Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giảm cân từ mơ ước đến hiện thực docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.68 KB, 6 trang )

Giảm cân từ mơ ước đến
hiện thực


Hiện nay cùng với mức sống ngày một nâng cao, số người béo phì (BP)
cũng một gia tăng không ngừng. Tình trạng BP đã và đang trở thành một
nguy cơ đối với sức khỏe khi BP là nguyên nhân làm tăng các bệnh lý về
tim mạch, huyết áp, đáo tháo đường.
BP chỉ xảy ra khi sự cung cấp năng lượng vượt trội hơn sự tiêu hao năng
lượng làm cho cán cân thu - chi năng lượng luôn mất cân đối theo chiều
hướng tích tụ lại và ứ đọng. Người ta nhận thấy: người BP tử vong sớm
hơn người gầy. Ở phái nam, BP dễ gây ung thư ruột già, trực tràng, tiền
liệt tuyến… Ở nữ dễ đưa đến rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt, không
thụ thai được, ung thư vú, tử cung… Trẻ em dễ trở thành béo bệu, học tập
giảm sút, năng lực thích nghi với xã hội thấp, chậm chạp…
Ảnh hưởng BP đến các hệ trong cơ thể
Chuyển hóa: rối loạn chuyển hóa lipid: dẫn đến BP, rối loạn chuyển hóa
glucid: dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa acid uric: có
thể gây cơn gout cấp tính.
Tim mạch: cao huyết áp, suy mạch vành, suy tĩnh mạch, các biến chứng
tim mạch khác…
Phổi: giảm chức năng hô hấp, hội chứng khó thở khi ngủ.
Xương khớp: khớp chịu lực cao như: đầu gối, khớp háng, cột sống thắt
lưng dễ bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống gây đau lưng, đau
thần kinh tọa, loãng xương.
Nội tiết: đái tháo đường không phụ thuộc insulin; sinh dục: giảm khả năng
sinh sản; chu kỳ kinh kéo dài không phóng noãn, rậm lông, hội chứng
buồng trứng đa nang.
Biến chứng khác:
- Da: nhiễm trùng, nhiễm nấm da ở các nếp gấp.
- Trong ngoại khoa: nguy cơ khi gây mê, hậu phẫu (viêm tĩnh mạch, bội


nhiễm)…
- Trong nội khoa: nhiễm khuẩn nặng
- Trong sản khoa: sinh khó…
- Ảnh hưởng tâm lý xã hội: BP làm cho thiếu tự tin, mặc cảm…
Chẩn đoán thừa cân BP
Dựa trên: cân nặng lý tưởng: là cân nặng phù hợp với lứa tuổi, giới, so
với chiều cao. Cân nặng lý tưởng thay đổi tùy theo chủng tộc, địa lý và là
một hằng số sinh lý chỉ phù hợp trong những điều kiện nhất định. Các
phương pháp đánh giá cân nặng:
Cân nặng lý thuyết tính theo công thức Broca: cân nặng lý thuyết = chiều
cao (cm) - 100. Thí dụ: một người cao 1,64m sẽ có cân nặng lý thuyết là:
164cm – 100 = 64kg.
Cân nặng lý tưởng = cân nặng lý thuyết X 0,9 (nam) hoặc 0,85 (nữ) và ± 2.
Dư cân khi trọng lượng trên 10% cân nặng lý tưởng, mập > 20%. Chỉ số
khối cơ thể: Body Mass Index (BMI): được tính bằng cân nặng (kg) chia
cho bình phương chiều cao (m). BMI bình thường ở Nam là 23 - 25; nữ là
18,7 - 23,8. Theo WHO: BMI > 27 là BP, và BMI > 30 là BP bệnh lý. Phương
pháp chung để giúp giảm cân là phải lâu dài, đạt được hiệu quả của sự
giảm cân, không cần nhanh và nhiều mà phải đáp ứng được với sức khỏe
và nhu cầu của bệnh nhân, mục tiêu là đạt được cân nặng hợp lý nhiều
năm sau. Nên phối hợp nhiều phương pháp: giảm cung cấp calori, áp
dụng các bài tập thể lực, tâm lý liệu pháp rất cần thiết, điều trị nội khoa,
đôi khi cần phải điều trị bằng phẫu thuật đối với một số trường hợp đặc
biệt. Khi chỉ định điều trị dùng thuốc bắt buộc phải thật thận trọng trước
các bệnh nhân có BP đã lâu, ổn định, không biến chứng cũng không có
yếu tố nguy cơ, không tiền sử gia đình về chuyển hóa. Chỉ định điều trị
khẩn cấp khi có tăng huyết áp, suy tim, suy hô hấp, trầm cảm, hoặc khi có
những xung đột cảm xúc cấp tính. Cần theo dõi đều đặn khi điều trị
(thường là mỗi tháng) để có thể điều chỉnh điều trị.
Chế độ ăn uống cho người giảm cân

Để giảm cân, trở về cân nặng lý tưởng nguyên tắc chung là ăn ít hơn và
tập thể dục nhiều hơn, ăn ít chất béo, bột.
Bước đầu tiên để thực hiện việc giảm cân là xác định ki-lô-gam cân nặng
cần phải giảm và số calo cần cho mỗi ngày.
Bước thứ 2 là chú ý đến những gì ăn trong ngày bằng cách lập một nhật
ký lương thực thật chi tiết. Đa số người BP đánh giá thấp mức calo mà họ
tiêu thụ, ngược lại đánh giá quá cao mức tiêu hao năng lượng do hoạt
động thể lực.
Chế độ ăn giảm cân, gần giống chế độ ăn lành mạnh của mọi người theo
hướng: gồm nhiều chất xơ, ít chất béo, với nhiều trái cây tươi, rau tươi và
ngũ cốc. Đối với người BP, khẩu phần ăn nên nghiêng về chất đạm, giảm
bớt chất béo và chất bột. Hãy dùng những món khai vị thật nhiều nước,
nhiều xơ để bữa ăn chính ăn ít lại. Người mập bệu nên chia các bữa ăn
thành nhiều bữa nhỏ. Ăn những bữa nhỏ ít năng lượng và chất béo rải
đều trong ngày tốt hơn là ăn 3 bữa lớn. Bệnh nhân không cảm thấy thiếu
thốn và đói giữa 2 bữa ăn. Hãy dùng trái cây tươi hoặc nước hoa quả
không bỏ đường thay cho bánh quy và kẹo.
Giảm cân từ từ chắc chắn khoảng nửa kg/tuần là tốt nhất. Sau đó duy trì
một lối sống lành mạnh với cách ăn uống đúng cách và tập luyện thể dục
đều đặn.
Các loại: thịt bò vai, trứng, cải xoan, yến mạch, đậu lăng, cá hồi, táo, dâu
tây xanh, bơ hạnh nhân, quả lựu, sữa chua, quả bơ, cà chua, cải cúc, ngô,
gừng, dưa chuột, rau cần rất tốt cho người giảm cân.
Tập luyện để giảm cân
Trước khi theo một chế độ tập luyện, bạn cần khám tổng quát để được
hướng dẫn loại hình và chế độ tập sao cho phù hợp với tình trạng sức
khỏe của mình.

Cần theo dõi trọng lượng mỗi tuần. Khi tập, nên tăng dần thời gian và
cường độ cho đến khi đạt yêu cầu. Mỗi lần tập, cần dành ra 5 phút khởi

động và giảm dần cường độ ở 5 phút cuối để cơ thể quen dần với cường
độ tập luyện. Uống nước theo nhu cầu.
Có thể thực hiện tập luyện tại nhà, tại cơ quan, “mọi lúc mọi nơi” Nên
tập luyện tối thiểu 30 phút/ngày.
Các phương pháp khác: tâm lý liệu pháp: phải theo dõi và hỗ trợ tâm lý
cho người giảm cân. Có những người cân nặng phù hợp với dáng người
nhưng sau một thời gian lại tăng cân nhiều là do: bệnh lý, dùng thuốc
thường là thuốc trị khớp, thay đổi cách ăn uống và phong cách sống.
Để phòng ngừa tình trạng thừa cân thì chúng ta cũng cần có chế độ sinh
hoạt hợp lý điều độ: Có một giấc ngủ thật ngon, thức - ngủ điều độ; hạn
chế xem ti-vi khi ăn; giữ đúng bữa ăn, để xa tầm tay những thực phẩm
béo; hạn chế sử dụng đến ô tô hay xe máy hay ngồi lâu; ăn chậm, nhai kỹ;
kìm hãm những cơn giận dữ, buồn chán.


×