Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.2 KB, 2 trang )
Sảy thai- lo lắng của phụ nữ mang thai
(Phần 1)
"Em lấy chồng được 2 năm mới có thai. Thai của em được 10
tuần. Tuy nhiên, thỉnh thoảng em bị ra máu ít một. Em đã đi
khám và được chẩn đoán là dọa sảy thai. Em lo lắng lắm vì sợ
không thể giữ được em bé. Em phải làm gì bây giờ? Mong bác
sĩ giúp em."
Sảy thai là một trong các bệnh lý chảy máu bất thường trong 3
tháng đầu của quá trình mang thai. Đây là một nguyên nhân làm rất nhiều em bé bị
mất đi sự sống từ khi bắt đầu hình thành trong bụng mẹ.
1. Thế nào là sảy thai?
- Đó là tình trạng thai ra khỏi tử cung bà mẹ khi chưa có khả năng tự sống hoặc
nuôi sống được. Ở Việt Nam, quy định sảy thai là khi thai dưới 22 tuần tuổi (tính
theo kinh cuối cùng)
2. Tại sao bạn lại có nguy cơ bị sảy thai?
- Có thể bạn có các bệnh lý của tử cung, phần phụ như: tử cung nhỏ, tử cung dị
dạng, tử cung có khối u xơ, hở eo tử cung
- Bạn mắc các bệnh mãn tính như: viêm phổi, viêm tiết niệu, viêm dạ dày ; nhiễm
khuẩn sinh dục, tiểu đường trong những tháng đầu mang thai.
- Bạn bị nhiễm một số loại virus nguy hiểm như: Rubela, virus cúm, viêm gan,
chlamydia
- Bạn bị thiếu dinh dưỡng: không đủ ăn. Đặc biệt là khi bạn kiêng không dám ăn
do những thói quen và hủ tục lạc hậu tại nời mình sinh sống.
- Bạn bị rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, nôn nặng) do bệnh lý tiêu hóa hoặc do ngộ
độc thức ăn, thực phẩm
- Bạn bị nhiễm độc, đặc biệt là khi bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các chất
độc hại hàng ngày như: thuốc trừ sâu, thuốc lá, rượu, hóa chất (xăng, dầu, chì ),
các tia phóng xạ.
- Các chấn thương khi mang thai: ngã, bị đánh, tại nạn, giao hợp quá thô bạo cũng