Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trẻ tắc ruột vì… kẹo cao su ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.55 KB, 3 trang )

Trẻ tắc ruột vì… kẹo cao su
Trẻ ăn quá nhiều hoa quả có chất xơ như mít, quýt, hồng xiêm hoặc nuốt phải dị
vật: bã kẹo cao su, hạt hoa quả, tóc…có thể dẫn đến tắc ruột do u bã thức ăn. Nếu
không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây thủng ruột, xoắn ruột, thậm chí tử
vong.

BS Phạm Duy Hiền, Khoa Ngoại, BV Nhi Trung ương cho biết, ở Việt Nam tuy
chưa có con số thống kê chính thức nhưng tại BV này tháng nào cũng có vài ca
phải phẫu thuật điều trị căn bệnh u bã thức ăn.
Đề phòng trẻ nuốt phải dị vật
Bé Lã Minh Đông 4 tuổi (Đào Xá, Thanh Thuỷ, Phú Thọ) nhập viện trong tình
trạng nôn, đau bụng, sờ thấy khối u ở bụng. Chị Phạm Thị Oanh, mẹ cháu Đông
cho biết, sáng hôm đó, do mải chơi, Đông đã nuốt bã kẹo cao su, sau đó lại ăn rất
nhiều hồng ngâm. Chỉ mấy tiếng sau, Đông có biểu hiện đau bụng rồi nôn. Nghĩ
con bị đầy bụng do ăn linh tinh nên chị Oanh không đưa bé Đông đi khám. Chỉ
đến khi Đông ôm bụng lăn lộn, nôn trớ liên tục, gia đình mới vội vàng đưa đến
bệnh viện. Bác sĩ tiến hành nội soi cấp cứu phát hiện Đông bị dư đọng bã thức ăn
trong dạ dày vón thành hai cục, mỗi cục dài 5 cm.

BS đang khám cho bệnh nhân bị u bã thức ăn. Ảnh: M.Hương.
Ngày 8/1 vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM cũng phẫu thuật thành công lấy
ra một búi tóc dài khoảng 15cm trong ruột của bé gái 6 tuổi ở quận 2, tên là M.H.
Theo người nhà bé này, bé có thói quen ăn tóc khoảng hai năm nay, nhưng do gia
đình chủ quan nên không chú ý. Trước đó, ngày 5/12/2008, các bác sĩ Khoa Cấp
cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM phẫu thuật cho một bé gái 8 tuổi ở tại TP
HCM, có tiền sử ăn tóc và móng tay suốt 3 năm với khối dị vật lấy khỏi dạ dày là
khối tóc có kích thước 8x10cm, nặng 350gr.
BS Bùi Thu Hương, Phó Trưởng khoa tiêu hoá, BV Nhi Trung ương cho biết, đây
chỉ là 3 trong số rất nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh u bã, phải nhập viện do sự bất
cẩn của người lớn.
Có thể tử vong


Theo bác sĩ Phạm Duy Hiền, u bã thức ăn là một bệnh nặng cần phải điều trị kịp
thời. Bệnh xuất hiện do trẻ nuốt kẹo cao su, không nhai kỹ khi ăn hoa quả có nhiều
chất xơ như: mít, cam, quýt, hồng Đặc biệt, nếu ăn lúc đói, khi dạ dày còn trống
rỗng và nồng độ axit cao dễ gây kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã.
Trẻ bị u bã thức ăn là do hệ thống bài tiết chưa hoàn chỉnh. Đặc biệt, nguy cơ mắc
bệnh càng cao ở nhóm trẻ bị tổn thương răng miệng, nhai kém hoặc trẻ có bệnh lý
dạ dày, tụy. Ngoài ra, trẻ bị rối loạn tâm thần hay nhai tóc, nuốt chửng các chất bã,
xơ trong thức ăn cũng dễ mắc bệnh.
Biểu hiện đầu tiên ở trẻ mắc bệnh là chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, sụt cân. Trẻ
thường đau bụng từng cơn, nôn dịch vàng, không đi ngoài được; bụng ngày càng
chướng to, nhiều trường hợp có thể nhìn thấy quai ruột cuộn lên.
Bác sĩ Hiền nhấn mạnh, bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được nhưng nếu không
được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nặng như thủng ruột, xoắn ruột,
hoại tử ruột phải cắt bỏ. “Chỉ một số trường hợp có thể thụt tháo, truyền dịch,
kháng sinh…để đẩy bã thức ăn ra ngoài, hầu hết trẻ bị u bã thức ăn phải tiến hành
phẫu thuật. Việc phát hiện muộn còn khiến quá trình hồi sức sau mổ gặp nhiều khó
khăn, thậm chí trẻ có thể bị tử vong do suy kiệt hoặc mất quá nhiều nước”, BS
Hiền nói.
Các bác sĩ cảnh báo, để dự phòng nguy cơ tạo khối bã thức ăn đường tiêu hóa, cần
lưu ý cách ăn uống của trẻ. Thức ăn phải nấu chín, ninh nhừ. Cha mẹ cần hướng
dẫn trẻ nhai kỹ, không ăn quá nhanh hoặc nuốt chửng thức ăn, không ăn quá nhiều
rau quả có hàm lượng chất xơ cao, nhất là những trẻ có tiền sử phẫu thuật dạ dày,
ruột. Đồng thời không nên cho trẻ ăn kẹo cao su hoặc chơi những vật nhỏ có thể
nuốt được.

×