Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

công tác quản trị tại công ty cổ phần thương mại và du lịch hà lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681 KB, 48 trang )

Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, nhu cầu của con người không ngừng thay đổi và việc
các Doanh nghiệp cũng thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của con
người đã tạo nên một môi trường làm việc luôn biến động. Để sinh
viên sau khi ra trường không còn ngỡ ngàng thì việc các trường Đại
học, Cao đẳng tổ chức thực hiện những đợt thực tế môn học tại các
doanh nghiệp là thật sự bổ ích và cần thiết trong thực tế hiện nay.
Thông qua những đợt thực tế như vậy, sinh viên có thể tiếp cận với
doanh nghiệp, môi trường làm việc , biết được cách thức mà các
doanh nghiệp hiện nay đáp ứng nhu cầu của khách hàng như thế nào
và có thể vận dụng những lý thuyết mà sinh viên được học vào thực
tế cũng như từ thực tế mà có thể đúc rút ra nhiều kinh nghiệm, giúp
sinh viên có cái nhìn thực tế và hiểu sâu hơn về chuyên ngành mình
đang học.
Bên cạnh đó, giúp nhà trường có thể đánh giá được khả năng,
mức độ hiểu biết của sinh viên, biêt được chất lượng đào tạo của
mình như thế nào. Từ đó, đưa ra được những biện pháp giảng dạy
sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn và nâng cao chất lượng đào
tạo để đào tạo ra những cử nhân kinh tế có đầy đủ năng lực và kiến
thức thực tiễn cho tương lai của đất nước.
Nhóm thưc tế xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà trường
đã tổ chức những đợt thực tế môn học như thế này để sinh viên có
cơ hội được tìm hiểu và va chạm. Bên cạnh đó, nhóm xin gửi lời
cảm ơn tới ban lãnh đạo, Giám đốc và các cán bộ nhân viên của
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Hà Lan đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ. Đặc biêt, nhóm gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Lan Anh đã tận tình hướng dẫn và


giúp đỡ nhóm hoàn thành bài báo cáo thực tế này. Mặc dù đã rất cố
gắng nhưng trong khoảng thời gian hạn hẹp và nội dung thực tế
tương đối rộng cũng như mức độ am hiều của nhóm còn hạn hẹp. Vì
vậy bài báo cáo không thể không có những sai sót và hạn chế về nội
dung. Nhóm thực tế rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
Thầy, cô để nhóm có những bài báo cáo lần sau được hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Nội dung chính bản báo cáo thực tế :
Phần I : Giới thiệu chung về công ty
Phần II : Nội dung về Quản trị học
Phần III : Hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Phần IV : Công tác quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp
Phần V : Nội dung về Quản trị cung ứng hàng hóa
Phần VI : Kiến nghị
Phần VII : Kết luận
Thái nguyên, ngày tháng 05 năm 2012
Người viết báo cáo
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
Giới thiệu chung về công ty
• Thông tin về doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Hà Lan
- Tên tiếng Anh: HALAN TRADING AND TOURISM JOINT
STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: halan
- Địa chỉ trụ sở: Tổ 5, phường Tân Long, thành phố Thái Nguyên.
Logo biểu tượng công ty
(thiếu…….)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1701000492 cấp ngày

18/05/2003.
- Cơ quan cấp : SỞ KẾ HOẠCH và ĐẦU TƯ TỈNH THÁI NGUYÊN
- Mã số thuế: 4600346825
- Tài khoản số: 102 010 000 441 719
- Tại: Ngân hàng Công thương tỉnh Thái Nguyên
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
- Vốn điều lệ: 9.813,0 triệu đồng.
Điện thoại: 02803.759.759 – 0983.759.759 Fax: 02803.643.799
Email: Website: www.halan.com.vn
- Danh sách cổ đông sáng lập
Số
TT
Tên cổ đông sáng lập Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú Số cổ phần
1 Nguyễn Mạnh Hà Tổ 5 Phường Tân Long-Tp Thái
Nguyên- Tỉnh Thái Nguyên
61.630
2 Nguyễn Trung Dũng Xã Sơn Cẩm- Huyện Phú
Lương- Tỉnh Thái Nguyên
13.500
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
3 Nguyễn Quang Trung Xóm Cao Sơn 2- Xã Sơn Cẩm –
Phú Lương- Thái Nguyên
23.000
• Ngành nghề kinh doanh
• Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Thương mại và Du lich Hà Lan tiền thân là doanh nghiệp
tư nhân Hà Lan , kinh doanh lữ hành du lịch, xe hợp đồng và cho thuê xe tự
lái. Đến tháng 5-2003 công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Hà Lan ra
đời. Là công ty đi đầu trong tỉnh Thái Nguyên về dịch vụ xe taxi, cơ sở vật

chất ban đầu có 10 xe taxi với số lượng cán bộ nhân viên hơn chục người.
Cho đến nay đã chiếm được nhiều tình cảm và sự hài lòng của khách hàng
trong và ngoài tỉnh.
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
Tháng 5/2006 có 20 đầu phương tiện xe ô tô vận tải khách công cộng, có 45
lao động. Năm 2007 công ty đầu tư thêm 8 xe đưa phương tiện lên 28 xe ô
tô, 61 lao động. Đến tháng 2/ 2009 công ty mở rộng tuyến xe khách chất
lượng cao: Đình Cả- Mĩ Đình và Thái Nguyên – Mĩ Đình với 15 xe đưa
phương tiện lên 43 xe ô tô , có 106 lao động .
Tháng 12/2009 đầu tư thêm 17 xe nâng tổng số xe sử dụng lên 60 và 140 lao
động. Năm 2010 công ty đầu tư thêm 30 xe nâng tổng số lên 90 xe và có
200 lao động . Đến 8/ 2011 công ty thêm 20 xe nâng tổng số lên 110 xe và
240 lao động .
Hiện tại công ty có:
+ Sáu tuyến xe bus 01: Đồng Hỷ - Phố Nỷ
03: Chợ Thái – Hồ Nứi Cốc – Ký Phú
04: Đồng Hỷ - Sông Công
06: Thái Nguyên – Định Hóa
08: Sông Công – Phố Nỷ
11: Sông Công – Cầu Ca – Phú Bình
+ Hai tuyến xe khách chất lượng cao
Thái Nguyên – Mỹ Đình
Đình Cả - Mỹ Đình( nhưng đã tạm thời dừng hoạt động)
+ Thương hiệu taxi Hà Lan với trên 10 xe hoạt động liên tục, phục vụ trên
toàn thành phố.
*Các thành tích mà doanh nghiệp đạt được trong sản xuất kinh doanh
- Năm 2003, 2005, 2007 được ủy ban hội thanh niên Việt Nam tặng bằng
khen.
- Năm 2006, 2007 được hộ chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên tặng giấy khen

trong công tác nhân đạo.
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
- Năm 2008 đạt danh hiệu “Sao vàng đát Việt” vùng trung du Bắc bộ.
- Năm 2009 đạt giải thưởng “ Doanh nhân – Doanh nghiệp xuất sắc toàn
quốc: lần thứ nhất của bộ công thương.
- Năm 2010 được ủy ban nhân dân Tỉnh, đài truyền hình Thái Nguyên
tặng bằng khen tết vì người nghèo.
- Năm 2011 được ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen đã tham gia tích
cực tài trợ cho các ngày lễ lớn của tỉnh.
CHƯƠNG 1 . TỔ CHỨC CÔNG TY
1.1 Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp.
1.1.1 Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch
*Hệ thống kế hoạch
- Kế hoạch chiến lược là xác định mục tiêu dài hạn của tổ chức với các
nguồn lực có thể huy động được, và quá trình không ngừng bổ xung hoàn
thành chiến lược khi cần thiết trên cơ sở phân tích vị trí của tổ chức trong
môi trường hoạt động của nó.
Mục tiêu dài hạn trong quá trình xây dựng và phát triển của Hà Lan là trở
thành thương hiệu số 1 trong ngành vận tải hiện nay của Thái Nguyên.
Để đạt được điều đó công ty không ngừng mở rộng và khai thác thêm các
tuyến xe mới, mới đây là tuyến xe 01 chạy từ Thái Nguyên xuống Hà Nội.
- Kế hoạch tác nghiệp
+ Kế hoạch bán hàng
Doanh thu năm 2010: 38.908.324.530 đồng
Doanh thu năm 2011: 45.506.890.200đồng
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
Công ty dự kiến doanh thu năm 2012 là khoảng 52 tỷ đồng
+ Kế hoạch nhân sự

+ Kế hoạch đầu tư
+ Kế hoạch Marketing: ở phần này công ty chưa nhận thức được hoạt động
Marketing của mình, mặc dù hoạt động đó diễn ra khá mạnh và hiệu quả.
Chứng minh cho điều đó là từ khi thành lập công ty đã có những nghiên cứu
rất kỹ lưỡng thị trường và trong quá trình phát triển của mình công ty cũng
đã có những nghiên cứu kịp thời để có thể mở rộng thị trường một cách hợp
lý.
+ Kế hoạch về nguồn lực
Công ty đang dự định trong năm tới sẽ tuyển thêm 1 nhân viên kế toán
thuế – trình độ ĐH và 1 nhân viên kinh doanh – trình độ ĐH nhằm đảm bảo
nguồn lực phục vụ cho việc phát triển mở rộng của doanh nghiệp.
*Quá trình xây dựng kế hoạch
Bước 1:Nghiên cứu và dự báo
Nghiên cứu và dự báo nhu cầu
Thiết lập các mục tiêu
Phân tích tiền đề
Xây dựng các phương án
Đánh giá các phương án
Lựa chọn phương án và ra quyết định
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Hà Lan đã tiến hành nghiên cứu về
thị trường, môi trường, đối thủ cạnh tranh, về điểm mạnh điểm yếu của mình
so với đối thủ cạnh tranh và đưa ra các dự báo về nhu cầu của khách hàng
trong hiện tại và tương lai và phương án đối phó.
B2: Thiết lập các mục tiêu
Mục tiêu chính của công ty là: tối đa hóa lợi nhuận.
Các mục tiêu nhỏ hơn để phục vụ mục tiêu chính là:
 Doanh thu 2011 đạt 35 tỷ đồng.
 Tăng chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ

 Tăng thị phần, tăng doanh số, trở thành thương hiệu số 1 trong
ngành vận tải hiện nay.
 Giảm thiểu các loại chi phí: chi phí bảo quản, chi phí bán hàng,…
Bước 3: Phát triển các tiền đề
Từ các nghiên cứu và dự báo về nhu cầu đi lại của người dân trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên, công ty đã phát triển dịch vụ vận tải hành
khách công cộng, taxi, xe khách,… các kế hoạch về địa bàn hoạt động:
bắt đầu từ địa bàn tỉnh Thái Nguyên, sau đó mở rộng tới các tỉnh, thành
phố lân cận.
Cùng với chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu tiên- ưu đãi của nhà nước,
các cơ quan ban ngành chính quyền tỉnh, thành phố Thái Nguyên dành
cho ngành nghề kinh doanh của công ty (vận tải hành khách công cộng).
Dựa trên tiềm lực tài chính sẵn có và tài chính có thể huy động được từ
phía công ty và khả năng gia nhập ngành,
B4: Xây dựng các phương án
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
Căn cứ vào tình hình về nguồn nhân lực của công ty cũng như những mục
tiêu cần đạt, công ty lập các kế hoạch chi tiết: kế hoạch cung ứng sản
phẩm dịch vụ , tuyển dụng, đào tạo nhân viên, …
Bước 5: Đánh giá phương án
Các tiêu chuẩn để đánh giá các phương án như:
- Tiết kiệm chi phí
- Bảo vệ môi trường
- Thị phần đạt được
- Lợi nhuận thu được
- Mối quan hệ với đối tác, địa phương
Bước 6: Lựa chọn phương án và ra quyết định
Sau khi đánh giá các phương án đã đưa ra, công ty lựa chọn phương án nào
vừa mang đến nhiều lợi ích nhất đồng thời có ít tác hại nhất.

Bước 7: Xây dưng các phương án phụ trợ
Công ty xây dựng các phương án phụ trợ về nhân sự, tài chính, trang thiết
bị dự phòng,…
Bước 8: Lượng hóa bằng ngân sách
Mỗi phương án kinh doanh được lượng hóa mức ngân sách tương ứng
dựa trên tình hình tài chính và tiềm lực sẵn có của công ty.
1.1.2 Hệ thống chiến lược của doanh nghiêp
- Sứ mệnh của doanh nghiệp:
Sự chuyển hóa thành mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn căn cứ vào các
nguồn lực hiện tại và các nguồn lực mà tổ doanh nghiệp có thể huy động
được trong tương lai.
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
Sứ mệnh trên do những cổ đông sáng lập công ty đưa ra từ khi thành lập
công ty, Do mới thành lập cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nguồn vốn hạn chế
và phải đối diện với nhiều thách thức lên công ty đã có những bước phát
triển từ từ lấy ngắn nuôi dài. Ban đầu chỉ phát triển lĩnh vực xe taxi (từ năm
2003), sau đó là mạng lưới xe bus (sau đó 4 năm) tiếp đến mở thêm các
tuyến xe khách chất lượng cao.
Hiện tại công ty tập chung chủ yếu vào tăng cường chất lượng phục vụ cho
xe khách và chưa có ý định sẽ mở thêm loại hình kinh doanh mới.
- Phương châm của công ty: “ Nắm bắt cơ hội, đầu tư an toàn, hiệu quả,
không ngừng mở rộng thị trường, tiếp cận đối tác khách hàng”.
*Phân tích SWOT
 Điểm mạnh
- Là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong ngành vận tải, đặc
biệt là vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Ngành nghề kinh doanh chủ lực là vận tải hành khách công cộng phục
vụ nhân dân nên công ty được hưởng các ưu đãi về lãi xuất vay vốn, hỗ trợ
xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn giảm các loại thuế và phí.

- Đội ngũ nhân viên còn khá trẻ, năng động, có năng lực, có trình độ, tay
nghề cao.
Trình độ Đại Học: 20 người
Trình độ Cao Đẳng: 7 người
Trình độ Trung Cấp: 5 người
- Cơ cấu tổ chức của công ty đơn giản vì vậy việc ra quyết định cũng như
việc thi hành quyết định không phức tạp.
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
- Việc ứng dụng sự phát triển của khoa học công nghệ kết nối thông tin
liên lạc giữ các phương tiện góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp
dịch vụ và công tác quản lý
 Điểm yếu
- Là doanh nghiệp tiên phong nên kinh nghiệm quản lý còn non trẻ.
- Tiềm lực về vốn chưa lớn, đang cìn trong quá trình tích lũy nhằm đáp
ứng mục tiêu phát triển lâu dài của công ty.
- Cơ sở vật chất còn kém
- Nguồn nhân lực chưa lớn mạnh.
- Công tác quảng bá thương hiệu và xúc tiến chưa được tốt.
 Cơ hội
- Thái Nguyên là một tỉnh được cả nước biết đến là một trung tâm đào
tạo nguồn nhân lực lớn đứng thứ 3 sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Là một
trung tâm y tế của vùng Đông Bắc, hơn nữa Thái Nguyên là một trong
những đia danh du lịch lịch sử, sinh thái- danh thắng cảnh. Vì vậy nhu cầu
đi lại rất lớn.
- Số lượng sinh viên tại Thái Nguyên đang ngày một tăng do quy mô các
trường mở rộng, nhiều trường được thành lập, kéo theo là sự gia tăng về nhu
cầu đi lại phục vụ những hoạt động liên quan.
- Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Hà Lan là doanh nghiệp tiên
phong trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách công cộng, khai thác

tiềm năng kinh tế của ngành nghề, có uy tín và thương hiệu trong ngành.
Đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ và hỗ trợ, ưu tiên từ các cơ quan chính
quyền các cấp, ngành liên quan.
 Thách thức
- Sự suy giảm kinh tế: ủy ban Châu Âu dự báo tăng trưởng kinh tế tiếp
tục có xu hướng đi xuống.
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
- Mức lạm phát 2011 tăng cao: chỉ số giá tiêu dùng cả nước trong 2 tháng
đầu năm tăng tổng cộng 3,78%, tại 4 tháng đầu năm là gần 10%. Nếu cứ tiếp
tục đà này thì lạm phát sẽ khó giữ ở mức 17% năm 2011. ảnh hưởng không
nhỏ tới chi phí, doanh số, doanh thu của công ty.
- Đối thủ cạnh tranh của các ngành nghề:
+ Xe taxi: Mai Linh, Hoa Mai,…
+ Xe bus: Việt Vịnh, Mạnh Hà,…
+ Xe khách chất lượng cao: Tân Đạt và các xe chất lượng cao khác cùng
tuyến,…
*Công ty đã xác định chiến lược trong vòng 5 năm, từ 2008 – 2012 là:
- Các lĩnh vực kinh doanh chính trong các năm tới của Hà Lan là dịch vụ
vận tải hành khách công cộng bằng taxi, xe bus, xe khách phục vụ nhu cầu
đi lại của nhân dân đem lại sự phát triển bền vững và mạnh mẽ
- Tiếp tục xây dựng và phát triển các dịch vụ vận tải hành khách chuyên
nghiệp. Đầu tư mạnh mẽ vào nâng cao chất lượng phục vụ hàng khách
không chỉ trên các tuyến xe mà còn trong quá trình cung cấp vé tháng, thắc
mắc, kiến nghị từ khách hàng.
- Nghiên cứu và lựa chọn lĩnh vực phù hợp trong kinh doanh vận tải hành
khách công cộng để đầu tư và phát triển. Ưu tiên các lĩnh vực phục vụ doanh
nghiệp, phù hợp với định hướng chung của công ty.
- Tăng cường năng lực cốt lõi của Công ty như nguồn nhân lực, quy trình
quản lý chất lượng, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu và phát triển.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật, làm nền tảng cho việc phát triển các dịch
vụ kĩ thuật chuyên nghiệp, quy mô lớn. không ngừng bồi dưỡng văn hóa
doanh nghiệp, văn hóa giao tiếp cho cán bộ công nhân viên trong công ty để
có ứng xử, thái độ phục vụ khách chu đáo, thân thiện,…
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
- Đầu tư nghiên cứu cùng với tích lũy vốn, tìm kiếm cơ hội mở rông thị
trường, mở rộng đầu tư kinh doanh.
1.2 Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị doanh nghiệp.
1.2.1 Số cấp quản lý
Công ty gồm 3 cấp quản lý
- Quản lý cấp cao, gồm: Hội đồng cổ đông
Hội đồng Quản trị
- Quản lý cấp trung, gồm: Giám đốc
Phó giám đốc vận tải
Phó giám đốc tài chính
- Quản lý cấp thấp, gồm: Trưởng các phòng ban
1.2.2 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
Chủ tịch hội đồng quản trị - Giám đốc Công ty: Nguyễn Mạnh Hà (ĐT:
0983 759 759)
Phó Giám Đốc Vận Tải: Nguyễn Quang Trung (ĐT: 0989 759 759)
Phó Giám Đốc Tài Chính: Nguyễn Thị Lan
Trưởng phòng Tổ chức: Ngô Thị Ái
Trưởng phòng Kế toán
Điều hành tuyến xe chất lượng cao: Phạm Duy Trường (ĐT: 0978 825 426)
Điều hành tuyến xe Buýt: Lê Công Hiệu (ĐT: 0166 887 2222)
Điều hành tuyến Taxi: Quang Anh (ĐT: 0985 509 431)

1.2.3 Chức năng nhiệm vụ của Ban quản trị
*Đại hội đồng cổ đông
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, toàn quyền
quyết định mọi hoạt động của công ty.
Nhiệm vụ:
- Thông qua Điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh và chủ trương
chính sách dại hạn trong việc phát triển của công ty;
- Quyết định cơ cấu vốn, cơ cấu tổ chức và hoạt đọng của công ty;
- Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soats;
- Bãi các nhiệm vụ khác do điều lệ quy định.
( Bao gồm 3 thành viên cổ đông sáng lập)
*Hội đồng Quản trị
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty
để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty, trừ
những vẫn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Nhiệm vụ:
- Báo cáo trước Đại hội đòng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân
phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương
hướng phát triển và kế hoạch hoạt động sản suất của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của công ty;
- Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của công ty;
- Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều lệ của công ty;
- Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông.
Các nhiệm vụ khác do Điều lệ quy định.
(Chủ tịch hội đồng quản trị - Giám đốc Công ty: Nguyễn Mạnh Hà)
*Ban giám đốc
Ban giám đốc bao gồm Giám đốc và các phó giám đốc, do Hội đồng quản trị
công ty bổ nhiệm. trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và

Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông về các quyết
định của mình.
Nhiệm vụ:
- Tổ chức triển khai các quyết định của HĐQT, kế hoạch kinh doanh;
- Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ công ty theo
đúng điều lệ quy định;
- Ký kết các văn bản, hợp đồng, chứng từ theo sự phân cấp theo điều lệ
của Công ty;
- Báo cáo trước HĐQT tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh
doanh và chịu rách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty trước
HĐQT;
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật và
công ty.
(Chủ tịch hội đồng quản trị - Giám đốc Công ty: Nguyễn Mạnh Hà
Phó Giám Đốc Vận Tải: Nguyễn Quang Trung (ĐT: 0989 759 759)
Phó Giám Đốc Tài Chính: Nguyễn Thị Lan)
*Các phòng ban
Thực hiện kế hoach tác nghiệp hàng ngày và phản hồi ý kiến hàng ngày cho
cơ quan cấp trên như:
► Phòng kinh doanh - vận tải: chịu trách nhiệm đề ra kế hoạch kinh doanh,
tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, quản lý chất lượng dịch vụ, phân phối sản
phẩm cho khách hàng. Thực hiện marketing, nghiên cứu thị trường, tìm
hiểu thị hiếu những nhu cầu của khách hàng nhằm tìm kiếm thị trường
tiêu thụ, đưa ra biện pháp để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
► Xưởng: chịu trách nhiệm lắp ráp, lắp đặt, bảo trì, sữa chữa các trang thiết
bị. phương tiện vận tải của công ty. Tổ chức quản lý, bảo hành, tiếp nhận
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế

các thắc mắc của khách hàng thuộc phạm vi chuyên môn. Thay thế sửa
chữa, giải quyết khắc phục sự cố khi được khách hàng yêu cầu.
► Phòng tổ chức hành chính - Trưởng phòng Tổ chức: Ngô Thị Ái: quản lý
thiết bị văn phòng, thường trực điện thoại, đón tiếp khách hàng, quản lý
hồ sơ của cán bộ công nhân viên. Đôn đốc duy trì các hoạt động thuộc
phạm vi hành chính của công ty, có quan hệ chặt chẽ với công an địa
phương để quản lý tốt hơn
► Phòng tài chính - kế toán: có chức năng tham mưu giúp giám đốc về công
tác tài chính kế toán của công ty. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán của
công ty và cung cấp số liệu cần thiết cho giám đốc cũng như bộ phận
kinh doanh để phân tích kịp thời và đưa ra những quyết định đúng đắn.
Chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật về các chứng từ, sổ sách kế
toán thuộc phạm vi công việc được giao.
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP.
2.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập và phân tích có hệ thông các dữ
liệu về các vấn đề có liên quan đến hoạt động Marketing về hàng hóa và
dịch vụ. Nghiên cứu thị trường cũng là phân tích và chú thích dữ liệu thui
thập được để xây dựng thông tin và kiến thức có thể được dùng để dự đoán.
* Hoạt động trước khi thành lập
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
Công ty Hà Lan đã nghiên cứu và khảo sát cho thấy Thái Nguyên là một tỉnh
được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn đứng
thứ 3 sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với 6 trường đại học và 11 trường cao
đẳng và trung học chuyên nghiệp , 9 trung tâm dạy nghề mỗi năm đào tạo
được khoảng 100.000 lao động. Là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc
với 1 bệnh viện đa khoa TW, 9 bệnh viện cấp tỉnh và 14 trung tâm y tế cấp
huyện , là một trong những đia danh du lịch lịch sử , sinh thái- danh thắng
tần cỡ chưa được khai thác xứng tầm như” Hồ Núi Cốc, Hang Thần Sa, thác

Mưa Bay và hồ thủy lợi Văn Lang . Ban giám đốc công ty, cán bộ công nhân
viên công ty xác định rõ nhiệm vụ: muốn tồn tại phải” cạnh tranh lành
mạnh”, chiếm lĩnh thị trường , gây tiếng vang lớn trong dư luận. Đến tháng
5 năm 2006 công ty cùng với cổ đông góp vốn mở rộng sản xuất, đầu tư
dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe buýt đầu tiên trên Thái Nguyên,
đây là một bước đột phá của ngành kinh doanh vận tải hành khách của tỉnh
Thái Nguyên.
• Hoạt động trong quá trình phát triển mở rộng thị trường
- Tình hình phát triển dân số tỉnh Thái Nguyên
Năm 1994 1995 1996 1997 2002 2004
Số dân 988.441 1.019.226 1.040.12
3
1.060.31
6
1.083.77
9
1.095.991
- Số lượng sinh viên qua các năm
Trường Số
lượng
Lượng học sinh năm
học 2002-2003
Lượng học sinh
năm học 2003-2004
Cao đẳng, Đại học
Trung học chuyên nghiệp
7
7
26.218
7.381

29.167
7.247
Tỏng cộng 14 33.599 36.440
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
Căn cứ đề án của cục đường bộ Việt Nam, dự báo nhu cầu đi lại của người
dân thành phố Thái Nguyên như sau:
Năm Chuyến đi bình quân/ngày
2005
2010
2020
395.148
449.223
494.371
Sau khi khảo sát, xem xét tình hình vận tải cũng như nhu cầu đi lại của
người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nhận thấy nhu cầu đi lại của người
dân ngày càng tăng cao, phương tiện đi lại chủ yêu của người dân là phương
tiện cá nhân, tình hình tiếp tục diễn biến như vậy sẽ dẫn đến sự quá tải trên
các tuyến đường. Căn cứ vào tình hình thực tế đó, Ban lãnh đạo công ty
halan đã quyết định xây dựng mạng lưới xe buýt trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên. Và đến tháng 04/2007, tuyến xe buýt số 04 Đồng Hỷ - Sông Công
đã đi vào hoạt động, đánh dấu bứơc ngoặt trong vận tải hành khách công
cộng tại tỉnh Thái Nguyên. Tiếp theo đó là các tuyến xe buýt: số 03 Thái
Nguyên - Hồ Núi Cốc - Đại Từ, tuyến 06 Thái Nguyên - Định Hoá, tuyến
08 Sông Công - Phố Nỉ.
Tiếp đó, công ty bắt đầu mở rộng ra lĩnh vực xe khách nhằm phục vụ cho
khách hàng cao cấp. Với 2 tuyến Thái Nguyên- Hà Nội và Đình Cả- Hà Nội
( nhưng tuyến này đã dừng hoạt động).
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty

Có thể tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty thông qua mô hình sau:
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
2.2.1. Môi trường bên trong
- Con người
Con người là yếu tố chủ chốt trong mọi công ty, mọi thành viên trong ban
quản trị đều là người thân, họ hàng. Do đó, để chọn người ngoài vào bộ máy
quản trị được lựa chọn rất chặt chẽ.
Tính đến năm 2010, số công nhân viên hiện nay là 240 lao động. Trong
số lao động tăng thêm, có nhiều người là có bằng Đại học và Cao đẳng chính
quy, lao động được nâng lên cả về số lượng và chất lượng.
- Tài chính
Tài chính của công ty ổn định ( với vốn điền lệ là 9 tỷ 813 triệu) và được
tăng đều hàng năm, tính đến nay vốn điều lệ đã tăng thêm hơn 4 tỷ đồng.
- Công nghệ
Môi trường bên trong
Con người
Tài chính
Kỹ thuật
Công nghệ
Văn hóa
doanh nghiệp
Môi trường vĩ mô
Môi trường
quốc tế
Kinh tế
Tự nhiên
Chính trị- pháp luật
Công nghệ

Văn hóa
Môi trường bên ngoài
Môi trường kinh doanh
Môi trường vi mô
Nhà cung cấp
Khách hàng
Đối thủ
cạnh tranh
Sản phẩm
thay thế
Thị trường
lao động
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
Xe của Hà Lan toàn bộ là mới 100% nhập chính hãng nguyên chiếc của
công ty Cơ khí ôtô 3-2 thuộc Tổng công ty cơ khí vận tải do đó rất bền và
chất lượng bảo đảm.
Công ty sử dụng hệ thống định vị cho xe taxi từ đó có thể kiểm soát được
loại hình kinh doanh này.
Với công nghệ làm tem do đó không có hiện tượng vé xe bus loại vé tháng
có thể giả được.
- Văn hóa doanh nghiệp
Mọi người phải mặc đồng phục trước khi vào công ty, không được hút thuốc
lá hay làm việc riêng trong giờ hành chính. Đi làm đúng giờ giấc và luôn có
tinh thần xây dựng môi trường trong công ty sạch đẹp, không ô nhiêm.
2.2.2 Môi trường vi mô
- Nhà cung cấp
Nhà cung cấp của công ty bao gồm:
+ Nhà cung cấp phương tiện: công ty bổ sung xe chủ yếu là công ty Cơ khí
ôtô 3-2 thuộc Tổng công ty cơ khí vận tải. Hai bên đã làm ăn lâu dài lên

công ty không phải chịu sức ép từ nhà cung cấp này.
+ Nhà cung ứng nhiên liệu: công ty liên kết với 1 cây xăng ( ở ngay cạnh
công ty). Toàn bộ xăng công ty tiêu dùng đều lấy từ cây xăng này, hai bên
làm ăn với nhau từ lâu dài cho lên trong đợt tăng giá dầu vừa rồi nhà cung
ứng này đã thực hiện giá ưu đãi cho công ty.
- Khách hàng
Khách hàng là thượng đế, ho quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công
ty. Nhận thức được điều đó công ty luôn coi sự hài lòng của khách hàng là
chiến thắng của công ty mình, do đó khách hàng luôn nhận được sự phục vụ
chu đáo nhất từ nhân viên của công ty.
- Đối thủ cạnh tranh
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty trên địa bàn Thái Nguyên là các
công ty xe bus Mạnh Hà, xe bus Việt Vịnh, các hãng taxi như: Mai Linh,
Nam Mây, 555…
Nhưng loại hình xe bus với đặc điểm là mỗi công ty đều độc quyền trren
tuyến xe riêng biệt của mình mà tình trạng cạnh tranh không mấy gay gắt,
hay tranh giành khách dọc đường.
- Sản phẩm thay thế
Có thể liệt kê 1 số sản phẩm có thể thay thế của Hà Lan như xe ôm, xe
khách, taxi hãng khách, xích lô, xe máy, xe đạp…
Và sản phẩm thay thế làm cho Hà Lan lo lắng nhất đó là xe ôm. Đối tượng
này ngày càng phát triển và chuyên dụng hơn.
- Thị trường lao động
Lao động của công ty chủ yếu lấy từ các trung tâm nghề như lái xe, phụ xe.
Và không chịu tác động quá lớn từ việc tăng lương. Hiện nay công ty có trên
240 lao động. Điều đáng chú ý ở đây là lái xe chủ yếu là những người đã
nghỉ hưu ở các công ty khác, do đó đã tạo được lợi thế cho công ty.
2.2.3 Môi trường vĩ mô

- Môi trường quốc tế
Do công ty chưa hoạt động ra phạm vi nước ngoại lên hiện tại chưa phải
chịu tác động trực tiếp từ môi trường quốc tế. Nhưng công ty cũng đã bị ảnh
hưởng gián tiếp từ những cuộc khủng hoảng kinh tế, làm tăng giá dầu đầu
vào làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.
- Kinh tế
Công ty cũng gián tiếp chịu sự ảnh hưởng của lạm phát làm tăng lương, tăng
giá xăng dầu dẫn đến tăng chi phí, chi tiêu của người dân tù đó cũng giảm
đi.
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
- Chính trị, pháp luật
Hà Lan là công ty vận chuyển hành khách công cộng đầu tiên trên địa
bàn Thái Nguyên lên nhận được khá nhiều ưu ái của chính quyền thành
phố. Công ty được miễn thuế thuê đất ( khoảng 40 triệu từ lúc mới thành
lập), được thành phố xây dựng các bến đỗ, điểm dừng và các thủ tục mở
thêm các tuyến cũng được ưu đãi hơn, hỗ trợ đào tạo huấn lái xe, huấn
luyện an toàn lao động…
- Tự nhiên
Với điều kiện tự nhiên của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi, địa hinh không
bằng phẳng, nhiều tuyến đường ngoằn ngoèo khấp khúc đã ảnh hưởng
không nhỏ đến công ty. Các tuyến chạy về các huyện chủ yếu là đường đồi
núi, khó đi do đó công ty đã bố trí loại xe bus có kích thước nhỏ, ngắn để dễ
điều khiển.
Công ty có dự kiến là sau khi thành phố làm xong quốc lộ 23 sẽ có thể thay
toàn bộ xe chạy trên đường này bằng xe có kích thước lớn hơn, để chuyên
trở được nhiều khách hơn.
2.3 Các công tác phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và
định vị thị trường của công ty
Do chưa ý thức được hành vi Marketing của mình lên doanh nghiệp chỉ biết

rằng mình đang phục vụ chủ yếu cho hành khách thu nhập thấp ( đối với xe
bus), còn các loại hình khác thì ai có nhu cầu công ty phục vụ hết.
2.4 Hoạt động Marketing-Mix của công ty
2.4.1. Sản phẩm
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế


Các tuyến xe khách

Dịch vụ xe taxi
Đại học kinh tế và QTKD Báo cáo
thực tế
Dịch vụ xe bus
2.4.2. Giá cả (price)
- Bảng giá cước taxi Hà Lan
GIÁ CƯỚC – TAXI FARE
(Giá cước đã bao gồm thuế GTGT)
STT Cự ly Giá cước Đơn vị tính
1. Giá mở cửa 7.000 VNĐ
2. 2 Km đầu 28.000 VNĐ
3. Từ Km 3 đến Km 20 8.000 VNĐ/Km
4. Từ Km 21 trở đi 7.500 VNĐ/Km
5. Thời gian chờ 40.000 VNĐ/giờ

×