Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Chǎm sóc ban đầu cho vận động viên - K. Bert Fields pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.76 KB, 24 trang )

Chǎm sóc ban đầu cho vận động viên
K. Bert Fields
Bắt đầu từ những nǎm 1970, số vận động viên (VĐV) tham gia tập luyện các môn
thể thao như bơi, chạy, tennis, thể dục nhịp điệu, xe đạp và bóng bàn đã đạt con số
kỷ lục. Hiện nay cứ 3 người dân Mỹ thì có 1 người tập luyện thể dục hàng ngày.
Cũng lúc này thì các hoạt động thể thao của nữ thanh, thiếu niên và thiếu nhi cũng
phát triển đáng kể. Số lượng học sinh nữ trong các trường Trung học tham gia các
hoạt động thể dục thể thao đã tǎng lên một cách đáng ngạc nhiên: trong những
nǎm 70 bằng 700% so với thập kỷ trước. Hiện nay, trừ số lượng những người tham
gia tập luyện ở các lớp giáo dục thể chất còn có khoảng trên 25 triệu trẻ em Mỹ
tham gia tập luyện trong các tổ chức thể thao. Chắc chắn rằng xu hướng phát triển
thể thao cũng gắn liền với sự tǎng chấn thương trong thể thao.
Bác sĩ gia đình khám và đánh giá chấn thương cho VĐV ở mọi lứa tuổi. Để thực
hiện tốt những nhiệm vụ này, các bác sĩ gia đình cần hiểu rõ:
a. Vai trò của kiểm tra trước khi tập luyện.
b. Phương pháp đánh giá và xử trí các chấn thương trong thể thao.
c. Quan hệ giữa thể thao, huấn luyện, điều trị và phục hồi chấn thương.
Chương này sẽ tháo luận những vấn đề trên.
Kiểm tra sức khỏe trước khi tập luyện thể thao

Mục tiêu chủ yếu của kiểm tra trước tập luyện trong các trường phổ thông là dể
làm giảm những nguy cơ đặc hiệu trong thi đấu (hơn là phát hiện các bệnh tật).
Kiểm tra trước cần phải được tiến hành như một cuộc thǎm khám chuẩn xác của
bác sĩ đối với bệnh nhân. Các cuộc kiểm tra sức khỏe hàng loạt tại nhiều cơ sở
khác nhau không cho phép phát triển mối quan hệ gần gũi giữa bác sĩ và VĐV. Sự
riêng tư không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với các VĐV trẻ mà còn tạo cơ hội
cho những câu hỏi nhạy cảm.
Tiền sử: Các nghiên cứu luôn cho thấy rằng việc khai thác tiền sử bệnh cung cấp
lượng thông tin chẩn đoán rất lớn trong khi khám trước tập luyện. Những thông tin
cơ bản để đánh giá nguy cơ có thể xảy ra trong khi chơi thể thao thường có thể
được xác định qua các câu hỏi ở bảng 11.1.


Bảng 11.1: Các câu hỏi chủ chốt để hỏi trong kiểm tra trước tập luyện.
Câu hỏi Nguy cơ
1. Có ai trong gia đình VĐV ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị)
đột tử trước tuổi 50 không ?
Bệnh lý tim mạch
2. Có bao giờ VĐV bị ngất trong khi tập hoặc phải ngừng
tập do chóng mặt không?
Bệnh lý tim mạch
3. VĐV có bị hen ( khò khè) , sốt viêm mũi dị ứng, ho sau
luyện tập không?
Hen gắng sức
4. VĐV đã bao giờ bị gãy xương, mang nẹp bột, hoặc
chấn thương khớp chưa?
Chấn thương cơ xương
5. VĐV có tiền sử bị chấn động não ( bị nốc ao) không? Chấn thương thần kinh
6. Đã bao giờ VĐV bị say nóng chưa( Bệnh liên quan tới
sức nóng )?
Bệnh liên quan tới sức nóng
7. VĐV có điều gì cần nói với bác sĩ không? Thói quen có hại cho sức
khỏe/ hoạt động tình dục
8. VĐV có bị bệnh gì mãn tính không hoặc có thường
xuyên phải đến gáp bác sĩ vì vấn đề sức khỏe đặc biệt gì
đó không?
Các bệnh lý chung
9. VĐV có dùng thuốc gì không? Các bệnh lý chung
10. VĐV có bị dị ứng với thuốc gì hay ong đốt không? Các bệnh lý chung
11. VĐV có bị mất một tạng nào trong những tạng đôi
không (mắt, tai, thận, tinh hoàn , buồng trứng )?
Các bệnh lý chung
Các câu hỏi này sàng lọc được những tình trạng bệnh lý nghiêm trọng có thể gây

đột tử như phì đại cơ tim hoặc say nóng. Các câu hỏi này cũng xác định các vận
động viên có nguy cơ do những vấn đề chung như hen do tập quá sức hoặc chấn
thương đã được điều trị không thích hợp. Đối với mỗi câu trả lời dương tính cần
hỏi kỹ hơn.
Khám thực thể: Trong thǎm khám ngắn trước luyện tập, cần phải phát hiện 3 vấn
đề bất thường rất phổ biến là: Huyết áp cao, tiếng thổi tim và vấn đề có liên quan
đến chỉnh hình - đặc biệt là những bất thường ở đầu gối. Cần tập trung đánh giá
thêm những chi tiết đã phát hiện ở phần hỏi tiền sử, bao gồm những vùng giải
phẫu dễ xảy ra chấn thương có liên quan đến môn thể thao VĐV sẽ tham gia. Các
test trong phòng thí nghiệm (ví dụ như phân tích nước tiểu) ít có tác dụng để phát
hiện vận động viên nào có nguy cơ cao trong khi chơi thể thao và thường cho kết
quả dương tính giả.
Khuyến nghị và theo dõi: Sau khi khám thực thể, mức độ tham gia của bệnh nhân
sẽ được quyết định. Có thể bệnh nhân sẽ chỉ được tham gia chơi một số môn thể
thao cụ thể nào đó hoặc được tham gia chơi tất cả các môn thể thao; Có thể phải
khám lại sau khi có những test chẩn đoán đặc biệt, phục hồi chức nǎng hoặc điều
trị hoặc bị loại ra khỏi các cuộc luyện tập. Theo các nghiên cứu chỉ có khoảng 1%
các VĐV đáng bị loại. Phần lớn các VĐV muốn và cần được gợi ý về một sự lựa
chọn khác khi có quyết định của y học là không được tham gia chơi thể thao.
Các bác sĩ nên có nhiều hướng dẫn cho việc theo dõi họ tiếp theo. Hầu hết các
bang yêu cầu đánh giá trước sức khỏe của VĐV hàng nǎm. Những hướng dẫn này
cho phép người bác sĩ có thể nắm được tình trạng chấn thương xảy ra với VĐV
trong nǎm trước; cập nhật được những thay đổi về sức khỏe của VĐV ; tiếp tục
xây dựng mối quan hệ với VĐV và sàng lọc lại được những hành vi có nguy cơ
cao. Người bác sĩ nên có các hình thức khám đặc hiệu cho mỗi một thương tích có
ý nghĩa hay một vấn đề mới nảy sinh nào đó về sức khỏe.
XáC ĐịNH NGUYÊN NHÂN CHấN THƯƠNG THể THAO
Các môn thể thao khác nhau có những nguy cơ chấn thương khác nhau. Ví dụ như
các môn thể thao tương đối an toàn như bắn cung hoặc bóng bàn thì tỷ lệ chấn
thương là 2-5% tổng số VĐV trong một mùa giải. Chạy cự ly dài, các môn thể

thao không va chạm, đòi hỏi sự luyện tập cǎng thẳng và gây ra tỷ lệ chấn thương
hàng nǎm là 50-60%. Các môn thể thao trong đó xảy ra nhiều va chạm như bóng
đá, vật, bóng bầu dục có tỉ lệ chấn thương trong một mùa giải lên tới 60-80%,
trong đó 25% VĐV bị chấn thương nặng. Bảng 11.2 cho ta thấy tỷ lệ chấn thương
ở các môn thể thao khác nhau.
Bảng 11.2: So sánh tỉ lệ chấn thương ở một số môn thể thao

Chấn thương trong 100 VĐV
Môn TT Tổng số CT Kéo dài > 5 ngày
Bóng chày (con trai) 19 4.5
Bóng rổ (con trai) 31 7.4
Bóng đá (con trai) 81 25.1
Các môn điền kinh (con
trai)
33 12.5
Các môn điển kinh (con
gái)
35 17.5
Vật (con trai) 75 26.3
Theo Sullivan JA, Grana WA; The Pediatric Athlete, Park Ridge, IL,
Academy of Orthopedic Surgeon, p 1 25.
Vì bác sĩ gia đình điều trị các VĐV bị chấn thương của nhiều môn thể thao nên họ
phải có một hệ thống xếp loại chung để giúp cho việc chẩn đoán định hướng và
điều trị. Nghiêm trọng nhất là các chấn thương đe doạ sự sống, may thay loại này
lại hiếm gặp. Các loại khác là chấn thương lớn (macrotrauma) và các vi chấn
thương (microtrauma). Các chấn thương lớn bao gồm sự đứt đoạn đột ngột các cấu
trúc giải phẫu (ví dụ như trật khớp vai). Các vi chấn thương hay xảy ra hơn và liên
quan đến sự lặp đi lặp lại những vi đứt đoạn các cấu trúc giải phẫu. (ví dụ Viêm
gân Achilles). Đó là các chấn thương do quá tải (overuse injuries), và các bác sĩ có
thể phát hiện nguyên nhân đặc hiệu.

Chấn thương lớn thường là các chấn thương đòi hỏi cần có sự đánh giá và điều
trị khẩn cấp. Ví dụ như trong trường hợp trật khớp vai thì chẩn đoán và điều trị rất
dễ trước khi có sự co cơ phản ứng. Phát hiện sớm chấn thương dây chằng thập
trước đầu gối cho phép bảo vệ tổn thương chỉ ở mức rách một phần, qua đó giúp
cho VĐV không phải trải qua cuộc đại phẫu phục hồi dây chằng bị đứt hoàn toàn.
Các gãy xương chỉ bắt đầu liền sau khi bất động. Tương tự như vậy, việc thực hiện
các thủ thuật như nẹp bất động, chườm đá và nâng cao chân giảm sưng nề trong
trường hợp bong gân khớp gối để cho quá trình phục hồi chức nǎng có thể được
bắt đầu. Mỗi khi phát hiện được chấn thương lớn, người bác sĩ gia đình nên sơ cứu
hoặc chuyển lên tuyến trên kịp thời.
Chấn thương nhỏ không mang tính khẩn cấp và cho phép bác sĩ có thời gian
đánh giá một cách cẩn thận. Việc điều trị tập trung vào mục đích chủ yếu là đưa
VĐV được quay trở lại tập luyện thể thao nhanh chóng và an toàn.
Các yếu tố tạo điều kiện (tố bẩm)
Một yếu tố khác cần ]ưu ý đến trong đánh giá các chấn thương trong thể thao là
các yếu tố giải phẫu hoặc các đặc tính riêng của môn thể thao gây ra chấn thương.
Ví dụ như bệnh "Little League Elbow" là một chấn thương thể thao đặc hiệu chí
xảy ra ở VĐV bóng chày trẻ mà ở VĐV này trung tâm cốt hoá của mỏm xương
giữa chưa hợp nhất được. Stress vẹo ra ngoài của động tác ném bóng vòng cung
làm tổn hại đến trung tâm cối hoá và gân đau. Các bác sĩ không thể làm thay đổi
được xu hướng phát triển của khuỷu tay khi có ảnh hưởng của stress vẹo ngoài
luôn lặp lại, nhưng các bác sĩ có thể gợi ý cho các VĐV chưa dậy thì thay đổi các
hoạt đọng thể thao sao cho họ chỉ có thể có một số lần xác định chơi bóng chày
trong một tuần.
Một vài loại chấn thương chỉ xảy ra trước hết ở một số môn thể thao xác định. Ví
dụ Hội chứng ép nén xương bánh chè-đùi (Patellofemoral Stress Syndrome -
PFSS) đi từ chứng đau thông thường nhất, xảy ra ở các môn thể thao như chạy cự
ly dài, đua xe đạp và ballet nhưng hiếm khi xảy ra ở các môn như bơi, bóng chày
hoặc bóng rổ. Như vậy, PFSS là hội chứng quá tải thường xảy ra ở những môn thể
thao sức bền. Nói một cách khác, những bệnh nhân có cơ tứ đầu đùi yếu (các bó

cơ xếp không thẳng hàng) rất dễ bị PFSS khi chơi bất cứ môn thể thao nào. Nói
chung các môn thể thao sức bền và những môn thể thao hoạt động mạnh thường
thể hiện những hình thái chấn thương khác nhau. Tương tự như vậy, các môn thể
thao không mang trọng lượng như bơi, lặn, đua xe đạp thì tỉ lệ va chạm thấp hơn
các môn thể thao có mang trọng lượng, nhưng các VĐV này thường có các chấn
thương liên quan đến hoạt động cơ, ví dụ như giãn dây chằng lưng. Bảng 11.3 chỉ
cho chúng ta thấy một số loại chấn thương hay gặp ở 5 môn thể thao.
Bảng 11.3: Các chấn thương hay gặp ở 5 môn thể thao
Chạy cự ly dài Viêm gân Achille
Nhuyễn sụn xương bánh chè
Nhức xương bàn chân
Viêm cân mạc bàn chân
Gãy xương do sức nén
Hội chứng dải chậu-chày
Hội chứng hình lê
Viêm gân chày sau
Bóng đá Chấn thương da
Chấn động não
Bong gân cổ chân bên
Viêm gân Achille
Chấn thương sụn chêm (50% các cầu thủ chuyên nghiệp)
Rách dây chằng liên hợp đầu gối
Rách dây chằng chữ thập trước
Rách cơ tứ đầu, gân kheo và cơ dạng
Bóng rổ Chấn thương da
Dãn dây chằng cung
Gãy xương do sức nén
Bong gân cổ chân và gãy xương
Viêm gân Achille
Va giập

Bệnh đầu gối của người nhảy
Dãn dây chằng chày trước
Viêm mào chậu và bệnh
Osgood-schlatter ở thiếu niên
Tennis Viêm gân cơ quay
Rách cơ quay ( VĐV già hơn)
Khuỷu tay tennis
"Chân tennis" - Đứt đầu giữa của cơ bụng chân hoặc cơ
gan chân gãy.
Giãn dây chằng phần lưng trên
Cǎng cơ thẳng to
Viêm gân Achille và đứt
Bong gân cổ chân
Bóng chày
Đấu thủ trưởng thành Viêm cơ quay vai
Co kéo lồi mổm khuỷu
Đứt dây chằng liên hợp giữa
Bệnh thần kinh trụ
Đấu thủ trẻ tuổi Little league shoulder
Little league elbow
Co kéo lồi mỏm khuỷu
Bệnh thần kinh trụ
Viêm xương sụn tách lồi cầu xương cánh tay
Chấn thương do chạy/trượt Bong gân cổ chân hoặc gãy
Xây xước hoặc đụng dập
Bong gân hoặc gãy cột sống cổ
Dãn dây chằng khoeo
Các chấn thương xảy ra trong hầu hết các môn thể thao thường hên quan tới vùng
giải phẫu yếu. Bong gân cổ chân là một ví dụ điển hình ( Xem chương 44 về chấn
thương cổ chân). Đó là những chấn thương thường gặp nhất trong bóng đá, bóng

rổ. Mắt cá chân là nơi có rất ít cơ nâng đỡ để tạo nên sự vững chắc của nó; vì vậy
tính vững chắc của nó phụ thuộc vào khớp xương, bao khớp, và 4 dây chằng. Đối
với động tác gập về mu hoặc gập về lòng thì cổ chân thực hiện rất dê dàng. Dây
chằng delta ở mặt giữa làm vững chắc và hạn chế có hiệu quả sự vặn ngược của cổ
chân, nhưng dây chằng bên nhỏ hơn, không thể chịu được lực vặn ngược một cách
hiệu quả. Vì vậy, bong gân do lực vặn ngược chiếm tỷ lệ rất lớn (90%). Nhão dây
chằng (có thể phát hiện qua thǎm khám trước thi đấu) là yếu tố làm tǎng nguy cơ
chấn thương.
Xác định cơ chế chấn thương
Hiểu biết về cơ chế sinh học sẽ cho phép chúng ta giải thích sự xuất hiện các chấn
thương đặc hiệu. Bất cứ yếu tố nào làm tǎng stress cũng có thể làm tǎng nguy cơ
xảy ra chấn thương. Ví dụ, ở VĐV sức bền mỗi ngày xương bánh chè phải trượt
nhẹ nhàng trong rãnh bánh chè hàng nghìn lần. Thậm chí một thay đổi rất nhỏ của
chuyển động bình thường, đơn cử như ở VĐV mà các bó cơ tứ đầu đùi sắp xếp
không thẳng hàng (góc Q quá lớn) thì rất dễ gây ra hội chứng nén ép bánh chè-đùi.
Khớp yếu do bị chấn thương cũ hoặc cổ chân không được phục hồi tốt rất dễ bị
các chấn thương nặng.
ở VĐV chạy luôn có nguy cơ tái phát tình trạng viêm gân Achille trong giai đoạn
huấn luyện tốc độ quá mức hoặc huấn luyện trên đồi. Tại sao cả hai loại hình huấn
luyện trên đều làm nặng thêm tổn thương gân Achille trong khi chạy chậm với
đoạn đường dài hơn lại có thể không xảy ra hiện tượng trên. Câu trả lời là ở chỗ:
Cơ có xu hướng bị rách tại chỗ nối gân - cơ trong pha co cơ lệch tâm. Co cơ lệch
tâm có nghĩa là cơ được co chặt lại đồng thời tǎng độ dài. Vì vậy, trong khi VĐV
chạy trên đồi gót chân của chân sau rơi xuống tiếp xúc mặt đất tạo áp lực tối đa ép
gân Achille. Cơ chế trong giai đoạn huấn luyện tốc độ cũng lương tự: bàn chân
phải chịu áp lực gấp tối đa về phía mu trước khi rời đất. Chạy chậm và mặt đất
bằng phẳng hơn không xảy ra cơ chế sinh cơ học như vậy.
Hiểu được cơ chế của chấn thương là điều kiện rất thuận lợi cho điều trị, trường
hợp khuỷu tay tennis" là một ví dụ. Bình thường trong môn tennis cú ve trái rất
hay được sử dụng. Sự di chuyển của thân mình nhịp nhàng với chuyển động của

vợt cho phép VĐV đánh bóng với lực tương đối mạnh. áp lực gây ra bởi va chạm
giữa bóng và đầu vợt truyền thẳng qua cánh tay VĐV tới thân mình và làm phân
tán áp lực. Nếu cánh tay VĐV lùi lại sau mặt phẳng cơ thể thì áp lực lại chủ yếu
được chuyển tới khoang cơ duỗi khuỷu. Sự lặp đi lặp lại áp lực dẫn đến các vết
rách vi thể và viêm lồi cầu bên. Sử dụng nẹp cẳng tay, các bài tập phục hồi các cơ
duỗi và các thuốc giảm đau chống viêm sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh, đồng
thời VĐV phải điều chỉnh động tác ve trái sao cho đúng kỹ thuật.
ĐáNH GIá BệNH NHÂN Bị CHấN THƯƠNG TáI PHáT
Khi VĐV bị chấn thương, vai trò của các bác sĩ là phải đánh giá được các nguyên
nhân có thể gây ra chấn thương, chẩn đoán và đưa ra các lời khuyên diều trị.
Trong khi đánh giá, sử dụng câu hỏi kết thúc mở, câu hỏi lấy bệnh nhân làm trung
tâm. Điều này giúp các bác sĩ phát triển được mối quan hệ với VĐV và dễ dàng
khai thác những vấn đề riêng tư như trục trặc gia đình, suy nhược hoặc rối loạn
tính cách. Thông thường các bác sĩ không cho VĐV tham gia thi đấu để giữ cho
họ tình trạng ổn định về tâm lý và giảm bớt áp lực thi đấu đến khi VĐV trở nên
khá hơn.
Việc ghi chép lịch sử huấn luyện một cách kỹ lưỡng sẽ là đầu mối để xem xét
VĐV có thường bị chấn thương do quá sức hay không. Các huấn huyện viên giàu
kinh nghiệm đưa ra quy tắc 50:20:4, xác nhận rằng 50% VĐV tǎng cường 20%
lượng vận động hoặc hơn trong mỗi tuần (hơn là 10% hay ít hơn như đã khuyên)
sẽ bị chấn thương trong vòng 4 tuần. Tập luyện quá nhiều thì một điều rõ ràng là
cơ dễ bị mệt mỏi và VĐV tǎng nguy cơ gây cǎng thẳng, bong gân, và thỉnh thoảng
có thể là các chấn thương nghiêm trọng hơn.
Phục hồi chấn thương là phần xung yếu trong tiền sử. Cần nhớ rằng các chấn
thương thông thường nhất là chấn thương tái phát. Nếu VĐV bị chấn thương khớp
trước đó thì cần hỏi khớp đó đã bị chấn thương ra sao và VĐV đã được phục hồi
chức nǎng lượng thời gian bao lâu. Cơ có tác dụng bảo vệ rất mạnh cho khớp khỏi
chấn thương, nếu VĐV không phục hồi được tới hoặc hơn 90% sức cơ bình
thường thì nguy cơ chấn thương sẽ tǎng lên.
"Nghiện tập luyện thể thao" là nói về VĐV không muốn ngừng tập luyện. Ngược

với logic là phải giảm tập luyện trong thời gian chấn thương thì các VĐV này lại
có thể tǎng cường hoạt động bằng nỗ lực của họ. Chấn thương trở thành đối thủ
của họ và họ tấn công chống lại nó, dẫn tới các chấn thương trầm trọng hơn hoặc
làm cho các tổn thương nhỏ trở thành mãn tính. Đến khi các bác sĩ can thiệp điều
trị thì thường không có kết quả.
Các yếu tố bên ngoài và môi trường cũng có thể góp phần vào các nguy cơ chấn
thương và nên được khai thác trong tiền sử. Chủng loại và tình trạng của các
phương tiện bảo vệ, giày, chạy hoặc làm việc ngoài trời và điều kiện sân bãi có thể
góp phần gây ra những chấn thương đặc thù. Trong điều kiện khí hậu nóng-ẩm,
mệt mỏi xảy ra nhanh hơn và nguy cơ chấn thương tǎng lên với tình trạng VĐV bị
kiệt sức. Còn trong điều kiện khí hậu lạnh thì quá trình điều nhiệt làm ấm cơ xảy
ra chậm trễ và dễ xảy ra các chấn thương theo kiểu giãn dây chằng.
Đánh giá về mặt tâm lý của VĐV cũng quan trọng. Sức ép tâm lý do huấn luyện
viên, gia đình và bản thân VĐV. ở tuổi vị thành niên thường có nhiều thay đổi và
lòng tự trọng bị tổn thương khi thành lích tụt xuống. Các VĐV tự cho mình là giỏi
bởi những thành tích thể thao thì khi phải đối đầu với những lúc tự buộc tội mình
có thể dẫn tới trầm cảm. Những VĐV có tố chất mạnh mẽ có thể không kiên nhẫn
cố gắng thi đấu khi chấn thương và dẫn tới những vấn đề tồi tệ hơn. Các VĐV thi
đấu dể làm hài lòng cha mẹ có thể không hiểu rằng trong thâm tâm họ không
muốn thi đấu và các triệu chứng chấn thương trở thành một lối thoát.
Tiền sử về ǎn uống có thể cung cấp các thông tin quan trọng về nguyên nhân có
thể gây ra một số chấn thương. Các VĐV sức bền vì muốn giữ cho cơ thể nhẹ
nhàng nên thường ǎn ít Calo hơn nhu cầu. Kết quả là cơ thể thiếu nǎng lượng và
quá trình dị hoá dẫn đến phá huỷ cơ và chấn thương do va chạm. Thói quen dinh
dưỡng thiếu chất, thói quen ǎn uống kỳ quặc, và sử dụng thêm các chất như mật
ong, men rượn bia và các axit amin thiết yếu thường dẫn tới xao nhãng nhu cầu
dinh dưỡng. Vì có rất nhiều VĐV nghe hoặc xem những chương trình quảng cáo
khắc hoạ các vận động viên ngôi sao mời chào về một số loại thức ǎn thêm hoặc
vitamin nên các bác sĩ phải loại trừ khái niệm rằng một số chế độ ǎn bổ sung sẽ
đưa ai đó tới chức vô địch. Trong khi các chế độ ǎn chay có thể cung cấp một cách

thích hợp mọi nhu cầu cho tập luyện, thì các bữa ǎn chay tự nấu có thể không đáp
ứng đủ tổng nhu cầu protein. Vì vậy, nhiều VĐV có lợi khi được các nhà dinh
dưỡng xem xét và cố vấn cho họ về chế độ ǎn.
Các yếu tố nguy cơ khác: Mặc dù có sự đòi hỏi về mặt thể chất dối với các môn
thể thao, các VĐV thường dính líu vào các hành vi có nguy cơ cao cho sức khỏe.
Thực tế, các VĐV cũng như là các đồng nghiệp của họ thường có uống rượu, quan
hệ tình dục không bảo vệ, lái xe không đeo dây an toàn hoặc một số hành vi có
nguy cơ cao khác. Hơn nữa, VĐV hay sử dụng một số thuốc mà ở người cùng
nhóm tuổi ít dùng (ví dụ như steroid tǎng đồng hoá). Bảng 11.4 chỉ ra một số loại
thuốc mà các VĐV các trường hợp thường dùng.
Bảng 11.4 : Tỷ lệ sử đụng ma tuý trong số 1200 VĐV đại học
Thuốc
Phần trǎm sử dụng
Rượu
Marijuana (cần sa)
Cocain
Amphetamin
Thuốc an thần
Steroid tǎng đồng hoá
Thuốc gây ảo giác
Heroin
62
22
7
6
2
2
1
0.1
Theo Scheineider Rc, Kenedy JC, Plant ML; Sports injuries: Mechanisms.

Prevention and Treatment. Baltimore, Wiliam & Wilkins, 1985, trang 632-
635.
Quan sát trực tiếp ở VĐV có những dấu hiệu như khỏe hơn, tǎng cân, thay đổi thái
độ cư xử hàng ngày hoặc thay đổi tác phong học tập, có thể gợi ý cho các bác sĩ
gia đình hỏi về những thuốc mà VĐV đã dùng như steroit tǎng đồng hoá, dẫn chất
của testosteron, amphetamin và cocain. Các VĐV ít khi tự nguyện nói ra những
hoạt động bất hợp pháp của họ mà thường chỉ tâm sự với những bác sĩ làm việc rất
gần gũi với đội tuyển của họ. Chú ý đến những thay đổi về hành vi hoặc thể chất
và đề xướng một cuộc trao đổi là những kỹ nǎng quan trọng của người bác sĩ.
Bảng 11.5 nêu một số triệu chứng là manh mối của việc nghi ngờ sử dụng thuốc.
Bảng 11.6 chú trọng đến một số dấu hiệu và triệu chứng có thể xác định được việc
sử dụng steroid tǎng đồng hoá.
Bảng 11.5: Các dấu hiệu thực thể và những thay đổi hành vi gặp trong sử
dụng ma tuý.
Triệu chứng thực thể Những thay đổi hành vi
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Kích thích mắt
Nhịp tim nhanh trước vận động (nhiều VĐV
bị mất chứng nhịp tim chậm của VĐV)
Kích thích mũi
Co đồng tử
Các dấu hiệu bồn chồn
Giảm thành tích học tập
Nóng nẩy
Dạng Paranoia hoặc những hành động đáng
ngờ
Thay đổi khẩu vị
Khó ngủ
Uể oải (mất tính linh hoạt bình thường)
Mất khả nǎng thực hiện công việc hoặc

chậm chạp
Luôn cần tiền
Bảng 11.6 Dấu hiệu và triệu chứng khi sử dụng Steroid tǎng đồng hoá
ứ dịch
Tǎng cân
Teo tinh hoàn
Rậm lông
Trứng cá
Trầm tiếng
Kích thích
Hung hãn
Giảm khoái cảm tình dục
Ǎn ngon miệng
Trong khi các VĐV hút thuốc ít hơn so với dân số chung thì một số nghiên cứu lại
chỉ ra là có 6% VĐV vẫn sử dụng thuốc lá bằng cách hút, hít hoặc nhai. Các VĐV
khi bắt đầu sử dụng các sản phẩm thuốc lá có thể là vì sức ép của các bạn cùng lứa.
Phần lớn họ nhận thức được những thói quen này có ảnh hưởng tiêu cực đối với
thành tích của họ và có thể đáp ứng với sự giúp đỡ của các bác sĩ. Tình bạn giữa
các thành viên trong đội có thể phát triển được một nhóm bạn mới ngǎn cản việc
sử dụng thuốc lá.
Hành vi tình dục mạo hiểm ít khi làm nản lòng VĐV. Sinh hoạt tình dục bừa bãi
của các VĐV chuyên nghiệp và các tấm ảnh trên báo chí về những phụ nữ khêu
gợi xúm vào các VĐV ngôi sao giầu có, góp phần cho nhận thức rằng hành vi của
họ đem lại ít hậu quá. Sự thừa nhận mới đây về HIV dương tính của một trong số
các VĐV quốc gia nổi tiếng nhất đã giúp truyền đi một thông điệp khác. Sinh hoạt
tình dục lành mạnh, bao hàm cả việc kiêng cữ tình dục đối với các VĐV thanh
thiếu niên, là những đối tượng có những điều kiện về thể chất và tâm lý rất mạnh
mẽ đối với tình dục sẽ là những thử thách khó khǎn gấp đôi. Cần có những mô
hình tích cực hơn để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiêng cữ hoặc an toàn
tình dục.

Những trường hợp sau minh hoạ tính cần thiết của việc khai thác, đánh giá sâu
hơn nữa các hệ thống cơ quan khác ngoài hệ thống cơ xương khi đánh giá chấn
thương ở VĐV.
Ví dụ trường hợp Kristy
Kristy, là một VĐV của trường trung học, thường phải đến thầy thuốc gia đình vì
chấn thương. Cô đã từng rất khỏe mạnh, có một cơ thể tuyệt vời và dường như là
một VĐV được quan tâm nhất, được coi như là một món quà tặng của thiên nhiên.
Cô là nhà vô địch quốc gia của môn chạy vượt rào và đã thi đấu xuất sắc trong một
số cuộc đua khác. Chấn thương của cô thường rất khó xác định khi thǎm khám lâm
sàng và không có biểu hiện bất thường về thực thể. Điển hình nhất là cô thường
phàn nàn bị đau cơ, giãn cơ trong ngày mới trở lại luyện tập.
Nhằm nghiên cứu kỹ chấn thương của Kristy, bác sĩ gia đình đã đến xem hai buổi
tập của cô và tìm hiểu rõ nguyên nhân tái phát chấn thương. Cha của Kirsty cũng
luôn tham gia các buổi tập cũng như thi đấu của cô. Ông ta luôn luôn lớn tiếng phê
bình và chống lại những hướng dẫn của huấn luyện viên. Sau khi các VĐV khác
đã về nghỉ, cha của Kristy thường bắt cô tập thêm vượt rào hoặc chạy nước rút.
Chỉ khi Kristy bị chan thương thì cô mới được giải thoát khỏi áp lực đó.
Bác sĩ gia đình đã tóm tắt những điều ông đã biết được về Kristy thông qua việc
thǎm khám trước thi đấu trong biểu đồ và thầm đánh giá những yếu tố quan trọng
trong sự hiểu biết về chấn thương của VĐV.
Khi xem xét lại những chấn thương của Kristy thì bác sĩ gia đình thấy cô thường
bị chấn thương vào những ngày mà ngày trước đó cô đã bị thất bại trong thi đấu.
Ngược lại, sau những ngày giành được chiến thắng thì mặc dù có đau đôi chút
nhưng cô vẫn có thể vượt qua mà không gặp khó khǎn gì. Những thông tin thêm
về gia đình của Kristy cho thấy quan hệ của cha mẹ cô không được tốt đẹp cho
lắm và hoạt động của gia đình hoàn toàn tập trung vào con cái. Bố của Kristy đã
từng là VĐV chạy của trường trung học cũng như đại học, và thành tích của ông
cũng chỉ ở mức trung bình.
Sự tham gia của ông vào sự nghiệp của Kristy có thể phản ánh những thất vọng
ông đã gặp phải trong thi đấu thất bại. Những điều bất lợi nữa là huấn luyện viên

của Kristy, người hiểu được những điều áp đặt không hợp lý của cha cô.
Sự dính dáng của ông vào sự nghiệp của Kristy có thể đã phản ánh nỗi thất vọng
trong thi đấu thất bại của chính ông. Hoàn cảnh gia đình đã cǎng thẳng còn bị rắc
rối thêm bởi sự việc là huấn luyện viên, đã biết về sự áp đặt vô lý của ông bố, lại
chĩa mũi phê phán về Kristy mỗi khi cô kêu ca về chấn thương.
Điều then chốt khi làm việc với Kristy là phải hiểu được những cǎng thẳng của cô
và thuyết phục cô không nên tập luyện quá sức. Khi cô bị những chấn thương nhỏ
thì có nghĩa là cô cũng phải có thời gian để tránh xa những sức ép mà cô phải đối
mặt trong luyện tập. Kristy và bác sĩ gia đình đã nhất trí rằng thất bại trong một số
cuộc đua là hoàn toàn chấp nhận được và cô phải tự rèn luyện cho chính mình chứ
không phải cho cha cô hoặc huấn luyện viên. Dần dần cô đã bắt đầu tự xác định
phương thức hoạt động cho chính mình và chấn thương giảm đi. Cuối cùng cô đã
có thể nói rằng cô thực sự vui sướng và thoải mái khi tham gia thi đấu và sau đó
đã tham gia vào các giải thi đấu của trường học.
ĐáNH GIá CáC CHấN THƯƠNG CấP
Một sự chuẩn bị tốt nhất của thầy thuốc gia đình đối với những tình trạng đe doạ
sự sống của VĐV là việc hiểu biết về những vấn đề liên quan đến môn thể thao
của VĐV đó. Bác sĩ phục vụ cho cuộc thi việt dã có thề phải đối phó với tình trạng
đột quị hoặc rối loạn nhịp tim. Bác sĩ phục vụ cho một đội bóng đá phải chuẩn bị
để đánh giá các chấn thương như chấn thương đầu, vỡ lách, chấn thương cột sống
cổ, và xẹp đường hô hấp (gãy thanh quản). Kiến thức cơ bần về hồi sức tim phổi,
kế hoạch bất động và vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện là một phần rất quan
trọng trong sự chuẩn bị của người bác sĩ. Việc chẩn đoán nhanh và cấp cứu kịp
thời có thể cứu sống được tính mạng của VĐV.
Để nắm được cơ chế chấn thương, cần thử lập lại một cách chính xác những gì
VĐV đã làm trước khi họ bị đau. Ví dụ, qua phân tích video về chấn thương do
ném bóng đã cho thấy rằng vai phải chuyển dịch cùng với thân mình. Khi điều này
không xảy ra thì các cơ xoay là nơi xảy ra những vi chấn thượng lặp đi lặp lại Khi
VĐV thực hiện lực ném mạnh, động tác của vai tǎng và giảm nhanh và đầu xương
cánh tay di chuyển ra ngoài hõm khớp 2-3cm. Nếu các vi chấn thương thích đáng

đã xảy ra cho cơ xoay khi đầu xương cánh tay tác động lên vùng gân yếu, gây ra
rách cơ xoay. ờ ví dụ này, chấn thương do quá tải dẫn tới suy yếu rồi chấn thương
lớn. Biện pháp đề phòng hữu hiệu chấn thương này là tǎng cường sức mạnh cơ
quay và thay đổi động tác sinh cơ học trong khi ném bóng để tránh viêm gân mãn
tính sớm xảy ra. Một số đặc tính về giải phẫu gây ảnh hưởng đến cơ chế sinh cơ
học của một vài chấn thương được thể hiện ở bảng 11.7.
Bảng 11.7: Những vấn đề giải phẫu dẫn đến chấn thương trong các môn thể
thao phổ biến
VĐV chạy Các vấn đề về thẳng hàng
Thay đổi giải phẫu bàn chân
Các dạng bất thường chức nǎng (ví dụ quay sấp quá
tầm)
Cẳng gân khoeo hoặc phức hợp gân Achille
Bóng đá Yếu cơ ( đặc biệt là yếu cơ tứ đầu hoặc cơ cổ)
Yếu dây chằng vai, đầu gối, cổ chân
Bóng chày Yếu cơ quay
Hạn chế duỗi khuỷu
Lỏng khớp vai
Bệnh lý thần kinh trụ
Cǎng gân khoeo
Bóng rổ Bàn chân bẹt
Chân vòm
Xương đốt bàn chân dài, mong
Hội chứng Marfan
Lỏng lẻo dây chằng
Thể dục nhịp điệu (xem VĐV chạy) Đau thắt lưng
Mất tính mềm dẻo
Thể dục dụng cụ Bệnh lý xương bánh chè đùi
Trượt cột sống
Các môn thể thao nói chung Béo phì

Rối loạn thị lực
Thǎm khám lâm sàng trọng tâm
Trong khi thǎm khám thực thể các chấn thương thể thao, việc chẩn đoán giải phẫu
là điều thiết yếu Thǎm khám giúp cho việc phát hiện tình trạng sưng nề xảy ra ở cả
chấn thương do va chạm và chấn thương do quá tải. Sờ nắn giúp ta đánh giá mức
độ mềm mại, thay đổi cấu trúc, tiếng lách cách của các mô mềm và tiếng kêu rǎng
rắc khi vận động khớp. Những kỹ nǎng đặc biệt bao gồm đánh giá vận động bình
thường của khớp; ước lượng sức mạnh và tính mềm dẻo; và thực hiện các test
chức nǎng đặc hiệu. Các sai sót nghiêm trọng cần tránh bằng xác định một cách
thích đáng các khớp không ổn định và các khớp tràn dịch.
Điều trị
Thực hiện bốn nguyên tắc cơ bản của cấp cứu bao gồm việc xử trí ngay lập tức các
chấn thương của VĐV: Chườm lạnh, Bǎng ép, Nâng cao chi, và Nẹp bất động (ice,
compression, elevation, splinting - ICES). Các nguyên tắc trên có thể được áp
dụng linh hoạt tuỳ theo loại chấn thương và sự đáp ứng lâm sàng.
Chườm lạnh nhằm chống lại quá trình sưng nề và viêm, nhằm mục đích nhanh
chóng đưa VĐV trở lại tập luyện và thi đấu. Sức nóng ít có vai trò trong chấn
thương cấp tính, nhưng nó trở nên quan trọng hơn trong quá trình phục hồi.
Bǎng ép có thể được thực hiện với bǎng cao su hoặc nẹp bơm hơi phức tạp hơn.
Trong bong gân cổ chân, đặt thêm một đệm nỉ dạng móng ngựa cho phép áp lực
của bǎng Ace làm giảm sưng một cách hiệu quả hơn. Cao su, nỉ chỉnh hình, bông,
đệm dưới bǎng và nẹp bột là những chất mà chúng ta có thể dùng để bǎng ép và
bảo vệ chấn thương tức thì.
Nâng cao chi làm giảm sưng nề bằng loại trừ tác dụng của trọng lực lên áp lực keo
của mô trong một chi bị tổn thương. Bác sĩ khuyên bệnh nhân nâng cao chi để
giảm phù nề ở thế đứng; tuy nhiên, phần lớn các VĐV bị chấn thương phải dừng
thi đấu lại thường ra ngồi bên cạnh đường biên và để chi tổn thương ở tư thế phụ
thuộc. Bằng biện pháp nâng cao chi này, bác sĩ gia đình có thể giúp VĐV bị chấn
thương trở lại thi đấu sớm hơn 24-48 giờ so với những trường hợp khác.
Việc bắt buộc nghỉ ngơi hoàn toàn có thể tác động xấu đến tâm lý cũng như phá

huỷ thể chất của VĐV. Nẹp bất động cho phép bảo vệ vùng chấn thương,.trong khi
đó VĐV có thể tiếp tục tập luyện. Kỹ thuật nẹp bất động trong thể thao có hơi
khác so với kỹ thuật nẹp của phẫu thuật chỉnh hình nói chung. Tuy nhiên việc lựa
chọn chất liệu nẹp thay đổi tuỳ theo yêu cầu của môn thể thao. Nẹp chức nǎng cho
phép VĐV có những cử động bảo vệ thay thế cho nghỉ ngơi hoàn toàn. Ví dụ, một
VĐV bơi cần nẹp chịu được nước. Cầu thủ bóng đá bị chấn thương ngón tay cần
nẹp cao su hoặc nẹp đàn hồi, vì kim loại có thể tǎng nguy cơ chấn thương. Nẹp
nửa cứng, nẹp đàn hổi hoặc nỉ dành cho viêm gân duỗi cổ tay nhằm hạn chế cử
động trong quá trình hồi phục nhưng cũng cho phép chức nǎng của cổ tay có thể
tiếp tục tập luyện được. Nhiều chấn thương, nếu được nẹp bất động thích hợp thì
chỉ cần nghỉ ngơi tối thiểu;việc tập luyện bảo vệ và phục hồi cơ có thể bắt đầu
ngay lập tức.
CáC BIệN PHáP PHòNG NGừA
Thày thuốc có thể chú trọng vào việc phòng ngừa chấn thương bằng cố gắng tác
động vào luật chơi và thay đổi chế độ tập luyện thể thao. Đóng vai trò như một cố
vấn cho chương trình huấn luyện VĐV và là thầy thuốc của đội, người thầy thuốc
có thể nhấn mạnh nguyên tắc huấn luyện an toàn bao gồm giai đoạn cǎng cơ thích
hợp, giai đoạn khởi động, giai đoạn hồi tĩnh và phương pháp tǎng dần cường độ và
khối lượng vận động. Kế hoạch huấn luyện luân phiên các ngày nặng - nhẹ và chú
trọng vào từng nhóm cơ khác nhau làm giảm tỉ lệ chấn thương.
Hơn nữa, thầy thuốc có thể khuyến khích các chính sách phòng ngừa chấn thương.
Ví dụ Hiệp hội nhi khoa Connecticut đã thống kê tỷ lệ chấn thương ở các giải
bóng bầu dục và thấy 50% chấn thương xảy ra ở cú tranh bóng khai cuộc và cú đá
vô lê. Với sự gợi ý của các thày thuốc, nhà nước đã ban hành luật lệ sửa đổi loại
bỏ kiểu chơi này trong các cuộc thi bóng bầu dục và giảm bớt được khá nhiều
chấn thương sau đó. Tỷ lệ các chấn thương cũng được giảm đi tương tự như vậy
sau khi các bác sĩ cố gắng đề nghị là cũng cần phải có mũ bảo vệ khỉ thi đấu. Các
biện pháp đề phòng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các môn thể thao giải
trí. Những người trượt ván hoặc patin trên bǎng cũng cần có phương tiện bảo vệ,
hoặc đặc biệt là những rủi ro của VĐV đua xe đạp có thể tránh được nếu sử dụng

mũ đội bảo vệ.
KếT LUậN
Điều then chối để đạt được thành công trong y học thể thao là việc phải hoạt động
liên tục như là một thầy thuốc của đội tuyển. Người thầy thuốc có thể phát hiện
được những vận động viên có dấu hiệu nguy cơ và tiến hành các biện pháp phòng
bệnh và chǎm sóc tốt hơn cho các vận động viên bị chấn thương. Việc hiểu biết về
các vận động viên cho phép người bác sĩ cân nhắc được sự ảnh hưởng của các yếu
tố tâm lý, y học, và huấn luyện thể thao vào một chấn thương xác định. Huấn
luyện rộng rãi cho các thầy thuốc gia đình là sự chuẩn bị rất tốt cho việc chǎm sóc
cho các vận động viên. Điều đó được thể hiện qua quyết định của Uỷ ban Olympic
chỉ định người thầy thuốc gia đình cũng là người lãnh đạo cho nhóm chǎm sóc sức
khỏe cho các vận động viên trong các cuộc thi đấu thể thao.

×