ý kiến của bản thân về các biện pháp mạnh nhằm giảm thiểu hành vi vi phạm về trật
tự an toàn giao thông ở nước ta hiện nay.
Trả lời: hiện nay giao thông là vấn đề nóng được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần
xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh
báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn
cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình.
Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất
nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy.
Vậy nguyên nhân là do đâu?em xin đề xuất 1 số nguyên nhân sau đây:
 Do chủ các phương tiện giao thông không tự chủ, tự giác, ý thức tham gia giao thông
rất kém:
 uống rượu – bia
 dành đường, vượt ẩu, lấn tuyến…
 do chạy quá nhanh không làm chủ được tay lái.
 Do ý thức làm việc và trình độ của các cơ quan chức năng chưa tới nơi, thiếu các
lực lượng triển khai.
 Ý thức công dân của một bộ phận không nhỏ nhân dân ta còn quá kém ,đặc biệt là
giới trẻ, tính tự do, coi thường kỷ cương pháp luật,đã ăn sâu vào tiềm thức của
một bộ phận công dân, lối sống đua đòi, thiếu trách nhiệm với cộng đồng.
 Dẫn tới nguyên nhân ý thức bên trên do ta đã buông lỏng về giáo dục ý thức công
dân, nhất là trong giới trẻ và học đường.
 Các biện pháp về giáo dục kiến thức pháp luật trong cộng đồng của chúng ta chưa
đủ tầm, chưa thường xuyên để tạo ra sự chuyển biến mạnh về nhận thức.
 Các biện pháp chế tài của chúng ta chưa đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn sự bùng
phát tai nạn giao thông
 Các biện pháp đấu tranh, ngăn ngừa TNGT chưa được quan tâm đúng tầm; thực


thi pháp luật về trật tự an toàn giao thông hiệu quả, chất lượng kém.
 Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của các
phương tiện giao thông.
Nguyên nhân là thế vậy hậu quả của tai nạn giao thông, có lẽ chúng ta đều rõ, tuy nhiên
có những con số không phải ai cũng biết:khoảng 12000 người chết mỗi năm và khoảng
30000 người khác bị chấn thương sọ não, chịu di tật vĩnh viễn.Theo thống kê cho thấy
hơn nửa số nạn nhân có độ tuổi từ 15 đến 45 , lứa tuổi đẹp nhất để con người lao động
nuôi sống bản thân, gia đình và cộng đồng. Và theo như ngân hàng phát triển Châu Á, số
tiền bỏ ra mỗi năm cho những tai nạn giao thông trên là không hề nhỏ<~900 triệu$>.vậy,
ta cần phải làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông?
Nhà nước pháp luật đại cương
1
Kiểm tra nhà nước pháp luật đại cương –G.v:Hoàng Thị Kim Quế
£,1 số biện pháp đề xuất:
- Đẩy mạnh và thường xuyên tuyên truyền kiến thức pháp luật (chú trọng kiến thức về
luật giao thông), văn minh đô thị với nhiều hình thức cho nhân dân.
- Đưa môn giáo dục công dân vào học đường từ cấp tiểu học cho đến bậc THCN&ĐH
(chú trọng giáo dục Luật giao thông Đường bộ, Đường sắt và Đường thuỷ nội địa), môn
giáo dục công dân phải trở thành môn học chính từ bậc THCS trở lên
- Tăng hình thức xử phạt với mức chế tài cao hơn về tài sản, xử lý hình sự không phân
biệt bất kể là người đi bộ, người điều khiển phương tiện thô sơ và cơ giới nhằm răn đe,
ngăn chặn có hiệu quả hành vi vi phạm luật giao thông.
- Chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm đối với các cấp, các lực lượng chức năng làm
công tác kiểm soát trật tự an toàn giao thông; kiên quyết xử lý hành vi lợi dụng quyền
hạn, chức vụ và thiếu trách nhiệm để xảy ra TNGT.
- Đối với những người gây tai nạn cho người khác do phóng nhanh, vượt ẩu, leo lên lề
đường, vượt đèn đỏ, đã uống rượu: Phạt nặng gấp đôi bình thường vì 2 lỗi: Không tuân
thủ luật lệ GT và coi thường tính mạng của người khác.
- Hạn chế cấp giấy phép lái xe đại trà: Có được giấy phép lái xe quá dễ dàng mà không hề
hiểu biết về ATGT, chỉ cần làm bài đại khái, học thi kiểu "mẹo vặt" thì ý thức giữ ATGT

ở đâu?
- Điều chỉnh giờ tan sở, tan trường để tránh kẹt xe, chen lấn.
- Gần các trường học, hạn chế việc phụ huynh đỗ xe tràn lan dưới lòng đường.
- Xử lý nghiêm các xe hơi đậu xe trên đường dù đường hẹp và có biển báo cấm đậu.
- Xử lý tình trạng xâm chiếm lòng lề đường. Lề đường dành cho người đi bộ chứ không
phải là nơi bán hàng, giữ xe và chạy xe.
- Mỗi ngã tư hoặc ngã 3 cần có đèn giao thông. Không nên để đèn vàng chớp nháy liên
tục mà sau đèn vàng là đèn đỏ.
Những biện pháp trên tuy có thể phần nào giải quyết được những vấn nạn vè an toàn giao
thông song quan trọng nhất vẫn là ý thức người chấp hành giao thông. Đây là thứ còn
thiếu đối với người việt nam ta.tại sao ở các nước Châu Âu, châu Mỹ dù đi trên đường
lúc 1 giờ sáng, đường vắng ngắt nhưng có đèn đỏ, họ vẫn tự giác dừng lại?
Vậy giáo dục ý thức cho nhân dân em cho là nhiệm vụ và giải pháp tối ưu nhằm giải
quyết tình trạng vi phạm giao thông ở nước ta, nếu mọi người có ý thức thì không có tình
trạng hỗn độn giao thông như hiện nay. Và quan trọng là ý thức cũng là 1 phạm trù đạo
đức.
Câu II: Trình bày vai trò của nhà nước ta trong lĩnh vực kinh tế nông thôn
Trả lời: Chúng ta đều biết nhà nước có vai trò quan trọng như thế nào trong nền kinh tế,
chả vì thế mà tất cả hình thái kinh tế xã hội đều phải có sự tham gia của kinh tế nhà nước
với vai trò chủ đạo, nước Việt Nam ta cũng không nằm ngoài quy luật này, với tư cách là
1 nước có nền kinh tế đang phát triển, đang trong quá trình quá độ lên CNXH từ chế độ
cũ mà không đi lên từ tư bản chủ nghĩa, tuy có nhiều khó khăn song VN đã làm khá tốt
nhiệm vụ của mình. Để đánh giá sự phát triển của 1 quốc gia người ta có rất nhiều tiêu
chí đánh giá, trong đó có 1 tiêu chí hay được các quốc gia sử dụng nhất là tỷ lệ
GDP/người, vậy làm cách nào để làm tăng tỷ lệ GDP/người? đó là câu hỏi đặt ra cho
những nhà hoạch định chính sách kinh tế, trong khi người ta đang có gắng kiềm chế tỷ lệ
gia tăng dân số thì song hành với yếu tố trên là sự gia tăng GDP. Đối với 1 quốc gia nông
nghiệp như VN thì việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn có vai trò quyết định
Nhà nước pháp luật đại cương
2

Kiểm tra nhà nước pháp luật đại cương –G.v:Hoàng Thị Kim Quế
trong phát triển kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hiện tại, khi mà sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế vẫn chưa hoàn toàn thông thoáng. Như trên đề cập tới thì theo như logic mà nói
thì nhà nước có vai trò chủ đạo trong kinh tế và kinh tế nông nghiệp nông thôn có vai trò
tối quan trọng trong phát triển kinh tế. vậy nhà nước có vai trò gì trong phát triển lĩnh vực
kinh tế nông nghiệp nông thôn? Em xin trình bày đôi nét khái quát về vấn đề trên:

rong quản lí nhà nước, quản lí nhà nước giữ về kinh tế quan trong, bởi vì lịch sử phát
triển kinh tế thế giới đã khẳng định rằng không khi nào và không ở đâu có nhà nước
phi kinh tế, đứng bên trên hay bên ngoài kinh tế.các hoạt động của nhà nước đều hoặc tác
động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự vận động của nền kinh tế:mặt khác bất cứ nhà nước nào
cũng có vai trò quản lí nền kinh tế quốc dân thông qua các công cụ quản lí và can thiệp
bằng hệ thống thể chế, chính sách để điều khiển nền kinh tế sao cho nền kinh tế tự thân
vận động nhằm đạt tới mục tiêu mong muốn và theo quỹ đạo đã lựa chọn. Điều khác
nhau cơ bản giữa các quốc gia là nhà nước quản lí nền kinh tế như thế nào về hình
thức,mức độ can thiệp, điều tiết ra sao, và đến đâu là hợp lí và thoả mãn được các yêu cầu
để đạt tới mục tiêu đã đặt ra. Thực tiễn cũng đã chứng minh rằng không có một mô hình
quản lí nào đúng cho mọi quốc gia, vì vây mỗi nước phải căn cứ vào các điều kiện cụ thể
về kinh tế, chính trị xã hội, điều kiện cụ thể về các nguồn lực để lựa chọn các giải pháp
phát triển hữu hiệu nhất cho nước mình.
T
Nhà nước ta điều tiết kinh tế nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng, thông qua
những chính sách như:
1. Những chính sách ruộng đất.
Đối với nông nghiệp, nông thôn thì ruộng đất là quan trọng nhất đối với người
dân. Vì vậy để phát triển được nông nghiệp, nông thôn thì Nhà nước cần phải có những
chính sách khuyến khích nông dân thực hiện "dồn điền, dồn thửa" và tạo điều kiện thuận
lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2. Chính sách đầu tư
Sản xuất trong nông nghiệp đạt hiệu quả cao thì cơ sở vật chất phục vụ cho quá

trình sản xuất phải đầy đủ, mà đối với nông nghiệp nông thôn việc xây dựng công trình
thuỷ lợi, hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện… vượt ra ngoài khả năng do vậy
Nhà nước nên có chính sách đầu tư hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn nhằm phát triển
một cách tổng thể.
3. Chính sách thuế
Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do vậy Nhà nước thay mặt toàn dân thực
hiện quyền sở hữu đó bằng những chính sách thuế là hợp lý. Nhà nước điều chỉnh làm
sao cho chính sách thuế phù hợp với từng địa phương. Chính sách thuế có vai trò quan
trọng trong việc điều tiết lợi ích giữa các thành phần kinh tế, và thực hiện công bằng xã
hội ở nông thôn.
4. Chính sách khoa học - công nghệ
Vì nước ta còn nghèo nên việc tiếp cận với khoa học công nghệ thông tin ứng
dụng vào sản xuất phát triển nông nghiệp còn thấp. Do vậy phát triển nông nghiệp, nông
thôn cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đưa ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản
xuất nông nghiệp. điển hình là công cuộc CNH-HĐH đất nước. Những chính sách đó sao
Nhà nước pháp luật đại cương
3
Kiểm tra nhà nước pháp luật đại cương –G.v:Hoàng Thị Kim Quế
cho phù hợp với yêu cầu sản xuất từng vùng, địa phương ngoài ra còn phải xuất phát từ
những nhu cầu thị trường thế giới.
5. Chính sách giá cả và sản lượng
Giá cả nông phẩm không chỉ ảnh hưởng tới mức thu nhập mà còn ảnh hưởng tới
sản lượng nông sản, và sự ổn định xã hội.
Nhà nước nên có chính sách quy định giá sàn đối với nông phẩm và có những biện
pháp hỗ trợ cho các công ty thu mua nông sản, ngoài ra khuyến khích xuất khẩu, và mở
rộng thêm thị trường. Đồng thời nên có dự báo như yêu cầu của thị trường và có hướng
dẫn nông dân sản xuất với quy mô phù hợp.
6. Chính sách tín dụng
Nhà nước ngày nay dã phát triển rất nhiều so với trước kia nhưng tình trạng thiếu
vốn trong sản xuất kinh doanh vẫn còn rất lớn. Nhưng sản xuất hàng hoá tự nhiên do vậy

nó luôn có sự may rủi khó đảm bảo khiến cho các ngân hàng thương mại không muốn
cho người nghèo vay nếu vay thì số lượng ít, lãi suất cao, người dân không có khả năng
chi trả. Nhà nước nên có những chính sách tín dụng phù hợp hỗ trợ cho người nông dân.
Tạo điều kiện cho nông dân vay vốn để sản xuất với lãi suất thị trường. Giúp nông dân sử
dụng hiệu quả đồng vốn.
7. Chính sách xã hội
Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển tạo điều kiện phát triển văn hoá - xã hội
đồng thời sự phát triển của cơ chế thị trường làm nảy sinh các vấn đề xã hội: dư thừa lao
động, phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội…
Do vậy Nhà nước cần phải có những chính sách hạn chế vấn đề xã hội,… Đẩy
mạnh phát triển hoạt động văn hóa nông thôn, phát triển y tế, giáo dục.
Vai trò nông nghiệp nông thôn
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội.
- Cung cấp nguyên liệu đi phát triển công nghiệp nhẹ.
- Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hoá.
- Thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Nước ta là nước nông nghiệp, nông thôn phần lớn tập trung lao động, dân cư do
đó đây là thị trường quan trọng của công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp nông thôn càng
phát triển thì nhu cầu về hàng hoá, tư liệu sản xuất như: thiết bị nông nghiệp, điện năng,
phân bón… càng tăng. Mặt khác sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn làm cho mức
sống, mức thu nhập của dân cư nông thôn càng tăng lên. Nhu cầu về sản phẩm công
nghiệp ti vi, tủ lạnh, xe máy… và nhu cầu dịch vụ, văn hoá, y tế, giáo dục… cũng tăng
hơn.
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
Phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn định để phát triển nền kinh tế quốc dân.
Thực tiễn phát triển kinh tế từ tình trạng lạc hậu đến văn minh và tiến bộ ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới đã cho thấy: Kinh tế nông thôn với nội dung kinh tế chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng và thuỷ sản ở giai đoạn đầu
khi công nghiệp và đô thị còn chưa phát triển đã giữ vị trí bao trùm. Song cùng với sự gia
Nhà nước pháp luật đại cương

4
Kiểm tra nhà nước pháp luật đại cương –G.v:Hoàng Thị Kim Quế
tăng mức độ công nghiệp hoá và đô thị hoá nền kinh tế, kinh tế nông thôn dần thu hẹp cả
về nội dung sản xuất nông nghiệp và không gian lãnh thổ. Hoạt động nông nghiệp dã có
hàng nghìn năm kể từ khi con người từ bỏ săn bắn hái lượm tự nhiên để kiếm sống. Vì
vậy lịch sử phát triển sản xuất nông nghiệp là lâu đời, chứa đựng nhiều yếu tố truyền
thống, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ với các điều kiện tự nhiên như: đất đai, môi trường sinh
thái và đặc điểm sinh học của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, các điều kiên này lại rất
khác nhau giữa các vùng, làm cho tính chất của sản xuất vừa có điểm giống nhau lại vừa
có điểm rất khác nhau giữa các vùng lãnh thổ. Đặc điểm trên đây giải thích tại sao kinh tế
nông thôn mang tính bảo tồn rất cao, khó thay đổi những phương pháp sản xuất truyền
thống mặc dù trong những điều kiện nhất định đã tự thể hiện tính lỗi thời.
Lý luận và thực tế đã chứng minh rằng nông nghiệp đóng vai trò to lớn trong phát
triển kinh tế. Trừ một vài ngoại lệ có tính đặc thù rất cao, hầu hết các nước đã phải dựa
vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra một sản lượng lương thực cần thiết, đủ nuôi sống dân
tộc mình vào tạo nền tảng cho các ngành các hoạt động kinh tế khác phát triển.
Từ những chứng minh trên ta đã có thể thấy rõ sự quan trọng của việc phát triển
kinh tế nông thôn mỗi quốc gia, đặc biệt là với một nước nông nghiệp như Việt Nam thì
việc thúc đẩy kinh tế nông thôn càng quan trọng hơn nó quyết định sự phát triển kinh tế,
sự giàu mạnh của đất nước.
Nhà nước pháp luật đại cương
5

×